Quang Hải - Concerto Đàn Tranh Số 1 “Quê Tôi Giải Phóng”

Bảng 4.1: Quang Hải - Concerto đàn Tranh số 1 “Quê tôi giải phóng”


Giới thiệu CĐ1

Allegro

Phần 1

A x 2

Allegro

Nối


Andante

Giới thiệu CĐ2

Andante

Phần 2

B x 2

Andante

Cadenza

Phần 3

A’

Allegro

Coda


Allegro


Đoạn 1

Đoạn 2



Đoạn 1

Đoạn 2


Đoạn 1

Đoạn 2


13

25

30

9

11

24

21

25(166-

27(191-

38(218-

(1-13)

(14-38)

(39-68)

(70-78)

(80-90)

(91-114)

(115-

190)

217)

155)







135)




2/4

2/4

2/4

4/4

4/4

4/4

4/4


2/4

2/4

2/4

Am - C

Am - C

C

Am

Am

Am

Am


Am - F

F - C

Am - C

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 18


Trong 9 bản giao hưởng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam chỉ có hai tác phẩm: số 1 “Tặng đồng bào miền Nam anh dũng” và số 4 “Ađưk” là được viết ở hình thức sonate cho chương I, ngoài ra các tác phẩm còn khác lại ở rất nhiều dạng tự do khác nhau.

Chương I, giao hưởng số 7 “Chuyện nàng Kiều”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam sử dụng những giai điệu có tính chất và âm điệu giống nhau, chỉ thay đổi điệu tính cho ta thấy cấu trúc ba phần nhưng mang bóng dáng của hình thức Sonate.

Sơ đồ 4.2: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (18)


Trong phần A tác giả giới thiệu hai câu hát có thể xem là chủ đề một và hai 1

Trong phần A, tác giả giới thiệu hai câu hát có thể xem là chủ đề một và hai đều ở giọng Si Nam Ai. Hai chủ đề đều mang tính chất kể chuyện, âm điệu và nhịp điệu cũng giống nhau.


18 Thời gian hiển thị ở phía dưới của hình là thời gian biểu diễn thực của tác phẩm, âm thanh được lấy từ web site của Hội nhạc sĩ Việt Nam.


Ví dụ 4.21: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (nhịp 2 - 7)


Ví dụ 4.22: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (nhịp 73 - 80)

Hai đoạn nhạc nằm giữa hai câu hát này có giai điệu phát triển từ âm điệu của cả hai câu hát, nhưng chuyển sang giọng Fa thăng thứ.

Ví dụ 4.23: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (nhịp 36 - 39)

Phần B là một đoạn nhạc không ổn định, phát triển từ âm điệu chủ đề chính (câu hát một) nhưng ở giọng Fa thứ. Đoạn nhạc này phát triển lên cao trào, sau đó tác giả dùng một đoạn nối ngắn để trở về chất liệu của chủ đề chính. Đoạn A’ trở về điệu tính ban đầu và tái hiện hai chủ đề cùng lúc. Chủ đề một nằm ở bè đàn Dây, chủ đề hai ở bè Flute.

Ví dụ 4.24: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (nhịp 108 - 112)

Có thể nói rằng toàn bộ chương này được xây dựng từ một tính chất âm nhạc ở cùng một tốc độ Andante. Nhưng với sự thay đổi điệu tính trong các phần như trên, cách phát triển và tái hiện cho thấy khá giống với cách trình bày của hình thức Sonate. Tuy nhiên, nó không có mâu thuẫn đối kháng giữa hai chủ đề, nên chỉ có thể là hình thức Ba đoạn phức cùng chất liệu.

Giao hưởng số 6 “Sài Gòn 300 năm” và số 8 “Quê hương đất nước tôi” của ông cũng có dạng tương tự như vậy ở chương đầu, các chủ đề có tính chất rất giống nhau khó phân biệt. Giao hưởng số 2 của ông viết dưới dạng

liên ca khúc, phổ nhạc từ các bài thơ trong tuyển tập Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giao hưởng số 5 “Mẹ Việt Nam” và số 9 “Cửu Long dậy sóng” của ông đều là những bản Ballade chậm, tự sự trong chương đầu chứ không hàm chứa nhiều mâu thuẫn kịch tính. Bản giao hưởng số 3 “Tặng những em bé mồ côi sau chiến tranh” vẫn được coi như một Concerto cho đàn Violoncello và dàn nhạc. Chương I của tác phẩm được viết ở tốc độ chậm, với một chủ đề chính và phát triển rất tự do giống như một khúc ngẫu hứng (fantasy) cho dàn nhạc.

Bản giao hưởng số 1 của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam mặc dù chương đầu viết ở hình thức Sonate không có phần phát triển, tuy nhiên cũng có nhiều điểm khác so với truyền thống.

Sơ đồ 4.3: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, ch. I


Điểm khác biệt của chương này đó là ở phần tái hiện Phần đầu của tái 2

Điểm khác biệt của chương này đó là ở phần tái hiện. Phần đầu của tái hiện thực chất giống như một đoạn phát triển của chất liệu chủ đề một. Theo truyền thống, ba giai đoạn phát triển sẽ bắt đầu từ sự nhắc lại gần với chủ đề. Giai đoạn hai là sự xé lẻ, chia cắt chủ đề và phát triển xa, không ổn định. Giai đoạn ba sẽ không còn bóng dáng chủ đề nữa, tuy nhiên nó tĩnh lặng hơn và chuẩn bị điệu tính cho sự tái hiện chủ đề lại. Nhưng ở ba giai đoạn của tác phẩm này lại hoàn toàn ngược lại. Giai đoạn một là sự phát triển từ chất liệu chủ đề bị xé lẻ, rất xa với giai điệu chủ đề. Giai đoạn hai thấy xuất hiện rõ hơn nhân tố chủ đề, và giai đoạn ba xuất hiện nhiều hơn nữa nhưng vẫn không phải chủ đề đầy đủ. Ở phần sau của tái hiện là chủ đề hai phối hợp với chủ đề một cùng xuất hiện. Chủ đề một chuyển về điệu tính chính Rê Bắc, chủ đề hai chuyển về điệu tính gần với chủ đề một Si Oán. Hai điệu tính này khác nhau nhưng có màu sắc một trưởng một thứ, và chủ

âm của nó có tương quan quãng ba thứ, vì thế hai điệu thức này gần giống cặp giọng song song trong hoà âm cổ điển Rê trưởng - Si thứ.

Bảng 4.2: Nguyễn Văn nam - Symphony số 1, ch. I


Phần lớn


(Thời gian)

Trình bày


(~ 4’ 33”)

Tái hiện


(~ 4’)

Phần nhỏ (thời gian)

Chủ đề 1 (~1’28”)

Chủ đề 2 (~1’42”)

Kết (~2’23”)

Chủ đề 1 (~1’52)

Chủ đề 2 & 1 (~2’)

Số nhịp Loại nhịp

65


2/4 (3/4, 4/4,

5/4, 6/4)

26


4/4

22


4/4

104


2/4

29


4/4

Tốc độ

Allegro con moderato

Andante

Andante

Allegro non troppo

Andante

Hình thức Sonate không có phần phát triển được sử dụng rộng rãi từ thời kỳ âm nhạc Lãng mạn. Chính vì không có phần phát triển nên phần tái hiện cũng chính là phần phát triển mới. Theo Sơ đồ 4.3 ta thấy thời gian thực giữa các phần của tác phẩm được nhạc sĩ xây dựng khá cân đối, trong khi số ô nhịp trong bảng 4.1 lại khác nhau rất xa. Điều này cho thấy có thể dẫn đến những ngộ nhận khi phân tích cấu trúc hình thức tác phẩm nếu chỉ dựa trên số nhịp của tác phẩm.

Hình thức Sonate trong tác phẩm tranh giao hưởng “Dáng đứng Việt Nam” của nhạc sĩ Ca Lê Thuần cũng không hoàn toàn giống với hình thức Sonate truyền thống. Nó cũng có những thay đổi khác biệt nhằm thể hiện nội dung mà tác giả muốn chuyển tải. Tác phẩm bắt nguồn từ cảm xúc về cuộc chiến tranh đang diễn ra ở quê nhà, cùng với nỗi đau khi nghe tin người em trai ruột là nhà thơ Lê Anh Xuân (tên thật Ca Lê Hiến) đã hy sinh trên chiến trường. Thay vì đề tựa ở đầu tác phẩm, tác giả đã ghi ở cuối tác phẩm hai câu thơ của nhà thơ Lê Anh Xuân: “Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt, Tổ Quốc bay lên bát ngát mùa Xuân.” - đây là hình tượng

chính của tác phẩm, tưởng nhớ em trai ông, và hy vọng vào tương lai tươi sáng của Tổ Quốc.

Sơ đồ 4.4: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam


Mặc dù được viết ở hình thức Sonate với đầy đủ các yếu tố nhưng so 3

Mặc dù được viết ở hình thức Sonate với đầy đủ các yếu tố, nhưng so với sơ đồ của Sonate cổ điển có nhiều khác biệt. Đó là phần phát triển lớn hơn với ba giai đoạn khá độc lập. Trong đó, giai đoạn hai xuất hiện nhân tố chủ đề mới hoàn toàn khác so với hai chủ đề chính và được phát triển trên nền lặp lại của chủ đề một. Giai đoạn này được tác giả viết với hình thức đoạn nhạc và các biến thể của nó theo lối phức điệu chuyển chỗ (đã phân tích trong chương 3). Giai đoạn ba tiếp tục phát triển căng thẳng với nhân tố của chủ đề một đan xen với chủ đề hai. Chủ đề một luôn xuất hiện trong các phần từ đầu tác phẩm (chỉ trừ phần trình bày chủ đề hai). Chính vì vậy mà phần tái hiện được rút gọn và nhấn mạnh vào chủ đề hai, cũng là hình tượng chính của tác phẩm. Chủ đề hai lúc này khoẻ, ở điệu tính trưởng và ổn định, như khẳng định sự vươn lên chiến thắng của hình tượng người “Anh hùng” so với sự lặp lại hình tượng chiến tranh của chủ đề một đã yếu, thấp thoáng ở phần cuối tác phẩm và nhỏ dần.

Nhạc sĩ Ca Lê Thuần không sử dụng nhịp biến đổi. Vì thế, nếu so với nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam (cấu trúc tác phẩm trong bảng 4.2), cấu trúc tác phẩm của nhạc sĩ Ca Lê Thuần có phần cân đối và dễ hình dung hơn (bảng 4.3). Nhịp điệu trong các phần cũng rõ ràng và mạch lạc hơn. Chất liệu âm nhạc có sự khác biệt, đối kháng với nhau rõ ràng.

Bảng 4.3: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam


Phần lớn


(thời gian)

Mở đầu (~1’19”)

Trình bày (~4’22”)

Phát triển (~4’54”)

Tái hiện (~1’13”)

Phần nhỏ (thời gian)


CĐ 1 (~2’19”)

CĐ 2 (~2’03”)

GĐ 1 (~1’47”)

GĐ 2 (~1’59”)

GĐ 3 (~1’08”)


Số nhịp

22

76


(23-98)

39 (99-

137)

59


(138-196)

60


(197-256)

44


(256-299)

38


(300-337)

Loại nhịp

4/4

4/4

4/4

4/4

4/4

4/4

4/4

Nhịp độ

Adagio

Allegro non troppo

Andante

Allegro non troppo

Allegro non troppo

Allegro

Andante

Âm trung tâm

A

D

G

A-Biến đổi

Biến đổi

D - A

D

Chủ đề/Phát triển/Tính chất âm nhạc

Giới thiệu âm điệu đặc trưng CĐ1/CĐ2

chậm, âm hưởng toàn cung, bán cung

Giới thiệu & phát triển CĐ1. Nhanh, âm hưởng Q3 thứ (d-f) và Q4 giảm (d-ges)

Chủ đề 2. Chậm, âm hưởng thứ, bán cung

Phát triển CĐ1,

Nhanh, âm hưởng Q3 thứ, Q4 giảm, bán cung

Chất liệu mới trên nền CĐ1. Nhanh, bán cung, toàn cung

Phát triển đồng thời CĐ1+CĐ2

. mạnh mẽ,

Bán cung

Tái hiện CĐ2, giọng Rê trưởng. Xuất hiện CĐ1 ở gần cuối. Kết nhỏ dần

Concerto cho Piano và dàn nhạc của nhạc sĩ Ca Lê Thuần cũng được viết ở hình thức Sonate.

Sơ đồ 4.5: Ca Lê Thuần - Piano Concerto, ch. I (19)


Tuy nhiên ông không theo truyền thống cổ điển nghĩa là có hai lần trình bày 4

Tuy nhiên, ông không theo truyền thống cổ điển nghĩa là có hai lần trình bày (một lần của dàn nhạc, và một lần của Piano), mà theo cách của các nhà


19 Âm thang lấy từ website của Hội Nhạc sĩ Việt Nam

soạn nhạc thế kỷ XX, chỉ có một lần trình bày. Chủ đề chính được xuất hiện ở Piano ngay sau phần mở đầu ngắn của dàn nhạc, sau đó được phát triển giống như cấu trúc hình thức Sonate thông thường.

Nhìn vào biểu đồ thời gian thực của tác phẩm (Sơ đồ 4.4 và 4.5), ta có thể thấy sự phân bổ thời gian trong âm nhạc của nhạc sĩ Ca Lê Thuần khá cân đối, bao gồm đầy đủ các phần, các giai đoạn giống âm nhạc Cổ điển phương Tây. Điều này cho thấy sự kế thừa nguyên tắc của nhạc sĩ cũng như tư duy mạch lạc, rõ ràng và khúc chiết của ông.

Các tác phẩm khác của nhạc sĩ Ca Lê Thuần cũng viết ở hình thức Sonate là “Piano concertino”, “Thơ giao hưởng”, “Mặt trời và niềm tin”. Tác phẩm “Giai điệu quê hương” ở hình thức ba đoạn phức và “Ballade giao hưởng” ở hình thức năm đoạn phức.

Bảng 4.4: Tổng kết tổ chức thời gian trong các tác phẩm



Nhịp độ


Loại nhịp

Nhịp biến đổi

Đảo phách

Cấu trúc

Thể loại

Quang Hải

- Vừa đến nhanh.


- 2/4, 3/4, 4/4

Không

Ít đảo phách

Thường gặp: 3 đoạn phức, biến tấu.

Concerto, tổ khúc giao hưởng, biến tấu.

Nguyễn Văn Nam

- Chậm, vừa, nhanh

- 2/4, 3/4, 4/4, 5/4, 6/4, 7/4, 3/8,

5/8, 6/8, 2/2…

Thường xuyên

Thường xuyên trong cả giai điệu lẫn bè đệm

3 đoạn phức, sonate

Liên khúc giao hưởng

Ca Lê Thuần

- Vừa đến nhanh


- 2/4, 4/4


Ít gặp: 5/4, 6/8

Không

Ít đảo phách

3, 5 đoạn phức, sonate, fuga.

Concerto, ballade-tranh- thơ giao hưởng, vũ kịch, nhạc kịch


TIỂU KẾT CHƯƠNG 4


Nhạc sĩ Quang Hải thường sử dụng các loại nhịp phổ biến ở nhịp độ vừa phải đến nhanh, không sử dụng nhịp biến đổi. Tiết tấu vững vàng, ít đảo phách. Tác phẩm của ông thường có cấu trúc mạch lạc, rõ ràng và không quá dài. Ông không sử dụng các hình thức phức tạp như Sonate mà ưa dùng biến tấu và ba đoạn phức. Những điểm này đều chứng tỏ tiêu chí đơn giản, dễ tiếp cận trong âm nhạc của ông. Thể loại ông ưa thích là Concerto cho nhạc cụ dân tộc và dàn nhạc giao hưởng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam là người phức tạp nhất nếu chỉ xét trên những yếu tố nhịp độ, loại nhịp, tiết tấu và cấu trúc hình thức. Ông thường xuyên đảo phách trong giai điệu và cả phần đệm. Ông sử dụng nhiều loại nhịp khác nhau biến đổi liên tục không theo chu kỳ. Nguyên nhân của những biến đổi nhịp trong âm nhạc của ông xuất phát từ sự ngân dài tự do của giai điệu. Những kết hợp đa tầng nhịp điệu của ông cũng nhiều và phức tạp, đặc biệt là trong giao hưởng số 1 và 3.

Các giao hưởng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam thường là những tác phẩm dài (xem phụ lục 2B). Có nhiều tác phẩm trái với truyền thống của Sonate cổ điển - chương I phải là Allegro, tác phẩm của ông lại chậm. Hình thức Sonate với sự mâu thuẫn kịch tính giữa hai chủ đề thường là tiêu chuẩn cho chương I của bản giao hưởng, nhưng nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam không như vậy. Chương I của ông thường là những bản Ballade tự sự. Các phần, các chủ đề không tương phản nhiều, thậm chí có cùng tính chất âm nhạc.

Chương nhanh (Allegro Scherzando) trong các giao hưởng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam trở thành một đặc điểm riêng của ông. Bởi vì tính chất âm nhạc của các chương này, chủ đề và cách phối khí cũng rất giống nhau.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí