Đối Với Công Ty Thầu Xây Dựng, Công Ty Kinh Doanh Vlxkn

5.3.1 Đối với doanh nghiệp sản xuất VLXKN

Thực hiện phát triển thị trường VLXKN thông qua sử dụng sức mạnh định hướng thị trường, năng lực đổi mới nội bộ của nhà sản xuất VLXKN thì phải nhấn mạnh rằng tầm quan trọng của nhận thức của các lãnh đạo cao nhất trong công ty sản xuất về đầu tư tiền, thời gian và mối quan hệ đối tác tiêu thụ trong thời gian dài nhưng nó sẽ tạo ra kết quả lâu dài cho công ty. Công ty sản xuất cần đặt mục tiêu cam kết chất lượng VLXKN tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam khi xuất hàng cho đối tác để giữ khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới, tạo uy tín và tăng lợi nhuận và các hiệu quả khác cho công ty.

Các lãnh đạo công ty cần chú trọng tin tưởng, đào tạo, khen thưởng phù hợp nhân sự chủ chốt thực hiện kết nối giữa các bộ phận và hệ thống khen thưởng phù hợp thì định hướng thị trường có thể thực hiện tốt hơn trong doanh nghiệp nhỏ. Chính nhà lãnh đạo và nhân sự chủ chốt tạo sự kết nối giữa các bộ phận hay các hoạt động tạo thông tin thị trường, phổ biến thông tin thị trường và phản ứng với thông tin thị trường. Đặc biệt, quan tâm việc phản ứng thông tin thị trường như quyết định thật nhanh nhưng thận trọng về chất lượng khi đối thủ có thay đổi về giá, không nên chủ quan và bỏ qua những thay đổi về nhu cầu sản phẩm / dịch vụ của khách hàng đã có gợi ý, đề xuất hay phản hồi thông tin khi sử dụng sản phẩm, quan tâm nhiều hơn đến những phàn nàn của khách hàng liên quan đến VLXKN. Tất cả những thông tin phản hồi này giúp công ty đổi mới thành công hơn với nhu cầu sử dụng VLXKN ĐBSCL.

Đa phần các nhà sản xuất VLXKN ĐBSCL có quy mô công suất sản xuất nhỏ, dưới 5 triệu viên quy chuẩn/năm chiếm hơn 50% và và quy mô sản xuất trên 20 triệu viên/năm chỉ chiếm khoảng 15% với công nghệ thủ công vá bán tự động. Do vậy, để nâng cao năng lực đổi mới quy trình sản xuất ngày càng tiết kiệm hơn nhờ vào loại bỏ các hoạt động, công đoạn không cần thiết cần đầu tư công nghệ tự động sẽ giúp cải tiến về chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí hơn.

Đăng ký hợp chuẩn, hợp quy tất cả các loại VLXKN mà công ty sản xuất để tự điều chỉnh cũng như tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng VLXKN của công ty.

Công ty sản xuất VLXKN cần có hoạt động định hướng công ty thầu xây dựng cải tiến quá trình thi công VLXKN sao cho phù hợp với nhu cầu xây dựng khi sử dụng VLXKN với đa dạng công trình, giúp công ty thầu xây dựng mạnh dạn đầu tư các công cụ và thiết bị hiện đại hơn tiết kiệm nhân công, tiết kiệm chi phí sản xuất tạo ra lợi thế so với sử dụng vật liệu xây truyền thống. Ngoài việc phát huy các mối quan hệ hiện tại tốt với công ty thầu xây dựng, công ty kinh doanh VLXKN, chính quyền địa phương thì công ty sản xuất VLXKN cần tạo mối quan hệ tốt với công ty tư vấn thiết kế công trình thi công để các nhà tư vấn thiết kế quan tâm hơn thông tin sản phẩm VLXKN, ứng dụng vào thiết kế để nâng cao khả năng ứng dụng VLXKN vào nhiều loại công trình khác nhau.

Công ty sản xuất VLXKN thay đổi nhiều hơn cách thức quản lý sản xuất, kinh doanh, chuyên nghiệp trong dịch vụ phân phối và bán hàng, cải tiến nhiều như phương pháp mới để quảng bá VLXKN cho chính công ty mình qua hoạt động kết nối với đối tác, quan tâm đầu tư đến xây dựng website hay tận dụng những công cụ blog, mạng xã

hội miễn phí để đưa thuộc tính, cách thức sử dụng đa dạng, giá cả của sản phẩm trên trang kênh thông tin để quảng bá đến nhiều đối tượng khác nhau hiểu về VLXKN.

5.3.2 Đối với công ty thầu xây dựng, công ty kinh doanh VLXKN

Lãnh đạo cấp cao công ty (giám đốc công ty, quản đốc công trình) sẽ chú ý trò chuyện hoặc khảo sát thường xuyên những người có thể ảnh hưởng đến việc mua hàng của người trực tiếp sử dụng VLXKN (ví dụ: Chủ thầu, các công ty tư vấn thiết kế) để phát hiện phát hiện sớm những thay đổi về lựa chọn VLXKN của khách hàng. Định kỳ xem xét các quy định về VLXKN để cập nhật, thi công VLXKN phù hợp. Trong thi công xây dựng, ưu tiên và nổ lực thường xuyên tự đào tạo đội ngũ công nhân viên trong công ty hoặc tham gia các lớp tập huấn, tham quan ở những tổ chức có ứng dụng VLXKN tốt về đổi mới tay nghề thi công bằng VLXKN. Lãnh đạo công ty không nên không bỏ ngoài tai những lời phàn nàn của khách hàng về VLXKN để điều chỉnh, trao đổi với công ty sản xuất VLXKN để cải tiến hoạt động thi công đạt kết quả tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

5.3.3 Đối với chính phủ và chính quyền địa phương

5.3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý về vật liệu xây không nung

Phát triển thị trường vật liệu xây không nung đồng bằng sông Cửu Long - 21

Hoàn thiện hệ thống qui phạm pháp luật về vật liệu xây không nung ở Việt Nam để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tuân thủ các quy định, chuẩn mực sản xuất kinh doanh và sử dụng VLXKN. Bởi vì hệ thống pháp luật là khuôn khổ cho các tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động. Thực tế cho thấy các quy định hiện tại từ định hướng đến hướng dẫn sản xuất và sử dụng VLXKN tại Việt Nam vẫn còn chưa đầy đủ và bất cập. Hơn nữa, chưa có các văn bản quy định về việc khai thác, sử dụng tài nguyên trong chế biến VLXD như đất sét chưa rõ ràng, triệt để ít nhiều ảnh hưởng đến việc triển khai thúc đẩy phát triển thị trường VLXKN. Một giải pháp khác không kém phần quan trọng giúp thúc đẩy việc sử dụng VLXKN nhiều hơn là quy định cụ thể xử lý hành vi khai thác, buôn bán trái phép đất mặt ruộng làm gạch đất nung cũng như đánh thuế môi trường gạch đất nung, thuế khai thác sử dụng đất sét làm gạch nung mặc dù thuộc vùng quy hoạch. Do đó, ngoài việc ban hành các tiêu chuẩn, quy định sản xuất VLXKN thì chính phủ cần có chế tài trong khai thác tài nguyên đất sét; từ đó, các cấp chính quyền địa phương các tỉnh cần quan tâm, thực hiện triệt để việc quy định chế tài trong khai thác tài nguyên đất sét. Thêm nữa, việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn từng loại VLXKN mới trên thị trường kịp thời hơn để đẩy mạnh mức độ đầu tư của doanh nghiệp sản xuất và sử dụng. Đồng thời, việc công bố giá VLXKN của các cơ ban quan ngành hiện nay vẫn chưa kịp thời như giá thực tế cũng dễ dẫn đấn sự e ngại trong việc tự nguyện sử dụng VLKN.

5.3.3.2 Ban hành chính thức các chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung

Chính phủ, Bộ xây dựng và chính quyền địa phương tiếp tục xây dựng chương trình, định hướng và có chính sách khuyến khích và đưa ra lộ trình cụ thể hỗ trợ nhà sản xuấ, công ty thầu thi công, nhà thiết kế thi công trong sản xuất và phân phối VLXKN với một số chính sách ưu tiên, ưu đãi thiết thực hơn. Tuy nhiên, các chương trình, định hướng của chính phủ và các cơ quan liên quan của chính phủ cần lắng nghe ý kiến từ

phía doanh nghiệp, chính quyền địa phương trong quy hoạch vùng sản xuất và các loại vật liệu xây không nung dựa vào thế mạnh của vùng và nhu cầu sử dụng từ thị trường. Các chính sách khuyến khích liên quan đến tăng cường năng lực đổi mới cần được mở rộng hơn không nhất thiết bó buộc trong việc sáng chế ra một loại VLXKN hoàn toàn mới. Ngược lại, VLXKN đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển nên chính sách cần quan tâm hơn đối với các cá nhân và tổ chức có phát minh sáng kiến, chế tạo VLXKN mới có tính ứng dụng cao.

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch: Cần có một quy hoạch phát triển VLXKN thống nhất và chi tiết cho ĐBSCL. Các tỉnh có lợi thế gần nguồn nguyên liệu như Long An, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh là những tỉnh cần ưu tiên thực hiện quy hoạch phát triển gạch Block bê tông các loại; gạch ống xi măng, gạch thẻ xi măng và gạch tự chèn). Các tỉnh khác xem xét lập kế hoạch phát triển vật liệu tấm panel nhẹ tùy theo nguyên liệu sẵn có, tận dụng phụ phế thải cụ thể dựa trên đánh giá thế mạnh và nhu cầu của từng địa phương. Điều quan trọng là cán bộ quản lý liên quan đến VLXKN cần nhận thức thật rõ về vai trò của VLXKN trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương mình. Công bố, tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên thực hiện các nội dung quy hoạch. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất và hạ tầng giao thông.

Các chính sách hỗ trợ của chính phủ và địa phương: Các chính sách hỗ trợ của chính phủ và ở từng địa phương cần được quan tâm tương xứng với chương trình phát triển VLXKN đã đề ra. Từng địa phương đến cấp cao hơn cần chú trọng phân chia thành ba loại chính sách hỗ trợ tương ứng với các nguồn kinh phí khác nhau. Định kỳ, cần đánh giá tiến độ và hiệu quả thực hiện để có những điều chỉnh phù hợp với từng địa phương, từng đối tưỡng để chính sách chưa thật sự đi vào thực tiễn góp phần phát triển thị trường VLXKN.

5.3.3.3 Tổ chức sản xuất

Về việc triển khai thực hiện tại các địa phương: Các sở, ngành, chính quyền địa phương không chỉ quan tâm kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và đẩy mạnh việc tăng cường sử dụng các loại VLXKN mà còn kêu gọi đặc biệt hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung. Để có hiệu quả ở cấp huyện, các sở, ban, ngành tỉnh cần ban hành các chính sách hướng dẫn cụ thể để thực hiện chương trình phát triển VLXKN chi tiết. Công tác tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng VLXKN ở từng địa phương (tỉnh, thành phố ĐBSCL) cần được đầu tư có chiều sâu, kịp thời để người sử dụng hiểu hết về việc sử dụng VLXKN. Đối với các nhà sản xuất, ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư quy mô vừa, có năng lực sản xuất từ trung bình trở lên, có công nghệ sản xuất bán tự động. Các nhà hoạch định chính sách trong nước cần kêu gọi các nhà sản xuất hiện có với công nghệ sản xuất VLXKN thủ công chuyển dần sang công nghệ sản xuất bán tự động và đồng bộ hơn trong dây chuyền.

Về chính sách ưu đãi đầu tư: Thực tế tại một số địa phương vùng ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất VLXKN chưa được hưởng ưu đãi theo quy định tại Quyết định 567 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 108/2006

/ NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ. Ngoài ra, không có hướng dẫn sử dụng Quỹ chuyển giao công nghệ theo quy định tại Quyết định 567 nên các doanh nghiệp


149

chưa được hưởng ưu đãi một cách đầy đủ và phổ biến. Hơn nữa, chính sách ưu đãi cần được cụ thể theo đối tượng và thời gian lâu dài hơn về vốn, thuế và thuê đất cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất VLXKN. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách ở ĐBSCL cần quan tâm vận dụng hai chính sách này.

5.3.3.4 Tổ chức thị trường và xúc tiến thương mại

Xây dựng và phát huy lợi ích của việc sử dụng VLXKN: Trên cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất (đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm), xây dựng và triển khai các chương trình, dự án xây dựng thương hiệu VLXKN cho từng địa phương vùng ĐBSCL nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo niềm tin với khách hàng. Thương hiệu phải gắn liền với lợi ích của nhà sản xuất. Tổ chức triển lãm, quảng bá VLXKN đến khách hàng trong và ngoài vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, hàng năm tổ chức khảo sát và lựa chọn sản phẩm với các nhà sản xuất, nhà thầu có sáng kiến cải tiến VXLKN để vinh danh. Đây là công cụ tạo tiếng vang kết nối nhà sản xuất với các đối tác trong hệ thống tiêu thụ VLXKN trong và ngoài ĐBSCL.

Xây dựng mối liên kết ngang và dọc giữa nhà sản xuất và trung gian trong việc tiêu thụ VLXKN: Với hai kênh phân phối hiện nay, hệ thống phân phối của VLXKN đơn giản, ít trung gian nên đã giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Tuy nhiên, kênh 2 cần được đẩy mạnh hơn nữa, gắn với chứng nhận sản phẩm chất lượng với nhãn mác, số đăng ký hợp quy, bao bì tích hợp theo thương hiệu của nhà sản xuất để giúp người mua phân biệt sản phẩm đạt chất lượng, tăng thêm lòng tin.

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật: Việc ban hành hướng dẫn xây dựng đối với từng loại VLXKN cần được điều chỉnh, định mức sử dụng các loại VLXKN linh hoạt và phù hợp, định giá và công bố giá từng loại VLXKN cần sát thực để thúc đẩy việc sử dụng VLXKN. Ngoài ra, cần ban hành quy định và tiêu chuẩn sử dụng phế thải công nghiệp trong sản xuất VLXKN để phế thải được sử dụng thiết thực và hiệu quả.

5.4 Đóng góp mới của luận án


Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp về lý thuyết và thực tiễn như sau:


5.4.1 Đóng góp mới về lý thuyết

Xét ở cấp độ mối quan hệ đối tác, các bên có liên quan, định hướng thị trường còn ít được khai thác trong mối quan hệ các bên có liên quan. Đa phần các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung nghiên cứu vào định hướng thị trường trong mối quan hệ đối tác gồm nhà cung ứng và nhà sản xuất chưa quan tâm đến khai thác định hướng thị trường trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp trong mối quan hệ kênh tiêu thụ (Min và cộng sự, 2007). Kết hợp sức mạnh giữa định hướng thị trường và năng lực đổi mới trong mối quan hệ kênh tiêu thụ lại càng ít nghiên cứu. Do vậy, khai thác sức mạnh của định hướng thị trường và năng lực đổi mới trong bối cảnh kênh tiêu thụ giữa nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp là một đóng góp mới của luận án.

Tính đến thời điểm hiện tại, mối quan hệ giữa định hướng thị trường, năng lực đổi mới và kết quả phát triển thị trường, đa phần các nghiên cứu chỉ mới quan tâm đến

150

tính đổi mới sáng tạo (innovativeness). Các khía cạnh khác nhau của năng lực đổi mới liên tục như đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới marketing, đổi mới tổ chức, đổi mới hành chính, v.v. chưa được đưa vào khám phá tích hợp các dạng năng lực đổi mới cụ thể và xét nó trong mối quan hệ đối tác kinh doanh (đặc biệt khách hàng doanh nghiệp). Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu tập trung thiên về định hướng thị trường ở góc độ văn hóa gồm định hướng khách hàng, định hướng đối thủ (Guo & Wang, 2015) trong mối quan hệ đó. Vì vậy, đóng góp mới của luận án trong khai thác định hướng thị trường ở góc độ hành vi thực hiện của công ty (thu thập thông tin thị trường, phổ biến thông tin thị trường và phản ứng thông tin thị trường) trong mối quan hệ với các loại năng lực đổi mới của doanh nghiệp.

Hơn nữa, kết quả tác động giữa định hướng thị trường và kết quả hoạt động doanh nghiệp lại không ổn định như tác động tích cực của Morgan và cộng sự (2009), Kirca và cộng sự (2005), Gligor và cộng sự (2019) hay không có tác động của Han và cộng sự (1998) hay không có mối quan hệ nào có thể được thiết lập giữa định hướng thị trường của công ty đầu mối và định hướng người dùng cuối của nhà cung cấp (Kibbeling và cộng sự, 2013). Khía cạnh này được nhiều tác giả trước đây đề xuất cần được khám phá và phát triển nhiều hơn sức mạnh của định hướng thị trường trong nhiều bối cảnh khác nhau. Đặc biệt, khai thác vai trò của định hướng thị trường trong mối quan hệ kênh tiêu thụ sản phẩm trong đơn ngành sẽ giúp phát triển từng ngành đơn lẻ (Langerak, 2001). Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án giúp đóng góp thêm vai trò của định hướng thị trường trong mối quan hệ kênh tiêu thụ trong ngành đơn lẻ (VLXKN).

Các nghiên cứu trước đây tập trung vào nghiên cứu yếu tố hỗ trợ của chính phủ tập trung vào những dự án nghiên cứu (sáng chế) mà chưa thật sự xem xét việc đưa sản phẩm vào thị trường như thế nào hay thực hiện đổi mới theo nhu cầu của thị trường trong phát triển những ngành hàng mới trong nền kinh tế chuyển đổi. Vì vậy, nghiên cứu này xem xét yếu tố hỗ trợ của chính phủ tác động đến định hướng thị trường, năng lực đổi mới nhằm phát triển thị trường sản phẩm trong mối quan hệ tiêu thụ trong ngành đơn lẻ trong chuyển đổi ngành vật liệu xây dựng là một đóng góp mới của luận án.

Trong phương diện thu thập dữ liệu, các nghiên cứu trước đây cũng chỉ xem xét định hướng thị trường trong mối quan hệ kênh tiêu thụ theo quan điểm của nhà cung cấp sản phẩm như Siguaw và cộng sự (1998). Các trường hợp khác thu thập dữ liệu khảo sát từ đối tác chính theo tỷ lệ 1:1 như một nhà cung ứng – một nhà sản xuất – một khách hàng theo Langerak (2001); Kibbeling và cộng sự (2013). Đề xuất của các tác giả trước đây là cần phải khai thác dữ liệu dyadic theo tỷ lệ một công ty đầu mối tương ứng với nhiều (ít nhất hai) đối tác chính trong cùng một mối quan hệ nhằm làm tăng độ chắc chắn về thông tin dữ liệu trong kiểm định các giả thuyết (Kibbeling và cộng sự, 2013). Do đó, điểm đóng góp mới của luận án là khảo sát dữ liệu theo mối quan hệ một nhà sản xuất (công ty tiêu điểm) với hai đối tác khách hàng doanh nghiệp chính của nhà sản xuất đó.

Cuối cùng là nghiên cứu trước đây đề xuất các nghiên cứu tương lai có thể tích hợp nhiều lý thuyết hơn nữa để hiểu biết đầy đủ hơn về cách thức chính sách hỗ trợ của chính phủ ảnh hưởng đến MO và đổi mới (Cai và cộng sự, 2015). Nhiều tác giả chỉ sử dụng đơn thuần một lý thuyết như lý thuyết dựa vào nguồn lực (Atuahene-Gima, 1996; Gunday và cộng sự, 2011; Hurley & Hult, 1998; Jiménez-Jiménez & Sanz-Valle, 2011;

Karabulut, 2015; Kirca và cộng sự, 2005). Một số nghiên cứu trước đây có sử dụng tích hợp lý thuyết dựa vào nguồn lực và lý thuyết các bên có liên quan (T. Baker và cộng sự, 1999; Langerak, 2001; Siguaw và cộng sự, 1998), tích hợp lý thuyết thể chế và lý thuyết dựa vào nguồn lực (Cai và cộng sự, 2015; Chadee & Roxas, 2013; Kirca và cộng sự, 2011). Việc tích hợp các lý thuyết gồm lý thuyết dựa vào nguồn lực, marketing B2B, lý thuyết các bên có liên quan, lý thuyết thể chế , trong đó, lý thuyết dựa vào nguồn lực là trung tâm để xem xét đầy đủ hơn về cách thức chính sách hỗ trợ của chính phủ ảnh hưởng đến mối quan hệ MO và năng lực đổi mới để phát triển thị trường sản phẩm cũng được xem là một đóng góp mới.

5.4.2 Đóng góp mới về thực tiễn

Nghiên cứu của luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên về phát triển thị trường VLXKN. Thứ nhất, nhìn rõ hơn thực trạng phát triển VLXKN ĐBSCL hiện nay bao gồm những thế mạnh và hạn chế của nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp sử dụng VLXKN (công ty thầu xây dựng, công ty kinh doanh VLXKN). Thứ hai, hệ thống và nhìn nhận những chính sách hỗ trợ của chính phủ cũng như tỉnh, thành ĐBSCL ở từ chính sách pháp lý, chính sách tài chính và kỹ thuật công nghệ. Thứ ba, kết quả nghiên cứu đóng góp về mô hình phát triển thị trường VLXKN theo hướng sử dụng sức mạnh định hướng thị trường và năng lực đổi mới không những dựa vào chính công ty sản xuất VLXKN mà còn kênh tiêu thụ chủ yếu là nhà thầu thi công xây dựng, công ty kinh doanh VLXD (khách hàng doanh nghiệp) thông qua (1) nâng cao khả năng định hướng thị trường của công ty sản xuất VLXKN; (2) tăng cường năng lực đổi mới nhà sản xuất,

(3) nâng cao sức mạnh định hướng thị trường vào năng lực đổi mới nhà sản xuất, (4) vai trò của chính phủ gắn liền với định hướng thị trường và năng lực đổi mới của nhà sản xuất. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra các nhà sản xuất VLXKN không những có định hướng thị trường nội bộ mà còn có tận dụng định hướng thị trường của bên có liên quan, đối tác tiêu thụ (khách hàng doanh nghiệp) để thực hiện các hoạt động đổi mới. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hỗ trợ của chính phủ đối với phát triển VLXKN ĐBSCL có tác động gián tiếp đến phát triển thị trường thông qua định hướng thị trường của nhà sản xuất và năng lực đổi mới của nhà sản xuất. Một số khuyến nghị được đề cập để tăng cường vai trò của chính phủ vào phát triển thị trường VLXKN như (1) Hoàn thiện hệ thống pháp lý về vật liệu xây không nung, (2) Ban hành chính thức các chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung và (3) Kiểm soát tổ chức sản xuất và tiêu thụ.

5.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh những đóng góp về phương diện học thuật và thực tiễn, nghiên cứu cũng có một số hạn chế nhất định:

Thu thập được số liệu từ 236 doanh nghiệp (gồm 78 nhà sản xuất và 158 công ty thi công xây dựng, công ty kinh doanh VLXD) tại 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL và một vài doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đề tài có thể thu thập được số liệu từ các tỉnh miền trung và phía bắc thì quy mô mẫu sẽ đa dạng, và đầy đủ hơn.

Khảo sát ý kiến của lãnh đạo cấp cao đối với nhà sản xuất, khách hàng doanh nghiệp mà chưa thực hiện đến nhà cung cấp và khách hàng cuối cùng trong nhóm các bên có liên quan chính yếu khác.

Chưa thu thập được các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả tài chính trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Năng lực đổi mới của luận án bao gồm đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình và đổi mới, chưa xem xét đến đổi mới tổ chức, đổi mới hành chính, số liệu nghiên cứu và phát triển thực tế của doanh nghiệp vào phân tích năng lực đổi mới.

Ở một góc độ nào đó, dữ liệu ghép về định hướng thị trường của nhà quản lý công ty sản xuất và công ty sử dụng VLXKN ghép lại thành một bộ dữ liệu có thể được cho là không cùng cảm nhận (đánh giá). Vì thế, phần nào đó ảnh hưởng đến độ tin cậy của việc kiểm định các giả thuyết. Do vậy, đây cũng được xem là một hạn chế.

Tác giả sử dụng hoàn toàn bộ thang đo hỗ trợ của chính phủ từ các nghiên cứu trước mà chưa khám phá vai trò đa dạng của chính phủ tại Việt Nam. Còn một số quan sát cần được xem xét thêm như các dự án R&D, hỗ trợ nhân lực hoặc hình thức khác trong ngành xây dựng.

Xuất phát từ những hạn chế trên, hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là:

(1) Mở rộng phạm vi khảo sát cũng như xác định số lượng khảo sát phù hợp đơn vị khảo sát để có kết quả chính xác hơn cho nghiên cứu tại Việt Nam.

(2) Mở rộng mô hình nghiên cứu đến nhà cung ứng và khách hàng cuối cùng – những đối tác chính trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm áp dụng tại Việt Nam

(3) Bổ sung thêm các khía cạnh về năng lực đổi mới tổ chức, đổi mới hành chính, số liệu nghiên cứu và phát triển thực tế của doanh nghiệp vào phân tích năng lực đổi mới trong mô hình nghiên cứu.

(4) Khám phá thêm các chỉ báo đánh giá hỗ trợ của chính phủ trong ngành xây dựng tại Việt Nam

Tóm tắt chương 5

Chương 5 trình bày các cơ sở để đề xuất hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu. Có bốn hàm ý quản trị được trình bày trong chương 5 bao gồm Nâng cao khả năng định hướng thị trường trong nội bộ và trong hệ thống kênh tiêu thụ; Nâng cao nhận thức và thực hiện năng lực đổi mới của nhà sản xuất; Nâng cao tận dụng sức mạnh định hướng thị trường vào năng lực đổi mới; Tăng cường vai trò của chính phủ phát triển thị trường VLXKN. Ngoài ra, chương 5 trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và các kiến nghị, một số hạn chế nhất định của luận án và đề xuất định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 16/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí