Quy Định Của Các Quốc Gia Châu Á Về Yêu Cầu Sử Dụng Xhtndn


đánh giá, sự độc lập của CRA và trách nhiệm về lãi suất trong hợp đồng, trách nhiệm của CRA với nhà phát hành và công cụ đầu tư, công khai điều kiện và cách thông tin đến các chủ thể tham gia trên thị trường (ACRAA, 2011). Đối chiếu với Việt Nam có thể thấy giai đoạn trước năm 2014 thì các văn bản tại Việt Nam không có quy định cụ thể và tương thích với quy định tại các quốc gia Châu Á.

Cụ thể là trước năm 2014, tại Việt Nam, các quy định và chính sách đối với thị trường XHTNDN nói chung và các CRA doanh nghiệp nói riêng chưa được ban hành và hướng dẫn cụ thể (ADB, 2018). Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, XHTN chỉ nằm trong một số điều khoản khá chung chung về phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bảo lãnh của chính phủ. Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tại khoản 9, điều 2 đã lần đầu tiên quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật tại Việt Nam về hệ số tín nhiệm là hệ số các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm xác định các doanh nghiệp về mức độ tin cậy, mức độ rủi ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay. Đồng thời, tại khoản c, điều 16 nghị định này cũng quy định hồ sơ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bao gồm kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có). Đồng thời doanh nghiệp cũng cần công bố thông tin về kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm (nếu có) (khoản 1, điều 31). Tuy nhiên với các quy định mang tính định hướng, chưa cụ thể, XHTNDN chỉ là một yêu cầu tùy chọn với thị trường trong nước thì chưa tạo ra cơ sở rõ ràng để ra đời và phát triển dịch vụ XHTN. Đồng thời, trên thực tế tại thời điểm này hoàn toàn chưa có quy định về CRA cũng như chưa có DCRA chính thức nào được quy định rõ trong pháp luật tại thị trường Việt Nam và việc tiếp cận với các GCRA còn khá mới, nên có thể xem tác động của quy định này đối với thị trường là không đáng kể.

Từ năm 2014, Nghị định số 88/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 9 năm 2014 quy định về dịch vụ XHTN, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014 được xem là quy định pháp luật hoàn chỉnh đầu tiên về hoạt động của các CRA tại thị trường Việt Nam (ADB, 2017). Nghị định gồm 06 chương, 49 điều đã đưa ra quy định cụ thể về dịch vụ XHTN, trong đó lần đầu tiên chỉ rõ điều kiện hoạt động


của doanh nghiệp XHTN được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Đồng thời, xác định rõ các dịch vụ XHTN tại thị trường Việt Nam bao gồm XHTN đối với doanh nghiệp, tổ chức và XHTN đối với công cụ nợ. Quy định này tương tự như các dịch vụ chính mà trong lịch sử và bối cảnh hiện tại các CRA trên thế giới đang thực hiện. Nghị định cũng quy định cụ thể về hoạt động dịch vụ XHTN; hoạch toán, kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo của doanh nghiệp XHTN và trách nhiệm của các tổ chức có liên quan trong hoạt động này. Theo đánh giá của ADB (2017) thì quy định này mới đặt ra chính sách rõ ràng và nhất quán về thành lập, hoạt động của các tổ chức xếp hạng xếp hạng Việt Nam. Sau khi ban hành, Nghị định 88/NĐ-CP của chính phủ đã có những phần thích ứng và tương đồng với các quy tắc thống nhất của ACRAA và ADB. Các quy định về mâu thuẫn lợi ích, phạm vi áp dụng của hoạt động XHTN, tiến trình xếp hạng, XHTN không theo yêu cầu… đã có các quy định định hướng rõ ràng trong Nghị định 88/NĐ-CP.

Sau đó, Thủ tướng cũng đã phê duyệt Quyết định số 507/QĐ –TTg ngày 17 tháng 4 năm 2015 về Quy hoạch phát triển dịch vụ XHTN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của quy hoạch này là từng bước hình thành và phát triển dịch vụ XHTN trong nước và đảm bảo chất lượng dịch vụ XHTN theo quy định tại Nghị định số 88/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ. Trong đó, số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ XHTN phải phù hợp với quy mô của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và nhu cầu sử dụng dịch vụ XHTN của các chủ thể tham gia thị trường. Vì vậy, trong định hướng của chính phủ, đến năm 2030 dự kiến sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho tối đa 5 doanh nghiệp và tầm nhìn đến năm 2020, các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đều phải được XHTN.

Quyết định số 1191/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2017 về phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017- 2020, tầm nhìn đến 2030. Theo đó, các hoạt động liên quan để hỗ trợ cho hoạt động xếp hạng đã được định hình rõ hơn. Bộ Tài chính chủ trì, Bảo Hiểm xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành khác phối hợp thực hiện nghiên cứu, đề xuất về việc cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam được đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp


có kết quả XHTN cao theo tỷ lệ nhất định, ngoài tỷ lệ gửi tiền, mua chứng chỉ, trái phiếu của các tổ chức tín dụng khi sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội (điều 3, khoản a). Việc này khi đi vào thực tiễn sẽ tăng thêm hệ thống các nhà đầu tư trên thị trường và tạo ra cơ hội cho sự phát triển của hoạt động XHTN đối với trái phiếu doanh nghiệp. Bộ tài chính cũng được chính phủ phân công chủ trì sửa đổi chính sách đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó phân biệt chính sách đầu tư giữa trái phiếu doanh nghiệp được XHTN với trái phiếu doanh nghiệp không được XHTN để vừa đảm bảo an toàn hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm vừa tạo nguồn vốn đầu tư dài hạn vào thị trường trái phiếu. Sau đó, tiến tới yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chung phải được đánh giá XHTN khi thị trường trong nước có ít nhất 02 doanh nghiệp XHTN đủ điều kiện đi vào hoạt động (điều 3, khoản b). Đồng thời, bộ Tài chính cũng phải thực hiện đánh giá, rà soát cơ chế hiện hành về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của thị trường, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này trên thị trường vốn, thị trường trái phiếu. Đây chính là một điểm thuận lợi về chính sách và pháp lý, tạo cơ sở cho việc phát triển thị trường XHTNDN sang một giai đoạn rõ ràng hơn so với trước đây.

Nghị định 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp chính thức có hiệu lực đã thúc đẩy hơn nữa cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ, tạo nên các điểm mới trong quy định như bỏ điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành; không còn yêu cầu báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải có ý kiến “chấp nhận toàn phần” của tổ chức kiểm toán; doanh nghiệp được phép trái phiếu của mình trực tiếp cho các nhà đầu tư… Tuy nhiên trong nghị định này và sau đó là nghị định 81/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 163/2018/NĐ-CP thì kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành và loại trái phiếu phát hành chỉ là hồ sơ tùy chọn trong bộ hồ sơ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp.


Một văn bản quy định khác có tác động đến thị trường XHTNDN tại Việt Nam chính là Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Trong quy định này NHNN đã xác định rõ các thế nào là doanh nghiệp XHTN độc lập bao gồm Moody’s, Standard & Poor, Fitch Rating và các doanh nghiệp XHTN được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ XHTN. Từ đó, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp XHTN độc lập để tính tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại thông tư. Thông tư này quy định về việc tính toán dựa trên kết quả xếp hạng này được áp dụng với nhiều đối tượng như: Đối với áp dụng quy đổi hệ số rủi ro tín dụng (CRW) từ kết quả XHTN thì được áp dụng với tài sản là khoản phải đòi chính phủ, ngân hàng Trung ương các nước (Điều 9, khoản 2); tài sản là các khoản phải đòi tổ chức tín dụng trong nước, trừ các khoản phải đòi dưới hình thức giao dịch reverse repo đã được tính rủi ro tín dụng đối tác (Điều 9, khoản 2, mục c). Đối với giảm thiểu rủi ro tín dụng từ tài sản bảo đảm thì kết quả xếp hạng được sử dụng để xác định hệ số hiệu chỉnh tài sản bảo đảm của Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, chứng khoán, vàng của các nhà phát hành được xếp hạng (Điều 12, khoản 3). Đối với vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất thì kết quả xếp hạng được sử dụng để xác định Hệ số rủi ro lãi suất cụ thể (SRW) đối với các công cụ tài chính, bao gồm các công cụ tài chính của doanh nghiệp, tổ chức khác phát hành đã được ít nhất hai tổ chức XHTN xếp hạng (BBB hoặc tương đương trở lên – Phụ lục 4, mục B, tiểu mục I). Mặc dù quy định này không liên quan trực tiếp đến thị trường XHTNDN và các CRA Việt Nam, tuy nhiên nó mở ra cơ hội cho thị trường và CRA khi đã gia tăng chủ thể tham gia sử dụng kết quả xếp hạng là các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây đều là các tổ chức lớn, có ảnh hưởng mạnh trên thị trường và có số lượng khách hàng doanh nghiệp rất nhiều, trong đó có không ít là các doanh nghiệp niêm yết và đương nhiên sẽ có cả các doanh nghiệp đang/sẽ phát hành chứng khoán nợ.

Hầu hết các quốc gia châu Á có khung pháp lý vận hành thị trường và điều chỉnh hoạt động của các CRA. Sau khủng hoảng 2008 các quốc gia như Hoa Kỳ, EU sửa đổi chính sách của họ về việc thành lập và hoạt động của các CRA từ giấy phép trước


đó của họ hoặc quy định một hệ thống mới về đăng ký CRA để thúc đẩy cạnh tranh. Tuy nhiên, quy định yêu cầu cấp phép chặt chẽ vẫn được áp dụng tại 11 quốc gia châu Á. Trong khi việc trao đổi thông tin giữa các CRA bị cấm ở Hoa Kỳ, thì việc trao đổi được thực hiện giữa các cơ quan CRA một cách thường xuyên tại các sự kiện như các cuộc họp của ACRAA. Phạm vi xếp hạng của các CRA tại Châu Á cũng khá đa dạng. Họ có thể không giới hạn trong việc XHTN trái phiếu doanh nghiệp hay trái phiếu chính phủ và còn được cho phép xếp hạng cho một loạt các công cụ nợ, thương phiếu, khoản nợ ngân hàng… theo tiêu chí quy định của từng quốc gia (The 21st Century Public Policy Institute, 2011). Trong khi đó, tại Việt Nam theo quy định hiện hành thì chỉ tập trung vào xếp hạng doanh nghiệp và xếp hạng trái phiếu của doanh nghiệp phát hành ra thị trường.

Nhìn chung trong giai đoạn 2014 – 2020 có thể thấy các kinh nghiệm áp dụng thực tiễn, hướng dẫn chi tiết, bàn luận cách thức thực hiện vẫn chưa có đầy đủ khiến cho việc thúc đẩy thực hiện ít nhiều gặp khó khăn. Các quy định về áp dụng XHTNDN trên thị trường vẫn dùng lại ở mức tùy chọn của các doanh nghiệp phát hành. Điều này dẫn đến một vòng tròn lặp lại: thị trường trái phiếu sẽ tăng nhu cầu thực hiện XHTN khi các CRA và cơ sở hạ tầng liên quan đến XHTN đã được phát triển, trong khi các CRA và thị trường XHTNDN sẽ chỉ phát triển khi có nhu cầu thực sự rõ ràng trên thị trường trái phiếu… Để phá vỡ vòng tròn lặp lại đó thì các quốc gia lựa chọn nhiều giải pháp đồng bộ, trong số đó là sử dụng cơ chế của lý thuyết danh tiếng và phát tín hiệu – yêu cầu thực hiện xếp hạng từ CRA được chứng nhận để công bố ra công chúng mức độ rủi ro trước khi phát hành. Tại từng quốc gia cụ thể ở Châu Á, các quy định pháp lý chính được quan tâm chính là việc có hay không bắt buộc thực hiện XHTN đối với các chủ thể tham gia trên thị trường và các nghĩa vụ nợ.


Bảng 4.1. Quy định của các quốc gia Châu Á về yêu cầu sử dụng XHTNDN




Quốc gia

Quy định xếp hạng


Trái phiếu (phát hành đại chúng)

Trái phiếu (phát hành riêng lẻ)


Bahrain

Không (Có yêu cầu với các ngân hàng, công ty bảo hiểm…)


Không


Bangladesh


Có (Tối thiểu được XHTN bởi 2 CRA)

Có (Tối thiểu được XHTN bởi 2 CRA)

Ấn Độ

Indonesia

Không

Nhật Bản

Không (Trừ các trái phiếu niêm yết tại Tokyo Pro-Bond Market là bắt buộc

XHTN)

Không

Hàn Quốc

Có (Yêu cầu có nhiều kết quả xếp hạng và XHTN bao gồm cả các thương phiếu, giấy

tờ có giá)

Không

Malaysia

Không (Trước 2017 là bắt buộc xếp hạng tất cả, hiện tại là không áp dụng trừ trường

hợp là trái phiếu và Sukuk bán cho nhà đầu tư cá nhân)

Không

Pakistan

Có (Chỉ được phép phát hành khi xếp hạng từ BBB- trở lên)

Trung Quốc

Không

Philippines

Không

Thái Lan

Không

Đài Loan

Không (Không bắt buộc XHTN trái phiếu nhưng phải dùng XHTNDN để thay thế)

Không

Việt Nam

Không

Không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam - 14

Nguồn: ACRAA (2016), ACRAA (2018)


Tổng hợp từ ACRAA (2016) và ACRAA (2018) cho thấy đa số quy định các quốc gia Châu Á là yêu cầu bắt buộc phải có kết quả XHTN đối với phát hành đại chúng các trái phiếu doanh nghiệp (8/12 quốc gia) và không bắt buộc xếp hạng với phát hành riêng lẻ. Đó cũng là một nội dung có thể lưu ý để nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam vì nghị định 163/2018/NĐ-CP hiện nay vẫn chỉ quy định kết quả XHTN


của tổ chức XHTN đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành là hồ sơ tùy chọn, nếu có thì doanh nghiệp sẽ đưa vào trong hồ sơ. Vì vậy, tầm nhìn đến năm 2020 về việc các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đều phải được XHTN (Quyết định số 507/QĐ –TTg) và chủ trương tiến tới yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chung phải được đánh giá XHTN khi thị trường trong nước có ít nhất 02 doanh nghiệp XHTN đủ điều kiện đi vào hoạt động (Quyết định số 1191/QĐ- TTg) rõ ràng vẫn cần thêm thời gian và giải pháp phù hợp để có thể thực hiện được trên thị trường Việt Nam. Đồng thời, ngày 26/11/2019, Quốc hội đã ban hành Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021 với các quy định mới về phát hành và giao dịch TPDN theo cả hình thức phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ. Trong đó, đối với phát hành ra công chúng thì cần có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng điều này đã tạo ra cơ hội cho việc tiến tới yêu cầu các trường hợp cụ thể phải xếp hạng khi thị trường XHTNDN phát triển trong tương lai.


