Định Hướng Chung Về Chiến Lược Phát Triển Thị Trường Dịch Vụ Ngân Hàng Và Tiến Trình Hội Nhập Kinh Tế


Khi những hạn chế được nới lỏng, các ngân hàng nước ngoài sẽ có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, và có ưu thế trong việc đưa ra những dịch vụ tài chính – ngân hàng mới do những dịch vụ này đã được họ áp dụng từ lâu tại các thị trường khác. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Các ngân hàng Việt Nam vẫn đang nắm giữ phần lớn lượng tiền gửi và cho vay và các ngân hàng nước ngoài cho đến nay chỉ phục vụ thị trường cao cấp, người vay tiền có chất lượng cao, các tập đoàn lớn có các giao dịch liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và thị trường đô thị. Do vậy, các ngân hàng này có thể vẫn tiếp tục duy trì những hoạt động trên, nhưng cũng có thể mở rộng sang các mảng khác để cạnh tranh với các ngân hàng trong nước. Đối với việc huy động tiền gửi, các ngân hàng trong nước và các nhà hoạch định chính sách hy vọng rằng các ngân hàng nước ngoài sẽ mang vốn từ bên ngoài vào và cho vay trong nước. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài tin rằng có một lượng tiền nhàn rỗi nằm ngoài hệ thống ngân hàng và do vậy cũng tìm cách tiếp cận các khoản tiết kiệm trong dân để cho vay. Các ngân hàng này có lý do để tin rằng họ có thể nhanh chóng chiếm được lòng tin của người gửi tiền Việt Nam, đặc biệt là đối với nhóm người có đầy đủ thông tin và có nhu cầu cao.


2.3.4.2 Phía cầu của ngành ngân hàng

Để huy động vốn, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh để có được nguồn vốn có chất lượng cao bằng cách đưa ra các điều kiện ưu đãi, nhiều tính năng, dịch vụ chuyên nghiệp, phí thấp, thuận tiện và đặc biệt là độ tin cậy cao. Như đã phân tích trong trường hợp của Trung Quốc, tự do hóa thương mại hàng hóa và cắt giảm bảo hộ sẽ khiến cho các ngành sản xuất yếu kém bị ảnh hưởng và các ngân hàng cho các ngành này vay cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Điều này đặc biệt đúng đối với các NHTMQD vốn vẫn có xu hướng cho các doanh nghiệp và các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu vay.

Tất cả các ngân hàng đều muốn phát triển dịch vụ phi tín dụng vì loại hình dịch vụ này an toàn hơn và lợi nhuận thu về sẽ ổn định và đảm bảo hơn. Tuy nhiên, doanh thu từ các dịch vụ phi tín dụng không thể tăng nhanh như doanh thu từ tín dụng. Bên


cạnh đó, đầu tư ban đầu vào công nghệ máy móc để cung cấp các dịch vụ này là rất lớn, trong khi đó chỉ thu được lợi nhuận sau thời gian vài năm. Các ngân hàng nhỏ không đủ khả năng thâm nhập vào lĩnh vực này, trừ khi đi thuê lại cơ sở hạ tầng từ các ngân hàng lớn. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài lại tỏ ra có ưu thế trong việc cung cấp các dịch vụ phi tín dụng với năng lực tài chính và quản lý cao. Đây cũng sẽ là một thách thức khác đặt ra cho hệ thống ngân hàng Việt Nam khi trong thời gian tới.


2.3.4.3 Hiện đại hóa ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Công nghệ thông tin ngân hàng phát triển rất nhanh và điều này đòi hỏi các ngân hàng phải liên tục nâng cấp để cạnh tranh. Về mặt này, rõ ràng là các nước có nền kinh tế còn đang phát triển và lạc hậu về công nghệ như Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi. Đầu tư vào công nghệ thông tin để củng cố hệ thống bảo mật thông tin khách hàng và các giải pháp kỹ thuật phòng chống lấy cắp tài khoản và thẻ ngân hàng cũng đang trở thành những quan ngại đối với tất cả các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Thách thức này buộc các ngân hàng phải có chiến lược đầu tư công nghệ nhất định để đảm bảo năng lực cạnh tranh khi thị trường tài chính tự do hoá hoàn toàn.

Trong môi trường kinh doanh tự do hóa và năng động hơn, các ngân hàng có sở hữu khác nhau sẽ phải đối mặt với các thử thách khác nhau. Một thách thức đối với hệ thống NHTMQD là những vấn đề liên quan đến quản trị ngân hàng. Hiện tại vẫn chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu, quản lý và các quy chế. Mặc khác, các NHTMQD có trách nhiệm giải trình trước Bộ Tài Chính và trước NHNN và các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó, còn có nhiều chính sách áp dụng cho các cơ quan Chính phủ, các cơ quan ngang bộ về nhân sự, tuyển dụng, lương thưởng, quy chế báo cáo mà các NHTMQD đang chịu chi phối không phải là một ngoại lệ. Điều này sẽ phần nào cản trở việc các ngân hàng Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – một trong những khó khăn lớn mà các ngân hàng trong nước đang gặp phải.

Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO - 11

2.3.4.4 Cổ phần hóa ngân hàng

Tuy nhiên thách thức lớn nhất cho hệ thống ngân hàng trong nước là quá


trình cổ phần hoá NHTMQD. Mục tiêu chung của cổ phần hóa đã được xác định là tăng cường hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, quản trị, tăng vốn, và hoạt động theo cơ chế thị trường vì mục tiêu lợi nhuận. Những vấn đề nếu như Nhà nước vẫn muốn giữ sở hữu, kiểm soát, và đặc biệt liên quan đến việc tham gia của bên nước ngoài là những thách thức của cổ phần hóa NHTMQD. Khi mà NHTMQD bán cổ phần cho các cổ đông bên ngoài, ngân hàng phải chịu sự giám sát của cổ đông và giải trình các kết quả hoạt động kinh doanh. Đến lúc đó, ngân hàng sẽ không còn các lý do bào chữa cho hoạt động kinh doanh kém và nợ quá hạn.

Hơn nữa, cơ cấu cổ đông sẽ quyết định việc quản trị ngân hàng. Nhưng làm thế nào để lựa chọn các cổ đông chiến lược không chỉ đóng góp vốn mà cả kỹ năng quản lý, bí quyết kinh doanh và kinh nghiệm quốc tế cũng là một thách thức của ngân hàng. Các NHTMQD có thể không muốn chỉ có các cổ đông cá nhân, những người chỉ quan tâm đến cổ tức mà không đóng góp được gì cho chiến lược phát triển ngân hàng.

Sau khi cổ phần hóa, có thể phải đóng cửa các chi nhánh, bộ phận không sinh lời trong hệ thống hiện tại của NHTMQD. Điều này gây ra mối quan ngại rằng khách hàng ở các vùng sâu, vùng xa sẽ có ít khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hơn vì việc duy trì các chi nhánh ngân hàng không có lợi nhuận ở các vùng này sẽ không khả thi hoặc không bền vững sau khi các NHTMQD cổ phần hoá. Một mô hình ngân hàng cho các khu vực khó khăn như ngân hàng nông thôn, quỹ tín dụng hoặc ngân hàng di động có thể rất cần thiết để thay thế các chi nhánh ngân hàng thương mại làm ăn không sinh lời. Bằng cách này, Chính phủ vẫn tiếp tục hỗ trợ và giải quyết được vấn đề mang tính xã hội ở vùng sâu vùng xa mà người hưởng lợi trực tiếp chính là các đối tượng dễ bị tổn thương – những người kỳ vọng vào sự giúp đỡ của Chính phủ để cải thiện sinh kế.

CHƯƠNG III‌‌

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM GIA NHẬP WTO


3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG KHI VIỆT NAM GIA NHẬP VÀO WTO

3.1.1. Định hướng chung về chiến lược phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng và tiến trình hội nhập kinh tế

3.1.1.1. Quan điểm có tính nguyên tắc về phát triển dịch vụ ngân hàng

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (đến nay Thủ Tướng Chính phủ đã phê chuẩn - QĐ112/2006-QĐ-TTg ngày 24/5/2006) đã định ra một các mục tiêu và định hướng phát triển chung về chiến lược phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng như sau:

a) Phát triển dịch vụ ngân hàng gắn liền với tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng (NHNN và các TCTD), đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Bảo đảm an toàn và hiệu quả hoạt động của từng TCTD, toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

c) Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời chủ động mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới.

d) Phát triển dịch vụ ngân hàng là nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các TCTD và là mục tiêu trong chính sách quản lý, giám sát của NHNN. Các TCTD chủ động nghiên cứu và triển khai các dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu thị trường, không trái với pháp luật và phù hợp với năng lực của TCTD.

e) Chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng hướng tới mở rộng khả năng "cung"dịch vụ ngân hàng, đồng thời góp phần kích "cầu" về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế: Thông qua uy tín và thương hiệu của TCTD; Nhân lực có trình độ

cao; Công nghệ kỹ thuật hiện đại; Quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế; Tài chính của các TCTD lành mạnh.


3.1.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng

a) Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại có hàm lượng công nghệ cao.

b) Bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Không hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục, điều kiện giao dịch được cung ứng các dịch vụ ngân hàng.

c) Tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các TCTD, giữa các TCTD với các tổ chức không phải là TCTD trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ ngân hàng mới theo nhu cầu thị trường.

d) Từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. Đến năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng.

đ) Một số chỉ tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010: Tăng trưởng huy động vốn bình quân : 18-20%/năm

Tăng trưởng tín dụng bình quân : 18-20%/năm

Tỷ trọng nguồn vốn trung,dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động: 33- 35%/năm

Tăng trưởng doanh số thanh toán qua ngân hàng bình quân: 25-30%/năm Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng : 40-42%

Tỷ trọng nợ xấu so tổng dư nợ tín dụng đến năm 2010(chuẩn quốc tế) : 5-7% Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đến năm 2010 : 8%

e) Lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng truyền thống: hoàn thiện và triển khai rộng rãi từ 2006

- Triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng mới/mở rộng:

+ Thẻ thanh toán, séc cá nhân và công cụ thanh toán không dùng tiền mặt khác:Hoàn thiện và triển khai rộng rãi từ 2006.

+ Dịch vụ ngân hàng điện tử: Triển khai rộng rãi từ:2007.

+ Sản phẩm phái sinh tiền tệ, lãi suất và tỷ giá: Triển khai rộng rãi từ 2007.

+ Quản lý tài sản, tiền mặt: Triển khai rộng rãi từ 2008.

+ Dịch vụ bảo hiểm rủi ro hàng hoá (kim loại, dầu lửa,…): Triển khai rộng rãi từ 2008.

+ Dịch vụ bảo hiểm: Triển khai rộng rãi từ 2007.

+ Dịch vụ chứng khoán trong nước: Triển khai rộng rãi từ 2007.

+ Đầu cơ chứng khoán quốc tế: Triển khai rộng rãi từ 2008.

+ Tư vấn tài chính: Triển khai rộng rãi rừ 2009.

+ Phát hành các công cụ nợ: Triển khai rộng rãi từ 2007.

+ Dịch vụ ngân hàng hiện đại khác: Phát triển dần từ 2008.


3.1.1.3. Định hướng chiến lược phát triển lĩnh vực ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế

Ngành Ngân hàng đã xây dựng kế hoạch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 663/2003/QĐ- NHNN ngày 26/6/2003. Các định hướng lớn bao gồm:

a) Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với khả năng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam;

b) Thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, trước hết là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN và hướng tới gia nhập WTO dự kiến tháng 11 năm nay (2006).

c) Tham gia các điều ước quốc tế, các câu lạc bộ, các diễn đàn khu vực và quốc tế về tiền tệ, ngân hàng.

d) Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động Ngân hàng thương mại - Đặc biệt là chuẩn mực kế toán, kiểm toán, qui chế quan hệ bắt buộc giữa các Ngân hàng trung gian với NHTW về tái cấp vốn, thị trường mở, thanh toán quốc gia và thanh tra - giám sát Ngân hàng.

đ) Mở cửa thị trường Ngân hàng, nới lỏng các hạn chế về quyền tiếp cận và hoạt động của Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

e) Xoá bỏ dần các giới hạn đối với các Ngân hàng nước ngoài về số lượng đơn vị; hình thức pháp nhân; tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài; tổng giao dịch nghiệp vụ Ngân hàng; mức huy động vốn VND; loại sản phẩm, dịch vụ…

g) Xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp với luật lệ quốc tế để tạo sân chơi bình đẳng cho các NHTM trên lãnh thổ Việt Nam cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh...


3.1.2. Định hướng phát triển đối với một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng chủ yếu

3.1.2.1. Dịch vụ huy động vốn

a) Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tích luỹ tài sản, đầu tư và gửi tiền vào ngân hàng bằng VND. Trong đó, chú trọng các nguồn tiền gửi và tiết kiệm của khách hàng; tiền gửi, tiền vay trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh phát hành giấy tờ có giá; dịch vụ tài khoản; tiếp nhận vốn uỷ thác (trong và ngoài nước); quản lý tài sản.

b) Phát triển các dịch vụ tín dụng, đầu tư, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tài khoản và quản lý tài sản trên nguyên tắc: chia sẻ rủi ro và lợi nhuận giữa khách hàng và TCTD, xây dựng hệ thống dịch vụ ngân hàng trọn gói và đa tiện ích cho nền kinh tế.

c) Đẩy mạnh phát hành các công cụ nợ và trái phiếu dài hạn phù hợp với thông lệ quốc tế và đủ điều kiện niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán.

d) Khuyến khích các TCTD cạnh tranh huy động vốn chủ yếu dựa vào chất lượng, tính tiện lợi, công nghệ, hiệu quả, uy tín và mức độ tin cậy của TCTD thay cho hình thức cạnh tranh chủ yếu dựa vào lãi suất.

đ) Tạo điều kiện cho các TCTD chủ động tiếp cận thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là nguồn vốn (uỷ thác đầu tư, vay thương mại, ODA, vay ưu đãi,tiền gửi,…).

e) Tranh thủ huy động các nguồn vốn ưu đãi quốc tế để đầu tư cho các đối tượng chính sách xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình phát triển kinh tế.

g) Cho phép các TCTD Việt Nam có đủ điều kiện phát hành và niêm yết các công cụ huy động vốn, trái phiếu, cổ phiếu ra thị trường tài chính quốc tế.


3.1.2.2. Dịch vụ tín dụng và đầu tư cho nền kinh tế

a) Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ qua các hình thức cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán, thấu chi, cho thuê tài chính, tạm ứng và các hình thức cấp tín dụng khác.

b) Hình thành thị trường tín dụng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn, làm ăn hợp pháp và có đủ điều kiện trả nợ ngân hàng đều được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng một cách thuận lợi. Nâng cao năng lực cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các TCTD trong lĩnh vực cho vay, tài trợ thương mại, cho thuê tài chính, tài trợ dự án. Đẩy mạnh phương thức cho vay đồng tài trợ và cho vay hợp vốn của TCTD đối với các dự án lớn.Triển khai từng bước thận trọng các dịch vụ tín dụng mới, nghiệp vụ phái sinh tín dụng và lãi suất (hoán đổi, kỳ hạn, hợp đồng lãi suất kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, hợp đồng lãi suất trần, hợp đồng lãi suất sàn,…) phù hợp với thông lệ quốc tế.

c) Tiếp tục mở rộng tín dụng trên cơ sở bảo đảm phù hợp với qui mô, cơ cấu nguồn vốn, giới hạn an toàn hoạt động tín dụng. Coi chất lượng và an toàn hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2023