Nhạc sĩ Ca Lê Thuầnkhông sử dụng nhịp 3/4, loại nhịp mà ông ưa thích là 4/4 và 2/4, không sử dụng nhịp biến đổi. Tiết tấu ít đảo phách. Nhịp độ trong các tác phẩm của ông thường là vừa phải.
Tác phẩm của nhạc sĩ Ca Lê Thuần rất phong phú về cấu trúc hình thức và thể loại, từ những hình thức đơn giản đến phức tạp nhất. Từ những thể loại một chương đến các vũ kịch, nhạc kịch. Cấu trúc âm nhạc của ông cân phương, mạch lạc. Sự tương phản giữa các chủ đề, các phần trong tác phẩm rất rõ ràng.
KẾT LUẬN
Ba nhạc sĩ Quang Hải, Nguyễn Văn Nam và Ca Lê Thuần đều sinh ra ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Họ có tuổi đời gần bằng nhau, cùng lớn lên trong hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh. Họ cùng tập kết ra Bắc và đều được cử đi học về âm nhạc chuyên nghiệp ở Nga trước sau nhau chỉ vài năm (xem phụ lục 1). Chính vì những lý do đó mà trong các sáng tác cho dàn nhạc giao hưởng của các ông có chung những chủ đề nội dung về quê hương, đất nước, con người. Trải qua chiến tranh có những hy sinh mất mát, có những con người trở nên vĩ đại mà hình ảnh của họ trở thành “Dáng đứng Việt Nam”, có lãnh tụ soi sáng cả dân tộc như “Mặt trời và niềm tin”. Có những hình ảnh còn ám ảnh cả nhiều thế hệ như “…những em bé mồ côi sau chiến tranh”, những “Mẹ Việt Nam” anh hùng. Có những “lời ru của mẹ” và cả tiếng reo vui mừng khi “Quê tôi giải phóng”, đất nước được miêu tả đẹp long lanh như “Hòn ngọc Viễn Đông”.
Mặc dù có chung những nội dung, hình tượng nhưng mỗi người đã chọn những phương pháp biểu hiện khác nhau. Nhạc sĩ Quang Hải ưa thích thể loại Concerto cho nhạc cụ dân tộc hoà tấu với dàn nhạc giao hưởng. Ông muốn nâng cao giá trị của nhạc cụ dân tộc và âm nhạc truyền thống Việt Nam, muốn âm nhạc dân tộc trở nên chuyên nghiệp hơn, đồng thời giới thiệu với thế giới “tiếng nói” âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam lại chuyên tâm vào thể loại liên khúc giao hưởng – một thể loại có thể nói là lớn nhất, phức tạp nhất trong âm nhạc hoà tấu chuyên nghiệp phương Tây. Ông cũng không vì mục đích khác hơn, đó là “gửi gắm những tâm tư, tình cảm và tâm hồn người Việt Nam tới thế giới thông qua ngôn ngữ chung của nhân loại chính là các phương tiện biểu hiện của âm nhạc giao hưởng.” (20) Nhạc sĩ Ca Lê Thuần quan tâm tới nhiều thể loại khác nhau, thường là những tác phẩm không quá dài trừ các bản vũ kịch và nhạc kịch, nhưng cũng không có
20 Chia sẻ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam
tác phẩm nào quá 45 phút. Các thể loại như Giao hưởng thơ, Tranh giao hưởng, Ballade giao hưởng, Concertino…đều là những tác phẩm một chương. Duy chỉ có một bản Concerto cho Piano và dàn nhạc giao hưởng là có ba chương theo đúng truyền thống cổ điển.
Phong cách âm nhạc của các ông đã dần dần hiện rõ thông qua phân tích những đặc điểm âm nhạc thể hiện trong các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng. Từ cách xây dựng giai điệu chủ đề đến cách kết hợp nhiều giai điệu với nhau, cách tổ chức thời gian trong tác phẩm cho ta thấy được tính chất âm nhạc, tình cảm và cách tư duy khoa học của mỗi tác giả.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhịp Độ, Loại Nhịp, Nhịp Biến Đổi
- Quang Hải – Concerto Đàn Tranh Số 1 “Quê Tôi Giải Phóng” (17)
- Quang Hải - Concerto Đàn Tranh Số 1 “Quê Tôi Giải Phóng”
- Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 20
- Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 21
- Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 22
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Phong cách âm nhạc của nhạc sĩ Quang Hải: ngắn gọn dễ hiểu, lạc quan vui tươi và chắc chắn. Điều này được thể hiện trong những giai điệu do ông sáng tác với cấu trúc cân đối, rõ ràng mạch lạc. Nhịp điệu vững vàng, tiết tấu ổn định ít đảo phách. Âm điệu bám sát các âm ổn định của điệu thức và hoà âm. Hoà âm sử dụng công năng T - S - D và điệu thức trưởng - thứ trong âm nhạc cổ điển phương Tây thế kỷ XVIII. Những giai điệu dân ca hoặc mang âm hưởng dân ca cũng được đệm bằng hợp âm ba. Âm nhạc thiên về lối trình bày chủ điệu.
Khi kết hợp bè trong tác phẩm nhạc sĩ Quang Hải thường chồng nhiều bè giai điệu lên nhau đôi lúc khiến cho hoà âm chiều dọc chưa được thật sự hoà hợp. Các thủ pháp hoà âm cũng như đối vị phức tạp không được sử dụng nhiều. Bù lại, ông sử dụng rất nhiều giai điệu ca khúc thịnh hành cũng như làn điệu dân ca quen thuộc kết hợp với nhau làm cho tác phẩm gần gũi và quen thuộc với thính giả. Cách làm này có ưu điểm là làm cho các tác phẩm khí nhạc dễ nghe, gần gũi với thính giả phổ thông hơn. Tuy nhiên, giai điệu của thanh nhạc có những đặc điểm khác với khí nhạc, đôi khi không phù hợp để trở thành chủ đề có thể phát triển mạnh mẽ được trong tác phẩm khí nhạc. Ông thường sử dụng biên chế dàn nhạc vừa, ít nhạc cụ bộ Gõ. Màu sắc nhạc cụ thường hoà trộn với nhau khi diễn tấu giai điệu cũng như phần đệm.
Nhịp độ trong các tác phẩm của nhạc sĩ Quang Hải thường từ vừa phải đến nhanh. Cấu trúc tác phẩm ngắn gọn, không sử dụng những hình thức phức tạp. Các tổ khúc viết cho dàn nhạc giao hưởng không sử dụng hình thức Sonate. Các Concerto cho nhạc cụ dân tộc đều chỉ có một chương sử dụng hình thức ba đoạn phức. Những điều này càng khẳng định tiêu chí đơn giản, dễ tiếp cận trong sáng tác của nhạc sĩ.
Đối lập với nhạc sĩ Quang Hải, phong cách âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam: đồ sộ, tự sự, thân phận uẩn ức và bất ổn. Các tác phẩm của ông thường rất dài (nhất là các giao hưởng sau từ số 5 trở đi) và ít mâu thuẫn đối kháng. Âm nhạc của ông mang tính chất kể chuyện tâm tình thể hiện ngay cả trong cách xây dựng giai điệu chủ đề. Các chủ đề của ông đều xây dựng từ những âm điệu thuộc điệu thức ngũ cung thuần tuý (hay dùng điệu Oán) và không bị ảnh hưởng của hoà âm công năng. Những âm điệu này được phát triển dựa trên các phương thức của âm nhạc dân gian: Đơn, Biến, Lặp, Đảo và Phỏng. Cấu trúc nhịp điệu của chúng không hề cân đối, các nhân tố âm nhạc (motive) luôn biến đổi. Âm điệu thường ngân dài tự do theo tình cảm, mang phong cách của những điệu hò sông nước Nam Bộ. Âm điệu đặc trưng dễ nhận biết của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam trong các giai điệu chậm là quãng hai thứ hút xuống, nằm ở ngay phách mạnh làm cho tính chất âm nhạc trở nên bi thương, ai oán. Các giai điệu chủ đề đậm chất dân tộc, sâu nặng tình cảm, buồn man mác chính là đặc điểm nổi bật trong âm nhạc của ông. Mặc dù có nhiều năm sống và làm việc ở nước ngoài, nhưng những âm điệu của Quê Hương luôn đầy ắp trong tâm hồn ông một cách nguyên vẹn.
Âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam thiên về phức điệu. Cách kết hợp nhiều bè giai điệu của ông đôi khi rất dày và phức tạp, nhất là trong những bản giao hưởng số 1 và số 3. Sự căng thẳng đôi khi được đẩy lên hết mức có thể. Mặc dù thế, ông vẫn cố ý tạo tính độc lập cho từng bè bằng cách cho mỗi giai điệu chạy trên mỗi điệu thức khác nhau. Các giao hưởng sau
của ông bớt căng thẳng, kịch tính hơn. Các giai điệu thường mô phỏng, quấn quýt lấy nhau cùng phát triển đôi khi làm người nghe khó phân định được bè nào là chính, thậm chí không xác định được điểm dừng. Ông cũng sử dụng biên chế dàn nhạc vừa, nhưng được tăng cường thêm nhiều nhạc cụ thuộc các âm khu cao thấp khác nhau của bộ Gỗ, làm đầy cũng như tạo thêm nhiều màu sắc hơn khi bộ này diễn tấu. Bộ Gõ cũng rất phong phú cả định âm lẫn không định âm, đặc biệt trong giao hưởng số 6 và 7 còn sử dụng nhiều nhạc cụ Gõ dân tộc và đàn Tỳ bà. Ông rất chú ý tính chất cũng như màu sắc các nhạc cụ khi độc tấu cũng như kết hợp chúng với nhau, thể hiện sự tinh tế trong những lựa trọn của mình.
Đặc điểm khác biệt của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam so với hai nhạc sĩ Quang Hải và Ca Lê Thuần lại chính ở sự không ổn định trong nhịp điệu âm nhạc. Đặc biệt là trong những giao hưởng đầu, ông rất hay sử dụng nhịp biến đổi không có chu kỳ. Sự biến đổi loại nhịp là do sự ngân dài tự do của âm điệu mà tạo thành. Ngoài sử dụng nhịp biến đổi, tiết tấu trong âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam cũng không đều đặn mà luôn đảo phách. Ông không chỉ đảo phách trong giai điệu, mà còn đảo phách trong cả những âm hình đệm mà không có chu kỳ lặp lại khiến người nghe không thể nắm bắt được nhịp điệu. Những điều này thể hiện tư duy nhịp điệu của nhạc sĩ là phức tạp, bất ổn.
Bên cạnh đặc điểm thân phận uẩn ức, không thể không nhắc đến khía cạnh dí dỏm, nghịch ngợm như trẻ thơ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam trong các chương Scherzo. Nó trở thành đặc điểm bởi vì trong tất cả các giao hưởng của ông đều có chương này. Nó giống nhau từ giai điệu chủ đề cho tới cách trình bày và cách phối hợp nhạc cụ, thậm chí là cả điệu tính.
Phong cách âm nhạc của nhạc sĩ Ca Lê Thuần: suy tư, sâu sắc, tinh tế và lãng mạn. Sự suy tư thể hiện trong những giai điệu không quá nhanh, cũng không quá chậm, trong điệu tính kết hợp vừa trưởng vừa thứ, các hợp âm đa chức năng và sự thay thế cho nhau của các hợp âm trưởng - thứ cùng
tên. Sự sâu sắc, tinh tế thể hiện trong những chủ đề ngắn gọn mà súc tích có khả năng biến hoá cao trong những cách kết hợp khác nhau. Các giai điệu xây dựng trên điệu thức ngũ cung nhưng kết hợp với hoà âm phương Tây rất khéo léo bằng những nối tiếp hoà âm lạ. Tính lãng mạn thể hiện trong màu sắc hoà âm xoay quanh các giọng thứ mềm mại (ông rất thích dùng giọng Rê thứ). Giai điệu được bắt đầu thường bằng những bước nhảy lên tạo ra âm hưởng những hợp âm bảy thứ, bảy trưởng. Sử dụng nhiều âm ngoài hợp âm.
Nhạc sĩ Ca Lê Thuần sử dụng cả hai lối trình bày âm nhạc chủ điệu và phức điệu. Trong các tác phẩm của mình, ông sử dụng rất đa dạng các thủ pháp hoà âm và đối vị với những kết hợp từ đơn giản đến phức tạp nhất, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về các kỹ thuật kết hợp bè của âm nhạc chuyên nghiệp phương Tây. Không chỉ như vậy, ông luôn sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp cùng lúc tạo sự chuyển động các bè chiều ngang hợp lý cùng với bề dày hoà âm chiều dọc hoàn hảo. Kết hợp nhiều bè của ông cho ta thấy không có cảm giác thiếu cũng như không có âm nào thừa. Sự kết hợp bè trong tác phẩm của nhạc sĩ Ca Lê Thuần không chỉ cho thấy sự tinh tế, thuần thục mà còn thể hiện tư duy khúc triết, mạch lạc của ông. Đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy của ông là thích dùng các giọng thứ; các nối tiếp hợp âm thứ cách nhau quãng ba thành vòng tròn. Ngoài ra ông cũng thường tạo nên sự biến đổi màu sắc bất ngờ bởi những chuyển điệu xa.
Ông thường sử dụng sử dụng dàn nhạc vừa và nhỏ. Biên chế có lúc chỉ bao gồm bộ Dây và Gỗ cùng với 1, 2 nhạc cụ Gõ tiêu biểu. Điều này tương ứng với độ dài các tác phẩm viết cho dàn nhạc của Ông cũng thường vừa phải và ngắn. Các bộ nhạc cụ được Ông sử dụng một cách cẩn thận đúng chức năng và âm khu, âm vực. Không có nhiều kỹ thuật đặc biệt của nhạc cụ. Không sử dụng nhiều bộ Gõ. Vẻ đẹp trong âm nhạc của Ông tập trung ở sự kết hợp các bè giai điệu và hoà âm chứ không biểu hiện nhiều trong màu sắc âm thanh.
Qua phân tích các tác phẩm viết cho dàn nhạc của ba nhạc sĩ, chúng ta còn thấy rõ những giá trị và đóng góp của các ông cho nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam.
Nhạc sĩ Quang Hải cố gắng đưa âm nhạc thính phòng giao hưởng đến gần với công chúng hơn bằng sự đơn giản hoá, và những giai điệu quen thuộc. Âm nhạc của ông hướng đến số đông thính giả phổ thông. Bước đầu của sự thưởng thức một loại hình âm nhạc đồ sộ và phức tạp thì việc làm này là rất cần thiết. Bên cạnh đó là sự nâng tầm cho biểu diễn nhạc cụ dân tộc và giới thiệu âm nhạc cổ truyền Việt Nam ra thế giới.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam đem đến những tác phẩm đồ sộ bằng ngôn ngữ của nghệ thuật giao hưởng thế giới, nhưng với những giai điệu mang phong cách tâm tình tự sự, những âm điệu mang hơi thở của âm nhạc dân gian Nam Bộ. Sử dụng thanh điệu tiếng Việt để trở thành giai điệu chủ đề cũng là một sáng tạo mang tính cá biệt của ông.
Âm nhạc của nhạc sĩ Ca Lê Thuần được xây dựng trên nền tảng học thuật tinh tế, sâu sắc. Sự kết hợp sáng tạo những giai điệu ngũ cung với luân chuyển điệu thức, các thủ pháp chuyển điệu hoà âm, các thủ pháp đối vị sẽ luôn là những mấu mực cho thế hệ sáng tác trẻ Việt Nam nghiên cứu và học hỏi.
Ba nhạc sĩ với những phong cách âm nhạc khác nhau, cùng với các tác phẩm của họ đã góp phần đặt nền móng vững chắc cho nền khí nhạc mới Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Bài báo Ảnh hưởng của hợp âm ba và hoà âm công năng trong xây dựng giai điệu, in trong nội san Âm nhạc học, nhạc viện TP. HCM, số 11 năm 2017.
2. Bài báo Kỹ thuật kết hợp bè trong tác phẩm tranh giao hưởng “Dáng đứng Việt Nam” của nhạc sĩ Ca Lê Thuần, in trong tạp chí Văn hoá học, số 3 (43) năm 2019.
3. Bài báo Chủ đề trong các bản giao hưởng của Nguyễn Văn Nam, in trong tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 424, tháng 10 năm 2019.