Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Và Giả Thuyết Nghiên Cứu 33770


ANOVA cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định lựa chọn điểm đến du lịch giữa nhóm khách du lịch khác nhau về độ tuổi. Cụ thể khách du lịch có độ tuổi càng cao thì càng dễ quyết định lựa chọn điểm đến Hội An

Công trình nghiên cứu của Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm (2012) đã nghiên cứu “ Ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách quốc tế đối với Nha Trang” và đưa ra 4 yếu tố tác động đến ý định quay lại du lịch và truyền miệng gồm:

(1) Môi trường, (2) Văn hóa và xã hội, (3) Ẩm thực, (4) Sự khác biệt. Trong đó, yếu tố “ẩm thực” tác động mạnh nhất.

Công trình nghiên cứu của Dương Quế Nhu và cộng sự (2013) đã nghiên cứu “Tác động của hình ảnh điểm đến Việt Nam đến dự định quay trở lại của du khách quốc tế” và tìm ra 6 yếu tố tác động đó là: (1) Nét hấp dẫn về văn hóa, ẩm thực; (2) Môi trường tự nhiên và CSHT – KT; (3) Yếu tố chính trị và CSHT – DL; (4) Môi trường kinh tế - xã hội; (5) Tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ; (6) Bầu không khí của điểm đến. Trong đó, “nét hấp dẫn về văn hóa, ẩm thực” là yếu tố tác động mạnh nhất.

Công trình của Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan (2012) nghiên cứu về “Các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng quay lại của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng” đã đưa ra kết luận gồm 7 yếu tố quyết định sự sẵn lòng quay lại của khách du lịch: (1) Đa dạng các hoạt động để tham gia, (2) Hàng lưu niệm/ Sản vật địa phương, (3) Cơ sở ăn uống, (4) Người địa phương thân thiện, (5) Thông tin về điểm du lịch, (6) An ninh – trật tự, an toàn, (7) Các hoạt động mua sắm đa dạng. Trong đó, “đa dạng các hoạt động để tham gia” là tác động mạnh nhất. Công trình của Võ Thị Cẩm Nga (2014) về “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách quốc tế đối với thành phố Hội An” đã kết luận 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế là: (1) Môi trường, (2) Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất, (3) Di sản và văn hóa vật thể, (4) Di sản và văn hóa phi vật thể, (5)

Dịch vụ lưu trú, (6) Dịch vụ ăn uống, tham quan, giải trí, (7) Dịch vụ đổi, chuyển tiền. Trong đó, “dịch vụ lưu trú” là yếu tố quan trọng nhất.


Hoàng Trọng Tuân (2015) với công trình nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh” đã kết luận có 9 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: (1) Giá vé tham quan, (2) Sự nhanh chóng, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch, (3) Tính độc đáo của nội dung tham quan, (4) Tính hấp dẫn của nội dung tham quan, (5) Cơ sở vật chất, kỹ thuật hợp lý, (6) Nhân viên phục vụ thân thiện, (7) An toàn trong đi lại, (8) An ninh tại điểm du lịch, (9) Vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, yếu tố “an ninh tại điểm du lịch” được xem là quan trọng nhất.

Phạm Tô Thục Hân (2014) đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, sự hài lòng du lịch, động lực du lịch và chất ức chế du lịch đến ý định quay lại của du khách quốc tế tại Việt Nam” đã tìm ra 4 yếu tố là: (1) Hình ảnh điểm đến, (2) Sự hài lòng, (3) Động lực du lịch, (4) Chất ức chế du lịch. Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất là “động lực du lịch”.

Phùng Vũ Bảo Ngọc (2014) có công trình nghiên cứu “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách du lịch: Nghiên cứu trường hợp điểm đến thành phố Hồ Chí Minh” và có kết luận có 7 yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành của du khách là: (1) Giải trí, (2) Kinh tế chính trị, (3) Môi trường cảnh quan,

(4) Cơ sở hạ tầng, (5) Ẩm thực – mua sắm, (6) Cơ sở hạ tầng, (7) Lịch sử văn hóa. Trong đó, yếu tố “môi trường cảnh quan” có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất.

Nguyễn Thị Phương Trang (2014) đã nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng đến năm 2020” và kết luận có 7 yếu tố gồm: (1) Kiến trúc công trình, (2) Chất lượng cơ sở lưu trú, (3) Ẩm thực, (4) Giao thông, (5) Trình độ ngoại ngữ của nhân lực du lịch, (6) Chất lượng dịch vụ, (7) Nơi mua sắm và tham quan. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất là “chất lượng cơ sở lưu trú”.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước được nêu trên đã được tóm tắt trong bảng 2.2:


Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước



STT

Tác giả

Nội dung nghiên

cứu

Kết quả


1


Trần Thị Kim Thoa (2015).

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách – trường hợp lựa chọn điểm đến Hội An của khách du lịch Tây Âu

– Bắc Mỹ.

(1) Động cơ đi du lịch, (2) Thái độ,

(3) Kinh nghiệm, (4) Hình ảnh điểm đến, (5) Nhóm tham khảo, (6) Giá tour du lịch, (7) Truyền thông, (8) Đặc điểm chuyến đi. Trong đó, “hình ảnh điểm đến” và “động cơ đi du lịch” là hai yếu tố tác động mạnh nhất.


2

Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm (2012).

Ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách quốc tế đối với Nha

Trang.

(1) Môi trường, (2) Văn hóa và xã hội, (3) Ẩm thực, (4) Sự khác biệt. Trong đó, “ẩm thực” và “môi trường” là hai yếu tố tác động mạnh

nhất.


3


Dương Quế Nhu, Nguyễn Tri Nam Khang và Lương Quỳnh Như (2013).

Tác động của hình ảnh điểm đến Việt Nam đến dự định quay trở lại của du khách quốc tế.

(1) Nét hấp dẫn về văn hóa, ẩm thực,

(2) Môi trường tự nhiên và CSHT – KT, (3) Yếu tố chính trị và CSHT – DL, (4) Môi trường kinh tế - xã hội,

(5) Tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ,

(6) Bầu không khí của điểm đến. Trong đó, “nét hấp dẫn về văn hóa, ẩm thực” và “ môi trường tự nhiên và CSHT – KT” là hai nhân tố tác động mạnh nhất đến sự quay trở lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh - 5








4


Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan (2012).

Các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng quay lại của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng

(1) Đa dạng các hoạt động để tham gia, (2) Hàng lưu niệm/ Sản vật địa phương, (3) Cơ sở ăn uống, (4) Người địa phương thân thiện, (5) Thông tin về điểm du lịch, (6) An ninh – trật tự, an toàn, (7) Các hoạt động mua sắm đa dạng. Trong đó, “đa dạng các hoạt động để tham gia” và “hàng lưu niệm/ sản vật địa phương” được kết luận là hai yếu tố

quan trọng nhất.


5


Võ Thị Cẩm Nga (2014)

Nghiên cứu sự hài lòng của du khách quốc tế đối với thành phố Hội An.

(1) Môi trường. (2) Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất, (3) Di sản và văn hóa vật thể, (4) Di sản và văn hóa phi vật thể, (5) Dịch vụ lưu trú, (6) Dịch vụ ăn uống, tham quan, giải trí, (7) Dịch vụ đổi, chuyển tiền. Trong đó, “dịch vụ lưu trú” là yếu tố

quan trọng nhất.


6


Hoàng Trọng Tuân (2015).

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh.

(1) Giá vé tham quan, (2) Sự nhanh chóng, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch, (3) Tính độc đáo của nội dung tham quan, (4) Tính hấp dẫn của nội dung tham quan, (5) Cơ sở vật chất, kỹ thuật hợp lý, (6) Nhân viên phục vụ thân thiện, (7) An toàn trong đi lại, (8) An ninh tại điểm

du lịch, (9) Vệ sinh an toàn thực






phẩm. Trong đó, yếu tố “an ninh tại điểm du lịch” được xem là quan

trọng nhất.


7


Phạm Tô Thục Hân (2014)

Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, sự hài lòng du lịch, động lực du lịch và chất ức chế du lịch đến ý định quay lại của du khách quốc tế tại

Việt Nam

(1) Hình ảnh điểm đến, (2) Sự hài lòng, (3) Động lực du lịch, (4) Chất ức chế du lịch. Trong đó, ba yếu tố tác động mạnh nhất về ý định quay lại của du khách quốc tế lần lượt là “động lực du lịch”, “chất ức chế du lịch”, “sự hài lòng du lịch”


8


Phùng Vũ Bảo Ngọc (2014)

Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách du lịch: Nghiên cứu trường hợp điểm đến thành phố Hồ Chí Minh.

(1) Giải trí, (2) Kinh tế chính trị, (3) Môi trường cảnh quan, (4) Cơ sở hạ tầng, (5) Ẩm thực – mua sắm, (6) Cơ sở hạ tầng, (7) Lịch sử văn hóa Trong đó, yếu tố “giải trí” và “môi

trường cảnh quan” có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất.


9


Nguyễn Thị Phương Trang (2014)

Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng đến năm 2020.

(1) Kiến trúc công trình, (2) Chất lượng cơ sở lưu trú, (3) Ẩm thực, (4) Giao thông, (5) Trình độ ngoại ngữ của nhân lực du lịch, (6) Chất lượng dịch vụ, (7) Nơi mua sắm và tham quan. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất lần lượt là “chất lượng cơ sở lưu trú”, “ẩm thực”, “giao thông”.




10


Ngô Thái Hưng (2017)

Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nước ngoài với điểm đến du lịch thành phố

Hồ Chí Minh.

(1) Giá cả, (2) Con người, (3) Ẩm thực và lưu trú, (4) An toàn, (5) Di sản văn hóa.


(Nguồn: tác giả tự tổng hợp, 2017)

2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả đã kế thừa các yếu tố mà theo tác giả là phù hợp với thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã tổng hợp và ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại du lịch (xem bảng 2.3): Bảng 2.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại du lịch



Các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại du lịch

Các tác giả

Bo Hu (2003)

Võ Thị Cẩm Nga (2014)

Lưu Đức Thanh Hải, Nguyễn Hồng Giang

(2011)

Trần Thị Kim Thoa (2015)

Hồ Huy Tựu, Trần Thị Ái Cẩm (2012)

Phạm Tô Thục Hân (2014)

Phùng Vũ Bảo Ngọc (2014)

Sự hài lòng của chuyến

đi trước


x






x


Ẩm thực – vệ sinh ATTP



x




x



x



Vệ sinh môi trường



x




x



Cơ sở lưu

trú


x

x





Thái độ

nhân viên phục vụ


x



x


x




(Nguồn: tác giả tự tổng hợp, 2017)

Từ kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả đã tổng hợp và đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 12 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại TP.HCM được đề xuất như sau (xem hình 2.4):


Sự hài lòng của chuyến đi trước

Ẩm thực - vệ sinh ATTP

Vệ sinh môi trường

Cơ sở lưu trú

Thái độ nhân viên phục vụ

Người dân địa phương

Sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế

Giao thông

Di tích lịch sử

Địa điểm mua sắm

Liên kết với các điểm du lịch tỉnh khác

An ninh chính trị

Văn hóa


Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất, 2017)

2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu

1. Sự hài lòng

Theo các nhà nghiên cứu về du lịch, việc quay trở lại một điểm đến du lịch nào đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong các yếu tố đó, theo Bigne và

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí