Công ty Cho thuê Tài chính | 10 | |
8 | Quỹ Tín dụng Nhân dân | 905 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính
- Hội Nhập Quốc Tế Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính – Lĩnh Vực Ngân Hàng
- Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Một Nền Kinh Tế Khi Quyết Định Mở Cửa Hội Nhập Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính – Lĩnh Vực Ngân Hàng
- Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Của Thị Trường Dịch Vụ Ngân Hàng Việt Nam
- Những Cam Kết Và Nghĩa Vụ Của Việt Nam Khi Mở Cửa Hội Nhập Thị Trường Dịch Vụ Ngân Hàng
- Những Thành Tựu Đạt Được Của Thị Trường Dịch Vụ Ngân Hàng Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tháng 5, 2006
a) Nhóm Ngân hàng Việt Nam
Nhóm ngân hàng Việt Nam bao gồm năm ngân hàng thương mại quốc doanh, một ngân hàng chính sách và 37 ngân hàng thương mại cổ phần.
Hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay vẫn chiếm thị trường phần lớn trong thị trường tiền gửi và cho vay (xem Bảng 3). Điều này là do thị trường tài chính chính Việt Nam chưa hoàn toàn mở cửa nên các ngân hàng nước ngoài vẫn gặp phải một số hạn chế tại thị trường trong nước. Trong khi đó, các ngân hàng trong nước lại không phải chịu những hạn chế về quy mô hoạt động hay số lượng các chi nhánh trong một khu vực. Bên cạnh đó, các ngân hàng trong nước vẫn nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía các doanh nghiệp Nhà nước khi các doanh nghiệp này vẫn chủ yếu sử dụng các dịch vụ của các ngân hàng này. Chính điều này đã tạo ra lợi thế cho hệ thống các ngân hàng trong nước so với các ngân hàng nước ngoài khi Việt Nam chưa hoàn toàn mở cửa thị trường tài chính.
Bảng 3: Thị phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Đơn vị : %
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Thị phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc huy động vốn | ||||||
Ngân hàng thương mại Quốc doanh | 77 | 80,1 | 79,3 | 78,1 | 75,2 | 73,93 |
Ngân hàng cổ phần | 11,3 | 9,2 | 10,1 | 11,2 | 13,2 | 16,72 |
Tổng cộng | 88,3 | 89,3 | 89,4 | 89,3 | 88,4 | 90,65 |
Thị phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc cho vay | ||||||
Ngân hàng thương mại Quốc doanh | 76,7 | 79 | 79,9 | 78,6 | 76,9 | 70,80 |
Ngân hàng cổ phần | 9,2 | 9,3 | 9,5 | 10,8 | 11,6 | 14,76 |
Tổng cộng | 85,9 | 88,3 | 88,4 | 89 | 88,5 | 85,56 |
Nguồn: Báo cáo thường niên – 2005, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Các số liệu trong bảng trên cho thấy các ngân hàng Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao trong việc huy động vốn từ nền kinh tế và lại có xu hướng tăng trở lại sau khi năm 2004 đã giảm 0,9% so với năm 2003. Tuy nhiên ta cũng có thể nhận thấy trong khi các HNTMQD đang giảm dần thị phần thì các ngân hàng cổ phần lại đang tăng dần thị phần trong tổng vốn huy động từ nền kinh tế. Điều này là do hầu hết các ngân hàng TMQD vẫn tập trung phục vụ các DNNN lớn trong khi các NHTMCP đã tìm ra những thị trường ngách là phục vụ những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các cá nhân – thị trường có lượng dự trữ vốn rất cao.
Trái lại, thị phần của các ngân hàng Việt Nam trong việc cho vay lại giảm liên tục kể từ năm 2003 đến nay, mặc dù thị phần của các NHCP vẫn tăng đáng kể nhờ sự phát triển của các ngân hàng này. Nguyên nhân là do các TCTD nước ngoài đang dần mở rộng hoạt động của mình và trong giai đoạn đầu để thu hút khách hàng đã đưa ra nhiều cơ chế cho vay thông thoáng hơn. Trong khi đó các HNTMQD vẫn chưa thực sự nhạy bén đối với nhu cầu của thị trường. Điều này sẽ trở thành một thách thức lớn khi Việt Nam gia nhập WTO.
b) Nhóm Ngân hàng Nước ngoài
Hiện nay có 3 loại hình các tổ chức tín dụng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam gồm: chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài (gồm có công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài). Tính đến hết tháng 12/2005, đã có 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 2 công ty cho thuê tài chính chính 100% vốn nước ngoài, 1 công ty cho thuê tài chính chính liên doanh và 45 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam4.
Nhóm các ngân hàng nước ngoài chiếm một thị phần khiêm tốn, chưa đến 10%, trong cả lĩnh vực tín dụng và cho vay (xem Bảng 4). Nguyên nhân lý giải hiện trạng
4 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tháng 12, 2005
này chính là các ngân hàng này vẫn phải chịu những hạn chế về đối tượng khách hàng, về mức quy định trần cho các khoản vay… Tuy vậy, vì Việt Nam đã chính thức gia nhâp WTO vào ngày 07/11/2006 nên trong tương lai không xa những hạn chế này sẽ không còn là trở ngại cho các tổ chức tín dụng nước ngoài.
Bảng 4: Thị phần của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Đơn vị : %
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Thị phần của các ngân hàng nước ngoài trong việc huy động vốn | ||||||
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài | 9,2 | 8,8 | 8,1 | 7,8 | 8,2 | 6,95 |
Ngân hàng liên doanh | 1,1 | 1,2 | 1,3 | 1,5 | 1,5 | 0,97 |
Tổng cộng | 10,3 | 10 | 9,4 | 9,3 | 9,7 | 7,92 |
Thị phần của các ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực cho vay | ||||||
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài | 11,3 | 9,5 | 7,7 | 7,7 | 8,3 | 8,31 |
Ngân hàng liên doanh | 1 | 1 | 1,1 | 1,2 | 1,2 | 1,17 |
Tổng cộng | 12,3 | 10,5 | 8,8 | 8,9 | 9,5 | 9,48 |
Nguồn: Báo cáo thường niên – 2005, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, mặc dù các TCTD nước ngoài có ưu thế về vốn và đang ngày càng mở rộng hoạt động hiệu quả tại thị trường Việt Nam nhưng do còn phải chịu những hạn chế nhất định nên thị phần của nhóm ngân hàng này trong việc cho vay cũng như huy động vốn từ nền kinh tế vẫn duy trì ở mức thấp. Đặc biệt về thị phần trong lĩnh vực huy động vốn của các TCTD nước ngoài năm 2005 đã giảm đáng kể so với năm 2004 (từ 9,7% xuống 7,92%). Nếu loại trừ các khoản vay ưu đãi từ các ngân hàng TMQD cho các dự án Chính phủ, thị phần của các ngân hàng nước ngoài trong thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn sẽ tăng lên tới 15-17%.
2.1.1.2 Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, thị trường dịch vụ ngân hàng đã có nhiều chuyển biến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các loại dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng như đưa ra các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại. Việc thực hiện các lộ trình cam kết trong lĩnh vực tài chinh – ngân hàng đã khiến cho khách hàng có cơ hội tiếp cận nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng.
a) Dịch vụ ngân hàng truyền thống
Dịch vụ cung cấp tài khoản
Tài khoản cá nhân Tổng số tài khoản
10000
8000
6000
4000
2000
0
Năm
2001 2002 2003 2004 2005
Nghìn tài khoản
Thông qua tài khoản mở tài khoản, khách hàng có thể sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thẻ... để thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển tiền, thanh toán các dịch vụ sinh hoạt như điện, nước, điện thoại…một cách thuận tiện và an toàn. Nhận thức được những lợi ích này, trong những năm gần đây (từ năm 2003) số lượng tài khoản mở trên toàn bộ các ngân hàng Việt Nam đã tăng không ngừng với tốc độ trên 300%/năm và tính đến hết tháng 06/2006 số lượng tài khoản đã đạt mức 15 triệu tài khoản trong đó số lượng tài khoản cá nhân tăng nhanh chóng với sự phát triển của dịch vụ kinh doanh thẻ.
Hình 1: Số lượng tài khoản mở tại các ngân hàng Việt Nam, 2001 – 2005
Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư
Đây là hình thức huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư mà các NHTM đẩy mạnh trong những năm gần đây do nhận thấy đây là một nguồn vốn có tiềm lực rất lớn. Hiện nay, loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào các ngân hàng chủ yếu là Đồng Việt Nam và một số loại ngoại tệ mạnh như Đôla Mỹ, Bảng Anh và Euro. Bảng 5: Tình hình huy động vốn của các NHTMNN, 2001 – 2005
Đơn vị: Tỷ đồng
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Vietcombank | 76.810 | 81.495 | 97.320 | 105.000 | 122.452 |
Incombank | 49.402 | 59.284 | 71.146 | 81.596 | 96.447 |
Agribank | 33.406 | 46.768 | 60.130 | 76.500 | 92.848 |
BIDV | 39.049 | 46.189 | 60.024 | 67.262 | 87.026 |
Năm 2005 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của các ngân hàng trong việc huy
động vốn từ khu vực dân cư bằng cuộc chạy đua về lãi suất tiền gửi của các ngân hàng.
Điển hình là Ngân hàng đầu tư và phát triển với tốc độ tăng nguồn vốn huy động năm 2005 là 129% và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nguồn vốn huy động cũng tăng 126% trong năm 2005.
Phát hành giấy tờ có giá
Phát hành giấy tờ có giá là một hình thức huy động vốn của Ngân hàng. Các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi là những công cụ nợ, ghi nhận khoản nợ của Ngân hàng đối với khách hàng sở hữu các công cụ đó. Với nỗ lực mở rộng tín dụng trung và dài hạn một cách hiệu quả, các ngân hàng thương mại đã không ngừng phát hành các chứng từ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi hay trái phiếu với lãi suất hấp dẫn.
Dịch vụ chiết khấu chứng từ
Chiết khấu chứng từ là việc NHTM thực hiện mua lại các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Có 02 loại chiết khấu chủ yếu:
• Chiết khấu chứng từ có giá: NHTM tiến hành mua đứt những chứng từ như kỳ phiếu, sổ tiết kiệm do NHTM phát hành.
• Chiết khấu chứng từ thanh toán hàng xuất, bao gồm:
- Chiết khấu miễn truy đòi: NHTM mua đứt toàn bộ chứng từ.
- Chiết khấu truy đòi: NHTM thực hiện chiết khấu được quyền đòi lại tiền khách hàng nếu ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán.
Dịch vụ cho vay
NHTM thực hiện cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng bằng Đồng Việt Nam hoặc các loại ngoại tệ mạnh với thời hạn vay được chia theo 3 loại chủ yếu: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày một đa dạng, phương thức cho vay hiện nay cũng rất phong phú: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án và đặc biệt là phương thức cho vay hợp vốn.
b) Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Thương mại quốc tế mở rộng đồng nghĩa với sự phát triển của dịch vụ tài chính – ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại có khả năng đáp ứng được yêu cầu chung của thị trường quốc tế. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại hiện nay được cung cấp bởi các hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm:
Dịch vụ bảo lãnh
Hiện tại, các NHTM đang cung cấp các loại bảo lãnh:
• Bảo lãnh tín dụng thương mại trung dài hạn tổ chức kinh tế;
• Bảo lãnh tín dụng theo khách hàng Nhà nước;
• Bảo lãnh vay vốn ngắn hạn / trung và dài hạn
• Bảo lãnh thực hiện / thanh toán hợp đồng;
• Bảo lãnh đấu thầu;
• Bảo lãnh đối ứng/ trên cơ sở đối ứng
• Xác nhận bảo lãnh;
• Các loại bảo lãnh khác.
Dịch vụ thuê mua tài chính
Nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu đầu tư trung, dài hạn để đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh, NHTM cung cấp dịch vụ thuê mua tài chính mà qua đó, khách hàng có thể sử dụng tài sản thuê và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thoả thuận và không được huỷ bỏ hợp đồng thuê trước hạn. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của thương mại quốc tế, nhu cầu về dịch vụ thuê mua tài chính ngày càng tăng cả về chất lượng lẫn về đối tượng thuê mua. Hiện nay các đối tượng thuê mua tài chính mà NHTM cung cấp gồm: thiết bị xây dựng công trình và khai khoáng, phương tiện giao thông vận tải và thuỷ lợi, các dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghiệp, thiết bị y tế, thiết bị nâng hạ thuỷ lực, cơ khí chính xác, thiết bị viễn thông văn phòng, thiết bị chuyên ngành và các loại động sản khác.
Dịch vụ thanh toán quốc tế
Hầu hết các NHTM của Việt Nam hiện nay đều đã tham gia hệ thống thanh toán SWIFT (Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu). Thông qua hệ thống thanh toán này, khách hàng có thể thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn. Vì vậy, những năm gần đây doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng tăng mạnh, đặc biệt là Vietcombank:
Bảng 6: Doanh số thanh toán xuất, nhập khẩu – Vietcombank, 2001 – 2005
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | ||||||
Giá trị | Thị phần | Giá trị (tỷ USD) | Thị phần (a) | Giá trị (tỷ USD) | Thị phần (a) | Giá trị (tỷ USD) | Thị phần (a) | Giá trị (tỷ USD) | Thị phần (a) | |
DSTT XK | 4,341 | 28,5% | 4,675 | 28,3% | 5,692 | 28,2% | 9,414 | 26,3% | 9,375 | 28,9% |
DSTT NK | 4,470 | 29% | 5,541 | 28,7% | 6,756 | 26,8% | 6,968 | 29,5% | 11,583 | 31,3% |
Tốc độ tăngb | - | 28,5% | 21,9% | 31,6% | 27,8% |
a Thị phần so với kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của cả nước
bTốc độ tăng trưởng DSTT xuất – nhập khẩu so với năm trước
Dịch vụ chuyển tiền
Với việc sử dụng hệ thống thanh toán SWIFT có chất lượng quốc tế, các NHTM hiện nay có thể nhận thực hiện mọi yêu cầu chuyển tiền đi hoặc đến của khách hàng trong và ngoài nước một cách cập nhật, chính xác, an toàn, thủ tục đơn giản và với mức phí hấp dẫn nhất. Đặc biệt là những NHTM lớn với mạng lưới sở giao dịch và các chi nhánh tại hầu hết các tỉnh, thành phố thì dịch vụ này ngày càng đạt chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của mọi khách hàng.
Dịch vụ thẻ
Trong những năm qua, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ đã phát triển với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là dịch vụ thẻ thanh toán. Thị trường thẻ thanh toán bắt đầu hình thành ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước và thực sự bùng nổ kể từ 2002, khi các ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) và hệ thống máy giao dịch tự động ATM. Chỉ trong năm 2002 đã có 25.000 thẻ (kể cả thẻ ghi nợ nội địa và thẻ quốc tế) phát hành mới, gần gấp đôi tổng số thẻ phát hành trong giai đoạn 1996-2001.
Với tốc độ tăng trưởng 300% liên tiếp trong 3 năm gần đây, dự báo đến cuối năm 2006, tổng số thẻ thanh toán phát hành tại Việt Nam sẽ vượt qua con số 3,5 triệu chiếc. Doanh số thanh toán, nhờ vậy, cũng tăng trưởng mạnh. Chỉ tính riêng 2002-2006, doanh số sử dụng thẻ quốc tế ước tăng 50 lần và đạt 200 triệu USD vào cuối năm nay 5.
THẺ TÍN DỤNG NỘI ĐỊA PHÁT HÀNH 2003 – 2005
Nghìn thẻ
2240
1200
390
3000
THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ PHÁT HÀNH 2003 – 2005
Nghìn thẻ
122.8
86.5
70
150
2000 100
1000 50
0
2003 2004 2005
0
2003 2004 2005
Hình 2a Hình 2b
Hình 2a, 2b: Thẻ tín dụng nội địa và quốc tế phát hành
5 Số liệu được Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam công bố vào ngày 15/8/2006.