4.1.2. Hoạt động của các CRA tại thị trường XHTNDN Việt Nam


4.1.2.1. Hoạt động của các DCRA tại thị trường XHTNDN Việt Nam


DCRA được công nhận một cách chính thức đầu tiên tại Việt Nam là Trung tâm đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp - Credit Ratings Vietnamnet Center – CRVC, được thành lập vào tháng 05/2005 (ADB, 2017). Theo công bố của trung tâm này thì việc đánh giá sẽ tiến hành theo quy trình có sơ sở nghiên cứu, tham khảo từ các tổ chức trên thế giới như Standard & Poor’s, Moodys và phù hợp với thực tiễn của thị trường Việt Nam. Đồng thời, kết quả đánh giá được Hội đồng đánh giá thống nhất với sự tham gia của đại diện các nhà khoa học, các chuyên gia tài chính ở các bộ ngành, đại diện doanh nghiệp và các cơ quan khác (Phan Thế Hải, 2005). Từ đó cơ sở đánh giá đó, trung tâm sẽ tiến hành cấp chứng chỉ tín nhiệm cho các doanh nghiệp, đồng thời hàng năm sẽ phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp VN (VCCI) tổ chức biểu dương những doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm cao.


Việc ra đời của Trung tâm đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp là một tín hiệu tích cực, trở thành tổ chức DCRA chuyên nghiệp đầu tiên và tạo đà tích cực cho thị trường phát triển. Tuy nhiên, chỉ sau hơn một năm hoạt động thì trung tâm này đã đóng cửa. Nguyên nhân chính yếu được chỉ ra là thị trường XHTNDN tại Việt Nam còn quá nhỏ, trung tâm không tạo lập được vị thế và danh tiếng đủ trên thị trường, thiếu sự hỗ trợ cần thiết của cơ quan chức năng cũng như các bên liên quan (ADB, 2017). Sau sự thất bại của CRVC, giai đoạn sau này đã tiếp tục xuất hiện các tổ chức thực hiện các hoạt động sơ khởi trên thị trường XHTN như CRV, Vietnamcredit… Tuy nhiên kết quả đạt được không đáng kể, thậm chí bị phản đối và nghi ngờ kết quả xếp hạng.

Công ty TNHH Thông tin Tín nhiệm và Xếp hạng Doanh nghiệp (Vietnam Credit) được thành lập năm 2004 với tên gọi là công ty C&R Việt Nam, đến năm 2009 thì đổi tên thành Vietnamcredit và chính thức có các hoạt động trên thị trường XHTN. Tuy nhiên, hoạt động của tổ chức này lại hướng đến các ngân hàng thương mại khi ngày 09/12/2009, Vietnam Credit công bố bảng xếp hạng ngân hàng (Vietnam Bank Rating) năm 2009, đưa ra đánh giá về chỉ số tín nhiệm của 47 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam (Nhật Minh, 2012). Ngay lập tức, kết quả xếp hạng này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía ngành ngân hàng, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam ngay lập tức gửi công văn đến Ngân hàng nhà nước để phản đối. Trong đó nhấn mạnh đến các ý: (i) xếp hạng NH hiện chỉ có cơ quan thanh tra- giám sát thuộc NHNN thực hiện vì họ có đầy đủ chức năng, thông tin, số liệu chính xác về hoạt động; (ii) Vietnam Credit là một đơn vị tư nhân, không có nhiều uy tín, không đủ thẩm quyền, chức năng, kinh nghiệm và đặc biệt là số liệu để đánh giá đầy đủ, chính xác về hoạt động của các ngân hàng (Dương Thu Hương, 2012). Ngay sau đó, Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Giàu cũng đã có ý kiến đồng ý với quan điểm của Hiệp hội Ngân hàng cho rằng việc đưa ra bảng xếp hạng nói trên là không có căn cứ và gây nguy hại cho hoạt động của ngành ngân hàng (Nhật Minh, 2012). Vietnam Credit sau đó cũng đã hủy việc công bố chi tiết tài liệu diễn giải về phương pháp của mình và phải rút lại kết quả xếp hạng này.

Xem tất cả 335 trang.

Ngày đăng: 11/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí