(3) Về giải pháp: Dựa trên định hướng phát triển các CTTC trực thuộc NHTM và hoạt động TDTD của các công ty này, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, những bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển TDTD, tác giả luận án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc đang hoạt động trên thị trường và các CTTC trực thuộc chuẩn bị gia nhập thị trường trong thời gian tới. Một giải pháp chính được tác giả tập trung phân tích, luận giải là: nhóm giải pháp chuyển dịch số (sản phẩm, kênh phân phối), nhóm giải pháp hoàn thiện năng lực quản lý chất lượng TDTD (hoàn thiện công tác thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng, quản trị dữ liệu khách hàng) và nhóm giải pháp bảo vệ bảo vệ uy tín và thương hiệu của CTTC trực thuộc và NHTM.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố, danh mục các tài liệu tham khảo, các phụ lục, Luận án gồm có 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại.
Chương 3: Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 1
- Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 2
- Kết Luận Rút Ra Từ Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu
- Tín Dụng Tiêu Dùng Của Các Công Ty Tài Chính Trực Thuộc Ngân Hàng Thương Mại
- Phân Loại Tín Dụng Tiêu Dùng Của Các Công Ty Tài Chính Trực Thuộc Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các nghiên cứu về tín dụng tiêu dùng
- Tác giả Gottfried Haberler (1942) đã nghiên cứu về tín dụng trả góp trong đề tài “Consumer Installement Credit and Econimic Fluctuations -Tín dụng tiêu dùng trả góp và biến động kinh tế”, phân chia tín dụng trả góp thành tín dụng tiền mặt và tín dụng mua hàng. Tín dụng tiền mặt hay tín dụng trực tiếp trong đó người đi vay sẽ nhận được tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản từ người cho vay để chi tiêu vào nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Tín dụng mua hàng hay tín dụng gián tiếp trong đó người cho vay sẽ giải ngân gián tiếp vào tài khoản của người bán hàng và người đi vay sẽ nhận được hàng hóa từ người bán hàng. So với tín dụng tiền mặt thì tín dụng mua hàng có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn nhờ các nguyên nhân: hoạt động tín dụng gắn liền với hoạt động mua hàng đã thúc đẩy tổ chức cho vay gắn kết với trung gian phân phối sản phẩm để tạo điều kiện cho khách hàng có thể mua hàng được dễ dàng thông qua các khoản vay được cấp nhanh chóng và thuận tiện. Khách hàng thường ra quyết định vay nhanh chóng nhờ sự tham gia kịp thời của bên cho vay trong quá trình mua hàng. Các chương trình xúc tiến bán hàng do chính trung gian phân phối triển khai kèm theo chương trình ưu đãi về lãi suất, tặng quà và hoàn tiền... cũng là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy tín dụng hàng hóa. Ban đầu, các khoản cho vay được cung cấp bởi chính các trung gian phân phối sản phẩm với quy mô nhỏ. Nhờ sự tham gia mạnh mẽ của các TCTD và phi tín dụng như NHTM, CTTC đã góp phần thúc đẩy tiêu dùng, dẫn tới tín dụng mua hàng có sự tăng trưởng nhanh chóng.
- Theo tác giả Gloria M.Soto (2009) trong nghiên cứu “Study on the application of the annual percentage rate of charge for consumer credit agreements - Nghiên cứu về việc áp dụng tỷ lệ phần trăm phí hàng năm cho các hợp đồng tín dụng tiêu dùng”, có hai loại hình TDTD cơ bản được sử dụng bao gồm tín dụng trả góp và tín dụng tuần hoàn (xoay vòng). Theo tác giả, tín dụng trả góp là phương thức cấp tín dụng trong đó số nợ gốc được chia ra làm nhiều kỳ để trả nợ chứ không trả hết một lần. Gốc có thể được chia đều để trả trong các phân kỳ trả nợ trong suốt thời gian vay vốn hoặc có thể trả nhiều hơn hoặc ít hơn trong các phân kỳ trả nợ tùy thuộc vào năng lực trả nợ của khách hàng và chấp nhận của tổ chức tín dụng. Gốc và lãi được khách hàng thanh toán định kỳ với thời gian thanh toán được thỏa thuận giữa tổ chức tín
dụng và khách hàng vay vốn. Hình thức TDTD trả góp thường được tổ chức cho vay cung ứng cho khách hàng như cho vay tiền mặt, cho vay mua hàng, các hình thức thuê mua có phương thức trả gốc và lãi đề cập ở trên. Tín dụng tuần hoàn là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng theo hạn mức tín dụng, người vay có thể sử dụng tối đa số tiền trong hạn mức đã được phê duyệt. Hình thức tín dụng này khác biệt với tín dụng trả góp ở phương thức sử dụng khoản vay và trả nợ, cụ thể: người vay có thể giải ngân nhiều lần miễn là số tiền giải ngân mới và dư nợ tín dụng đang không vượt quá hạn mức tín dụng. Khách hàng được phép trả nợ khoản vay tại bất cứ thời điểm nào trong thời gian của hạn mức tín dụng mà không chịu lãi suất phạt trả nợ trước hạn. Các sản phẩm chủ yếu được các tổ chức tín dụng và phi tín dụng cung ứng theo loại hình tín dụng này là thẻ tín dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc điểm sản phẩm TDTD theo từng loại hình TDTD trên thị trường và các rủi ro gắn liền với TDTD. Nghiên cứu có giá trị khoa học để tham khảo về các loại hình TDTD, các sản phẩm TDTD, đặc trưng của TDTD khi thực hiện nghiên cứu luận án.
- PWC (2014), nghiên cứu “Personal Loan market in Poland -Thị trường cho vay cá nhân Ba Lan” tập trung vào việc nghiên cứu hoạt động của các CTTC tiêu dùng tại Ba Lan. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, hoạt động TDTD có vai trò quan trọng trong việc tạo ra công cụ tài chính tiếp cận nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các KHCN trong khi các NHTM tại Ba Lan còn đang hạn chế về mặt hoạt động và các sản phẩm tín dụng cá nhân. Trong nghiên cứu, PWC thực hiện sự phân tích đa dạng nhiều loại hình CTTC đang hoạt động tại Ba Lan để có các kết luận chính xác và đánh giá được tác động của các yếu tố bên ngoài đến các nhóm CTTC này, đặc biệt là yếu tố môi trường pháp lý.
- Ralph A. Young and Cộng sự (2018), nhóm tác giả đã chỉ ra trong nghiên cứu “Personal Finance Companies and Their Credit Practices -Công ty tài chính cá nhân và thực tiễn hoạt động tín dụng” rằng hoạt động cho vay tiêu dùng trả góp thường tập trung vào hai nhóm cho vay tiền mặt và cho vay tài trợ mua hàng. Mặc dù đa phần việc cho vay tiền mặt đều dẫn tới người vay chi trả cho một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó và có liên hệ mật thiết với cho vay tài trợ mua hàng nhưng cần phải phân biệt rõ hai hình thức cho vay này và xây dựng các cơ sở luật để quy định rõ hoạt động cho vay của các CTTC tiêu dùng đối với 2 nhóm cho vay này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc trưng của loại hình TDTD của CTTC so với các tổ chức tín dụng ở một số khía cạnh: khoản vay có giá trị nhỏ, lãi suất cho vay cao so với NHTM, khách hàng chủ yếu là cá nhân và có mức thu nhập trung bình trong xã hội, nội dung vay vốn để thanh toán các khoản mua hàng hóa dịch vụ như nội thất, đồ
gia dụng, đồ điện máy, phương tiện đi lại và các chi tiêu phục vụ đời sống tinh thần như du lịch, y tế, giáo dục…
1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển tín dụng tiêu dùng
- Luisa Anderloni (2010), “The Profitability of the Consumer Credit Industry: Evidence from Europe -Lợi nhuận của ngành tín dụng tiêu dùng: Minh chứng từ các nước Châu Âu”. Bài viết tập trung vào lợi nhuận của ngành TDTD ở châu Âu. Sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính của các công ty TDTD, nghiên cứu thực hiện điều tra ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù của thị trường và cụ thể đến lợi nhuận của một mẫu các công ty TDTD của Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha trong giai đoạn 2005-2007. Kết quả nhấn mạnh rằng, trong số các yếu tố quyết định ở cấp độ doanh nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ trong việc cho vay đối với các hộ gia đình là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận. Liên quan đến các yếu tố đặc thù của thị trường, lợi nhuận của các công ty TDTD bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mô của thị trường và được xác định tiêu cực bởi mức độ gánh nặng nợ của hộ gia đình.
- Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Thực (2014) “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank”. Theo nghiên cứu của tác giả, hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế cạnh tranh sẵn có. Phát triển cho vay tiêu dùng sẽ giúp Agribank khai thác hết tiềm năng nhằm ở rộng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Trong phần cơ sở lý luận về phát triển cho vay tiêu dùng, tác giả cho rằng “phát triển cho vay tiêu dùng được hiểu là gia tăng cả về quy mô và chất lượng khoản vay”. Tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng của Agribank trong giai đoạn 2011-2013 về mặt lượng và chất như tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay, tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng, tỷ lệ nợ xấu. Kết hợp cơ sở lý thuyết và đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng của Agribank, tác giả đã đánh giá các nguyên nhân của hạn chế, đồng thời đề xuất giải pháp để phát triển cho vay tiêu dùng của Agribank trong giai đoạn tiếp theo. Tuy công trình chưa đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển TDTD dưới góc độ CTTC và đối tượng khách hàng dưới chuẩn nhưng có giá trị tham khảo về phương thức phát triển TDTD về mặt lượng và chất.
- Sharron Worton and Asssociates (2014), trong nghiên cứu “Consumer credit research: low income consumers - Nghiên cứu tín dụng tiêu dùng: người tiêu dùng thu nhập thấp” đã chỉ ra người tiêu dùng có thu nhập thấp đặc biệt dễ bị nợ nần do tình trạng tài chính hộ gia đình và hiểu biết hạn chế đối với các sản phẩm tài chính. Điều này đã được thúc đẩy bởi nhiều nhân tố xuất phát từ chính người tiêu dùng như áp lực trả nợ lên ngân sách gia đình, thiếu kinh nghiệm về tài chính cá nhân, thiếu nhận thức
về nghĩa vụ thanh toán. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cần thiết để thực hiện cho vay các đối tượng khách hàng an toàn, hiệu quả.
- Tác giả Nguyễn Thùy Chi (2014), trong đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại CTTC tài chính Dệt may”, tác giả đã tập trung nghiên cứu về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân, dấu hiệu và các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các CTTC. Đồng thời công trình đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về CTTC và các nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng tại CTTC, trên cơ sở đó đưa ra các mô hình quản trị rủi ro và điều kiện áp dụng. Công trình cũng phân tích khá rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn tín dụng ở các CTTC, đó là môi trường kinh tế, chính sách tín dụng, lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất, năng lực kinh doanh của khách hàng và định hướng quản lý rủi ro của CTTC. Nghiên cứu chưa đi sâu làm rõ được mức độ chấp nhận rủi ro tín dụng của các CTTC và mô hình quản trị rủi ro phù hợp với năng lực và từng loại hình CTTC tại Việt Nam.
- Tác giả Nguyễn Hồng Thảo (2014) với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng CTTC Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)”, cho rằng biểu hiện quan trọng nhất tình hình rủi ro tín dụng của của TCTD nói chung và của PVFC nói riêng là chất lượng tín dụng. Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Tổng CTTC Cổ phần Dầu khí Việt Nam, nghiên cứu nêu lên được những dấu hiệu để sớm nhận biết các khoản vay có vấn đề, tìm ra các nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi. Bên cạnh việc tìm các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thì tác giả cũng đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng của PVFC để tìm ra được giải pháp khắc phục. Nhìn chung, tác giả mới tập trung nghiên cứu về các nguyên nhân và các nhân tố tác động chính yếu tới quản trị rủi ro tín dụng PVFC, chưa có sự nghiên cứu sâu để lượng hóa được rủi ro và chưa đề xuất được mô hình quản trị rủi ro hiệu quả cho các CTTC ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phùng Việt Hà (2015) “Phát triển dịch vụ tín dụng tại công ty tài chính ở Việt Nam”. Luận án đã khái quát được những lý luận cơ bản về công ty tài chính, tín dụng và dịch vụ tín dụng của CTTC, phát triển dịch vụ tín dụng của CTTC: khái niệm, phân loại CTTC, các hoạt động chính, các dịch vụ tín dụng, đặc điểm dịch vụ của CTTC. Trong lý luận về phát triển dịch vụ tín dụng của CTTC, phương thức phát triển dịch vụ tín dụng được thể hiện qua các nội dung phát triển về dịch vụ mới, thị trường mới về mặt địa lý và khách hàng. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ tín dụng của CTTC được thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng (số lượng dịch vụ và kênh phân phối, sự gia tăng thị phần tín dụng, tốc độ tăng trưởng dư nợ dịch vụ tín dụng, chỉ tiêu cơ cấu tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, mức độ an toàn vốn, tỷ
trọng thu nhập lãi thuần, tốc độ tăng trưởng lãi thuần). Các nhân tố ảnh hưởng từ nội tại CTTC và bên ngoài như khách hàng, môi trường kinh doanh…được xác lập đầy đủ nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố này tới phát triển dịch vụ tín dụng của CTTC. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ tín dụng tại các CTTC trực thuộc TĐKT trên thế giới đã được phân tích, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng cho Việt Nam. Thông qua đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng của các CTTC giai đoạn nghiên cứu 2010-2013 (nghiên cứu điển hình tại 05 CTTC ở Việt Nam trong đó có 4 CTTC thuộc TĐKT và 01 CTTC 100% vốn nước ngoài), tác giả đã khẳng định bên cạnh thành công thu được, hoạt động phát triển dịch vụ của CTTC còn nhiều hạn chế ở khía cạnh chất lượng dịch vụ, cơ cấu danh mục dịch vụ tín dụng chưa hợp lý do các CTTC tập trung tài trợ lĩnh vực có rủi ro cao, an toàn của hoạt động phát triển dịch vụ tín dụng không được đảm bảo… Trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân kết hợp với kinh nghiệm phát triển dịch vụ tín dụng của CTTC trên thế giới, phân tích SWOT, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tín dụng của các CTTC ở Việt Nam, bao gồm cá nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách tín dụng, nguồn vốn, công tác quản trị rủi ro, giải pháp tổ chức quản lý phát triển thị trường và giải pháp về tổ chức quản lý kênh phân phối. Tuy luận án chưa đi sâu nghiên cứu về TDTD và phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc, nhưng NCS có thể tham khảo để tiếp tục nghiên cứu phát triển lý luận về nội hàm của sự phát triển TDTD, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hương Lan (2015) về “Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam”. Luận án đã tổng kết được cơ sở lý luận về CTTC, mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của CTTC. Mô hình tổ chức của CTTC được áp dụng phổ biến bao gồm: mô hình tổ chức theo bộ phận chức năng độc lập, mô hình tổ chức theo sản phẩm-khách hàng-địa bàn, mô hình tổ chức theo ma trận. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của CTTC bao gồm các nhân tố khách quan (Chính trị, luật pháp; Văn hoá, xã hội; Công nghệ, kỹ thuật; Kinh tế; Điều kiện tự nhiên; Cơ sở hạ tầng; Quan hệ kinh tế). Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả của CTTC bao gồm nhóm chỉ tiêu từ báo cáo kết quả kinh doanh (Thu nhập lãi thuần, Chi phí hoạt động, Tổng thu nhập trước thuế, Tổng lợi nhuận sau thuế), nhóm chỉ tiêu từ bảng cân đối kế toán, nhóm chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn (EPS, BVPS, ROEE, ROAE), nhóm chỉ tiêu phản ánh giới hạn an toàn đối với TCTD (CAR, Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn). Công trình đã tổng hợp kinh nghiệm từ các CTTC trên thế giới như CTTC thuộc tập đoàn Samsung, CTTC GM Acceptance, CTTC Quốc tế Sony. Tuy nhiên các kinh
nghiệm không làm rõ được mô hình tổ chức mà các CTTC này đang triển khai. Khi đi sâu nghiên cứu thực trạng của CTTC tại Việt Nam, tác giả đã đánh giá tổng quan các loại hình CTTC bao gồm Công ty TNHH MTV, CTTC TNHH hai thành viên trở lên và CTTC cổ phần. Tác giả khẳng định các CTTC đều có mô hình tổ chức khá giống nhau gồm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ chia thành hai nhóm Khối kinh doanh và Khối quản lý. Tác giả đã kết luận một số hạn chế chính như năng lực cung cấp dịch vụ của CTTC nói chung còn hạn chế, tỷ lệ an toàn vốn không được đảm bảo, vốn chủ sở hữu thâm hụt, nợ xấu và trích lập dự phòng lớn... Theo quan điểm của tác giả mô hình CTTC trực thuộc tập đoàn/tổng công ty không phù hợp với điều kiện Việt Nam, và đề xuất mô hình mô hình hợp nhất/sáp nhập với NHTM là giải pháp phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chưa đi sâu làm rõ cơ sở lý luận và tính khả thi khi triển khai mô hình CTTC do NHTM sở hữu trong giai đoạn tiếp theo, các đề xuất đang lấy căn cứ từ đề án của các NHTM về việc mua lại CTTC. Nghiên cứu này là tài liệu tham khảo hữu ích về loại hình CTTC, mô hình tổ chức, tiêu chí đánh giá hiệu quả và nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của CTTC. Ngoài ra, các đề xuất của tác giả về việc NHTM mua lại CTTC sẽ được nhìn nhận khách quan thông qua kết quả nghiên cứu về phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM trong luận án này.
- Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2015) “Bản chất và xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động cho vay tiêu dùng”. Xu hướng cho vay tiêu dùng là xu thế tất yếu và đã được chứng minh tại các quốc gia đã phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp… Do vậy, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng và trở thành một trong các tiền đề quan trọng phát triển thị trường cho vay tiêu dùng trong nước. Tác giả đã làm rõ được đặc trưng của hoạt động cho vay tiêu dùng với các hoạt động cho vay khác đang được các tổ chức tín dụng cung ứng tới khách hàng. Hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng bền vững bao gồm các tiêu chí về quy mô và tiêu chí về chất lượng kết hợp với hiệu quả. Để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng được bền vững, an toàn và có hiệu quả, cần ban hành khung pháp lý về hoạt động cho vay tiêu dùng đầy đủ. Nghiên cứu của tác giả đang đề cập chung tới cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, chưa làm rõ khác biệt giữa cho vay tiêu dùng của NHTM và CTTC. Nghiên cứu này là tài liệu tham khảo về các phương thức phát triển và chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.
- PWC (2015), nghiên cứu “Consumer lending, undertanding the empowered borrower - Cho vay tiêu dùng, thấu hiểu người đi vay” được thực hiện với đối tượng nghiên cứu là sự kỳ vọng của người tiêu dùng đối với các khoản vay tiêu dùng và chỉ
ra rằng kỳ vọng của người đi vay bị định hình bởi sự phát triển của công nghệ. Nghiên cứu cho thấy đang có nhiều đối thủ gia nhập thị trường TDTD với công nghệ tốt hơn bao gồm ứng dụng điện thoại di động và công cụ quản lý tài chính cá nhân, đơn giản hóa quy trình cho vay và cung cấp trải nghiệm cho vay nhanh chóng mà khách hàng mong muốn. Để đi trước, người cho vay cần phải thay đổi thích nghi với kỳ vọng của khách hàng và xu hướng công nghệ mới trước khi các người cho vay mới xuất hiện.
- PWC (2015), “Getting a bang for your digital buck -Chuyển đổi công nghệ số của bạn”. Nghiên cứu này cho thấy, nhiều tổ chức cho vay tiêu dùng đã đầu tư đáng kể vào các sáng kiến chuyển đổi công nghệ và kỹ thuật số - cả bên trong và bên ngoài, nhưng rất ít người đã xoay sở để phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững, lâu dài từ các khoản đầu tư này. Nghiên cứu đề xuất khung chiến lược cho vay nền tảng số nhằm giúp tổ chức cho vay tiêu dùng có sự chuyển đổi số thành công.
- PWC (2015), trong nghiên cứu “Banking the under-banked: the growing demand for near - prime credit - Cho vay dưới chuẩn: nhu cầu cho vay dưới chuẩn ngày càng tăng” đề cập tới khái niệm khách hàng dưới chuẩn, các tổ chức cho vay đối tượng khách hàng dưới chuẩn. Rủi ro mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh nếu không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, nền tảng công nghệ giúp tăng mức độ thành công của tổ chức cho vay.
- Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thái Hà (2017) về “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân đội”, tác giả cho rằng “Mở rộng cho vay tiêu dùng là sự tăng thêm về dư nợ, tăng thêm về doanh số, tạo ra sự tăng trưởng về mặt quy mô, số lượng khách hàng, số lượng sản phẩm cho vay cũng như chất lượng cho vay tiêu dùng”. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả mở rộng cho vay tiêu dùng bao gồm các chỉ tiêu đánh giá mở rộng về mặt quy mô cho vay tiêu dùng (doanh số cho vay tiêu dùng, dư nợ cho vay tiêu dùng, số lượng món vay và khách hàng vay, số lượng sản phẩm) và chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng (Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, thu lãi từ cho vay tiêu dùng). Tuy công trình nghiên cứu về phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM nhưng có ý nghĩa tham khảo về phương thức phát triển và một số chỉ tiêu đánh giá phát triển TDTD.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Nga (2017) “Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của các NHTM trong bối cảnh Việt Nam bên cạnh khung lý luận cơ bản về NHTM, rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh. Về mặt thực tiễn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM theo nhiều phương