Ngôn Ngữ Sinh Hoạt Hàng Ngày Mộc Mạc, Dung Dị Đời Thường


thân thương. Trong truyện Người mù giăng câu, lời kể hết sức chân phương “Cá ăn câu về đêm. Muốn giăng câu phải thức trót canh gà, thức bốn năm tháng ròng rã, hao phí bao nhiêu sức lực! Ngày thì đi gặt lúa mướn, thời giờ đâu để ngủ bồi dưỡng lại” [16a; 98].

Ở ngôn ngữ nhân vật, giọng văn Sơn Nam hoàn toàn phù hợp với logic nội tại, nhân vật của ông là những người chân quê, lớn lên ở vùng sông nước, nên ngôn ngữ cũng sử dụng chất liệu từ cuộc sống. Nhiều truyện, tác giả đưa lời nói thường ngày vào tác phẩm làm cho quá trình tiếp nhận tác phẩm như được rút ngắn lại, ngôn ngữ địa phương được đưa vào truyện như văn nói đời thường trong cuộc sống “ông Bang cứ nhắm mắt, nghĩ mình chun vào cái bụng vô tận, đen ngòm. Bàng ngã xuống, thuyền lấn tới. Ông Bang la hoảng: - Bàng ở đâu ?/ Tư Én thích chí:/ - Ở đây chứ ở đâu! (...). Đột nhiên ông Bang Lình kêu rú:/ - Muỗi cắn ! Trời ơi, muỗi ở đâu nhiều vậy?” [16a; 148]. Mỗi tác phẩm của Sơn Nam, dù ngắn hay dài, đều được tác giả kể với độc giả bằng một giọng điệu dân dã, mộc mạc đến mức như là tác giả bê nguyên si những lời nói chuyện của con người ngoài đời thật vào tác phẩm, nó như “Cái điệu, cái giọng của người trong dân dã đang kể cho nhau những chuyện đường đời” (Lại Nguyên Ân). Có lẽ vì thế mà mỗi câu chuyện của Sơn Nam là những bức tranh sống động về cuộc sống. Trong Ngôi nhà mặt tiền, nhân vật được đặt trong tình huống giao thời, mâu thuẫn giữa những quan niệm sống khác nhau, sự đan xen lời ăn tiếng nói của thành phố và nông thôn. Hoàn cảnh sống làm thay đổi tính cách nhân vật nhưng giọng điệu truyện cũng không thay đổi “... Vợ Thiện rầy rà từng chập:/ - Chưa chịu vô hay sao, cái thằng Bé. Tắm không biết bao lâu rồi, đau ốm cỡ này khó lắm, ai hơn sức đâu mà lo thuốc men/ (...). Để vợ được vui, anh nói / Thì bắt nó vô, lau mình cho nó, còn như nó ham thích, để nó tự do thêm giây lát” [7a; 174].

Giọng điệu dân dã, mộc mạc của Sơn Nam đã đưa đến những phản hồi trái ngược ở người đọc, người quan niệm văn chương phải tinh tế, trang trọng thì khó tiếp nhận, nhưng độc giả địa phương hay người đọc yêu thích sắc thái Nam Bộ sẽ cảm thấy yêu mến và gần gũi cuộc sống, nhân vật mà tác giả tạo nên, sẽ cảm thấy văn chương với cuộc sống gắn liền với nhau hơn. Do đó, nhà văn miệt vườn được yêu mến vì cái hay và cái lạ trên phương diện giọng điệu rất riêng của ông.

4.2.2. Giọng điệu trữ tình, sâu lắng

Một đặc điểm khác của giọng điệu Sơn Nam, đó là giọng trữ tình, sâu lắng. Đây cũng là một giọng điệu chủ đạo trong sáng tác Sơn Nam, nó hòa quyện với giọng điệu mộc mạc dân dã tạo nên sự đặc biệt trong biểu cảm văn chương của nhà văn.


Mỗi tác phẩm đều gói ghém rất nhiều tâm tư, tình cảm của tác giả. Mỗi bức tranh thiên nhiên, mỗi mảnh đời con người đều được tác giả nâng niu... ông khóc cười cùng nhân vật trên mỗi trang văn. Mỗi sự đổi thay theo mặt tốt lên hay xấu đi của vùng đất Nam Bộ đều được Sơn Nam dòi theo với tâm hồn nhạy cảm, trái tim giàu yêu thương. Giọng điệu trong tác phẩm của ông lúc trầm, buồn, day dứt; lúc ưu ái, cảm thông… nhưng dù ở tâm trạng nào tình cảm cũng chân thành và sâu lắng. Nỗi niềm lớn nhất của nhà văn chính là sự đau lòng vì đất nước, vì không làm gì được cho quê hương nên thường mang tâm trạng chua xót với cảm giác bất lực. Nhân vật Tư Thông trong Hòn Cổ Tron lúc nào cũng cảm thấy u hoài, day dứt “Một mối buồn len vào tâm não ông Từ Thông (...). Lương tri như rực sáng nhắc nhở ông món nợ gì đối với đồng bào, giang sơn” [15a; 231 – 232]. Giọng buồn rầu, căm phẫn của Tư Lịch khi kể lại chuyện người đồng chí của mình bị chính đồng bào mình đánh đập, bị Tây “đóng trăn” vì tội “yêu nước”. Giọng kể như trầm lại, chua xót “dân chúng trong điền Tây xúm lại dùng gậy, dùng hèo mà đánh đập anh Trần Ngọc Kỳ (...). Kẻ yêu nước mà bị đồng bào cáo oan, đánh đập... mới đau thương cho chớ” [16a; 58]. Lúc bày tỏ nỗi xót xa, cay đắng của Lục Cụ Tăng Liên khi nhận ra phần thưởng giải nhất “cuộc đua ghe ngo” là lá cờ Tam Sắc “Lục cụ không nói nửa tiếng, nuốt nước miếng như cố nén chút gì tủi nhục, xót xa” [14a; 209]. Khi biểu lộ thái độ tức giận của chú Tư Đức khi kiểm lâm Rốp tỏ vẻ xem thường, khinh miệt người dân Việt trong Sông Gành Hào

Giọng điệu thay đổi tùy từng câu chuyện, từng đề tài mà tác giả thể hiện. Sơn Nam đưa người đọc vào thế giới tình cảm, thế giới tâm linh của từng nhân vật một cách tự nhiên. Câu trả lời của ông già với Giáo Chích khi phải hái mận biếu quan hai Phẹt-Năng ẩn chứa bao cay đắng vì thân phận của người dân bị lệ thuộc “Để mà làm gì, nó rụng xuống mương cũng uổng (...). Trái cây mà ! Hiếm hiệm. Miễn gốc còn thì trái còn” [15a; 178]. Có lúc giọng văn trở nên đau đớn, tủi nhục khi chứng kiến hành động của kẻ xâm lược đối với những tên tay sai “Quan Hai Phẹt-Năng gật đầu rồi đưa tay vỗ nhẹ lên đầu giáo Chích như người cha khen đứa con có hiếu” [15a; 185]. Bên cạnh truyện ngắn, tiểu thuyết của Sơn Nam chiếm số lượng khiêm tốn, nội dung được đánh giá là không sắc sảo và tinh tế như truyện ngắn. Tuy nhiên, giọng điệu văn chương vẫn không thay đổi. Nhân vật Lão Khăn Đen trong Xóm Bàu Láng khi gặp thằng Mến – thằng bé mà lão cưu mang và giúp đỡ trở nên bê tha, sống một cuộc sống tăm tối ở Xóm Bàu Láng, giọng lão trở nên thất vọng ẩn chứa sự ân hận không nguôi “Cũng tại cái trấp có câu tử vi “Rồng nằm trước cửa”. Ông nội nó, cha nó rồi tới phiên nó bị hại… vì câu đó” [10a; 395]. Không chỉ thế, Sơn Nam còn đưa người đọc vào


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

thế giới của loài vật. Miền Nam có nhiều cá, tôm, ong, chim... Trong Tháng Chạp chim về, giọng văn của Sơn Nam cũng không chỉ ngậm ngùi, thương cảm mà còn cảm kích đối với tình cảm của ông Tư và con chim già sói. Giọng văn trở nên thống thiết, oán giận “Riêng về bầy chim mất con thì cứ bay tới bay lui trên sân, kêu la ba bốn ngày liên tiếp rồi trở về Biển Hồ với niềm oán hận” [16a; 203]. Năm nào cũng như năm nào con chim sói già cũng bay về vùng Rạch Giá – Hà Tiên mà trông ngóng đồng loại bị chết một cách bi thảm ở sân chim này. Ông Tư mang mối cảm hoài khi nhìn thấy nó “Trong con tim già, qua thời gian, giờ đây chắc chắn đã lắng” [13a; 203]. Thời gian trôi qua, ông và con chim kia dường như có một sợi dây tình cảm vô hình trói buộc. Tình cảm của ông đối với con chim kia như là mối tình tri âm giữa người – chim, giọng văn trở nên ngậm ngùi, tiếc nuối.

Giọng điệu dân dã mộc mạc và trữ tình sâu lắng cảm hoài trong sáng tác Sơn Nam cùng với lối kể chuyện, cách dùng từ, cách biểu hiện sắc thái tình cảm… xuất hiện nhiều trong những truyện ngắn Mây trời và rong biển, Ngó lên Sở Thượng, Chuyện rừng tràm… những truyện vừa Vạch một chân trời, Chim quyên xuống đất… những truyện ký Theo chân người tình, Một mảnh tình riêng… đã trở thành chính âm của giọng điệu tạo cho văn chương Sơn Nam vừa nôm na, chân thực vừa tình cảm trong diễn đạt nên giọng điệu có nhiều nét khác với những tác giả cùng thời.

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 17

4.2.3. Giọng điệu hóm hỉnh, hài hước

Văn học thường gắn bó với đời sống hàng ngày, đời sống hiện thực luôn ẩn chứa tầng tầng lớp lớp những dòng chảy phức tạp, những quan hệ đa chiều mà nhà văn Nguyễn Khải từng nói “đầy rẫy những biến động, những bất ngờ”. Với cái nhìn năng động của nhà văn, hiện thực hiện lên không phải là cái biết trước mà còn là cái chưa biết, cái khó biết, khó đoán biết, một hiện thực “chưa hoàn thành”. Đọc Sơn Nam, người đọc nhận thấy bên cạnh giọng điệu mộc mạc trữ tình kèm những chi tiết hài hước. Chất hóm hỉnh trong tác phẩm văn xuôi của ông rất đa dạng. Người dân Nam Bộ sống tình cảm, cởi mở, phóng khoáng nên cách nói của họ giàu sắc thái biểu cảm và đậm chất hài hước. Nếu so sánh lối hài hước của Bắc Bộ thâm thuý sâu cay thì giọng điệu hóm hỉnh miền Nam nhẹ nhàng hơn, không phải mỉa mai, châm biếm mà là có chút tinh nghịch, dí dỏm. Văn Sơn Nam cũng vậy, chất hài hước trong tác phẩm của ông vừa dí dỏm thông minh vừa thể hiện được chất phóng khoáng của người Nam Bộ luôn vui vẻ, lạc quan hóm hỉnh mang đậm chất hài hước của Bác Ba Phi12.



12 Bác Ba Phi là một nhân vật trong văn học dân gian. Ông là nhân vật chính trong những câu chuyện kể về


Tuy nhiên, sau cái cười hài hước là những vấn đề nghiêm túc trong cuộc sống. Nhà văn mượn chất hài để chế diễu bản thân mình và chế diễu thói xấu của người khác hoặc để nói đến những vấn đề, tình huống nực cười của cuộc sống với cái nhìn thâm thúy và tinh tế. Trong truyện Bà vợ thứ mười, ông Hai Tước vì muốn giúp thằng Nậu lấy lại giấy nợ mà bà cai Tổng đã lừa nó để lấy mảnh đất hương hỏa nhà nó, ông đã giả vờ tàng hình rồi hiện hình, rồi chân thành và… hóm hỉnh ông nói “Bà cai tổng là con vợ bé… thứ mười của tao. (…). Mày cũng đừng dạy phép tàng hình cho bất cứ người nào khác. Để tao làm ăn… lúc về già” [14a; 69]. Có nhiều truyện nhà văn lấy những tình huống buồn cười trong cuộc sống để làm chất liệu cho tác phẩm như Cao khỉ U Minh, Hai Khị tự nhận mình là thợ săn khỉ và quảng cáo bán cao khỉ nhưng “Tới đời Hai Khị thì khỉ đã hết, thợ săn khỉ trở thành thợ... nói chuyện đời xưa giữa ban ngày” [14a; 169]. Những từ hoặc nhóm từ đặt ngay sau những dấu chấm lửng được tác giả sử dụng có dụng ý rò rệt tạo nên tính hài hước. Giọng điệu này giúp cho người đọc nhận thấy được sự thú vị trong văn xuôi nhà văn vùng đất mới. Đặc biệt thấy rò trong Hồi ký của nhà văn, trong một đoạn văn trong Ở Chiến khu 9, tác giả kể lại câu chuyện về những người bạn đồng chí hướng với mình với giọng điệu thật hóm hỉnh “Dương Tử Giang (...) Bị bắt giam ở Biên Hòa chung với Lý Văn Sâm, cả hai vượt ngục, anh bị giết, Lý Văn Sâm thoát được nhờ… Trời cứu” [13a; 233 – 234].

Những vấn đề “trái tai gai mắt” trong cuộc sống được tác giả dùng giọng điệu hài hước để phê phán một cách nhẹ nhàng nhưng thâm thúy. Trong Hình bóng cũ – một tác phẩm được nhiều nhà nghiên cứu cho là một tác phẩm hiện thực phê phán của xã hội bấy giờ. Tác giả kể lại chuyện vợ chồng Henri Nhan là kẻ cơ hội, đã dùng một tay bồi bút – thi sĩ Hoài Hương phục vụ cho mình trước và sau khi chế độ điền địa thay đổi. Trước thì viết sai sự thật về tiểu sử lão Henri Nhan, sau thì dùng ngòi bút viết ca ngợi đoàn Thi Ca Vũ Kịch “Hương sắc 65” dù thực tế không phải vậy. Trong


cuộc sống sinh hoạt thường ngày nhưng được cường điệu quá đáng (như rắn tát cá, chọi đá làm máy bay rơi, leo cây ớt té gãy chân...) và được trình bày một cách tự nhiên khiến người nghe hoàn toàn bất ngờ và bật cười. Ông là nhân vật cận đại nhất trong lịch sử kho tàng truyện trạng (nói dóc) của văn học Việt Nam.

Nhân vật nguyên mẫu của Bác Ba Phi là nghệ nhân Nguyễn Long Phi (1884-1964). Ông vốn là một nông dân tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, vốn có khiếu kể chuyện rất phong phú và đặc sắc, được nhiều người ưa thích. Ông sinh năm 1884 tại tỉnh Đồng Tháp, là con trai trưởng trong gia đình có năm anh em nên nếu gọi đúng phải là Hai Phi. Vì loạn lạc nên cả gia đình phải bỏ xứ đi và cuối cùng dừng chân, lập nghiệp ở tận vùng đất giáp biển Cà Mau. Năm đó Hai Phi chỉ mới được 10 tuổi. Vì gia đình quá nghèo nên từ nhỏ ông phải đi cày thuê để nuôi tám người em nhỏ. Khi 15 tuổi, mẹ ông qua đời, ông trở thành một lao động chính trong gia đình. Tuy cuộc sống cơ cực, ban ngày phải đi khẩn hoang, cày cuốc ruộng vườn, nhưng đến ban đêm, ông thường tham gia tụ họp đờn ca, và được bà con trong xóm mê tiếng ca và nể trọng tính tình vui vẻ, bộc trực, khẳng khái, đặc biệt là những câu chuyện kể và cách kể truyện lôi cuốn người nghe của ông.


đoạn cuối truyện, nhân vật “Tôi” đã bình luận một cách chua chát nhưng khôi hài “Chắc chắn bà Henri đang nở nụ cười hồn nhiên đầy vẻ yêu đời với đôi má lúm đồng tiền (...). Họ đã thiện chí giúp tôi về sinh kế, tại sao tôi chưa chịu cảm thông!” [12a ; 379]. Chất hài hước, hóm hỉnh trong tác phẩm nhờ sự thông minh và kiến thức phong phú của nhà văn. Khi tác giả kể chuyện với giọng văn thong thả, thỉnh thoảng nhà văn có những câu nhận xét châm biếm nhẹ nhàng chêm vào làm người đọc bật cười “nhưng là bổn phận, ngày vui của đông đảo đồng bào, chắc hẳn linh hồn ông Nguyễn Trung Trực cũng hả hê” [13a; 174].

Trong Ăn to xài lớn, Bà đầm Phô – Xi – Đông, Ngôi nhà mặt tiền, truyện ngắn của truyện ngắn, Xóm Bàu Láng, Bà Chúa Hòn... đều có những chi tiết hóm hỉnh bằng một giọng kể chân tình dân dã. Khi chìm đắm trong thế giới khô khan của tác giả, một trong những điều làm cho độc giả mỉm cười thư giãn chính là sự dẫn dắt của một giọng điệu kể chuyện vừa nôm na, dân dã vừa hài hước, hóm hỉnh sinh động. Nếu sự trào lộng, giễu đời giễu người tạo nên cái duyên thầm quyến rũ thì nét đằm thắm mộc mạc và thế giới nghệ thuật của nhà văn trở nên gần gũi với người đọc. Sơn Nam đã tạo nên một nét độc đáo của riêng ông.

4.2.4. Giọng điệu triết lý, suy ngẫm sâu xa

Giọng điệu triết lý suy ngẫm xuất phát từ quan niệm về sự phức tạp, bộn bề của cuộc sống. Để nhận chân được những giá trị đời sống buộc mỗi cá nhân nhà văn phải tìm tòi, suy nghĩ thông qua sự quan sát và chiêm nghiệm. Giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm thường đặt nhân vật trong những tình huống tâm lý để con người tự ý thức qua những trải nghiệm mà tự rút ra bài học, nhận ra chân giá trị của cuộc đời.

Nhà lý luận văn học Nguyễn Q. Thắng có một nhận xét sâu sắc về Sơn Nam “có người cho rằng Sơn Nam có một cái gì hời hợt về triết học và triết lý. (...). Những khi Sơn Nam bàn về nhân sinh, nói về hư vô, người ta chỉ có cảm tưởng gặp một nhà thơ quá chén, chếnh choáng” [17; 1217]. Tuy nhiên, giọng điệu suy nghiệm, triết lý thông qua mỗi câu chuyện thì “tỏ ra là một người hóm hỉnh sắc bén” [17; 1217]. “Nhà văn miệt vườn” nhìn nhận, đánh giá về số phận con người và cuộc sống cũng như sự xung đột nội tâm, những bi kịch nhân sinh của nhân vật mà nhà văn muốn biểu hiện thì thấm đẫm tính triết lý. Trong sáng tác Sơn Nam, mỗi khi sử dụng giọng điệu triết lý ông cũng dùng giọng điệu dân dã mộc mạc, chân tình sâu lắng để diễn đạt, do vậy, những ý tưởng sâu xa, cao đạo cũng trở nên gần gũi với người đọc bình dân. Những biểu hiện dằn vặt, xung đột tâm lý nhân vật không nhiều, nhưng những suy nghiệm triết lý có điều kiện thể hiện trong tác phẩm không những không hời hợt,


cạn cợt mà rất sâu sắc và tinh tế. Trong Hình bóng cũ, nhân vật Tư Hiếm vì thua cờ bạc, túng tiền bị mua chuộc phải làm người “lên xác” phục vụ cho ý đồ đen tối của Henri Nhan, nên cả đời bị dằn vặt, đau khổ, lúc nào cũng chờ bị trả giá, giọng văn trở nên day dứt trầm tư “Nếu gặp mặt anh xác nọ, thầy xử trí ra sao?/- Dạ, làm sao gặp được! với lại tôi đâu phải là người tá điền bị chủ Nhan giựt đất./- Xin lỗi thầy, tôi thí dụ như vậy kìa” [12a; 333]. Nhân vật Hai Tích (Một cuộc bể dâu) khi giúp đỡ thằng Kìm chôn cất người cha – người đàn ông bị chết trên đường khi hai cha con trên chiếc thuyền bập bềnh sông nước. Trước sự đau đớn, lo âu của thằng Kìm, ông đã dùng những từ ngữ, lời lẽ đẫm triết lý duyên phận của nhà Phật để an ủi “- Cháu đừng khóc. Trời định vậy. Ở đây ai cũng vậy; người có của, ai tới xứ này? Trách cha, trách mẹ, trách trời là thêm tội” [16a ; 17]. Giọng điệu triết lý, suy ngẫm có khi là sự trải nghiệm của con người về kinh nghiệm sống, nhân vật cô Hai trong Qua hiệu sách không hài lòng về vị khách chuyên “coi cọp”, cuối cùng cũng nhận thức được rằng mỗi sự việc xảy ra trong cuộc đời không chỉ như nó hiện hữu mà nó còn mang một ý nghĩa triết lý nào đó “Hiệu bán sách có thể là nơi ẩn náu cuối cùng cùng của nhân nghĩa, của tình người” [12a; 224].

Giọng điệu triết lý, tâm tình hoài niệm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc là giọng điệu quen thuộc trong sáng tác Sơn Nam. Chất triết lý có khi được đúc kết lại một cách cô đọng ở phần kết truyện, có khi được thể hiện trong lời nói nhân vật hay ngôn ngữ kể chuyện như trong Bốn cái ngu, Cây huê xà, Ngôi nhà mặt tiền, Bà chúa Hòn... Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa nhân sinh, bài học triết lý nào đó mà nhà văn muốn gửi gắm. Giọng điệu đa dạng của nhà văn chứng tỏ rằng Sơn Nam có một vốn sống và kiến thức phong phú, có khả năng di chuyển điểm nhìn trần thuật linh hoạt. Sơn Nam có thể sử dụng nhiều giọng điệu trong một tác phẩm theo ý đồ nghệ thuật nhưng giọng điệu chủ yếu trong toàn bộ hệ thống tác phẩm của Sơn Nam chính là giọng điệu dân dã và trữ tình sâu lắng.

Mỗi nhà văn có một giọng điệu riêng, từ đó hình thành phong cách trần thuật độc đáo của mình. Ngay từ Hương rừng Cà Mau cho đến những tác phẩm sau ngày đất nước thống nhất, nhà văn đều sử dụng giọng điệu một cách nhất quán. Từ giọng điệu đơn thanh sang giọng điệu đa thanh, văn xuôi Sơn Nam đã phản ánh cuộc sống phù hợp với qui luật của thời đại và có thể đi sâu vào những ngóc ngách tâm tư của cuộc sống và con người ở Nam Bộ, nhìn nhận vấn đề một cách tổng hòa ở nhiều bình diện của cuộc sống phức tạp, muôn màu muôn vẻ, những bi – hài, thiện – ác… đang diễn ra hàng ngày. Giọng điệu đan xen nhau đã tạo nên sự đa dạng và phong phú


trong sáng tác văn học nhà văn. Như vậy, giọng chủ âm của Sơn Nam là giọng điệu dân dã mộc mạc và trữ tình đằm thắm kết hợp với giọng điệu hài hước với triết lý suy tưởng tạo cho chất văn của Sơn Nam đặc sắc và có nhiều hương vị. Giọng điệu cũng là một yếu tố hình thành phong cách của Sơn Nam.

4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác Sơn Nam

Tìm hiểu ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học của là công việc không dễ dàng. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn, mỗi vùng miền có vị trí địa lý đặc trưng không thể không đề cập đến ngôn ngữ. Tài năng văn học thể hiện rò ở cách viết, ở khả năng khám phá, khai thác những khía cạnh tiềm ẩn, tinh tế của ngôn ngữ. Tiếp cận với tác phẩm văn học của Sơn Nam, tức là người đọc tiếp xúc với ngôn ngữ, qua ngôn ngữ tiếp cận với tư tưởng, tình cảm của tác giả trong bức tranh cuộc sống con người Nam Bộ trong tác phẩm.

Mỗi loại hình nghệ thuật có một phương tiện diễn đạt riêng biệt như màu sắc, đường nét là phương tiện biểu đạt của hội họa; hình, khối… là của điêu khắc; âm thanh, tiết tấu… của âm nhạc. Còn phương tiện diễn đạt của văn học chính là ngôn ngữ. Do vậy, văn học còn được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Trong giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Ferdinand de Saussure định nghĩa “Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu tạo thành một kho tàng lưu trữ trong tư duy của một cộng đồng người” [dẫn theo 61; 170]. Cùng với quan niệm đó, Từ điển thuật ngữ văn học giải thích khái niệm ngôn ngữ theo hai cấp độ. Ở nghĩa chung, khái quát thì ngôn ngữ là “hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt thông báo”. Còn ở nghĩa riêng, cụ thể thì ngôn ngữ là “hệ thống ngữ âm, những từ, những quy tắc kết hợp chung mà những người cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” [61; 666]. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khá thống nhất về các khái niệm ngôn ngữ. Trong loại hình văn học, ngôn ngữ là phương tiện làm nên tác phẩm văn học. Trong một tác phẩm văn học, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố cuối cùng thể hiện cá tính sáng tạo, tài năng cũng như phong cách nhà văn. Tìm hiểu phong cách tác giả, cần nghiên cứu ngôn từ của nhà văn đó sử dụng, theo M.B. Krapchenko thì ngôn từ “không phải chỉ như là những cơ sở đầu tiên của tác phẩm văn học mà là những hiện tượng phong cách” [97; 191]. Với tư cách là một hiện tượng của phong cách, ngôn ngữ thực hiện một chức năng phức tạp là tạo ra hệ thống giọng điệu của tác phẩm văn học. Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò rất lớn trong cá tính sáng tạo. Khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật tác giả không thể không nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật, điều này góp phần khẳng định tính cách độc đáo, riêng biệt của nhà văn đó.


Hiện nay, xung quanh vấn đề từ tiếng Việt tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, như đã xác định, ở luận án này chúng tôi không đi vào những vấn đề có tính lý luận về ngôn ngữ mà chỉ muốn qua tác phẩm của ông làm rò một số vấn đề từ ngữ và âm điệu ngôn ngữ người bình dân Nam Bộ. Sơn Nam đến với nghề văn bằng tài năng bẩm sinh, lòng yêu thích văn chương cùng với tinh thần tìm tòi, khổ luyện. Ông đi nhiều, đọc nhiều. Tất cả vốn sống được ông diễn tả bằng giọng điệu, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ. Khác với ngôn ngữ mộc mạc, chân chất nhưng cũ kỹ của Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh; ngôn ngữ tinh tế mượt mà và mang tính toàn dân của các nhà văn cùng thời như Mai Thảo, Lê Xuyên, Tạ Tỵ, Trùng Dương, Duyên Anh, Chu Tử…, ngôn ngữ trong văn xuôi Sơn Nam là ngôn ngữ của một vùng miền, thiên về ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ gắn với khẩu ngữ cũng là nét gần gũi với cách hành văn của Bình Nguyên Lộc khi sáng tác hướng đến đại chúng. Nó chân chất, trong sáng, ngọt ngào nhưng vô cùng giản dị đồng thời diễn tả được sự phóng khoáng, ngang tàng của người Nam Bộ. Không nặng sự trau chuốt, mượt mà nhưng có chọn lựa, tinh lọc. Cái khác biệt của Sơn Nam là ở số lượng, ở độ phổ biến, sự đi lặp lại với tần suất cao của chúng. Chúng không chỉ xuất hiện trong hoạt động nói năng nhân vật mà còn với cả trong ngôn ngữ tường thuật, ngôn ngữ người kể chuyện. Vì thế, bao trùm trong tác phẩm là ngôn ngữ và giọng điệu Nam Bộ.

Sự xuất hiện dày đặc các từ ngữ địa phương trong tác phẩm khiến nhiều ý kiến cho rằng chúng xa lạ, khó thích ứng với một số độc giả vốn quen với khẩu vị văn chương của các vùng miền khác trên đất nước. Tuy nhiên, đây chính là dụng ý có định hướng của Sơn Nam, nhà văn quan niệm để có được những tác phẩm sinh động về một vùng đất, không gì bằng là dùng ngay chất liệu ngôn từ của chính địa phương đó phản ánh. Chính vì điều này, giọng điệu Sơn Nam đã là một hiện tượng độc nhất trong trong dòng văn học miền Nam bấy giờ và nó có ảnh hưởng đến các nhà văn sau này ở Nam Bộ, đặc biệt gần đây nhất là giọng văn của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư.

Có thể nói rằng định hướng này Sơn Nam đã tạo nên cho bản thân một phong cách nghệ thuật độc đáo riêng biệt trong dòng văn học miền Nam cũng như nền văn học nước nhà.

4.3.1. Ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày mộc mạc, dung dị đời thường

Ngôn ngữ của đời sống sinh hoạt hàng ngày trong sáng tác Sơn Nam vô cùng phong phú, đa dạng nhưng cũng vô cùng phức tạp. Khi trở thành nhà biên khảo, nhà văn, ông sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày đưa vào tác phẩm mà có lẽ không có ngôn ngữ văn chương bác học nào có thể thay thế được. Nó ít có sự trau chuốt về câu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022