83. P.S. Hansen (1969), An introduction 20th century music (2nd edition)- Allyn & Bacon Inc.
84. Mark Harrison (1999), Contemprary Music Theory. Vol. 1. - Hal Leonard, 312 trang.
85. Mark Harrison (1999), Contemprary Music Theory. Vol. 2. - Hal Leonard, 380 trang.
86. Paul Hindemith (1945), The Craft of Musical Composition: Theoretical Part - Book 1 -Associated Music, New York, 160 trang.
87. D. J. Hoek (2007), Analyses of Nineteenth and Twentieth-Century Music, 1940-2000, - Scarecrow Press, 374 trang.
88. Donald Jay Grout J. Peter Burkholder, Claude V. Palisca (2009), A history of Western Music, 9th- W. W. Norton & Company, 1200 trang.
89. Kent Wheeler Kennan (1970), The Technique of Orchestration (2nd),
- Prentice Hall Inc.
90. David Kopp (2006), Chromatic Transformations in Nineteenth Century Music, - Cambridge University Press, 292 trang.
Có thể bạn quan tâm!
- Quang Hải - Concerto Đàn Tranh Số 1 “Quê Tôi Giải Phóng”
- Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 19
- Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 20
- Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 22
- Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 23
- Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 24
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
91. Stefan Kostka và Dorothy Payne Tonal Harmony with an introduction to 20th century music, 6th- McGraw-Hill Humanities, 341 trang.
92. Ton De Leeuw (2005), Music of the Twentieth Centrury - A study of its Elements and Structure, (Translated to English by Stephen Taylor), - Amsterdam University, 223 trang.
93. A. B. Marx (2006), Musical form in the age of Beethoven, - Cambridge University Press, 216 trang.
94. Olivier Messiaen (1956), The technique of my Musical Language, - ALPHONSE LEDUC Editions Musicales, 175, rue Saint-Honore, PARIS, 74 trang.
95. Grosvenor Cooper & Leonard B. Meyer (1960), The rhythmic structure of music, - Chicago & Landon: The University of Chicago, 212 trang.
96. Stefan Kostka & Dorothy Payne (2003), Tonal Harmony with an introduction to 20th century music, - McGraw-Hill Humanities/Social Sciences/Languages, 688 trang.
97. Don Michael Randel (2002), The Harvard Concise Dictionary Of Music And Musicians, - Belknap Press: An Imprint of Harvard University Press, 768 trang.
98. Steve Reich (2004), Writings on music 1965-2000, - Oxford University Press, 272 trang.
99. Charles Rosen (1995), The Romantic Generation, - Harvard University Press, 744 trang.
100. Charles Rosen (2002), The Classical Style (Haydn, Mozart, Beethoven), - W.W. Norton & company, 560 trang.
101. Sanley Sadie (2001), The new grove Dictionary of Music and Musicians, (Second edition), Macmillan Publishers Limited, quyển 16.
102. Sanley Sadie (2001), The new grove Dictionary of Music and Musicians, (Second edition), Macmillan Publishers Limited, quyển 17.
103. Sanley Sadie (2001), The new grove Dictionary of Music and Musicians, (Second edition), Macmillan Publishers Limited, quyển 24.
104. Felix Salzer (1952), Structural Hearing: Tonal Coherence in Music. Vol. 1 and 2. - Charles Boni 3 Grove Court, New York.
105. Arnold Schoenberg (1967), Fundamentals of musical composition, - Faber and Faber Limited, 224 trang.
106. Arnold Schoenberg (1983), Structural functions of harmony, - Faber and Faber Limited, 203 trang.
107. Larry Sitsky (2002), Music of the twentieth century Avant Garde, - Greenwood, 640 trang.
108. Thomas Delio & Stuart Smith (1988), Twentieth Century Music Scores, - Prentice Hall, 184 trang.
109. Joseph N. Straus (2004), Stravinsky's late music, - Cambridge University Press, 280 trang.
110. Ralph Turek (1988), The Element of Music Concepts and Applications. Vol. 2. - Alfred A.Knopf, 528 trang.
111. Mary.H. Wennerstrom (1982), Anthology for Musical Structure & Style, - Prentice Hall Inc, 552 trang.
112. Arnold Whittall (2003), Exploring Twentieth Century Music: Tradition and Innovation, - Cambridge University Press, 252 trang.
113. David Yearsley (2008), Bach and the meanings of counterpoint, - Cambridge University Press, 276 trang.
C. Internet
114. John Cage (1991), an interview with Miroslav Sebestik, https://en.wikipedia.org/wiki/John_Cage. Truy cập 23h, ngày 18/12/2016
115. Eduard Hanslick (1854), The Beautiful in Music, https://en.wikipedia.org/wiki/Eduard_Hanslick. Truy cập 23h ngày 18/12/2016
116. Thanh Thanh (2014), Gian truân đào tạo thế hệ kế cận cho khí nhạc Việt Nam, vov.vn https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/gian-truan-dao-tao-the-he-ke-can-cho-khi-nhac-viet-nam-356639.vov. Truy cập 23h ngày 18/12/2016
117. Wikipedia, Tempo, https://en.m.wikipedia.org/wiki/Tempo. Truy cập 16h ngày 23/1/2020
114. T. Anh (2014), Chơi vơi khí nhạc, https://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/choi-voi-khi-nhac-20141007151907897.htmTruy cập 15h ngày 1/6/2015
115. Phương Hà (2014), Để khí nhạc Việt Nam phát triển – Bài 1, baotintuc.vn. https://baotintuc.vn/van-hoa/de-khi-nhac-viet-nam-phat-trien-bai-1-20141114001040022.htm Truy cập 11h ngày 28/9/2019
116. Phương Hà (2014), Để khí nhạc Việt Nam phát triển – Bài cuối, baotintuc.vn. https://baotintuc.vn/van-hoa/de-khi-nhac-viet-nam-phat-trien-bai-cuoi-20141114233817908.htm Truy cập 11h ngày 28/9/2019
117. P. V (2014), Để khí nhạc có vị trí sứng đáng của mình, baotintuc.vn. https://baotintuc.vn/van-hoa/de-khi-nhac-co-vi-tri-xung-dang-cua-minh-20141008195409366.htm Truy cập 11h ngày 28/9/2019
118. Nguyễn Thị Minh Châu (2014), Khí nhạc Việt Nam: U60, http://hoinhacsi.org/?q=taxonomy/term/16/2314 Truy cập 15h ngày 1/6/2015
119. Đức Huy (2014), Khí nhạc, thanh nhạc và vấn đề “màu cờ sắc áo”, Hanoimoi.com.vn. http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suy-ngam/715248/khi-nhac-thanh-nhac-va-van-de-mau-co-sac-aoTruy cập 15h ngày 1/6/2015
120. P. V (2014), Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Khí nhạc Việt Nam đang toả sáng, sggp online http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2014/10/363551/ Truy cập 15h ngày 1/6/2015
121. Vi Cầm (2014), Tiếp thêm sức bật cho khí nhạc Việt Nam, baomoi.com. http://www.baomoi.com/Tiep-them-suc-bat-cho-khi-nhac-Viet-Nam/71/15028277.epiTruy cập 15h ngày 1/6/2015
122. Cẩm Thơ (2014), Festival Âm nhạc mới Á – Âu": Cuộc biểu dương về khí nhạc Việt Nam, Vietnamplus. https://www.vietnamplus.vn/festival-am-nhac-moi-a-au-cuoc-bieu-duong-ve-khi-nhac-viet-nam/284076.vnp Truy cập 15h ngày 1/6/2015
PHỤ LỤC 1 TIỂU SỬ NHẠC SĨ
A. Quang Hải
Sự nghiệp:
Nghệ sĩ nhân dân Quang Hải tên thật là Huỳnh Tấn Sĩ. Ông sinh năm 1935 tại xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).
Năm 1954, ông Tập kết ra Bắc. Năm 1956, ông được cử đi học tại Nhạc viện Léningrad Liên Xô. Ông tốt nghiệp tiến sĩ Chỉ huy dàn nhạc và Lý luận phê bình ở Nhạc viện Léningrad tại Sankt – Peterburg năm 1968.
Từ năm 1970 – 1975, ông làm Giám đốc Nhà hát Giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch Việt Nam ở Hà Nội. Sau đó ông về làm giám đốc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh (1975 – 1998).
Từ năm 1982 đến 1999 Giáo sư Hải đã làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như: Ủy viên Hội đồng Âm nhạc quốc gia (thành viên của Hội đồng Âm nhạc quốc tế), Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa III (1983 – 1989), Ủy viên Hội đồng Học hàm ngành văn hóa nghệ thuật (1981 – 1999).
Năm 1998 Nghệ sĩ nhân dân Quang Hải về hưu, tuy nhiên ông vẫn tiếp tục làm việc trong vai trò Ủy viên Hội đồng Khoa học của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời vẫn liên tục tham gia công tác giảng dạy bậc cao học cho đến khi sức khỏe yếu hẳn.
Ông từ trần 3 tháng 11 năm 2013, hưởng thọ 79 tuổi. Ông được an táng tại nghĩa trang Hội tương tế Bến Tre ở Bình Dương.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Concerto số 1 cho đàn Tranh và dàn nhạc giao hưởng “Quê tôi giải phóng” (1985);
- Tổ khúc giao hưởng số 1 (1986);
- Tổ khúc giao hưởng số 2 “Mưa rừng”, trích từ nhạc khịch cùng tên (1984);
- Concerto cho đàn Piano và dàn nhạc giao hưởng (1987);
- Concerto số 2 cho đàn Tranh và dàn nhạc giao hưởng “Đất và hoa” (1994);
- Song tấu Tranh – Harpe và dàn nhạc, biên soạn theo dân ca Nam Bộ “Lý qua cầu” (1997);
- Concerto cho đàn Nguyệt và dàn nhạc giao hưởng (1999);
- Concerto cho đàn T’rưng và dàn nhạc giao hưởng (2003);
- Giao hưởng – Hợp xướng “Chuỗi ngọc Biển Đông” (2003);
- Giao hưởng – Hợp xướng “Ký ức Hồ Chí Minh” (2005);
- Concerto cho đàn Sáo trúc và dàn nhạc giao hưởng “Thanh niên làm theo lời Bác (2009);
- Biến tấu cho đàn Nguyệt và dàn nhạc giao hưởng “Hoa thơm bướm lượn”
Vinh danh:
Năm 1991, Nghệ sĩ Quang Hải được phong hàm Giáo sư. Năm 1993, Giáo sư Quang Hải được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Ông được tặng: Huân chương Lao động hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hạng ba; Huân chương Hữu nghị Hoàng gia Campuchia; Huy chương kháng chiến hạng nhất; Huy chương Chiến sĩ văn hóa; Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục; Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2001.
B. Nguyễn Văn Nam
Sự nghiệp:
Giáo sư Nguyễn Văn Nam sinh ngày 14 tháng 7 năm 1936 tại Vĩnh Kim, Châu Thành, Tiền Giang, Việt Nam.
Năm 1947, ông tham gia kháng chiến, hoạt động trong Ban tuyên truyền tỉnh Mỹ Tho. Năm 1948, ông theo học trường Văn hóa kháng chiến Phan Lương Trực tại Đồng Tháp Mười. Ông gia nhập bộ đội năm 1949 và công tác tại Tổ Quân nhạc khu 8. Một thời gian sau, ông chuyển công tác sang Đoàn Văn công Mặt trận Đồng Tháp Mười. Năm 1954, Nguyễn Văn Nam tập kết ra Bắc và làm việc ở đó cho đến năm 1959. Ông được chuyển ngành sang Bộ Văn hóa rồi được cử đi học sáng tác nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam (tiền thân của Nhạc viện Hà Nội sau này).
Nguyễn Văn Nam được cử đi học tại Nhạc viện Leningrad, nay là Nhạc viện Sankt – Peterburg (Cộng hòa Liên bang Nga) vào năm 1966. Ông hoàn tất chương trình học và tốt nghiệp vào năm 1973, sau đó về lại Việt Nam làm việc. Năm 1974, ông lại được cử đi học nghiên cứu sinh tại Nhạc viện Leningrad và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ hai ngành Sáng tác và Lý luận. Nguyễn Văn Nam ở lại Nga làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học nước Cộng hòa XHCN Xô viết Tự trị Kabardino – Bankar từ năm 1979. Ông là hội viên chính thức của Hội Nhạc sĩ Liên Xô (nay là Cộng hòa Liên bang Nga).
Năm 1991, nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam về Việt Nam, ông tham gia công tác giảng dạy bậc đại học và cao học chuyên ngành sáng tác, lý luận tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Giao hưởng số 1 – Tặng đồng bào miền Nam anh dũng (1972)