Cảm Quan Về Văn Hóa Nam Bộ Trong Sáng Tác Sơn Nam


trong những nhân công được tuyển từ các vùng Cần Thơ, Long Xuyên, Hà Tiên… Anh Tư được mọi người yêu mến vì biết hát Vân Tiên, nhất là được Tư Châu Xương “chấm” làm rể quí. Vì vậy, anh có ý định ở lại “Mai kia mốt lại, cuộc phá sơn lâm này mãn, chắc chắn thế nào mình cũng được một cái sườn nhà” [16a; 134] để an cư lạc nghiệp. Ngược lại sẽ như nhân vật Tư Hưng trong Chuyện rừng tràm, anh cũng là một lưu dân tìm đến rừng tràm gia nhập đội ngũ khai phá và bán củi lậu để mưu sinh, tưởng có thể sinh cơ lập nghiệp xứ này nhưng chính quyền bấy giờ không cho phép, cuối cùng anh phải bán xứ lưu lạc đến Sài Gòn để làm nghề khác. Cũng có người không thích làm ruộng hoặc ở một chỗ mà chỉ muốn với chiếc xuồng vẫy vùng trên sông nước nên họ chọn cho mình cái nghề buôn bán hay trao đổi hàng hóa với người nông dân như Năm Hinh trong truyện ngắn Ngày hội ba khía. Thua cờ bạc, lại muốn thỏa chí tang bồng nên anh bảo vợ đưa tiền làm vốn đi làm ăn xa, nhưng đôi lúc “con tim lữ thứ của Năm Hinh là ít nhiều khô héo” [12a; 160]. Bảy Kiệm trong Tâm sự chú lái nồi thích được dạo chơi đây đó nên nghe lời khuyên của chú lái nồi “Giăng câu bắt cá như cậu thiệt là oan uổng tài trai, suốt đời không rời khỏi xó rừng” [5a; 378], Bảy Kiệm trở thành người lái buôn nồi xuôi dòng trên sông qua các vùng Miệt Thứ, Kinh dài, chợ Rạch Giá, vàm Rạch Giồng… đến Hòn Đất, Hòn Sóc, Hòn Ma… Sơn Nam có một kết luận rất hóm hỉnh nhưng chí lý về cư dân Nam Bộ “Người Miên nắn nồi vì họ thích ở một chỗ, người Việt ưa mua nồi vì thích phiêu lưu, người Hoa kiều thích ở chợ, lập cái vựa nồi để dễ thâu lợi…” [5a; 386].

Miền Nam cũng là vùng văn hóa Óc Eo4, đồng thời với những giai thoại về vua “Gia Long tẩu quốc” nên vùng đất này đã sản sinh ra nhiều truyền thuyết về những kho tàng hoặc những mỏ vàng được chôn dấu trong lòng đất. Nhiều người có đầu óc phiêu lưu kết bè với nhau để đi tìm vàng hay tìm kho báu. Bất chấp những khó khăn, những gian khó, nguy hiểm đến tính mạng trên đường, họ cố tìm đến những nơi mà được lưu truyền có những kho vàng hay kho tàng châu báu. Trong tác phẩm Sơn Nam nhiều truyện đề cập đến loại nhân vật này như Tư Bá, Hai Tam, Lục cụ, Thầy



4Văn hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp là Louis Malleret đề nghị đặt cho di chỉ ở núi Ba Thê, hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ 1 – thế kỷ 7.

Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 km về phía bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó trên trục đường thương mại trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ và bên kia là sông Mekong cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy mà về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi. (Theo Wiki)


Rắn… trong Vạch một chân trời. Họ có những ước mơ đổi đời “U Minh! Xứ có nhiều vàng… chú tới đó làm giàu dễ dàng, xưng hùng xưng bá một còi” [4a; 16]. Họ đã ra công tìm kiếm những kho tàng, không ngại vượt qua bao gian truân của thiên nhiên khắc nghiệt, của lòng người hiểm ác, kể cả chuyện chuyên giết người như của thầy trò Lục cụ và lão Thầy Rắn; hay của những nhân vật như Năm Tự, Tư Hí, Lục Che… cố tìm được vàng để có thể trở thành “bá hộ” làm mưa làm gió với đời trong Kho vàng. Ông Phán trong Chim quyên xuống đất mê những cổ vật được lấy trong lòng đất để đem về trưng bày trong nhà cho xứng tầm của người chơi cổ vật nên mê luôn những chuyện phiêu lưu do Sỹ kể lại; lão Khăn Đen trong Xóm Bàu Láng luôn luôn truy tìm những kho vàng được chôn dấu trong những ngôi cổ mộ… chỉ mong được một số tài sản rồi “rửa tay gác kiếm” không phải làm cướp biển nữa mà sống cuộc đời đơn giản, bình thường như những người khác.

Trong tác phẩm Sơn Nam, còn có những tay cướp biển. Nhân vật cướp biển được nhà văn mô tả không hoàn toàn là những kẻ ác độc, xấu xa mà họ còn là những con người ngoài chí phiêu lưu còn có những hoàn cảnh khác nhau, họ không chịu được sự tù túng, nghèo khổ, căm ghét những thế lực bạo tàn, sự bất công của xã hội đương thời nên tham gia vào đội ngũ cướp biển đi cướp bóc; hoặc là những kẻ bị đẩy vào bước đường cùng, bị truy nã bởi chính quyền đương thời, cũng có những kẻ có chí lớn nhưng bất hợp tác với thực dân cướp nước, muốn làm những việc kỳ vĩ, họ sẵn sàng đi đây đi đó tập hợp những người cùng chí hướng để thành lập băng cướp biển cho thỏa chí tang bồng và gây khó dễ cho kẻ thù. Trong Đơn Hùng Tín chào đời, nhân vật Đơn Hùng Tín từ một kẻ vô danh, nuôi chí lớn và chờ thời, hắn phiêu bạt các vùng hang đá, biển khơi để chiêu mộ những kẻ cùng chí hướng “Muốn lập đảng cướp, mình nên qui tụ bọn người đốn củi dưới chân núi” [15a; 120]. Nếu Đơn Hùng Tín chỉ là một kẻ vô công rỗi nghề muốn trở thành nhân vật “tiếng tăm” là mối sợ hãi của mọi người thì nhân vật Tư Hiền trong Đảng cánh buồm đen lại khác, Tư Hiền là người có chí lớn, anh lang thang khắp vùng núi cao tầm sư học đạo, nhưng không có đạo nào quyến rũ anh được lâu dài. Nhờ cơ may, anh gặp được đạo sĩ giúp anh tu luyện để có thể giữ một chức vị cao trong tổ chức và muốn “chức vị nào mà người có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây” [15a; 65]. Sau năm năm rèn luyện, anh xuống núi hành hiệp trượng nghĩa cứu người, được nhường chức đảng trưởng của “Đảng Cánh buồm đen”. Từ khi nhậm chức, Tư Hiền đã chấn chỉnh đảng từ một đảng cướp biển chuyên gây sóng gió cho người dân trở thành một đảng có nề nếp, quy củ rò ràng, tập luyện vò nghệ, tuyệt đối không xâm phạm tài sản của dân “Hai kẻ thù chánh cần đánh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.


đổ không nương tay là tàu “đoan” của Tây và ghe buôn lậu Hải Nam” [15a; 68]. Lão Khăn Đen trong Xóm Bàu Láng cũng là một tên cướp biển tung hoành ngang dọc khắp các vùng duyên hải, rất ngang tàng và hung dữ với những kẻ giàu có chuyên ức hiếp dân lành nhưng lại sống có tình có nghĩa với thằng Mến cũng như người dân nghèo khổ thấp cổ bé miệng của xóm Bàu Láng xa xôi.

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 12

Ngòi bút Sơn Nam tỏ ra yêu mến, cảm thông hoặc đôi chút hóm hỉnh khi viết về những tên cướp biển, những con người vì hoàn cảnh, vì có máu giang hồ, có kẻ thích phiêu lưu đã trở thành những tay cướp biển khét tiếng. Ông không lên án, chỉ trích hoặc ghét bỏ những tên cướp biển mà đứng ở góc độ khách quan để mô tả những nhân vật này. Không thể nói Sơn Nam là người sáng tạo ra nhân vật phiêu lưu nhưng có thể nói chính Sơn Nam đã thổi một hơi thở mới nồng nàn vào những con người yêu thích phiêu lưu của miền Nam thời mở còi. Đây cũng chính là nét độc đáo riêng biệt của nhà văn Nam Bộ trong việc thể hiện nhân vật của mình.

Khảo sát toàn bộ sự nghiệp văn học của Sơn Nam, chúng tôi nhận thấy rằng con đường nghệ thuật đã được ông định hình ngay từ lúc ban đầu. Đó là hướng đến giá trị chân – thiện – mỹ của cuộc sống. Mỗi tác phẩm, Sơn Nam tập trung mô tả những kiểu người với tấm lòng trân trọng, yêu mến, cảm thương. Dù người nông dân chân đất nghèo khổ hay người trí thức cùng quẫn, ông cũng muốn xây dựng một hình mẫu riêng biệt trên những trang văn ngồn ngộn sức sống khẳng định họ chính là những anh hùng vô danh đã góp công, góp sức của mình trong quá trình Nam tiến, khai khẩn đất hoang, mở rộng chiều dài đất nước.

3.3. Cảm quan về văn hóa Nam Bộ trong sáng tác Sơn Nam

Văn hóa vốn là một khái niệm rộng lớn và có nhiều định nghĩa khác nhau, nhà xã hội học người Pháp Mercier đã ví thuật ngữ văn hóa như một tòa lâu đài đa diện mà mỗi nhà nghiên cứu chỉ tiếp nhận một mặt. Hiện nay, chưa có một định nghĩa nào bao quát đầy đủ nội hàm của nó. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay có khoảng 500 định nghĩa về khái niệm văn hóa. Do vậy, để có một định nghĩa thống nhất là không tưởng. Người ta chỉ có thể dựa vào mục đích nghiên cứu để tìm ra những hạt nhân hợp lý phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình đi tìm định nghĩa và nội hàm của văn hóa, đã có nhiều công trình giá trị. Hội nghị quốc tế về chính sách văn hóa vào năm 1982 đã đưa ra một khái niệm văn hóa được nhiều người đồng tình “Theo nghĩa rộng, ngày nay văn hóa có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các


quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng” [34; 264]. Như vậy, văn hóa là toàn bộ hoạt động tinh thần – vật chất, tác động vào tự nhiên, xã hội, con người nhằm tạo ra các giá trị tinh thần và vật chất góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội vươn tới khát vọng chân - thiện - mỹ.

Trong đời sống, văn học có một vị trí quan trọng, nhưng trong quá trình phát triển của một nền văn học, tác động của văn hóa vào văn học là tất yếu. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa là vấn đề thể hiện những đặc trưng, giá trị của văn học trong sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, còn sự sáng tạo nghệ thuật, bộ phận nòng cốt của văn hóa. Nó truyền cảm mạnh mẽ và có sức sống lâu bền khi đi sâu vào tư tưởng, đạo đức, đời sống của con người. Bàn về vấn đề văn hóa là nguồn mạch sáng tạo, khám phá văn chương, Đỗ Thị Minh Thúy nhận định “nhấn mạnh sự tác động tổng thể của văn hóa tới văn học, như các nhân tố xã hội, kinh tế, chính trị... thông qua văn hóa mới tác động đến văn học… văn học trở thành một trong những tiêu điểm của văn hóa, đóng vai trò nhân tố đại diện cho văn hóa..." [186; 239].

Như vậy, văn hóa và văn học có mối liên hệ mật thiết, văn học phản ánh đời sống, thật ra là phán đoán về văn hóa. Văn hóa là một phương diện còn lại lâu dài của tác phẩm văn học. Đọc bất cứ tác phẩm văn học nào ta cũng thấy những biểu hiện văn hóa. Thông qua hình tượng nghệ thuật, mỗi nhà văn đều có một cách thể hiện độc đáo riêng về mối quan hệ giữa văn hóa và tác phẩm văn chương.

Không hiếm những nhà văn đề cập đến văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm, Hồ Biểu Chánh – nhà văn để lại cho đời một số lượng tác phẩm văn xuôi khá đồ sộ. Ông đề cập đến văn hóa vật thể hay văn hóa tinh thần Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX rải rác qua các tác phẩm. Tuy nhiên văn hóa được ghi nhận trong sáng tác Hồ Biểu Chánh còn rất sơ sài và mờ nhạt. Về sau, những nhà văn cùng thời với Sơn Nam như Bình Nguyên Lộc chuyên viết về văn hóa vùng Đông Nam Bộ. Trang Thế Hy, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng…, nhiều nhà văn trẻ đồng bằng sông Cửu Long sau này như Nguyễn Mạnh Hà, Lê Quang Trọng, Tiểu Quyên, Nguyễn Ngọc Tư… cũng có nói đến văn hóa trong những sáng tác của mình nhưng có lẽ không ai có sự quan tâm sâu sắc về văn hóa của Nam Bộ thời khẩn hoang như Sơn Nam – người được mệnh danh là “nhà văn hóa học” cũng như “nhà Nam Bộ học”. Ông viết nhiều đề tài với nhiều thể loại, những điều ông viết tập trung vẽ lên một diện mạo văn hóa Nam Bộ theo cách riêng của mình. Trong mỗi tác phẩm truyện ngắn, truyện dài hay ký của Sơn Nam đều bộc lộ rất rò một cảm quan nhận thức mạnh mẽ và sâu sắc về bản sắc


văn hóa vùng đất Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng. Nhà văn có một quan niệm rất riêng và độc đáo về văn hóa “Văn hóa đứng im một chỗ là văn hóa chết. Sống động, thích ứng với hoàn cảnh, đó mới là văn hóa, đúng theo nghĩa của nó” [41b; 56]. Nghiên cứu về văn xuôi Sơn Nam, người đọc dễ dàng nhận thấy nhà văn phản ánh văn hóa Nam Bộ theo hai góc độ: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

3.3.1. Văn hóa vật chất

Văn hóa vật chất hay còn gọi là văn hóa vật thể, là nền văn hóa còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người. Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị... đều là văn hóa vật chất. Khác với Hồ Biểu Chánh chỉ lướt qua văn hóa Nam Bộ trong những tình huống truyện thì nhà “Nam Bộ học” Sơn Nam đã đi sâu phân tích, giải trình các khía cạnh văn hóa. Văn hóa vật chất của vùng đất Nam Bộ có thể được kể đến trong tác phẩm Sơn Nam là văn hóa mưu sinh, văn hóa cư trú, văn hóa giao thông, văn hóa ẩm thực…

3.3.1.1. Văn hóa mưu sinh:

Qua sáng tác văn học, Sơn Nam đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết về cuộc sống của người dân Nam Bộ thời khẩn hoang, mở rộng bờ còi. Đối tượng đi khai hoang là những người nông dân nghèo Bắc Bộ, Trung Bộ đi tìm kế sinh nhai, những người chống Pháp thất bại tránh sự truy nã của kẻ thù phải thay tên đổi họ, chạy xuống vùng Cà Mau, Rạch Giá ẩn náu và ở lại thành cư dân Nam Bộ. Ngoài ra người Hoa, Khmer, Chăm vì một lý do nào đó cũng đến mảnh đất miền Nam này để lập nghiệp...

Nghề đầu tiên mà theo số đông người Việt cho là nghề ổn định nhất, đó là làm ruộng. Ước mơ lớn nhất của những người nông dân là trở thành tiểu điền chủ với vài chục mẫu đất ruộng và một số tá điền riêng “Trăm nghề, không gì bằng nghề nông” [12a; 21]. Đây là tâm thức nông nghiệp của người Việt nói chung và của người Nam Bộ nói riêng. Trong Một vũng máu tầm thường, Tư Tôm – tay đạo chích khét tiếng nhưng cuối cùng vẫn chọn nghề nông, vì theo hắn, nghề nông là một nghề căn bản “tôi muốn làm ruộng, để lần hồi dành dụm chút ít tiền bạc cưới vợ” [5a; 62]. Thời gian đầu trên bước đường khai hoang, họ học hỏi được nhiều phương cách làm ruộng để nhanh chóng thích ứng với môi trường tự nhiên của vùng đất mới. Nhân vật Tư Cồ trong Ruộng lò bom đã học được cách trồng lúa của người Khmer, tận dụng qui luật tự nhiên để trồng lúa “lò bom”, nơi mà người Pháp cũng phải chịu thua vì sự khắc nghiệt của môi trường. Sau nghề làm ruộng là nghề làm vườn, khi có một số vốn khá khá người dân Nam Bộ tìm đến nghề làm vườn vì làm vườn nhàn và có nhiều huê lợi


hơn. Tuy nhiên, muốn làm vườn người nông dân phải khá giả vì lập vườn đòi hỏi nhiều công sức, nhiều tiền của… Trong Bức tranh con heo, ông hương trưởng làm nghề đốn củi nhưng khi “gia đình trở nên khá giả” thì ông “mua đất, lập vườn” [14a; 112]. Lập vườn là công việc lao động đầy sáng tạo của những người di dân mở đất, họ chọn những vùng đất cao ráo “đào mương lên liếp” với kỹ thuật cao để lập vườn [21b]. Khác với vườn ở đồng bằng sông Hồng, vườn ở đồng bằng Cửu Long, thường tập trung lại với nhau thành những không gian rộng lớn, trồng các loại quả như cam, quít, ổi… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Miệt vườn là những vùng đất xưa được lưu dân Việt vào khai phá sớm nhất. Nó đáp ứng đầy đủ những yêu cầu như phải có nước ngọt, cao ráo, tránh được muỗi mòng, rắn rết, có khả năng trồng hoa màu ngắn ngày… được xây dựng trên những đất giồng, đất gò mà những người đi mở đất đã chọn “làm đất đứng chân” ở ven sông Tiền, sông Hậu [xem 21b]. Giới điền chủ Nam Bộ luôn có tư tưởng “Dư tiền thì mua thêm đất ruộng, thâu thêm địa tô, đất không bị mất mát” [21b; 98]. Những tỉnh được xem là “miệt vườn” ở Nam Bộ như là Sa Đéc,

Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang…

“Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, nghề rừng và nghề sông nước là hai nghề chính của thời kỳ đầu khẩn hoang. Khi “chân ướt chân ráo” đến một vùng đất xa xôi, lạ lẫm thì nghề rừng và nghề sông nước được chuộng hơn cả vì tất cả có sẵn trong thiên nhiên, cứ việc lấy đi để sử dụng. Họ khai phá rừng để lấy đất làm nhà, làm rẫy… hay lấy củi bán lấy tiền sinh sống. Khi thực dân Pháp quản lý các cánh rừng thì họ sống bằng nghề bán củi lậu như cha con chú Tư Đức. Rất nhiều người như họ theo nghề “nhất phá sơn lâm” để mưu sinh. Sau này, theo chính sách của nhà nước đương thời, những người thợ rừng như Ông Tư Châu Xương, anh Năm Bình Thủy… trong Nhứt phá sơn lâm khai phá rừng để làm “đường củi” cho chế độ thực dân.

“Nhì đâm hà bá”, người dân Nam Bộ khi mới đặt chân đến vùng đất mới thì cá, tôm, cua… dưới nước; rùa, lươn, ốc… trên đồng, ven bờ sông… sẵn sàng để đánh bắt, giăng câu. Lâu dần họ làm nghề cá, họ có thể theo chủ ghe ra biển, ra sông hay có thể làm đăng, đóng đãy, xây nò, xây rọ, giăng lưới… Qua quá trình quan sát, tìm hiểu, họ đã nhanh chóng phát hiện ra quy luật của tự nhiên nên thu gom cá mà không mất nhiều công sức. Trong Con cá chết dại, Hai Tỵ có vô số kinh nghiệm trong vấn đề bắt cá ở vùng nước lợ “Ở xứ này, mỗi năm lại có một lần “cá dại”. Nước mặn cuối năm tràn vô rạch. Bao nhiêu cá lóc quen nước ngọt bị say nước mặn, chết trôi lờ đờ” [12a; 48-49]. Nhiều sáng tác viết về nghề cá như Người mù giăng câu, Con Bà Tám, Xuất quỷ nhập thần, Đảng xăm mình…


Ngoài ra, người dân Nam Bộ còn nhiều nghề khác để sinh sống như nghề ăn ong tức nghề thu hoạch mật ong rừng được nói đến trong các truyện như Bà Chúa Hòn, Chuyện tình một người thường dân, Vạch một chân trời, Cái tổ ong…; nghề bắt chim cũng rất phổ biến của người Nam Bộ được tác giả mô tả trong các truyện Con trích ré, Tháng chạp chim về…; nghề len trâu5, một nghề rất đặc thù ở Nam Bộ được Sơn Nam đề cập đến trong các truyện Một cuộc bể dâu, Mùa “ len” trâu, Một vũng máu bình thường…; nghề bắt sấu cũng được mô tả rất kỹ trong các truyện Bắt sấu rừng U Minh hạ, Con sấu cuối cùng, Sông Gành Hào…; nghề chế biến thủy hải sản trong Ngày hội Ba Khía, Con cá chết dại…; hay kinh doanh lúa gạo, nghề này thường rơi vào những doanh thương người Hoa vì người Việt, người Chăm và người Khmer không quan tâm hoặc không có khả năng buôn bán. Kinh doanh buôn bán được đề cập đến trong Hội ngộ bến Tầm Dương, Đồng thanh tương ứng

3.3.1.2. Văn hóa cư trú:

Người Nam Bộ sinh sống trong môi trường sông nước. Hệ thống sông ngòi dày đặc là yếu tố quy định cách cư trú của người dân ở đây. Sông rạch bao quanh, trước mặt, sau lưng, bên cạnh… nên chi phối rất nhiều đến cuộc sống của người dân Nam Bộ. Trong tác phẩm của Sơn Nam, người đọc dễ dàng thấy những hình ảnh của sông, rạch, kênh, xáng, múc… khiến cho các lưu dân Việt Nam đi khai hoang, tìm đất sống, đến nơi này cư trú buộc phải chọn giải pháp là cất nhà sàn hoặc nhà cao cẳng để trú chân. Họ tận dụng những vật liệu tự nhiên như lá dừa nước, cây tràm, cây đưng… để làm nhà ngay trên những bãi đất bồi hay trên các cù lao ở giữa sông để tránh lụt lội “khu vực ngập lụt của đồng bằng sông Cửu Long nên đa số nhà cửa đều xây cất theo kiểu nhà sàn” [12a: 60]. Để thuận tiện cho ghe xuồng đi lại, người Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các bờ kênh, bờ sông cái… vì phương tiện chủ yếu của cư dân Nam Bộ là ghe xuồng. Trong tác phẩm Sơn Nam, có rất nhiều hình ảnh những ngôi nhà sàn “cao cẳng”, nhỏ bé như những “chấm nhỏ” giữa vùng nước lụt mênh mông (Bà vợ thứ mười, Một cuộc bể dâu); Ở vùng nước lụt, người ta cất nhà cao cẳng (Xuất quỷ nhập thần, Hồi ký Sơn Nam…). Có thể nói rằng nhà sàn và nhà cao cẳng, là giải pháp tối ưu cho người dân ở Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, rừng U Minh… vì


5 “Len” trong tiếng Khmer có nghĩa là tự do. Len trâu có nghĩa là cho trâu đi tự do. Ở miền Nam có nơi nước lụt sâu đến 4 thước nước. Người và trâu đều không có chỗ ở. Người nuôi trâu phải đưa trâu đến vùng đất cao để trâu có thể sống và có cỏ ăn. Mỗi đàn lùa đi từ vài chục đến vài trăm con. Đi hết đồng này, ngập nước hết cỏ lại kéo sang đồng khác. Thời gian có thể kéo dài đến 3 hoặc 4 tháng. Chủ nhân thường gửi trâu cho một số người dẫn trâu đi trông coi, chăm sóc. Dần dần thành một nghề đặc thù của miền Nam: Nghề len trâu. (Theo Wiki)


chúng có thể giúp những người dân đi khai hoang có thể vừa tránh lụt lội, vừa ngăn ngừa bệnh tật do sự ẩm thấp của vùng sông nước gây ra.

Một thành quả lớn của người dân Nam Bộ là sau khi có tiền của, họ đã lập nên những vùng đất mà Sơn Nam gọi là “miệt vườn”, tức là những nơi đã được khai phá lâu đời, khi cuộc sống ổn định, người Nam Bộ thích làm nhà ngay trên nền đất được đắp cao với những vật dụng kiên cố hơn như mái bằng gạch ngói, vách ván… ngôi nhà thường thấp, ba căn, mô phỏng theo kiểu nhà ở Quảng Nam, Quảng Ngãi của miền Trung. Trong nhà vật dụng đầy đủ, thể hiện đời sống cao và văn minh như bộ ván ngựa, giường thờ, tủ thờ… [19b].

Dạng cư trú thứ hai là chòi, chòi là những căn nhà được lợp tạm bợ, hình thức làm nhà của đại đa số người dân Việt khi đến vùng đất mới để kiếm sống, phù hợp với cuộc sống rày đây mai đó của lưu dân. Những căn chòi lợp lá dừa nhỏ bé, không cửa, không vách, giữa chòi, chỉ có một bộ vạt bằng tre giữa hai bờ lau sậy, ô rô, bình bát, cóc kèn (Theo chân người tình – Một mảnh tình riêng); Hai Tỵ mời mẹ con Hồng lên chòi của anh ta để nghỉ ngơi chờ khi nước xuống (Con cá chết dại); một căn chòi trống hoang trống hoác giữa đồng không mông quạnh như bao căn chòi khác ở xóm Bàu Láng - căn chòi của lão nông dân Hai Lành, nơi quàn chiếc quan tài của con gái tự vẫn chết vì cậu Hai - con trai cai tổng Biện phụ rẫy, lấy vợ khác (Xóm Bàu Láng); những căn chòi đơn sơ, nhỏ bé và những cái nhà cao cẳng được dựng lên tại cửa sông, vàm, rạch gần duyên hải vịnh Xiêm la (Biển cỏ miền Tây – Hình bóng cũ…). Khi khá giả hơn, họ mạnh dạn bỏ tiền ra xây cất nhà cửa kiên cố để ổn định lâu dài, bằng ngược lại, họ lại tiếp tục con đường đi tìm vùng đất khác dễ dàng kiếm sống hơn.

Một hình thức cư trú khác, đó là người dân Nam Bộ sống và làm việc trên ghe xuồng và nghiễm nhiên, họ xem ghe, xuồng như ngôi nhà của mình. Trong Sông Gành Hào, cha con chú Tư Đức lang thang rày đây mai đó, trốn thuế thân và làm nghề đốn củi lậu thuế, không có nhà cửa. Khi bị bắt, chú Tư Đức nói với kiểm lâm Rốp “Dạ ăn tại xuồng này, ngủ tại xuồng này. Nó là cái nhà của tôi” [14a: 186]. Ở miền Nam, không chỉ có cha con chú Đức mà biết bao nhiêu người dân Nam Bộ lấy xuồng ghe làm nhà, rong ruổi khắp nơi để làm ăn sinh sống. Họ sống, sinh hoạt, nấu nướng, giặt giũ… đều trên ghe xuồng. Thậm chí, có những người sống luôn trên những chiếc ghe có mui, khi cần lên bờ họ mang cái mui lên bờ kênh, bờ ruộng để ở tạm “Tôi tên Chòi Mui… Chòi Mui nghĩa là cái chòi làm bằng mui ghe. Lối xóm kêu như vậy riết rồi thành quen” [13a: 57]. Trong tác phẩm Sơn Nam, hình ảnh những chiếc ghe, chiếc xuồng xuất hiện rất nhiều trong các truyện như Xóm Bàu láng, Con

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí