Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành Phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Lượng khách du lịch của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2014 26

Bảng 2.2: Doanh thu du lịch của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2014 27

Bảng 2.8: Bảng khảo sát các bến tàu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh của tác giả. 50

Bảng 2.9: Thống kê phát và thu phiếu điều tra 53

Bảng 2.10: Mức độ sẵn sàng tham gia SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh của du khách 54

Bảng 2.11: Mức độ sẵn sàng phát triển SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh của các công ty du lịch. 57

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống sông và kênh tại TP.Hồ Chí Minh 30

Hình 2.2: vẻ đẹp Thành Phố về đêm 37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Hình 2.3: Sơ đồ các tuyến du lịch đường sông TP.Hồ Chí Minh 37

Hình 2.4: Sông Nhà Bè hướng đi Cần Giờ 45

Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành Phố Hồ Chí Minh - 2

Hình 2.5: Một số tàu nhà hàng neo đậu trên sông Sài Gòn 50

Hình 3.1: Sông Trường Phước đi khu du lịch Vườn Cò Q.9 73

Hình 3.2: DLĐS kênh Nhiêu Lộc 74

Hình 3.3: Hệ thống cầu tàu tại khu du lịch Tân Cảng 75

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay du lịch được nhà nước ta xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020. Vì vậy mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam là phải hoạt động có hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực. Trong bối cảnh kinh tế thời mở cửa, ngành du lịch Việt Nam đã thu được những thành công đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch được đưa vào khai thác thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước chủ yếu là các sản phẩm du lịch đường bộ và đường biển.

TP. Hồ Chí Minh với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi đã trở thành là trung tâm kinh tế, chính trị và du lịch lớn nhất cả nước. Đặc biệt ở TP. Hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi và kênh rạch dày đặc rất thuận lợi để phát triển du lịch đường sông. Ngoài con sông chính là sông Sài Gòn có giá trị về mặt giao thông hàng hải và nguồn nước, bên cạnh đó kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vừa hoàn tất, kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ được nạo vét, 2 bên bờ được chỉnh trang; một trong những con đường đẹp nhất của Thành Phố là đại lộ Đông - Tây và đường Nguyễn Văn Linh cùng với đại lộ Võ Văn Kiệt chạy song song sẽ tạo ra cảnh quan, sinh hoạt hai bên bờ sông có giá trị du lịch rất lớn. Đây chính là cơ sở để ngành du lịch Thành Phố phát triển các tour du lịch đường thuỷ nội đô.

Tuy nhiên, du lịch đường sông tại TP.Hồ Chí Minh phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, mặc dù thời gian gần đây chính quyền Thành Phố đã chú trọng khai thác tiềm năng du lịch đường sông bằng việc: xây dựng các chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, bến cảng, khảo sát các tuyến đường sông trên địa bàn Thành Phố và các tuyến du lịch đường sông nối dài nhằm xây dựng những số liệu cụ thể, tiến hành quy hoạch và sớm đưa vào khai thác các tuyến du lịch trên sông. Với những lý do trên đề tài “ Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành

Phố Hồ Chí Minh” được chọn để thực hiện luận văn, từ đó đưa ra một số một số giải pháp để thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch còn khá mới này, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành du lịch Thành Phố.

2. Lịch sử nghiên cứu về sản phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh

Du lịch đường sông và các phương tiện giao thông đường thuỷ phục vụ du lịch tại Việt Nam được nhiều người quan tâm và đã có bài báo, tạp chí trên mạng và khóa luận đã khai thác vấn đề này. Tuy nhiên du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh đây là một đề tài còn khá mới. Theo tìm hiểu của tác giả có khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Mỹ Xuyên trường ĐH Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu về “Tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh” vào năm 2012, nhưng chưa có định hướng phát triển cụ thể. Hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về sản phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh, đây cũng là tính cấp thiết của đề tài.

3. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng, thực trạng khai thác sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá về khả năng phát triển của sản phẩm du lịch này trong tương lai. Đề tài tìm ra một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ quan trọng của đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ các vấn đề:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đường sông.

- Tìm hiểu về du lịch đường sông của các nước trên thế giới và tại Việt Nam từ đó phân tích, đánh giá, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại TP.Hồ Chí Minh.

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đường sông cho Thành Phố.

5. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu là “Sản phẩm du lịch đường sông”: du lịch đường sông là một sản phẩm du lịch tổng hợp, được cấu thành bởi nhiều yếu tố: cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch, các điểm tham quan...

Sản phẩm du lịch đường sông được khai thác tại TP. Hồ Chí Minh gồm: ăn tối và ngắm cảnh trên du thuyền; tham quan trên sông bằng ca nô, kết hợp nối tuyến với các điểm du lịch nội đô và các tỉnh lân cận. Thị trường khách của sản phẩm du lịch đường sông Thành Phố tập trung vào khách du lịch nước ngoài như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Mỹ và khách du lịch trong nước.

+ Phạm vi nghiên cứu: tập trung khảo sát ở trục chính sông Sài Gòn, những tuyến kênh và một số điểm du lịch được đưa vào khai thác phục vụ du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các tuyến du lịch đường sông tầm ngắn. Vì đặc trưng của du lịch đường sông là kết hợp nối tuyến nên có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số tỉnh lân cận. Thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn từ năm 2014 đến năm 2015.

+ Nội dung nghiên cứu

• Thu thập, xử lý, phân tích đánh giá và thừa kế các tài liệu có liên quan đến sản phẩm du lịch đường sông để làm rõ cơ sở lý luận cho sản phẩm du lịch còn khá mới này.

• Phân tích và đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch đường sông Thành Phố. Qua đó thấy được những thuận lợi và khó khăn của sản phẩm du lịch này.

• Đưa ra những quan điểm nhằm phát triển sản phẩm du lịch đường sông một cách bền vững. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với các ban

ngành liên quan góp phần vào sự phát triển của du lịch Thành Phố nói chung và du lịch đường sông nói riêng.

+ Các câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ nội dung của đề tài nghiên cứu một số câu hỏi được đưa ra:

• Sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh cần phải khai thác như thế nào để tương xứng với tiềm năng có sẵn của nó? Sự phát triển của các tuyến du lịch đường sông có sức hút đối với khách du lịch như thế nào?

• Đối với sản phẩm du lịch còn khá mới này để đánh giá một cách khách quan thì cần những phương pháp tiếp cận gì?

• Để phát triển sản phẩm du lịch đường sông một cách bền vững thì cần có những định hướng và giải pháp cụ thể gì trong tương lai?

6. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, các phương pháp nghiên cứu sau được lựa chọn sử dụng:

+ Phương pháp thu thập, thừa kế tài liệu: tiến hành thu thập, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài đang thực hiện như các bài báo, các tạp chí và các khóa luận, luận văn của những tác gải đi trước để làm nền tảng cho cơ sở lý luận của đề tài.

+ Khảo sát thưc địa theo phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA): khảo sát các bến cảng, các điểm tham quan trong sản phẩm du lịch đường sông Thành Phố. Trên cơ sở đó sẽ tiếp cận các phương tiện phục vụ cho tour du lịch trên sông để tìm hiểu, tham quan, chụp ảnh minh họa và xin số liệu cho đề tài.

Các kỹ thuật chuyên dùng của PRA được áp dụng gồm:

• Tham vấn cộng đồng địa phương, du khách qua phỏng vấn không chính thức.

• Tham vấn chuyên gia bằng phỏng vấn bán chính thức.

• Quan sát các dấu hiệu đặc trưng của sản phẩm du lịch đường sông trên thực địa.

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: dựa vào các số liệu, tài liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp, so sánh và đưa ra những nhận xét và kết luận phù hợp.

+ Phương pháp chung xây dựng sản phẩm du lịch:

Xác định sản phẩm du lịch cần xây dựng

Nghiên cứu nhu cầu của thị trường

Nghiên cứu khả năng đáp ứng của sản phẩm

Chi tiết hóa chương trình cho sản phẩm

Xây dựng phương án dự phòng cho sản phẩm

Xác định mức giá bán cho sản phẩm

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đường sông

Chương 2: Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh

Chương 3: Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh Ngoài ra trong luận văn còn có phục lục, bảng số liệu, hình ảnh, danh

mục gồm tài liệu tham khảo.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG


1.1. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đường sông (River Tourism Products)

1.1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch (SPDL) là nhân tố rất quan trọng trong ngành du lịch và có nhiều khái niệm khác nhau:

- Theo Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa: Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó”. [3, tr.31]

- Theo luật du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến di du lịch”. [7, tr.9]

- Theo Đỗ Quốc Thông: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức hợp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành: tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, kết cấu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và đội ngũ phục vụ nhằm cung cấp cho khách du lịch một khoảng thời gian thú vị, những trải nghiệm và sự hài lòng”. [9, tr.6]

- Những khái niệm của những tác giả trước đã đầy đủ và khá súc tích, tuy nhiên để làm rõ thêm khái niệm “sản phẩm du lịch” tác giả đã tham khảo và đúc kết lại cho ngắn gọn hơn theo quan điểm riêng của tác giả: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần được các nhà kinh doanh du lịch khai thác thông qua các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.

Những đặc trưng của sản phẩm du lịch: [9, tr.6]

+ SPDL là tổng hợp của những ngành kinh doanh khác nhau.

+ SPDL là sản phẩm vừa hữu hình vừa vô hình.

+ Thông thường thì khách du lịch mua SPDL trước khi thấy SPDL.

+ SPDL thường ở xa khách hàng.

+ Thời gian kéo dài giữa mua, thấy và sử dụng SPDL.

+ Thông thường SPDL không thể dịch chuyển trừ hàng hóa lưu niệm.

+ SPDL không dự trữ, tồn kho được như phòng khách sạn, chỗ ngồi trên máy bay…

+ Giữa cung và cầu thường không đồng nhất: cung thường cố định, cầu có thể tăng hoặc giảm.

+ Khách mua SPDL thường ít trung thành với SPDL mà mình đã sử dụng như khách sạn, tour du lịch, điểm đến du lịch...do du khách có xu hướng tìm hiểu những cái mới lạ và muốn được sử dụng các dịch vụ tốt hơn trong hành trình khám phá của mình.

+ SPDL dễ bị thay đổi do biến động về chính trị, kinh tế, tự nhiên như tiền mất giá, bãi biển xói mòn, chiến tranh…

+ SPDL thường là một kinh nghiệm nên dễ bị bắt chước chủ yếu là các chương trình du lịch.

1.1.2. Khái niệm về du lịch đường sông (River Tourism) và sản phẩm du lịch đường sông (River Tourism Products)

* Du lịch đường sông

Tùy theo những mục đích nghiên cứu khác nhau mà có những khái niệm du lịch đường sông khác nhau, sau đây là một số khái niệm cơ bản:

- Theo quan điểm châu Âu: “Du lịch đường sông là là một loại hình du lịch mà trong đó chúng ta dùng thuyền, cano để di chuyển trên những con sông, những con kênh, con rạch nhỏ; thưởng thức những phong cảnh đẹp trên sông, gặp gỡ những người dân sống ở đây, trò chuyện với họ để có thể cảm nhận được cuộc sống của họ; tìm hiểu nền kinh tế xã hội của những quốc gia và những vấn đề về môi trường sinh thái mà hằng ngày vẫn liên quan đến cuộc sống của ta”. [40]

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023