Nhóm Giải Pháp Hoàn Thiện Năng Lực Quản Lý Chất Lượng Tdtd



bán các sản phẩm TDTD của mình cho các đối tượng KHCN của NHTM bao gồm:

Các KHCN trả lương qua ngân hàng có điểm XHTD tốt nhưng có nhu cầu vay các món vay tiền mặt tín chấp với giá trị vay nhỏ mà NHTM không có sản phẩm cho vay như vay trả tiền điện, tiền vé máy bay, tiền đi du lịch…

Các KHCN có mở tài khoản tại NHTM, không trả lương qua ngân hàng và không đủ điều kiện vay tại NHTM nhưng có nhu cầu vay tiêu dùng

Nhóm KHCN không đủ điều kiện vay NHTM nhưng đang là công nhân làm trong các doanh nghiệp có quan hệ thân thiết với NHTM.

Phương thức phân phối qua NHTM mẹ có thể bao gồm 2 phương thức sau: i) Phương thức phân phối truyền thống: CTTC trực thuộc đặt POS tại tất cả các CN/PGD của NHTM mẹ trên toàn quốc. ii) Phương thức phân phối online: CTTC trực thuộc bán hàng qua APP KHCN của NHTM mẹ, trong đó, KHCN có sử dụng APP KHCN của NHTM thường xuyên nhận được quảng cáo về các sản phẩm cho vay từ APP NHTM, vào APP NHTM để lựa chọn sản phẩm cho vay được kết nối trực tiếp sang website hoặc landing page của CTTC để tiến hành thủ tục vay vốn, nhờ thông tin và giấy tờ tùy thân có sẵn từ NHTM mẹ, CTTC triển khai phê duyệt tự động và giải ngân trực tiếp vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thông qua thẻ tín dụng được NHTM mẹ cung cấp dịch vụ phát hành hộ có thu phí. Việc khai thác kênh phân phối qua NHTM mẹ là tiền đề giúp CTTC trực thuộc có thể nhanh chóng phát triển mạng lưới và tạo sự cạnh tranh ngay từ giai đoạn phát triển đầu tiên.

- Đối với các kênh phân phối hiện đại: với tỷ lệ trên 80% người dùng điện thoại di động tại Việt Nam có kết nối với internet và chiếm hơn 50% dân số, các CTTC cần phải nắm bắt được xu hướng một bộ phận người dùng và chính là các khách hàng tiềm năng của CTTC sẽ mong muốn sử dụng các sản phẩm tiêu dùng trên nền tảng số trong giai đoạn 2020-2025/30 để triển khai bán hàng trên các kênh số như App mobile, Zalo, Facebook, Website, Chatbox…. Các kênh số hiện đại ngày càng trở nên chiếm ưu thế trong việc tạo ra kết nối giữa công ty và người tiêu dùng, đặc biệt đối với giới trẻ, được sử dụng nhằm tạo ra các kênh phân phối đa chiều, hiệu quả và tạo được sự thuận tiện cho khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ của CTTC mọi lúc mọi nơi. Các khách hàng bận rộn thay vì phải đến các POS vào ban ngày, có thể sử dụng website, điện thoại di động và truy cập các trang xã hội như Facebook, Zalo, Chatbot… để được tư vấn và đăng ký sử dụng dịch vụ. Các kênh phân phối hiện đại này đem lại cho KHCN sự thoải mái, tiện dụng và việc tiếp cận không giới hạn với các sản phẩm dịch vụ mà CTTC quảng bá.Việc triển khai nghiên cứu sớm các kênh phân phối hiện đại sẽ giúp



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

CTTC đưa ra các quyết định đầu tư hạ tầng và giải pháp công nghệ phù hợp, tránh việc đầu tư sai lầm vào các hạ tầng có chi phí rẻ nhưng khả năng kết nối với các module sản phẩm độc lập không cao, tốn nhiều nguồn lực trong tương lai để hoàn hiện hạ tầng. Nhìn chung, các kênh phân phối hiện đại góp phần giúp các CTTC hoạt động với mục tiêu giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

Giải pháp đối với các CTTC trực thuộc có thị phần sản phẩm TDTD cơ bản lớn, tập trung vào sản phẩm cho vay tiền mặt, đã triển khai thành công một vài sản phẩm cho vay số, kênh phân phối đa dạng

Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 19

Đối với các CTTC trực thuộc có thị phần chiếm hơn 10% tổng dư nợ CTTC cho từng sản phẩm TDTD cơ bản ngoài việc nghiên cứu các giải pháp chung đề xuất ở trên cho các CTTC trực thuộc, có thể nghiên cứu triển khai thêm các giải pháp sau:

- Đối với kênh phân phối qua POS: nghiên cứu các giải pháp sau để hoàn thiện được kênh phân phối có hiệu quả và tạo mối quan hệ vững chắc với các đối tác đang đặt POS, cụ thể như sau:

+ Cần rà soát định kỳ và đột xuất toàn bộ các POS đang có, đánh giá chi phí phát sinh từ các POS và so sánh với hiệu quả thu được từ các điểm bán nằm, từ đó quyết định: i) cắt bỏ các POS không đạt KPI và có chi phí phát sinh cao hơn 30% so với bình quân chi phí/điểm bán nhưng lại không đảm bảo dư nợ tối thiểu/điểm bán hoặc không đảm bảo lợi nhuận tối thiểu/điểm bán, ii) duy trì và thiết lập thời gian thử thách, hỗ trợ điểm bán với các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng kết hợp với các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ như công tác chăm sóc khách hàng sau bán, nâng cao mức độ chuyên nghiệp của nhân viên điểm bán…

+ Có chiến lược giảm bớt sự phụ thuộc vào các điểm bán đặt tại các đối tác không thiện chí hoặc đang có xu hướng đòi hỏi phí thuê mặt bằng cao hơn và các chính sách áp dụng với nhiều điều kiện bất lợi cho CTTC, cần sàng lọc sớm các đối tác này và chuẩn bị sẵn sàng phương án loại bỏ quan hệ vì vấn đề chi phí và thay thế bằng đối tác khác hoặc các kênh phân phối khác có hiệu quả hơn.

- Đối với kênh bán hàng hiện đại: cần tập trung phân phối các sản phẩm chiến lược qua điện thoại di động, website và các mạng xã hội, theo các chiến lược sau:

+ Chiến lược giữ vững vị trí tiên phong về triển khai các kênh phân phối hiện đại đặc biệt là APP điện thoại di động. Trên thực tế, có rất nhiều CTTC đều đang có xu hướng và bắt đầu triển khai kênh bán hàng này trong giai đoạn 2020-2025, việc giữ vị trí tiên phong giúp tạo tập khách hàng đa dạng và trung thành sớm nhất so với đối thủ cạnh tranh.



+ Chiến lược chiếm thị phần kênh phân phối online và nâng tỷ trọng ví tiền từ kênh phân phối online: đây cũng là một trong các chiến lược giảm bớt sự phụ thuộc vào POS thông qua các chương trình thúc đẩy bán hàng trên kênh như hoàn tiền cho vay, lãi suất ưu đãi, tặng voucher du lịch, tặng sản phẩm điện tử… nhằm thu hút tối đa các khách hàng trẻ ưa công nghệ, đi đầu trong việc tạo sự chuyển dịch về nhận thức người dùng, từ đó tăng tỷ lệ trung thành từ khách hàng số. CTTC cần xây dựng ngân sách hàng năm để triển khai mô hình bán hàng mới và chuyển dịch thu nhập dần từ kênh bán hàng truyền thống sang kênh số, tăng hiệu quả hoạt động nhờ cắt giảm được chi phí điểm bán và chi phí vận hành sản phẩm truyền thống.

Giải pháp đối với các CTTC trực thuộc có thế mạnh về sản phẩm cho vay mua hàng nhờ hệ thống POS lớn và hệ sinh thái khách hàng tiềm năng

- Giải pháp quản trị và phát triển kênh bán hàng qua POS: tiếp tục duy trì các điểm bán sinh lời và tạo ra lợi nhuận mục tiêu cho CTTC, loại bỏ các điểm bán không đạt mục tiêu về quy mô và hiệu quả. Với số lượng POS lớn, CTTC đang có lợi thế để thanh lọc bớt các điểm bán không hiệu quả mà không làm ảnh hưởng lớn tới quy mô hoạt động. Do các POS tăng sẽ dẫn tới tăng chi phí vận hành và chi phí mặt bằng nên CTTC cần cân nhắc và đánh giá tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận với tỷ lệ tăng trưởng POS hàng năm. Nếu các tỷ lệ này có sự tương đồng thì tiếp tục tìm kiếm đối tác mới để thiết lập điểm bán hoặc tăng số lượng điểm bán theo quy mô cửa hàng của đối tác. Kênh bán hàng trực tiếp sẽ vẫn là kênh tạo ra lợi nhuận tốt nhất phù hợp với năng lực của CTTC trong giai đoạn này.

- Giải pháp kết hợp POS truyền thống với kênh bán hàng hiện đại: Do mô hình kinh doanh có sự khác biệt với hoạt động cho vay tiền mặt là tập trung vào cho vay trả góp, CTTC không nên áp dụng chiến lược tiên phong và chiến lược bao phủ đối với các sản phẩm cho vay online trên điện thoại di động mà nên dựa vào lợi thế mạng lưới đối tác rộng khắp là các đại lý bán xe, các trung tâm thương mại, các trung tâm điện máy….để lựa chọn sản phẩm sử dụng kênh số phù hợp, “Navigator Shopping” là một giải pháp mà CTTC có thể tham khảo dựa trên thực tiễn triển khai chương trình “Auto Navigator” rất thành công của Công ty Tài chính Capital One, Mỹ trong nhiều năm qua để phát triển sản phẩm trên kênh hỗn hợp bao gồm: kênh bán hàng hiện đại và POS truyền thống dựa trên lợi thế cạnh tranh của CTTC. Quy trình vay vốn của chương trình Navigator Shopping như sau: khách hàng lựa chọn sản phẩm trả góp của CTTC qua website/mobile, chọn hàng trực tiếp có đầy đủ thông tin và giá bán trên website/mobile, cung cấp chứng minh thu nhập (nếu có) và giấy tờ tùy thân sử dụng công nghệ AI và OCR, hệ thống tự động phê duyệt và gửi email về số tiền cho vay với



lãi suất cho vay về địa chỉ khách hàng đã đăng ký, khách hàng có nhu cầu mua hàng hóa thực sự sẽ đem xác nhận cho vay của CTTC tới các địa điểm mua hàng, cung cấp xác nhận cho vay, giấy tờ tùy thân và điền vào đơn xin vay, do đã có quá trình thẩm định từ trước, nhân viên của CTTC tại điểm bán chỉ cần đối chiếu thông tin nhận được từ khách hàng và thông tin trên hệ thống để hoàn thành bước cho vay với thời gian không quá 5 phút. Chương trình này nhắm vào các đối tượng khách hàng có nhu cầu mua trả góp, đang trong quá trình thay đổi tư duy từ “hành động phải đến xem sản phẩm rồi mới quyết định mua và đi tìm hiểu chính sách cho vay của CTTC” sang “hành động tìm kiếm các sản phẩm mình ưa thích trên internet trước khi có thời gian rảnh rồi tìm hiểu chính sách vay vốn và lãi suất vay vốn mà CTTC chào rồi mới tới xem sản phẩm trực tiếp”, thậm chí khách hàng có thể sử dụng xác nhận cho vay để đàm phán giá bán sản phẩm với các điểm bán hoặc vay vốn từ các CTTC khác với lãi suất và hạn mức cho vay cạnh tranh hơn với bản tham chiếu từ CTTC. Việc xây dựng các chương trình tương tự trong giai đoạn 2020-2025 giúp CTTC bắt kịp xu hướng số và giữ chân các khách hàng đang thay đổi tư duy số. Ngoài ra, CTTC cũng có thể thu hút các khách hàng tiềm năng của các CTTC khác với cách làm như vậy nhờ giúp khách hàng có thêm trải nghiệm mua hàng và vay vốn ưu việt. Để xây dựng được chương trình, CTTC cần phải thực hiện các bước triển khai như sau:

+ Lựa chọn các đối tác chiến lược và ký thỏa thuận hợp tác bổ sung với các đối tác chiến lược: đây là yếu tố then chốt để triển khai được Chương trình “Navigator Shopping” cho phép CTTC kết nối với toàn bộ dữ liệu về thông tin sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, giá bán của đối tác và cung cấp cho khách hàng truy cập từ Website/App của CTTC. Đối tác lựa chọn cũng phải là đối tác có cùng tư duy số và sẵn sàng công khai minh bạch về thông tin sản phẩm và giá bán trên thị trường.

+ Thực hiện kết nối API (giao diện lập trình ứng dụng) giữa CTTC và đối tác để hiện thực hóa việc kết nối dữ liệu hai bên. Cần ứng dụng phương án Agile (phát triển phần mềm linh hoạt) để đẩy nhanh việc hoàn thành chương trình và cung cấp ra thị trường, kiểm thử và điều chỉnh liên tục, bổ sung các dữ liệu theo tiến độ hơp tác với các đối tác để làm dày mạng lưới liên kết.

+ Xây dựng quy trình tín dụng theo mô hình kinh doanh kết hợp POS truyền thống và kênh Website/APP nhằm đảm bảo phòng ngừa rủi ro trong quá trình cho vay.

+ Xây dựng chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi dành cho các khách hàng vay vốn theo Chương trình Shopping Navigation do CTTC triển khai. Nhờ tiết kiệm được chi phí vận hành khi sàng lọc và phê duyệt vay khách hàng nên việc giảm lãi suất cho vay không làm giảm hiệu quả cho vay.


4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện năng lực quản lý chất lượng TDTD

Quản trị và nâng cao chất lượng TDTD đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của CTTC tiêu dùng. Các CTTC trực thuộc luôn phải quan tâm và tìm ra các mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế, chuẩn mực quốc tế và phù hợp với nội tại của CTTC nhằm đảm bảo sự phát triển TDTD bền vững và có chiều sâu. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chất lượng TDTD của CTTC bao trùm nhiều nội dung trong hoạt động của CTTC bao gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại CTTC, hệ thống chính sách và quy trình quản lý rủi ro, các biện pháp bảo đảm an toàn vốn. Đây là nhóm giải pháp nền tảng để đảm bảo thành công trong hoạt động kinh doanh của CTTC:

4.2.2.1. Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế

Tại Việt Nam, một trong các mô hình quản trị rủi ro được một số NHTM áp dụng thành công và được các chuyên gia quốc tế khuyến nghị áp dụng rộng rãi, có thể áp dụng cho các CTTC trực thuộc là mô hình 3 tuyến phòng thủ hay 3 vòng bảo vệ và quản trị rủi ro toàn hệ thống. Ưu việt của mô hình 3 tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn hàng là tất cả thành viên trong hệ thống đều phải tham gia quá trình quản trị rủi ro. Do vậy, mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của CTTC được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu. Dưới đây là mô hình quản trị rủi ro theo 3 vòng bảo vệ như sau:

- Vòng bảo vệ thứ nhất: là các đơn vị phải đối mặt trực tiếp với các rủi ro của CTTC, là vòng bảo vệ rất quan trọng và giúp sàng lọc trước khi các rủi ro gây tổn hại đến công ty bao gồm các Trung tâm/Phòng kinh doanh, các chuyên viên KHCN, các chi nhánh, các đơn vị vận hành tại Hội sở của CTTC... Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trình vận hành khác, bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị. Cấp trung gian trong vòng bảo vệ thứ nhất chính là các trưởng phòng ban phụ trách kinh doanh chịu trách nhiệm đối với hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị, báo cáo cho Giám đốc điều hành phụ trách. Giám đốc điều hành phụ trách sẽ báo cáo cho Tổng Giám đốc. Hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải được thiết lập, cài đặt và tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tại tất cả các phòng kinh doanh thông qua cơ chế kiểm tra trước - trong - sau trong mỗi giao dịch thực hiện.

- Vòng bảo vệ thứ hai: Vòng bảo vệ thứ 2 có trách nhiệm xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn đánh giá các rủi ro của công ty, thiết kế các công cụ quản lý rủi ro để các đơn vị thuộc vòng bảo vệ thứ nhất phát hiện và quản lý rủi ro, đánh giá



độc lập và giám sát lại việc sử dụng các công cụ quản lý rủi ro của vòng bảo vệ thứ nhất, cảnh báo rủi ro sớm,đào tạo về nhận thức rủi ro… Các đơn vị ở Vòng bảo vệ thứ hai bao gồm Khối/Trung tâm/Phòng quản trị rủi ro, Phòng Pháp chế, Phòng/Bộ phận tuân thủ… Các đơn vị này phải tham gia thiết lập, đánh giá và tư vấn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ liên tục và thường xuyên.

- Vòng bảo vệ thứ 3: Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ. Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng nên việc đánh giá 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan. Bộ phận này có trách nhiệm đánh giá độc lập về khung quản trị rủi ro được thiết kế bởi Vòng bảo vệ thứ 2 và công tác triển khai hiệu quả ở Vòng bảo vệ thứ nhất, kiểm tra sau các giao dịch theo định hướng rủi ro, và đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ một cách độc lập.

Để có thể triển khai được mô hình quản trị rủi ro nói trên thì các CTTC cũng cần có chiến lược quản trị rủi ro được xây dựng và kiện toàn theo các định hướng như sau:

- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập, quy chuẩn và toàn diện;

- Quy chuẩn hóa hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và pháp chế;

- Xây dựng sổ tay tín dụng tiêu chuẩn;

- Áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng KHCN tiên tiến và lập trình vào hệ thống chấm điểm tín dụng điện tử trong đó tích hợp với cơ sở dữ liệu KHCN nhằm đưa các quyết định cho vay, quản trị rủi ro gian lận;

- Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị hiện đại phục vụ việc nhận biết, đo lường và quản lý rủi ro tích cực;

- Xây dựng hệ thống báo cáo giám sát tỷ lệ an toàn vốn CAR trong hoạt động tín dụng đảm bảo nguyên tắc tự động, kịp thời cảnh báo, báo cáo và cảnh báo đúng đối tượng, nguyên tắc và thẩm quyền ra quyết định khi vượt giới hạn tỷ lệ an toàn vốn

4.2.2.2. Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng

Đối với CTTC trực thuộc, dữ liệu khách hàng là tài sản và nguồn thông tin vô giá, được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như phân tích hành vi tiêu dùng và mua sắm khách hàng, xây dựng các sản phẩm TDTD và chương trình xúc tiến bán hàng phù hợp, đặc biệt có tầm quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro (xếp hạng tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt, đo lường rủi ro, phát hiện và ngăn chặn các gian lận trong giao dịch tài chính). Xuất phát từ các thách thức trong hệ thống



thông tin khách hàng và kinh nghiệm quốc tế về việc ứng dụng Big Data trong công tác thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng, CTTC trực thuộc cần triển khai xây dựng và chuẩn hóa thống dữ liệu khách hàng và ứng dụng kỹ thuật phân tích Big Data, giải pháp giúp phân tích dữ liệu khách hàng từ các nguồn thông tin mở, có định dạng và cấu trúc đa dạng, khó thu thập-quản lý-lưu trữ, khó phân tích nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Hệ thống dữ liệu khách hàng: CTTC trực thuộc cần chuẩn hóa toàn bộ hệ thống cấu trúc dữ liệu khách hàng đang được quản lý trên nhiều hệ thống tài nguyên khác nhau về một hệ thống dữ liệu khách hàng tập trung phục vụ cho việc làm sạch và triển khai ứng dụng phân tích dữ liệu lớn.

Loại dữ liệu khách hàng cần thu thập và quản trị:

- Xây dựng hệ dữ liệu về thông tin cá nhân của khách hàng: CTTC trực thuộc cần thu thập và hoàn chỉnh thông tin cá nhân của khách hàng (bao gồm các khách hàng đã và đang có giao dịch với CTTC, các khách hàng tiềm năng theo phân khúc khách hàng mục tiêu của từng CTTC), các thông tin cá nhân có thể bao gồm họ tên, giới tính, tuổi, quê quán, địa chỉ nhà, nghề nghiệp, số điện thoại, email, tình trạng hôn nhân (quy mô gia đình, con cái), thu nhập.

- Xây dựng hệ dữ liệu về giao dịch của khách hàng nhằm mục đích phân tích các thói quen chi tiêu của khách hàng và thẩm định hồ sơ khách hàng: CTTC trực thuộc hiểu dược thói quen chi tiêu của khách hàng thông qua việc thu thập và xử lý các dữ liệu liên quan tới các sản phẩm dịch vụ. Cụ thể khách hàng thường chi tiêu vào các mặt hàng và dịch vụ nào, tần suất mua hàng lặp lại hoặc mua hàng mới theo thời gian tuần/tháng/quý/năm, tổng giá trị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ theo tháng/quý/năm, khách hàng thanh toán bằng các phương tiện gì… Việc sàng lọc các thói quen chi tiêu của khách hàng trong các giai đoạn dịp lễ hay các thời điểm kinh tế bất ổn giúp CTTC đánh giá được nguyên nhân tác động tới khả năng mua sắm hay khả năng trả nợ của khách hàng. Việc theo dõi và đánh giá được các thông số giao dịch của khách hàng giúp CTTC trực thuộc đánh giá mức độ chi tiêu, khả năng thanh toán bình quân của khách hàng trong một giai đoạn nhất định. Bên cạnh đó, CTTC trực thuộc cần xây dựng hệ dữ liệu về giao dịch của khách hàng đang có quan hệ như dư nợ hiện tại, thời gian quan hệ tín dụng, tình trạng trả nợ gốc và lãi (trả nợ trước hạn, trả nợ đúng hạn hoặc thường xuyên bị nợ quá hạn), thói quen chi tiêu bằng thẻ tín dụng và tình trạng thanh toán thẻ tín dụng. Trên cơ sở kết hợp với các thông tin khác như thông tin cá nhân, lịch sử vay vốn, giúp CTTC trực thuộc thực hiện sàng lọc, đánh giá rủi ro và thẩm định hồ sơ cho vay.



- Xây dựng hệ dữ liệu về tương tác của khách hàng: các dữ liệu ghi nhận về bình luận, đánh giá, yêu cầu của khách hàng liên quan tới sản phẩm TDTD, các khiếu nại liên quan tới trả nợ của các khoản vay hiện tại, các bình luận có tính tiêu cực về tình hình tài chính cá nhân,…trên website của CTTC trực thuộc, trên các mạng xã hội. Các dữ liệu có ý nghĩa tham khảo trong quá trình thẩm định hồ sơ khách hàng.

Nguồn thu thập dữ liệu khách hàng

- Các bảng hỏi khảo sát khách hàng/bảng câu hỏi trong quá trình thu thập hồ sơ vay vốn, từ các kết quả nghiên cứu thị trường do CTTC trực thuộc tự thực hiện hoặc do các đối tác của CTTC trực thuộc triển khai;

- Làm sạch bộ dữ liệu khách hàng đang vay vốn CTTC bao gồm hồ sơ tín dụng của khách hàng, thông tin về kỳ hạn vay vốn, giá trị cấp tín dụng, thời gian sử dụng sản phẩm vay vốn;

- Các Website và nền tảng ứng dụng giao dịch/mua sắm trực tuyến của các nhà phân phối bán lẻ và cung cấp dịch vụ có quan hệ đối tác với CTTC trực thuộc, Website của CTTC trực thuộc;

- Các nền tảng mạng xã hội khách hàng đang tham gia như Zalo, Facebook, Viber, Wechat..

- Các nguồn dữ liệu từ các đơn vị cung cấp dữ liệu như IBM, VNPT, VNG, Mobifone, Vinafone;

- Các nguồn thông tin chính thức từ Chính phủ, cơ quan nhà nước.

Ứng dụng Data Mining trong QTRR

Data Mining (còn gọi là Khai phá dữ liệu) là tập hợp các kỹ thuật phổ biến được sử dụng để phân tích và xử lý dữ liệu. Data mining được ứng dụng để chiết xuất các mẫu từ tập dữ liệu lớn thu về bằng các phương pháp thống kê tới học máy. CTCT trực thuộc có thể ứng dụng Khai phá dữ liệu để dự đoán khả năng vay và trả nợ các khoản vay tiêu dùng của khách hàng. Từ việc thu thập hệ thống dữ liệu khách hàng đã đề cập ở trên, Khai phá dữ liệu giúp phân tích các dữ liệu khách hàng từ thông tin cá nhân, hành vi mua sắm, hành vi giao dịch và các dữ liệu sẵn có về các giao dịch đã phát sinh với CTTC và tiến hành phân loại, phân cụm. Các thông tin được phân lớp nhằm mục đích phục vụ công tác xếp hạng tín dụng với các nhóm tiêu chí xếp hạng theo khẩu vị rủi ro của từng CTTC trực thuộc. Ngoài ra, với các số liệu lịch sử tín dụng các khách hàng của CTTC trong nhiều năm qua đã tích lũy được, ứng dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu lớn cho phép CTTC trực thuộc dựa vào dữ liệu quá khứ, xây dựng

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí