Những Cam Kết Và Nghĩa Vụ Của Việt Nam Khi Mở Cửa Hội Nhập Thị Trường Dịch Vụ Ngân Hàng


Tổng tín dụng Bằng VND Bằng ngoại tệ

Nghìn tỷ đồng

600.00


500.00


400.00


300.00


200.00


100.00


0.00

2001

2002

2003

Năm

2004

2005


Hình 7: Tín dụng đối với từ nền kinh tế, 2001 – 2005


Huy động vốn của toàn bộ nền kinh tế

Tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống đã giảm so với mức tăng trưởng năm 2004: Tính đến cuối năm 2005, tăng trưởng huy động vốn của hệ thống TCTD đạt 26,86%, thấp hơn tốc độ tăng 33,20% của năm 2004. Trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 27,87%, thấp hơn mức 33,73% năm 2004; huy động ngoại tệ tăng 24,50%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 31,96% năm 2004. Tuy nhiên xét về cơ cấu huy động thì huy động từ dân cư của năm 2005 tăng 37,06%, cao hơn nhiều so với năm 2004. Tốc độ huy động vốn từ các tổ chức kinh tế giảm đã có tác động làm giảm tổng nguồn vốn huy động so với năm 2004.


Tổng tín dụng Bằng VND Bằng ngoại tệ

Nghìn tỷ đồng

600

500

400

300

200

100

0

2001

2002

2003

2004

2005

Năm


Hình 8: Huy động vốn từ nền kinh tế, 2001 – 2005

Về cơ cấu, huy động vốn bằng ngoại tệ năm 2005 chiếm 14,1% trong tổng PTTT, cao hơn so với mức 23,89% của năm 2004 và 23,6% của năm 2003, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.

Diễn biến lãi suất bằng VND và ngoại tệ

Lãi suất VND và ngoại tệ có xu hướng tăng do những biến động tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế: Trong năm 2005, lãi suất VND và USD trên thị trường biến động tăng so với cuối năm 2004. Lãi suất huy động VND tăng khoảng 0,36 – 1,2%/năm, lãi suất huy động USD phổ biến tăng khoảng 0,7 – 2,5%/năm, lãi suất cho vay USD tăng khoảng 0,75 – 2%/năm.

Lãi suất VND: Năm 2005, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các NHTM có biến động tăng so với cuối năm 2004. Lãi suất huy động phổ biến loại không kỳ hạn 2,4%/năm; kỳ hạn 6 tháng 7,8%/năm; kỳ hạn 12 tháng 8,4%/năm. Lãi suất cho vay biến động tăng nhẹ, phổ biến ở mức ngắn hạn ở khu vực thành thị là 9,6 – 11,4%/năm; 10,8 – 13,8%/năm đối với cho vay dài hạn; ngắn hạn ở khu vực nông thôn là 11,4 – 13,8%/năm và 12,6 – 16,2%/năm đối với cho vay dài hạn.

Lãi suất ngoại tệ: Trong năm 2005 mặc dù FED điều chỉnh tăng lãi suất định hướng liên ngân hàng nhiều lần nhưng lãi suât huy động tại Việt Nam chỉ tăng nhẹ, cụ


thể đến thời điểm cuối tháng 12/2005 lãi suất huy động phổ biến của các kỳ hạn: kỳ hạn 3 tháng 3,0 – 3,8%/năm, 6 tháng 3,3 – 4%/năm, 12 tháng 3,8 – 4,5%/năm. Lãi suất cho vay ở mức 5,25 – 6,2%/năm đối với vay ngắn hạn, 5,5 – 7,5%/năm đối với cho vay dài hạn.


2.1.2. Những cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam khi mở cửa hội nhập thị trường dịch vụ ngân hàng

2.1.2.1. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)

Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ có hiệu lực từ ngày 11/12/2001. Trong số tám ngành dịch vụ được đề cập tới trong danh sách6, các dịch vụ tài chính, cụ thể hơn là “các dịch vụ tài chính và ngân hàng”, được quy định khá cụ thể. Nội dung chính của cam kết về dịch vụ ngân hàng trong thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO: nhà cung

cấp dịch vụ Hoa Kỳ sẽ được quyền tiếp cận thị trường lớn hơn và được hưởng sự đối xử quốc gia trong nhiều lĩnh vực dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ ngân hàng). Ngoài các cam kết về lộ trình mở cửa khu vực dịch vụ ngân hàng theo Hiệp định này, Việt Nam cam kết đẩy nhanh tốc độ mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và thời hạn áp dụng chế độ đối xử quốc gia đối với nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, cụ thể:

- Kể từ ngày 01/04/2007, ngân hàng Hoa Kỳ và các ngân hàng nước ngoài khác có thể thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

- Ngân hàng con 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân Việt Nam và được hưởng đối xử quốc gia kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO.

- Các ngân hàng Hoa Kỳ có thể thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam không hạn chế từ các pháp nhân và được phát hành thẻ tín dụng.


6 Bảy ngành dịch vụ khác là: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ kỹ thuật xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, y tế và dịch vụ du lịch.


- Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đối xử quốc gia trong tất cả các khu vực dịch vụ tài chính.

- Các cam kết tiếp cận thị trường qua biên giới sẽ được đối xử ngang bằng hoặc ưu đãi hơn so với các cam kết tương tự của các quốc gia OECD.

Như vậy, với các cam kết trên, khu vực dịch vụ ngân hàng là một trong những khu vực sẽ được mở cửa nhanh chóng và khá triệt để. Cùng với các cam kết cũ trong BTA, kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (ngày 07/11/2006), các ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ sẽ được hưởng sự đối xử quốc gia về tiếp cận thị trường và cung cấp dịch vụ, tức là tương tự như các ngân hàng trong nước. Thậm chí, trong một số lĩnh vực, các ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ còn được ưu đãi hơn như việc nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam không hạn chế từ các pháp nhân. Tóm lại, chỉ riêng với các cam kết về dịch vụ ngân hàng với Hoa Kỳ, kể từ thời điểm này khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, Việt Nam gần như hoàn toàn mở cửa khu vực dịch vụ ngân hàng, dỡ bỏ hầu hết các bảo hộ đối với ngân hàng trong nước. Các ngân hàng thương mại trong nước chắc chắn sẽ chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng nước ngoài, nhất là đối với các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng hiện đại như các sản phẩm tài chính phái sinh, các dịch vụ ngân hàng dựa trên công nghệ hiện đại như e-banking, mobile banking…


2.1.2.2. Hiệp định chung về thương mại Dịch vụ (GATS) và tổ chức thương mại thế giới WTO

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp lý của WTO. Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) nhằm mở rộng thương mại dịch vụ; thúc đẩy tự do hoá nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; minh bạch hoá các quy tắc và quy định; và tăng cường sự tham gia của các quốc gia đang phát triển. Một trong những đặc điểm của GATS là các chính phủ được tự do lựa chọn ngành dịch vụ để đưa vào trong lộ trình cam kết, và cả


những ngành đã cam kết, để duy trì những biện pháp hạn chế đối với mức độ tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia.

Thực hiện cam kết tiếp cận thị trường, một thành viên của WTO được hưởng “đãi ngộ không kém ưu đãi hơn so với quy định trong các điều khoản, hạn chế hay những điều kiện đã thoả thuận trong lộ trình của nước đó” đối với dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên WTO nào khác. Các hạn chế đó là:

Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ

Hạn chế về tổng giá trị tài sản hay giao dịch dịch vụ

Hạn chế về tổng số giao dịch hay tổng sản lượng dịch vụ đầu ra

Hạn chế về tổng số thể nhân được thuê

Hạn chế về loại hình thực thể pháp lý

Hạn chế về phần vốn góp nước ngoài

Về đối xử quốc gia trong khuôn khổ GATS, chế độ đãi ngộ quốc gia nghĩa là đối với bất kỳ ngành nào trong lộ trình thực hiện cam kết quốc gia, mỗi thành viên buộc phải đối xử với các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không kém ưu đãi hơn so với các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Các thành viên bắt buộc phải mở rộng chế độ đối xử quốc gia ở bất kỳ ngành dịch vụ cụ thể thoả mãn những điều kiện và tiêu chuẩn trên.‌


2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VIỆT NAM

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam

2.2.1.1 Các chỉ số tài chính cơ bản

a) Tổng tài sản

Quy mô của các ngân hàng về tổng tài sản được mô tả trong bảng dưới đây:


Bảng 7: Quy mô hệ thống ngân hàng Việt Nam


Chỉ số

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng TS hệ thống NHVN (Tỷ đồng)

306.218

334.017

371.318

436.230

515.599

Tổng TS NHVN/GDP

57

58

54

56

59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO - 8


b) Vốn chủ sở hữu

Với mục tiêu đạt được hệ số an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế: 8%, các ngân hàng, đặc biệt là các NHTMCP đã nỗ lực trong việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu.

Bảng 8: Vốn chủ sở hữu của một số NHTMCP, 2001 – 2005

Đơn vị: Tỷ đồng


Ngân hàng

2001

2002

2003

2004

2005

Á Châu

-

-

424

633

948

Saigonbank

-

-

250

304

400

Sacombank

216

322

590

859

1.710

Techcombank

102

118

180

4.270

6.766


c) Hệ số an toàn vốn (CAR)

Một ngân hàng được coi là hoạt động có hiệu quả khi hệ số an toàn vốn (CAR) phải đạt tối thiểu 8% (theo IAS). Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều có hệ số an toàn vốn dưới mức tiêu chuẩn quốc tế này. Mặc dù tính đến năm 2005 hệ thống NHTM đã tăng lượng vốn tự có lên 21.000 tỷ đồng nhưng hệ số an toàn vốn vào cuối năm 2004 chưa vượt con số 5% và đến cuối năm 2005 vẫn chưa đạt mức tối thiểu 8% theo IAS.

Bảng 9: Hệ số an toàn vốn của các NHTMNN, 2004 – 2005

Tính theo %



2004

2005

Vietcombank

5,86

8,5



BIDV

4,29

3,36

Incombank

5,41

5,53

Agribank

5,02

4,75

Tính theo IAS


d) Nợ quá hạn (NPL)

Một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Theo báo cáo của các NHTM thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các ngân hàng này năm 2004 trung bình vẫn dao động ở mức dưới 2%. Tuy nhiên, theo một đánh giá gần đây của Ngân hàng Nhà nước thì nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các TCTD tại Việt Nam phải dao động trung bình gần đạt mức 7% tổng dư nợ. Con số 7% là dựa theo các tiêu chí của Quyết định 493 về đánh giá, phân loại nợ.


2.2.1.2 Lợi nhuận và các chỉ số kinh doanh khác

a) Lợi nhuận


Tỷ đồng

10000

8000

6000

4000

2000

0

2000

Năm

2001

2002

2003

2004

2005


Hình 9: Lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng Việt Nam (2000 – 2005)

Lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2005 trung bình tăng 15% so với năm 2004. Điều này có được là do năm 2005, bên cạnh việc mở rộng hoạt động của cácNHTMQD, hệ thống NHTMCP với chất lượng dịch vụ được nâng


cao cũng đã phát triển nhanh chóng. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp lớn của các ngân hàng như: NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Kỹ Thương…

Bảng10: Lợi nhuận trước thuế của một số NHTMCP

Đơn vị: Tỷ đồng


Ngân hàng

2001

2002

2003

2004

2005

Á Châu

108

165

188

279

385

Saigonbank

25

52

73

93

111

Sacombank

40

79

125

198

306

Techcombank

10

12

42

107

286


Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy, trong 2 năm 2004 và 2005 với việc đẩy mạnh hoạt động và quảng bá, các NHTMCP đã đạt đượt tốc độ phát triển nhanh chóng.

Điển hình như NHTMCP Kỹ Thương trong năm 2005 đã đạt tốc độ tăng trưởng 267,29% so với năm 2004.

Bảng11: Lợi nhuận sau thuế của các NHTMNN

Đơn vị: Tỷ đồng


Ngân hàng

2001

2002

2003

2004

2005

Vietcombank

254,47

267,48

713,01

1036,59

1430,89

BIDV

151,22

221,95

425,20

659,78

602,34

Incombank

52,18

83,65

181,45

205,71

246,85

Agribank

-

-

-

-

-


b) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản (ROA)

Theo tiêu chuẩn quốc tế thì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) tối thiểu phải đạt từ 0,9-1%. Năm 2004, ROA trung bình của hệ thống NHTM chỉ khoảng 0,4%, và con số này đến năm 2005 đã được cải thiện hơn rất nhiều nhưng vẫn chỉ đạt 0,75%.

Bảng12 : Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản (ROA) của một số NHTMCP

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2023