Các Bước Phỏng Vấn Chuyên Gia Liên Hệ Không Chính Thức:


Khi xây dựng bảng câu hỏi, có hai loại câu hỏi được xem xét, đó là: câu hỏi mở và câu hỏi đóng (Hague, 1993; Saunders và cộng sự, 2009).

Các câu hỏi đóng có thể trả lời nhanh hơn và dễ dàng hơn vì chỉ cần viết ít. Hơn nữa, các câu trả lời hợp lý đều được phân loại nên sẽ dễ dàng cho việc phân tích. Khi cung cấp các thông tin có sẵn, trong đó người được hỏi trả lời các câu hỏi do nhà nghiên cứu yêu cầu, sẽ đảm bảo các thông tin mà nhà nghiên cứu cần đều có thể thu được. Tuy nhiên, một trong những bất lợi chính của những câu hỏi như vậy là thông tin thu được thiếu sự sâu sắc và đa dạng.

Lợi thế của các câu hỏi mở là người khảo sát không ảnh hưởng đến câu trả lời của người được hỏi một cách quá mức. Các câu trả lời được giữ đúng nguyên văn từ người trả lời, hơn nữa, có thể cung cấp một nguồn thông tin phong phú với các dữ liệu đa dạng (Ticehurst và Veal, 2000). Tuy nhiên, các câu hỏi mở có ba bất lợi chính: (1) phân tích các câu hỏi như vậy thì khó khăn hơn; (2) Tỷ lệ phản hồi cho các câu hỏi mở có thể rất thấp bởi vì mọi người thường quá lười hoặc quá bận để viết ra các câu trả lời đầy đủ (Ticehurst và Veal, 2000); và (3) thông tin có thể bị bỏ sót (Smith, 2012).

Đối với nghiên cứu này, để đảm bảo các thông tin cần thiết đều có thể thu thập được, phần lớn các câu hỏi đóng được thiết kế cho cuộc khảo sát. Mặc dù vậy, nhằm tránh những hạn chế không đáng có trong bảng câu hỏi, một loạt các phương án được liệt kê để giảm thiểu những phản hồi bị thiên lệch. Ngoài ra, để tránh trường hợp nguồn thông tin có thể bị bỏ sót, thì việc dùng đến dạng câu hỏi: Quý chuyên gia có bổ sung gì không?. Như vây, Bảng câu hỏi phỏng vấn trong nghiên cứu này sẽ sử dụng cả hai dạng câu hỏi đóng và mở.

- Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn

Cuộc phỏng vấn chính thức được xoáy trọng tâm vào nhóm các câu hỏi chính. Nhóm câu hỏi đầu tiên xoay quanh các thông tin tổng quát về tiểu sử của người tham gia phỏng vấn này, đại diện cho chủ đề chính được kiểm định trong các cuộc nghiên cứu tình huống. về việc tiếp cận vốn tín dụng, liệt kê các câu hỏi phỏng vấn và mục đích của chúng, tiếp theo là phần giải thích của từng câu hỏi điều tra đối với các NHTM, và đối với đối tượng là các DNNVV đã và đang có quan hệ tín dụng với các NHNN, và có hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng.

3.3.2. Nghiên cứu định lượng

3.3.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

*Mẫu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.


Nghiên cứu định lượng sơ bộ là giai đoạn quan trọng để có thể phát hiện những lỗi hoặc những sai sót khi thiết kế bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu chính thức. Đồng thời quá trình nghiên cứu định lượng sơ bộ sẽ giúp điều chỉnh lại các mục hỏi để đảm bảo độ tin cậy và giá trị của thang đo. Hair và cộng sự (2010) cho rằng nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ rất quan trọng khi mà các mục hỏi và thang đo được lấy từ nhiều nguồn khác nhau và các thang đo này áp dụng trong các bối cảnh cụ thể. Chẳng hạn khi các thang đo được sử dụng ở các quốc gia phát triển và các thang đo này được kế thừa để áp dụng tại các quốc gia đang phát triển thì bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ là đặc biệt quan trọng.

Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 11

Khi nghiên cứu định lượng sơ bộ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đối tượng nghiên cứu càng gần giống với đối tượng nghiên cứu chính thức càng tốt và nên phản ánh những đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu chính thức. Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ có thể chọn theo phương pháp thuận tiện (Calder và cộng sự, 1981). Tuy nhiên, kích thước mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ thì có nhiều quan điểm khác nhau, Hunt và cộng sự (1982) đề nghị một kích thước mẫu khoảng 30, còn Bolton (1993) thì cho rằng kích thước mẫu khoảng 100. Trong nghiên cứu này, mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ được thu thập theo phương pháp thuận tiện.

*Phương pháp phân tích

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được phân tích thông qua hai kỹ thuật: Phân tích độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá nhằm loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu

Phân tích độ tin cậy thang đo

Nghiên cứu sử dụng kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation) nhằm loại ra những biến quan sát không đóng góp vào việc mô tả khái niệm cần đo, giúp nâng cao hệ số tin cậy cho khái niệm cần đo. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, còn hệ số tương quan biến - tổng (Item-total correlation) sẽ giúp loại ra những mục hỏi không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm nghiên cứu.


Theo Hair và cộng sự (2010), Kline (2015) thì hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên là tốt và từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng được. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu khác cho rằng trong tình huống nghiên cứu mới, khái niệm nghiên cứu mới thì hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể chấp nhận được. Hệ số Cronbach’s Alpha không cho biết nên loại bỏ hay giữ lại biến quan sát nào, còn hệ số tương quan biến tổng được sử dụng để loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu khi hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3.

Phân tích nhân tố khám phá

Theo Hair và cộng sự (2010) thì các tiêu chuẩn khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) gồm: Thứ nhất là hệ số KMO của kiểm định Bartlett, để phân tích nhân tố phù hợp thì hệ số KMO phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 với giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05. Thứ hai là các nhân tố được rút trích tại giá trị Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 và tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Thứ ba là nếu sau khi phân tích nhân tố khám phá là phân tích nhân tố khẳng định và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính thì phương pháp rút trích Principal Axis Factoring và phép xoay Varimax nên được áp dụng (Kline, 2015). Thứ tư là hệ số tải nhân tố ít nhất phải lớn hơn 0,4 và tốt hơn hết là nên lớn hơn hoặc bằng 0,5 để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt (Hair và cộng sự, 2010)

Với các tiêu chuẩn như trên, trong nghiên cứu này các biến quan sát của thang đo được lựa chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên, hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Phương pháp rút trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax được sử dụng trong phân tích nhân tố, hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 và sự khác biệt giữa các hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,3.

*Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ sẽ được trình bày chi tiết trong chương 4

- Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

3.3.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức

*Thiết kế mẫu nghiên cứu


Xác định đối tượng khảo sát: Đối tượng nghiên cứu là Khách hàng có nhu cầu đi du lịch, đại diện DN, hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.


Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được áp dụng với n = 200. Đây là phương pháp chọn mẫu được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu định lượng, nhằm chọn được mẫu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu từ tổng thể (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phạm vi thực hiện khảo sát, phỏng vấn là tỉnh Lâm Đồng. Thời gian thực hiện nghiên cứu khảo sát, thu thập thông tin kéo dài từ tháng 05/2020 đến tháng 08/2020. Kết quả thu được 194 phiếu khảo sát, trong đó có 2 đối tượng: (1) Những KH chưa từng vay vốn của các NHTM; (2) Những KH đã từng vay vốn của NHTM đối với lĩnh vực du lịch.

Kích thước mẫu:

Theo Hair và cộng sự (2010) đề nghị kích thước mẫu gấp 5 lần số biến. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, với số lượng các mục hỏi, tác giả tính ra số quan sát cần phải có là 200 quan sát, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Xác định phương pháp chọn mẫu:

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) có phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng là chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất. Nếu một mẫu được chọn theo phương pháp xác suất (còn gọi là ngẫu nhiên) thì có thể đại diện cho đám đông, để kết quả nghiên cứu có tính tổng quát hóa cao hơn (Sudman, 1976). Chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất cũng được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu định lượng, và kết quả nghiên cứu vẫn có giá trị, tuy không cao bằng nếu mẫu được chọn ngẫu nhiên. Việc áp dụng định mức, hoặc phân tầng khi chọn mẫu sẽ khắc phục được phần nào hạn chế của phương pháp phi xác suất (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Với hạn chế về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất.

3.3.3. Các bước phân tích dữ liệu

Các bước phân tích dữ liệu được thực hiện theo hướng dẫn của Nguyễn Đình Thọ (2011) về phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.

Mô tả mẫu nghiên cứu: Trong bước này, nghiên cứu sử dụng công cụ thống kê để phân tích các thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn (thuộc tính của mẫu nghiên cứu). Những đặc điểm được sử dụng để mô tả đặc điểm của người trả lời


như: giới tính, độ tuổi, học vấn, chức vụ, thâm niên, tổng tài sản, lĩnh vực kinh doanh.

Phân tích thống kê mô tả: Trong bước này, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích giá trị nhỏ nhất (min), giá trị lớn nhất (max), trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của các biến quan sát để có cái nhìn tổng quát về các thang đo được sử dụng trong mô hình.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha (α) được sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp, trước khi tiến hành phân tích yếu tố EFA vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả.

Hệ số Cronbach's Alpha (α) là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan các điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các điểm không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.

Các mức giá trị Alpha:

0.8 α 1.0 : Là thang đo tốt

0.7 α 0.8 : Là thang đo sử dụng được

α 0.6 : Sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới trong bối cảnh nghiên cứu.

Kiểm định độ tin cậy thang đo có thể được xác định bởi hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation), nhằm loại bỏ các biến không phù hợp ra khỏi thang đo lường.

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biết mức độ liên kết giữa một biến quan sát trong yếu tố với các biến còn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của yếu tố của một biến quan sát cụ thể.

Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào yếu tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phẩy lớn hơn 0.3, nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì phải loại nó ra khỏi yếu tố đánh giá.

3.3.4. Phân tích yếu tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích yếu tố khám phá được sử dụng để xác định các nhóm tiêu chí đánh giá phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng và vay


vốn các NHTM của các DNNVV.

Phương pháp phân tích yếu tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence Technicques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn 1 tập k biến quan sát thành một tập F (F < k). các yếu tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các yếu tố với các biến nguyên thủy ( biến quan sát). Mô hình phân tích yếu tố EFA được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau đây phải điều kiện:

- Hệ số tải yếu tố ( Factor loading) là hệ số tương quan giữa các biến và yếu tố, là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA.

Hệ số tải yếu tố > 0.3 được xem làm là đạt mức tối thiểu Hệ số tải yếu tố > 0.4 được xem là quan trọng

Hệ số tải yếu tố > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

- Hệ số KMO ( Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 KMO 1 thì phân tích yếu tố là thích hợp.

- Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

- Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích yếu tố giải thích được bao nhiêu phần trăm, và bị thất thoát bao nhiêu phần trăm.

Tiêu chuẩn để chấp nhận phân tích yếu tố có phương sai cộng dồn lớn hơn 50% với Eigenvalue (chỉ số riêng) phải lớn hơn 1.

3.3.5. Các bước phỏng vấn chuyên gia Liên hệ không chính thức:

Trước khi bắt đầu thực hiện phỏng vấn, các cuộc tiếp xúc không chính thức với các chuyên gia đã được thực hiện vào tháng 1/2019. Những liên hệ ban đầu này giúp tác giả có được thông tin cơ bản về các chuyên gia, chẳng hạn như khoảng thời gian có thể dành cho phỏng vấn, mức độ quan tâm đến vấn đề nghiên cứu, mức độ sẵn lòng hỗ trợ cho nghiên cứu.


Các cuộc tiếp xúc không chính thức được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc trò chuyện qua điện thoại. Thông qua các liên hệ không chính thức này, cho thấy các chuyên gia dự kiến mời thảo luận đều có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và sẵn lòng hỗ trợ cho nghiên cứu. Từ đây, tác giả đã đạt được thoả thuận miệng với các chuyên gia này về các cuộc phỏng vấn chính thức, với thời gian và địa điểm cụ thể để phỏng vấn.

Phỏng vấn thử:

Tác giả tiến hành phỏng vấn thử với một số cán bộ ngân hàng cấp cao nơi tác giả đang công tác. Từ đây, tác giả đã nhận được những đóng góp về nội dung, cách thức tiến hành, chuẩn bị cho cuộc chính thức, cụ thể: loại bỏ phần trình bày tổng quan lý thuyết để đảm bảo thời lượng phỏng vấn và thu thập ý kiến khách quan; điều chỉnh về mặt hành văn một số câu hỏi.

Phỏng vấn chính thức

Quá trình phỏng vấn bao gồm hai phần chính: giới thiệu đề tài nghiên cứu cho người được phỏng vấn, và tiến hành phỏng vấn.

Đầu tiên, một thư mời và một danh sách câu hỏi phỏng vấn được gửi đi cho mỗi người được phỏng vấn đã được chọn. Thông tin giới thiệu cung cấp cho người được phỏng vấn gồm mô tả ngắn gọn về mục tiêu của đề tài, mục đích của các cuộc phỏng vấn, và những lợi ích kỳ vọng từ nghiên cứu này đến những người tham gia. Một số vấn đề khác như khoảng thời gian dự kiến phỏng vấn, tính bí mật của dữ liệu do người tham gia cung cấp, tên và chi tiết liên lạc của nhà nghiên cứu cũng được nêu trong thư mời.

Mỗi chuyên gia đều nhận được một danh sách các câu hỏi phỏng vấn. Việc này giúp họ có thời gian để đọc các câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời trước khi cuộc phỏng vấn được tiến hành, điều này giúp họ trả lời câu hỏi kịp thời và trọn vẹn tại các cuộc phỏng vấn.

Một tuần sau khi gửi thư mời, tác giả đã liên lạc với mỗi người tham gia phỏng vấn để thảo luận về thời gian và địa điểm phỏng vấn. Vì lý do, các chuyên gia đến từ các NHTM khác nhau, không thuận lợi về thời gian, tính cách, quan điểm, nên tác giả lựa chọn kỹ thuật thảo luận tay đôi. Bản ghi chép lại được gửi cho mỗi người được phỏng vấn để họ có thể xem xét lại cho chính xác.


Các cuộc phỏng vấn và tổng hợp dữ liệu diễn ra trong 3 tháng ( 1/2019-3/2019)

Tổng hợp dữ liệu:

Sau khi các cuộc thảo luận chính thức, tác giả tiến hành chuyển các dữ liệu thô thành bản kết quả phỏng vấn. Bản ghi chép lại được gửi cho mỗi người được phỏng vấn để họ có thể xem xét lại cho chính xác

Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ

Để đảm bảo các thông tin cần thiết đều có thể thu thập được, tất cả các câu hỏi còn lại của Bảng câu hỏi Khảo sát đều được thiết kế ở dạng câu hỏi đóng, với 5 tùy chọn được thiết kế sẵn, để người trả lời dễ dàng đưa ra ý kiến.

Trong bước xây dựng bảng câu hỏi của nghiên cứu này, trình tự các câu hỏi tuân theo các hướng dẫn sau: (1) bắt đầu với các chủ đề đơn giản và tiến tới phức tạp;

(2) đi từ các câu hỏi cụ thể đến trừu tượng; và (3) phân loại các câu hỏi thành các phần hoặc các mục vì điều này giúp tạo cho bảng câu hỏi một kết cấu liền mạch.

Các thang đánh giá được đưa ra cho phép nhà nghiên cứu đo lường được các biến số quan tâm. Trong phần đầu tiên của bảng câu hỏi khảo sát (thông tin cá nhân và thông tin DNNVV) đã sử dụng thang đo danh nghĩa. Người tham gia khảo sát có thể đánh dấu hoặc khoanh tròn vào các đối tượng, sự phân loại hoặc đặc điểm ví dụ như nghề nghiệp hiện tại, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, chức vụ của họ.

Đối với phần thứ hai trong Bảng câu hỏi khảo sát (thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng hoặc quyết định vay ngân hàng của các DNNVV), dựa trên nhận thức của đáp viên, những người trả lời được yêu cầu chỉ ra mức độ mà họ đồng ý hoặc không đồng ý về một loạt các nhận định liên quan. Những người trả lời được yêu cầu đánh dấu từ 1 đến 5 tương ứng mức độ từ (1) ― Hoàn toàn không đồng ý đến (5) ― Hoàn toàn đồng ý.

Đối với phần thứ ba trong Bảng câu hỏi khảo sát (thông tin về quyết định cấp tín dụng hoặc quyết định vay ngân hàng của các DNNVV) thì ở dạng có hoặc không dựa trên tình hình thực tế mà người trả lời được yêu cầu nêu ra quyết định có hoặc không. Những người trả lời được yêu cầu đánh có hai trạng thái: (0) Từ chối ; (1) Chấp nhận

Phát triển Thang đo

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023