Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn - Agribank


dùng tiền mặt bằng dịch vụ thẻ ngân hàng thì công đầu phải ghi nhận là các ngân hàng thương mại đã chú trọng và phát hành thẻ nội địa. Trong số đó đến tháng 11/2012 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) đã đứng thứ nhất với 1.500.000 thẻ, chiếm tỉ trọng 51% thị phần. Tiếp theo là ngân hàng Nông Nghiệp (Agribank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) với hơn 800.000 thẻ, Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) với 750.000 thẻ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Hiện nay trên thị trường các ngân hàng chủ yếu phát hành thẻ ghi nợ (chiếm 98.4%) cho thấy loại thẻ này đang phát triển rất mạnh và là một yếu tố không thể thiếu của thị trường Việt Nam hiện nay.

Bảng 2.15: Thị phần thẻ các ngân hàng tại Việt Nam


VCB

BIDV

AGRIBANK

SEABANK

VIETINBANK

Khác

51%

8 %

10%

3%

7 %

13%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - 12


VCB BIDV

AGRIBANK SEABANK

VIETINBANK

Khác


Phân tích đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường:

1. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank

Điểm mạnh:

Đây là ngân hàng đi đầu về lĩnh vực đầu tư và phát triển thẻ tại Việt Nam. Ngân hàng VCB có lợi thế công nghệ mạnh lưới rộng khắp, các Chi nhánh và PGD trải rộng khắp Việt Nam. Ngoài ra với lợi thế NHTM có nguồn gốc quốc doanh với nguồn vốn lớn, ngân hàng VCB luôn dễ dàng tiếp cận các cá nhân và doanh nghiệp nhà nước, để tiếp cận mở thẻ trả lương. Nên số lượng thẻ mà VCB phát hành luôn chiếm thị phần


chi phối trên thị trường. Chất lượng thẻ và giao dịch tại VCB là tương đối tốt dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Điểm yếu:

Do số lượng CN và PGD tương đối lớn nên bộ máy để ngân hàng vận hành hệ thống thẻ là tương đối cồng kềnh, dẫn tới thu nhâp từ mảng thẻ chưa đủ lớn để ngân hàng đầu tư bứt phá hơn nữa.

2. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn - Agribank

Điểm mạnh:

Đây là ngân hàng lâu đời trong khối các NHNN thương hiệu và uy tín đã được khẳng định. Được sự tín nhiệm của đông đảo bà côn, nhất là các vùng nông thông. Đây cũng là ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, PGD hùng hậu nhất Việt Nam (có thể về đến các huyện), Ngân hàng NN thu hút người dùng bởi sự thuận tiện trong mạng lưới, lợi thế lớn về việc gửi tiền và nhận tiền rất thuận tiện

Điểm yếu:

Ngân hàng NN chưa bao giờ có thế mạnh về công nghệ cũng như quy trình. Với mạng lưới rộng khắp của mình việc đảm bảo an toàn trong hệ thống nhận và trả thẻ cũng là một vấn đề rất đau đầu với các nhà quản lí của ngân hàng. Thái độ của nhân việc giao dịch không tôn trọng khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh ngân hàng. Ngân hàng chưa đầu tư đúng mực cho việc phát triển thẻ.

3. Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB

Điểm mạnh:

So với khối ngân hàng TMCP ACB là một thương hiệu lớn về uy tín và quy trình. Các quy trình về sản phẩm và chăm sóc khách hàng của ACB là rất tốt. Nên ngân hàng nhận nhiều thiện cảm và sự ủng hộ của khách hàng. Ngân hàng ACB cũng có mạng lưới tương đối tốt và là ngân hàng đầu tư rất lớn cho công nghệ thẻ với các sản phẩm đa dạng nhiều lựa chọn cho khách hàng.

Điểm yếu:

Việc để xảy ra những vụ lừa đảo, bắt các lãnh đạo cao cấp của ngân hàng cũng

ảnh hưởng khá lớn đến hình ảnh và uy tín của ngân hàng. Ngoài ra với việc biến động


lớn về thượng tầng cũng như bị thua lỗ vì lừa đảo với số tiền lớn ảnh hưởng đến chiến lược và nguồn lực của ngân hàng cho dịch vụ thẻ.

4. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank

Điểm mạnh:

Có đối tác chiến lược là tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới - Societe General, được đối tác chiến lược hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật công nghệ Ngân hàng. Có chiến lược khác biệt hóa tập trung vào mảng thị trường ngách, tránh đối đầu trực tiếp với các NHNN. Như từ tháng 9/2013, thẻ ghi nợ nội địa S24+ và S24++ do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank phát hành có thể thực hiện giao dịch quốc tế tại hệ thống ATM các ngân hàng tại nước ngoài. Điều này sẽ mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng sở hữu thẻ S24+ và S24++ của SeABank khi đi du lịch và công tác nước ngoài tại Hàn Quốc, Thái Lan và Liên bang Nga. Đây là lần đầu tiên có một thẻ ghi nợ nội địa của Việt Nam làm được việc thanh toán ở nước ngoài.

Điểm yếu:

Thương hiệu của ngân hàng chưa tốt, nhất là khu vực Miền Nam, việc đầu tư cho chi nhánh và PGD chưa đồng bộ. Mạng lưới giao dịch của ngân hàng còn hạn chế. Những khó khăn của nền kinh tế khiến ngân hàng chưa đầu tư tiếp tục cho các dự án thẻ.

Khách hàng

Khách hàng của là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của SeABank. Đa phần khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng tại SeABank thường là các cơ quan ban ngành trên địa bàn thành phố, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đối tác có quan hệ lâu năm cùng một số lượng đáng kể dân cư. Vẫn còn những đối tượng khách hàng còn bị bỏ ngỏ như sinh viên của các trường cao đẳng, dạy nghề, thậm chí là các học sinh trung học phổ thông mà SeABank chưa khai thác hết. Đây là những khách hàng trẻ, thích khám phá những cái mới và cần được tác động các hoạt động marketing nhiều. Ngoài ra, các tiểu thương, chủ quầy tạp hóa, chủ nhà hàng - khách sạn, câu lạc bộ giải trí,… và nhiều loại hình kinh doanh khác là những đối tượng mà khi phát triển dịch vụ, SeABank cũng nên có những chính sách khách hàng mà marketing thích hợp.


Do thói quen của người dân ưa thích sử dụng tiền mặt trong thanh toán, giao dịch vẫn còn phổ biến nên việc cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và dịch vụ thẻ ngân hàng nói riêng vẫn còn gặp trở ngại khá lớn về mặt tâm lý khách hàng.

Do cạnh tranh trên thị trường thẻ Việt Nam hiện giờ vẫn thường thiên về giá cả và chi phí, chính vì thế những ngân hàng mới gia nhập thị trường, gia nhập thị trường sau như SeABank thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng. Nhiều ngân hàng áp dụng cơ chế miễn phí, thậm chí còn tặng thêm tiền khi phát hành thẻ như EAB, đã gây ra khó khăn cho các ngân hàng khác trong đó có cả SeABank. Đồng thời việc cạnh tranh chủ yếu bằng giá và phí - các công cụ cạnh tranh rất “thô sơ” - còn gây ra khó khăn cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tiện ích của thẻ thanh toán của tất cả các ngân hàng.

Cạnh tranh về giá cả trong hoạt động thanh toán thẻ bằng cách hạ tỷ lệ chiết khấu thanh toán qua POS của một số ngân hàng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thẻ chung. Điều đó làm cho doanh thu của các ngân hàng từ hoạt động kinh doanh thẻ giảm xuống.

Do gia nhập thị trường khá muộn, nên các sản phẩm thẻ của SeABank gặp khó khăn so với các loại thẻ đã có danh tiếng và chỗ đứng trên thị trường như VCB, ACB… Điều này cũng gây ra khó khăn rất lớn cho việc kinh doanh thẻ của SeABank.

2.4.3. Phân tích SWOT - Vị thế của ngân hàng SeABank trên thị trường

a. Cơ hội

Thị trường thẻ tại Việt Nam đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục đem lại những cơ hội, tiềm năng rất lớn được thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Bằng chính sách luật pháp của Nhà nước, chính sách tuyên truyền, quảng bá, đào tạo của các ngân hàng đã đưa sản phẩm thẻ đến gần với đời sống của người dân hơn và nâng cao nhận thức về tính năng và những lợi ích của sản phẩm thẻ từ đó số người sử dụng thẻ cũng tăng lên.

- Hội nhập kinh tế thế giới ngày càng gia tăng, sự phát triển của thương mại điện tử là một xu thế tất yếu. Hiện nay tỷ lệ các giao dịch thương mại điện tử đang dần tăng cao qua các năm và nó sẽ là phương thức của tương lai. Sự phát triển này


cũng tạo cơ hội cho thị trường thẻ phát triển vì thương mại điện tử dựa trên thanh toán qua thẻ.

- Xu hướng “bắt tay” giữa các nhà mạng chuyển mạch thẻ nhằm xây dựng một liên minh thẻ thống nhất đã tạo thuận lợi cho người sử dụng thẻ và các ngân hàng sẽ tận dụng được mạng lưới của các ngân hàng khách trong liên minh làm giảm chi phí và lãng phí.

- Thành phố Hà Nội có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia, là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch hội đủ điều kiện cho dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, hệ thống nhà hàng, siêu thị, khu vui chơi mọc lên nhằm đáp ứng cho nhu cầu hàng ngày của người dân đồng thời là thị trường cho lắp đặt máy chấp nhận thẻ.

- Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng tới năm 2020 của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi và là cơ hội cho Chi nhánh triển khai dịch vụ thẻ.

- Công nghệ thẻ phát triển nhanh chóng, do đó các sản phẩm, dịch vụ thẻ triển khai ngày càng phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó hạ tầng công nghệ viễn thông tại Việt Nam đang phát triển hết sức nhanh chóng tạo cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ ngân hàng mới.

- Hội nhập, mở cửa nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực trong đó có tài chính ngân hàng cũng đã mở ra nhiều cơ hội lớn: cơ hội tiếp cận với các dịch vụ thẻ hiện đại của thế giới, chuyển giao công nghệ hiện đại hơn, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh năng động, là cơ hội để SeABank hoàn thiện bản thân và khẳng định vị thế của mình tại Hà Nội.

b. Thách thức

Thị trường thẻ tại Việt Nam một mặt có rất nhiều cơ hội nhưng mặt khác cũng lắm thách thức đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực không ngừng với các chiến lược, sách lược phù hợp để chiếm lĩnh thị trường. Các thách thức đó là:

- Thói quen tiêu dùng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến trong dân cư. Ngay cả khi khách hàng đã sử dụng thẻ thì các giao dịch rút tiền mặt cũng chiếm phần lớn. Có thể nói đây chính là lực cản lớn nhất với sự phát triển của thẻ.


- Số lượng ngân hàng tham gia trên thị trường thẻ ngày càng gia tăng. Cộng thêm các ngân hàng nước ngoài trên địa bàn với thế mạnh tài chính, công nghệ và quản lý đang dần mở rộng hoạt động trong lĩnh vực thẻ. Sự tham gia của các ngân hàng này khiến cho tính cạnh tranh trên thị trường thẻ ngày càng khốc liệt.

- Ngoài ra, các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội hiện vẫn thực hiện chiến lược cạnh tranh dựa trên yếu tố giá cả. Các ngân hàng không ngừng tung ra các chương trình ưu đãi, làm thẻ miễn phí, chấp nhận lỗ để chiếm thị phần. Điều này không chỉ làm thiệt hại đến lợi nhuận mà còn tổn hại đến sự gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng.

- Khó khăn trong phát triển sản phẩm thẻ do tính chất tương đồng dễ bắt chước của sản phẩm. Hiện nay, các sản phẩm thẻ ngày càng đa dạng dịch vụ, các tiện ích gia tăng phong phú, để có một sản phẩm thẻ nổi bật khác biệt với các sản phẩm khác đòi hỏi ngân hàng phải có chiến lược Marketing, chiến lược sản phẩm độc đáo, táo bạo.

- Khách hàng có đặc điểm độ trung thành kém với ngân hàng vì họ có nhiều sự lựa chọn, họ sẽ có xu hướng tiếp cận với nhiều ngân hàng và chọn sản phẩm, dịch vụ có chất lượng với mức giá cạnh tranh hơn, thái độ phục vụ tốt hơn.

- Hạn chế trong mạng lưới cơ sở hạ tầng: Mạng lưới điểm giao dịch, máy ATM/POS còn mang tính tập trung co cụm, chỉ mới xây dựng tại các trung tâm mua sắm, khách sạn sang trọng… còn các cửa hàng cửa hiệu tư nhân vẫn chưa có máy đặt tại đây. Và đôi khi có máy đặt nhưng hiệu quả sử dụng cũng rất thấp.

Việc phân tích đánh giá được cơ hội và thách thức của thị trường là công tác quan trọng giúp nhà quản lý hiểu rõ các yếu tố trong thị trường biết tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức để có được cái nhìn khách quan với những quyết định chiến lược kinh doanh trong tương lai.

c. Điểm mạnh

- Chính sách khách hàng của SeABank khá toàn diện. Mỗi sản phẩm đều có một đoạn thị trường mục tiêu nhất định để hướng vào, các phân lớp khách hàng được chồng khớp nhau có thể bao phủ toàn thị trường, đáp ứng mọi nhu cầu, phục vụ cho từng đối tượng cụ thể. Cho thấy công tác nghiên cứu thị trường rất được ngân hàng quan tâm chú trọng.


- Sản phẩm thường xuyên được nghiên cứu, cải tiến nâng cấp theo kịp sự phát triển của thị trường trong nước và quốc tế và sự đi đầu trong việc cải tiến và áp dụng công nghệ ngân hàng mới, được coi là một lợi thế của ngân hàng đi đầu trong mảng thị trường mới mẻ này. Các sản phẩm thẻ của SeABank khi tung ra thị trường đều được nghiên cứu kỹ với mong muốn thiết kế ra một sản phẩm có những đặc tính nổi bật hoặc khác biệt với các sản phẩm thẻ khác trên thị trường.

- Các nhân viên từ khâu nghiên cứu, kỹ thuật, đến khâu kinh doanh thẻ đều được tuyển dụng từ những người có trình độ chuyên môn và được đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ rất tốt đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc. Đây là nhân tố có tính quyết định tới chất lượng hoạt động marketing trong phát triển dịch vụ thẻ thời gian quan.

- Hoạt động thẻ ngay từ giai đoạn hình thành ngân hàng đã ứng dụng những công nghệ phầm mền tiên tiến hiện đại nhất, tiêu biểu là SeABank đã áp dụng công nghệ thẻ theo chuẩn EMV đồng bộ đối với việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế với mong muốn có được sản phẩm thẻ an toàn, đa tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

- Ngân hàng SeABank tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm phục vụ tất cả nhu cầu giao dịch và đảm bảo lợi ích của khách hàng như Internet banking, Mobile banking, SMS banking, Call Centre, Autobank, thẻ ATM và là ngân hàng đầu tiên triển khai thành công đồng bộ dịch vụ Ngân hàng tự động - Autobank đa dịch vụ phục vụ tối đa lợi ích cho khách hàng

- Quy trình, thủ tục giấy tờ cũng được ngân hàng tối giản hóa, tạo thuận tiện, nhanh chóng cho khách hàng có thể dễ dàng sử dụng thẻ. Khâu chăm sóc khách hàng cũng được quan tâm thông qua bộ phận chăm sóc khách hàng CallCenter luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc mọi lúc của khách hàng.

d. Điểm yếu

- Kế hoạch Marketing thẻ tại SeABank mới mang tính ngắn hạn (trong kế hoạch năm) mà chưa có sự tính toán chiến lược mang tính dài hạn hơn, tổng quan và toàn diện hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây hạn chế đến kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.


- Chi phí cho hoạt động marketing còn chưa tương xứng với đầu tư và phát trển dịch vụ thẻ. Trong những năm vừa qua, SeABank đã có những đầu tư lớn cho phát triển công nghệ thẻ như các phầm mềm quản lý thẻ, thiết bị, mua sắm ATM/POS nhưng đầu tư cho hoạt động Marketing và quảng cáo chưa tương xứng, mới chỉ là hoạt động đơn lẻ, được tiến hành rời rạc, manh mún thành các chương trình rải rác trong năm, chưa có dự trù kinh phí hoạt động cho cả năm từ công tác khảo sát chiến lược đến quảng cáo, sự kiện… Điều này gây khó khăn cho việc thực hiện đánh giá hiệu quả chi phí của hoạt động marketing, và hậu quả là việc duyệt đầu tư cho hoạt động này là khó khăn và vẫn còn hạn chế cả về nhân lực và vật lực.

- SeABank mới chỉ chú tâm vào phát triển thẻ ghi nợ mà chưa thực sự chú tâm vào mảng thẻ tín dụng, trong khi thị trường thẻ tín dụng Việt Nam hiện nay được đánh giá là “vùng đất màu mỡ” mà các ngân hàng trên địa bàn thành phố đang tích cực triển khai thu hút khách hàng, đặc biệt là các ngân hàng ngoại như HSBC, ANZ,… và tốc độ phát triển mảng thẻ tín dụng trong tương lai là rất lớn. Ngoài ra, các sản phẩm đã phát hành lâu cũng không có tiếng vang, chưa lưu giữ ấn tượng sâu đậm trong dân chúng.

- Mức phí dịch vụ của SeABank cũng chưa hấp dẫn hơn so với các ngân hàng khác. Điều đó cũng là một lực cản khi khách hàng có lựa chọn sản phẩm dịch vụ thẻ của SeABank hay không.

- Do gia nhập thị trường thẻ muộn hơn các ngân hàng khác nên SeABank phải chịu bất lợi của một ngân hàng theo sau thị trường. Khó khăn trong tìm kiếm thị phần, khó tạo được điểm nổi bật cho sản phẩm lưu lại ấn tượng trong khách hàng, bị cạnh tranh áp đảo từ các ngân hàng lớn đã có tiếng tăm…

- Mức độ nhận diện thương hiệu, sản phẩm thẻ trong dân chúng còn thấp. Đó là do một phần ngân hàng mới thay đổi hình ảnh logo có thể gây bối rối trong khách hàng. Một phần do ngân hàng không có chiến lược truyền thông mạnh mẽ gây ấn tượng sâu đậm cho dân chúng. Cũng vì thế mà ngân hàng vẫn chưa tạo được uy tín cao.

- Kênh bán hàng chưa đa dạng, chủ yếu qua kênh truyền thống là chi nhánh nhưng lại chưa hiệu quả. Ở tại các chi nhánh cũng không có những chiến dịch bán thẻ thu hút như đến tận các cổng trường đại học chào bán thẻ nhằm vào đối tượng khách

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí