Nhận Thức Về Xu Hướng Phát Triển Và Lợi Ích Của Vlxkn Tại Đbscl Và Việt Nam

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa định hướng thị trường, năng lực đổi mới, hỗ trợ của chính phủ và phát triển thị trường, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến và các giả thiết nghiên cứu ở chương 2. Trong chương 3, quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được trình bày cụ thể để kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất. Nội dung chủ yếu của chương này bao gồm (1) Quy trình nghiên cứu, (2) Phương pháp nghiên cứu định tính và (3) Phương pháp nghiên cứu định lượng.

3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu mô tả các bước thực hiện nghiên cứu nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu. Quy trình gồm ba giai đoạn cụ thể sau:

Giai đoạn 1: Xây dựng thang đo sơ khởi

Giai đoạn này xuất phát từ ý tưởng nghiên cứu về định hướng thị trường và năng lực đổi mới cho ngành. Tổng quan nghiên cứu được thực hiện từ nhiều nguồn tài liệu như các tạp chí uy tín, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, v.v. trên thế giới kết hợp với nghiên cứu bối cảnh ngành VLXKN tại Đồng bằng sông Cửu Long đang được quan tâm để tìm ra các khoảng trống nghiên cứu từ đó xây dựng mục tiêu nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu lý thuyết cũng được hình thành từ đây. Bộ thang đo các khái niệm (Thang đo sơ khởi) được xây dựng từ các lý thuyết nền và các khái niệm nghiên cứu trước đây. Trên cơ sở này, các thang đo trong mô hình lý thuyết đều được sử dụng yếu tố cấu thành đo lường Likert 5 bậc với lựa chọn từ số 1 là “Hoàn toàn không đồng ý” đến lựa chọn số 5 là “Hoàn toàn đồng ý” với phát biểu trong bản câu hỏi.

Giai đoạn 2: Đánh giá thang đo

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng chủ yếu để khám phá các nhân tố trong định hướng thị trường, năng lực đổi mới của doanh nghiệp, hỗ trợ của Chính phủ. Phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm điều chỉnh thang đo cho phù hợp với ngôn ngữ và bối cảnh ngành xây dựng tại Việt Nam. Sau phỏng vấn, bộ thang đo lần 2 được hoàn thành và được đánh giá qua nghiên cứu sơ bộ. Ở bước này, tác giả thực hiện kiểm tra độ tin cậy của bộ thang đo (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để tổng hợp biến quan sát của các thang đo được bằng phần mềm SPSS 22. Từ đó xây dựng thang do chính thức cho nghiên cứu.

Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức

Sau khi đánh giá thang đo, bảng câu hỏi được hoàn thiện chính thức được sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được sử dụng với 236 mẫu (78 mẫu đối với nhà sản xuất, 158 mẫu đối với khách hàng doanh nghiệp) là nhà quản lý đại diện cho công ty được nghiên cứu tại ĐBSCL qua đánh giá mô hình đo lường và phân tích mô hình cấu trúc (SEM) nhằm kiểm tra sự phù hợp của mô hình, kiểm định các giả thuyết đưa ra và kiểm tra mối quan hệ giữa định hướng thị trường và năng lực đổi mới của doanh nghiệp VLXKN bằng phần mềm Smart PLS 3.3.3.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Tiến trình nghiên cứu được mô hình hóa như hình sau:


Phát triển thị trường vật liệu xây không nung đồng bằng sông Cửu Long - 10

Giai đoạn 1

Nghiên cứu bối cảnh và cơ sở lý luận thế giới và Việt Nam

Ý tưởng nghiên cứu và khe hổng lý thuyết

Xây dựng mô hình lý thuyết

Thang đo sơ khởi

Phỏng vấn sâu chuyên gia, điều chỉnh,

Giai đoạn 2

Nghiên cứu sơ bộ (Cronbach’s Alpha và EFA)

Thang đo lần 2

Phiếu khảo sát chính thức

Khảo sát chính thức

Giai đoạn 3

Kiểm định mô hình đo lường và mô hình cấu trúc (giả thuyết của mô hình) qua PLS SEM

Thảo luận kết quả, hàm ý quản trị và hướng nghiên cứu tiếp theo


Hình 3.1: Tiến trình nghiên cứu của luận án Nguồn: Thiết kế của tác giả

3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

Kết quả của nghiên cứu định tính là nền tảng cho nghiên cứu định lượng và quyết định sự phù hợp và khả thi của nghiên cứu định lượng trong luận án với các nội dung liên qua như sau:

- Tìm hiểu thực trạng của các cơ sở sản xuất VLXKN (Nhà sản xuất) triển khai sản xuất và quá trình tiêu thụ ra sao?

- Các khía cạnh định hướng thị trường của nhà sản xuất đối với khách hàng chính của họ, có giúp điều chỉnh hay nâng cao hoạt động về năng lực đổi mới của nhà sản xuất hay không?

- Định hướng thị trường của công ty có định hướng được khách hàng của họ trong tiêu thụ?

- Năng lực đổi mới của nhà sản xuất hiện tại có phải là quá trình tác động chính xuất phát từ doanh nghiệp nhà sản xuất? Liệu rằng năng lực đổi mới của nhà sản xuất có cả tác động từ quá trình định hướng thị trường từ khách hàng doanh nghiệp của nhà sản xuất. Từ đó, giúp phát triển thị trường VLXKN hay không?

- Hỗ trợ từ Chính phủ đã thực sự tác động và mức tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ VLXKN? Đến phát triển thị trường VLXKN?

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Kết quả tổng kết lý thuyết về định hướng thị trường, năng lực đổi mới và phát triển thị trường giữa nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp chưa tìm thấy nghiên cứu nào về mối quan hệ này trong ngành xây dựng. Tác giả thiết kế nghiên cứu mô hình dựa trên mối quan hệ này để phát triển thị trường VLXKN. Qua đó, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia và phân tích nội dung các báo cáo thực hiện phát triển VLXKN ở 13 tỉnh, thành thuộc ĐBSCL.

Thông tin thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các tài liệu, báo cáo của Sở Xây dựng các tỉnh, thành thuộc ĐBSCL. Mặt khác, dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ hội nghị, hội thảo cấp Bộ, các nghiên cứu được công bố trên tạp chí trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích nội dung các bài báo, báo cáo được sử dụng để đánh giá thực trạng nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

Tác giả không xây dựng bộ thang đo hoàn toàn mới mà chỉ tập trung hoàn thiện, bổ sung hay điều chỉnh biến quan sát (chỉ báo) cho một số nhân tố có thang đo chưa hoàn toàn phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Nghiên cứu này, tác giả ứng dụng của quy trình xây dựng tập biến quan sát của Churchill (1979); Steenkamp và Van Trijp (1991). Quy trình này đã được vận dụng tại Việt Nam bởi Nguyễn Đình Thọ (2007) có 3 bước thực hiện gồm xây dựng bộ biến quan sát, đánh giá thang đo sơ bộ và đánh giá thang đo chính thức. Trong giai đoạn xây dựng bộ biến quan sát, phỏng vấn sâu chuyên gia đóng vai trò quan trọng để góp phần hoàn thiện bộ biến quan sát giai đoạn đầu.

3.2.2 Thực hiện phỏng vấn sâu chuyên gia

Phỏng vấn sâu chuyên gia được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án nhằm điều chỉnh nội dung biến quan sát cho phù hợp với đặc điểm ngành vật liệu xây dựng tại ĐBSCL nói riêng, Việt Nam nói chung. Phỏng vấn sâu chuyên gia giúp thu thập thông tin sâu về thực tế liên quan đến bối cảnh, các cá nhân có kinh nghiệm và nhận thức từ các trải nghiệm thực tế. Ngành xây dựng, đặc biệt ngành VLXKN là một ngành mang tính đặc thù và phức tạp, rất khó khai thác thông tin của quản lý cấp cao của doanh nghiệp.

Hơn nữa, các chuyên gia là các cấp quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước lại càng khó tiếp cận hơn. Để tiếp cận với các chuyên gia, tác giả

gửi thư giới thiệu của Trường và Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long, sau khi nhận phản hồi đồng ý, tác giả trao đổi sơ lược nội dung phỏng vấn qua điện thoại để thống nhất cuộc hẹn trực tiếp tại văn phòng làm việc của họ. Phỏng vấn chuyên gia được thực hiện 2 lần.

Phỏng vấn lần thứ nhất hoàn chỉnh bảng câu hỏi nháp trước khi khảo sát sơ bộ thông qua phỏng vấn sâu lần lượt với 11 chuyên gia nhằm khám phá về định hướng thị trường, năng lực đổi mới, hỗ trợ của chính phủ và phát triển thị trường cũng như các biến quan sát đo lường những nhân tố này theo mô hình nghiên cứu lý thuyết đã đề xuất. Tiêu chí lựa chọn 11 chuyên gia dựa trên trình độ chuyên môn, sự am hiểu, kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn của họ trong lĩnh vực kinh tế xây dựng, vật liệu xây dựng và đổi mới công nghệ, trong đó 3 chuyên gia vừa là nhà khoa học vừa có kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng (Giảng viên), có xem trọng về phát triển ngành VLXKN, 4 chuyên gia làm điều hành doanh nghiệp xây dựng có liên quan đến VLXKN và 4 chuyên gia còn lại am hiểu chính sách và văn bản pháp lý của Chính phủ và địa phương trong hoạt động phát triển ngành VLXKN. Các chuyên gia hiện đang công tác tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục có uy tín thuộc cấp quản lý bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc doanh nghiệp hoặc nhà nghiên cứu chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tế có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, có kinh nghiệm từ 5 đến 15 năm trong lĩnh vực xây dựng và kinh tế và quản lý. Mỗi cuộc phỏng vấn được thực hiện trong 2 giờ thông qua trao đổi trực tiếp. Tác giả sử dụng dàn bài phỏng vấn được thiết kế sẵn (Phụ lục 2 – Dàn bài phỏng vấn chuyên gia) để tìm hiểu và thu thập thông tin về chủ đề nghiên cứu, sau đó hiệu chỉnh và bổ sung biến quan sát, hoàn thiện thang đo sao cho phù hợp với tính chất ngành VLXKN tại ĐBSCL, Việt Nam. Danh sách các chuyên gia được trình bày trong phần phụ lục 3.

Bảng khảo sát chuyên gia gồm các nội dung chính làm sáng tỏ các vấn đề sau:

Khái niệm Vật liệu xây không nung

Khái niệm và vai trò về định hướng thị trường, năng lực đổi mới, hỗ trợ của chính phủ trong mối quan hệ kênh tiêu thụ để phát triển thị trường VLXKN tại Việt Nam

Nhận định và đánh giá các thang đo nháp về định hướng thị trường, năng lực đổi mới, hỗ trợ thể chế của chính phủ và phát triển thị trường VLXKN

3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu định tính gồm (1) Nhận thức về xu hướng phát triển và lợi ích của VLXKN tại Việt Nam và ĐBSCL, (2) Thảo luận điều chỉnh thang đo các khái niệm trong nghiên cứu.

3.2.3.1 Nhận thức về xu hướng phát triển và lợi ích của VLXKN tại ĐBSCL và Việt Nam

Kết quả cho thấy rằng tất cả chuyên gia đều khẳng định phát triển VLXKN tại Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là một điều hiển nhiên trong thời gian sắp tới và tương lai xa hơn. Sản phẩm VLXKN không thể thay thế hoàn toàn gạch đất sét nung truyền thống nhưng nó thay thế một phần bởi vì tài nguyên đất dần trở nên cạn kiệt, giá tài nguyên đất trở nên đắt hơn nếu tiếp tục sử dụng cho sản xuất gạch đất sét nung.


62

VLXKN đáp ứng xu thế ngày nay, đóng góp lợi ích về giảm diễn biến ô nhiễm môi trường, giảm cạn kiệt tài nguyên trong nước và cả việc thực hiện cam kết với quốc tế về bảo vệ môi trường trong hội nhập quốc tế. VLXKN đã dùng trên thế giới từ lâu, các nước lân cận đã dùng phổ biến như Trung Quốc, Thái Lan, v.v.

Các chuyên gia cho rằng khẳng định này xuất phát từ bản chất của loại vật liệu này. Loại VLXKN thuộc vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, có thể sử dụng các loại phế thải từ các ngành khác để chế tạo ra như phế thải xây dựng, phế thải từ nhà máy nhiệt điện. VLXKN là loại vật liệu và cấu kiện dùng trong xây dựng, có hình dạng, kích thước. Loại vật liệu này có nhiều hình dáng, kích thước và được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau gồm chất kết dính, cốt liệu, phụ gia và nước, theo công nghệ khác nhau mà không cần qua công đoạn nung. VLXKN rất đa dạng nên cũng có nhiều cách phân loại như theo vật liệu và phương pháp chế tạo được quy định trong thông tư 13/2017/TT-BXD (thay thế thông tư 09/2012/TT-BXD trước đây), theo hình dáng và kích thức sản phẩm (viên hay tấm), theo cấu tạo sản phẩm (đặc hay rỗng), theo cường độ nén, chức năng sử dụng, theo lĩnh vực sử dụng, theo nguồn gốc xuất xứ. Nếu xét về lĩnh vực sử dụng thì VLXKN dùng rất nhiều lĩnh vực như xây tường nhà, xây tường rào, xây đường bao công viên, vỉa hè, lát sân, đường, mặt cầu, cống, lát nền nhà, nền kho, bãi, và nhiều ứng dụng khác trong xây dựng và đời sống (Đoàn, 2019).Vì vậy, tác giả đưa ra khái niệm VLXKN trong luận án này được nhìn nhận là các loại vật liệu được chế tạo từ hỗn hợp chất kết dính, cốt liệu, phụ gia và nước, v.v. theo công nghệ khác nhau mà không cần qua công đoạn nung được sử dụng trong xây tường nhà, xây tường rào, xây đường bao công viên, vỉa hè, lát sân, đường, mặt cầu, cống, lát nền nhà, nền kho, bãi, và nhiều ứng dụng khác trong xây dựng và đời sống hiện nay.

3.2.3.2 Thảo luận điều chỉnh thang đo các khái niệm trong nghiên cứu

Siguaw và cộng sự (1998) nghiên cứu thấy rằng định hướng thị trường nhà phân phối có mối quan hệ với định hướng thị trường từ nhà cung cấp sản phẩm và định hướng thị trường cũng ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ hợp tác của họ (Langerak, 2001). Kết quả phỏng vấn cũng có được kết quả tất cả 11/11 chuyên gia đều khẳng định có vai trò định hướng thị trường của các cơ sở sản xuất VLXKN thông qua cung cấp tài liệu về sản phẩm, đáp ứng về chất lượng sản phẩm cũng như yêu cầu khác của khách hàng (nhà thầu, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng). Bởi vì sản phẩm VLXKN hiện nay chủ yếu bắt buộc dùng trong công trình nhà nước, các công trình khác chỉ khuyến khích, người mua chưa quen và được sự chi phối từ cơ chế và các chính sách từ chính phủ. Dù rằng chính phủ, chính quyền địa phương có những hỗ trợ về mặt văn bản, yêu cầu quy định tổng thể nhưng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải thông tin đầy đủ cho doanh nghiệp sử dụng phải hiểu về sản phẩm và cách sử dụng hiệu quả, chịu trách nhiệm về nó. Đồng thời, doanh nghiệp sử dụng cũng cung cấp thông tin phản hồi về chất lượng, nhu cầu VLXKN trong xây dựng cho doanh nghiệp sản xuất. Trong ngành xây dựng đặc thù, tất cả phải thực hiện theo quy định, chịu sự giám sát nên sẽ liên quan đến doanh nghiệp tư vấn thiết kế và giám sát thi công cũng phải hiểu nhiều hơn về sản phẩm này. Chủ đầu tư (khách hàng cuối) có nhận thức tốt trong việc đồng ý sử dụng VLXKN là cần thiết nhưng với điều kiện bắt buộc hiện nay thì mức độ quan tâm đến

63

nhận thức của chủ đầu tư là có thể giới hạn lại. Hiện tại khách lẻ là người dân đã sử dụng tăng dần vào nhà kho, hàng rào, phòng nhỏ để làm quen và tỷ lệ này thì thấp hơn nhiều (kể cả số lượng VLXKN sử dụng và giá trị công trình) nếu so với công trình xây dựng công nghiệp, thương mại, dân dụng công cộng. Tuy nhiên, điều này đã là minh chứng cho sự chuyển biến trong nhận thức và thói quen của người dân dần chuyển đổi sang sử dụng VLXKN.

Đa số chuyên gia cũng khẳng định vai trò của năng lực đổi mới rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của ngành này. Ngành VLXKN là ngành mới, đòi hỏi phải cải tiến, đổi mới liên tục hơn nữa mới hoàn thiện, nâng chất lượng, và giảm giá thành. Doanh nghiệp sản xuất hiện nay đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ thì yếu tố đổi mới phải đơn giản, liên tục nhưng quyết định đến tồn tại, tăng trưởng và thành công. Đổi mới từ việc nhỏ nhất như cải tiến sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất và dịch vụ, sản xuất và bán thêm sản phẩm hay sử dụng công cụ hiện đại mới, v.v. Đổi mới của doanh nghiệp sản xuất phải có phản hồi từ việc sử dụng, quá trình đổi mới trong sử dụng của khách hàng nhà thi công là hiệu quả hơn. Hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp này là khả năng quản lý còn yếu, cơ sở hạ tầng còn thấp khi đổi mới.

Khi hỏi đến khái niệm phát triển thị trường, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng phát triển thị trường là bán được nhiều hơn, nhiều người mua hơn, số lượng mua nhiều hơn, người mua rồi thì quay lại mua nữa. Một doanh nghiệp bán được nhiều hơn, nhiều doanh nghiệp trong vùng bán được nhiều thì là phát triển được thị trường cả vùng. Phát triển thị trường phải bao gồm nhiều tiêu chí kết quả như thị phần tăng lên, khách hàng nhiều hơn, sản lượng bán nhiều hơn, doanh thu nhiều hơn, danh tiếng tốt hơn ,v.v. Phát triển thị trường là kết quả của việc đổi mới có hướng đến thị trường khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên đặc điểm trong ngành xây dựng khó mà cung cấp số liệu chính xác. Các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin nhận định chung về kết quả phát triển thị trường như tăng trưởng sản lượng bán, tăng trưởng thị phần trong 3 năm gần nhất, danh tiếng tốt hơn, tăng trưởng thị phần, tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng doanh số, số lượng khách hàng nhiều hơn.

Hiện nay, VLXKN được tiêu thụ chủ yếu qua kênh của các công ty thầu xây dựng, công ty vật liệu xây dựng, có một ít cửa hàng vật liệu xây dựng. VLXKN được tiêu thụ chủ yếu đến nhà thầu xây dựng, nhà thầu xây dựng là người sử dụng trực tiếp sản phẩm VLXKN để tạo ra một sản phẩm nữa để cung cấp cho người sử dụng cuối cùng. Doanh nghiệp sản xuất VLXKN đổi mới thì đối tác của doanh nghiệp cũng cùng đổi mới thì VLXKN phát triển thị trường thành công. Đổi mới để tăng sử dụng VLXKN thì không thể thiếu vai trò của chính phủ và chính quyền địa phương. Đây là đặc thù trong thực hiện phát triển ngành, hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam. Thông qua sự bàn luận về mối quan hệ của ba khái niệm định hướng thị trường, năng lực đổi mới và phát triển thị trường, các chuyên gia có sự thống nhất cao về mối quan hệ này, đặc biệt giữa hai đối tượng quan trọng nhất là các cơ sở sản xuất và khách hàng chính của họ. Chẳng hạn như các chuyên gia đưa ra những nhận định “phát triển thị trường VLXKN cần phải hướng đến thị trường, nhìn vào thị trường mà đổi mới phù hợp, chính sách nhà nước hỗ trợ sát thực tế nữa”, “phát triển thị trường VLXKN thì doanh nghiệp sản xuất VLXKN phải xem xét định hướng thị trường ngay từ đầu dù theo chính sách


64

của chính phủ, rồi đổi mới dần dần cho phù hợp”, “các mối quan hệ này thuận chiều nhau”.

Về thang đo các khái niệm, sau khi được lược khảo một số bộ thang đo có liên quan, thậm chí trong ngành công nghiệp (như chương 2 đã lược khảo), các khái niệm nghiên cứu cũng được thảo luận để xem xét tính phù hợp của thang đo với bối cảnh thực nghiệm. Trong nghiên cứu này, mẫu khảo sát là tổng thể các doanh nghiệp sản xuất VLXKN tại ĐBSCL (doanh nghiệp tiêu điểm) nhưng số lượng doanh nghiệp sản xuất VLXKN cũng còn hạn chế. Theo ý kiến chuyên gia, thang đo các khái niệm nghiên cứu cần được chắc lọc lại để đảm bảo vừa đạt tiêu chí thống kê vừa thể hiện đầy đủ bản chất của khái niệm đưa ra phù hợp với bối cảnh thực nghiệm. Bộ biến các khái niệm định hướng thị trường, năng lực đổi mới, hỗ trợ của chính phủ và phát triển thị trường của các nghiên cứu trước đây chủ yếu bằng tiếng Anh. Tác giả tiến hành chuyển ngữ và chỉnh sửa câu từ cho phù hợp với bối cảnh ngành vật liệu xây không nung Việt Nam. Tất cả các biến được lược khảo sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Để tăng tính phù hợp, bộ thang đo gốc được điều chỉnh lại dựa vào kết quả phỏng vấn sâu trực tiếp lần thứ nhất với 11 chuyên gia. Kết quả các thang đo như sau:

a) Thang đo Định hướng thị trường

Khái niệm định hướng thị trường được đo lường theo thang đo của Jaworski và Kohli (1993) được xem là thang đo gốc với 21 biến quan sát. Sau đó, thang đo này được Morgan và cộng sự (2009) được điều chỉnh và sử dụng với 16 chỉ báo. Kế đó, Aljanabi,

A. R. A., & Mohd Noor, N. A. (2015); Gligor và cộng sự (2019) cũng áp dụng cùng quan điểm với Morgan và cộng sự (2009) (Xem Thang đo định hướng thị trường gốc trong thang đo gốc và điều chỉnh sau phỏng vấn sâu Bảng 1 trong Phụ lục 4B). Thang đo này được các chuyên gia đồng tình về mức độ phù hợp tổng thể. Tuy nhiên, các chuyên gia đã đề nghị không sử dụng một số câu hỏi do không phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp sản xuất VLXKN, các công ty thầu thi công, các công ty kinh doanh vật liệu xây dựng (đối tượng được phỏng vấn tại ĐBSCL) là 7/21 chỉ báo, trong đó thang đo về Tạo lập thông tin thị trường có 4/10 chỉ báo không phù hợp. Lý do không phù hợp là vì hoạt động đặc thù ngành xây dựng ở Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, công ty thi công xây dựng VLXKN đang thực hiện sự bắt buộc sử dụng VLXKN theo quy định của Chính phủ, Bộ ban ngành và triển khai giám sát của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, dù đặc điểm trên có ảnh hưởng nhưng doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gắn với thị trường, nhu cầu thị trường và hệ thống thông tin, phổ biến thông tin và có hành động khi thị trường có thay đổi phải được doanh nghiệp triển khai, đặc biệt ngành VLXKN là ngành mới tại ĐBSCL. Vì thế, các chuyên gia cũng trao đổi, chỉnh sửa câu từ của các biến quan sát được giữ lại cho dễ hiểu và phù hợp với bối cảnh ngành xây dựng hơn (Xem thang đo gốc và điều chỉnh sau phỏng vấn sâu Bảng 1 trong Phụ lục 4B).

b) Thang đo Năng lực đổi mới

Thang đo năng lực đổi mới được đo theo quan điểm của OECD Oslo Manual (2005), Jiménez-Jiménez và Sanz-Valle (2011) và Karabulut (2015) có 14 chỉ báo được các chuyên gia thống nhất về tổng thể. Chuyên gia cũng cho rằng cần điều chỉnh đôi

65

chút để thang đo phù hợp với yêu cầu và bối cảnh ngành xây dựng tại ĐBSCL (Xem thang đo gốc và điều chỉnh sau phỏng vấn sâu Bảng 2 trong Phụ lục 4B). Đối với thang đo Đổi mới sản phẩm, gom chỉ báo từ 1.1 đến 1.6 thành “Doanh nghiệp có cải tiến sản phẩm hiện có, đã sản xuất và bán ra thị trường nhiều hơn so với trước đây” mang đầy đủ ý nghĩa và phù hợp hơn. Điều chỉnh câu từ của chỉ báo “Tác dụng từ phát triển dịch vụ/sản phẩm mới dựa vào số giờ làm việc/người, đội nhóm và các tập huấn có liên quan” thành “Tác động từ việc thường xuyên nổ lực đào tạo đội ngũ công nhân viên trong cải tiến sản phẩm”. Đổi mới quy trình nhận được sự nhất trí cao của chuyên gia nhưng cần chỉnh câu từ cho rõ ràng hơn. Thang đo Đổi mới marketing thể hiện các biện pháp đổi mới trong tiếp thị marketing của doanh nghiệp. Các chuyên gia đề nghị ghép 3 chỉ báo “Có những phương pháp mới để quảng bá sản phẩm trong công ty của chúng tôi”, “Phương pháp tiếp thị được sử dụng trước đây trong công ty của chúng tôi khác với phương pháp được sử dụng bây giờ”, và “Có thể xem thuộc tính, lĩnh vực sử dụng, giá cả của sản phẩm trên trang web của công ty chúng tôi” thành “Có phương pháp mới trong tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp” (cụ thể xem thang đo gốc và điều chỉnh sau phỏng vấn sâu Bảng 2 trong Phụ lục 4B).

c) Thang đo Hỗ trợ của chính phủ

Xuất phát từ lý thuyết thể chế, thang đo Hỗ trợ của chính phủ theo thang đo gốc của Li và Atuahene-Gima (2001), thang đo này được Shu và cộng sự (2015) và Shu và cộng sự (2016) áp dụng trong các nghiên cứu của mình. Các chuyên gia hoàn toàn nhất trí với thang đo này với 4 chỉ báo. Riêng biến về “Đã thực hiện các chính sách và chương trình có lợi” chỉnh sửa câu từ “Đã thực hiện những chính sách và chương trình bắt buộc và khuyến khích sử dụng VLXKN” để phù hợp với bối cảnh. Các biến còn lại giữ nguyên như thang đo gốc (cụ thể xem thang đo gốc và thang đo điều chỉnh sau phỏng vấn sâu Bảng 3 trong Phụ lục 4B).

d) Thang đo Phát triển thị trường

Thang đo Phát triển thị trường trong lĩnh vực quản trị xây dựng của (Dang và cộng sự, 2019) được chọn sử dụng thể hiện kết quả phát triển thị trường tốt hơn sẽ thúc đẩy ngành hàng tồn tại và phát triển. Hơn nữa, thang đo này dựa trên quan điểm của Kotler và Armstrong (2018) và Slatter (1992) phát triển thị trường là tăng tổng thị trường hoạt động của công ty là tìm cách tăng doanh số, tăng doanh thu, tăng thị phần thông qua việc cải tiến, đổi mới phù hợp các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ này. Các chuyên gia đồng thuận với thang đo phát triển thị trường. Theo đó, phát triển thị trường được đo lường với 4 mục đánh giá kết quả của các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ gồm (1) việc giữ chân khách hàng hiện tại, (2) tăng khách hàng mới, (3) tăng thị phần và (4) tăng uy tín của doanh nghiệp (Dang và cộng sự, 2019). Các chuyên gia cũng cho rằng việc xem xét bổ sung thêm các chỉ báo về chất lượng sản phẩm vào thang đó phát triển thị trường. Qua thảo luận, thang đo phát triển thị trường bổ sung thêm chỉ báo gồm “Cảm nhận chất lượng sản phẩm VLXKN của doanh nghiệp anh/ chị tốt hơn đối thủ cạnh tranh” và “Sản phẩm được sản xuất và cung cấp ra thị trường phù hợp với các thông số kỹ thuật của công ty đã công bố” của Kafetzopoulos và Psomas (2015). Kết quả thảo luận nhóm chuyên gia thang đo phát


66

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2022