STT
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận án từ dữ liệu thứ cấp
Ban lãnh đạo
Khối chức năng
Khối nghiệp vụ
Khối hỗ trợ và phát
triển kinh doanh
- Bộ phận nhân sự
- Bộ phận tài chính – kế toán
- Phòng thị trường
- Phòng điều hành
- Phòng hướng dẫn
- Chi nhánh, văn phòng đại diện
- Các cơ sở kinh doanh du lịch trực thuộc (đội xe, khách sạn,…)
- Kinh doanh dịch vụ khác
Sơ đồ 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức khái quát của doanh nghiệp lữ hành quốc tế
Nguồn: Đề xuất của NCS
Bảng 2.2. Vai trò của nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế
Vai trò | |
1. Nhóm vai trò quan hệ với con người | - Vai trò đại diện: đại diện cho công ty và những người dưới quyền - Vai trò lãnh đạo: phối hợp, kiểm tra; tuyển dụng, đào tạo nhân viên;... - Vai trò liên lạc: quan hệ với người khác để hoàn thành công việc |
2. Nhóm vai trò thông tin | - Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin liên quan đến tổ chức - Vai trò phổ biến thông tin - Vai trò cung cấp thông tin ra bên ngoài |
3. Nhóm vai trò ra quyết định | - Vai trò doanh nhân: phản ảnh việc NQT tìm mọi cách cải tiến tổ chức nhằm làm cho hoạt động của tổ chức ngày càng có hiệu quả - Vai trò giải quyết xáo trộn: ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định - Vai trò người phân phối tài nguyên: phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao gồm: con người, tiền bạc, thời gian,... - Vai trò đàm phán: thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như với bên ngoài |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Phát Triển Nhân Lực Quản Trị Tại Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Của Hà Nội Câu 1. Ông/bà Vui Lòng Cho Biết Số Lượng Và Trình Độ Nhà Quản Trị
- Đánh Giá Hoạt Động Phát Triển Nhân Lực Quản Trị Tại Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Của Hà Nội
- Quan Điểm Về Các Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Nhân Lực Quản Trị Tại Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Nhân Lực Quản Trị Tại Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế
- Phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội - 28
- Phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội - 29
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
Nguồn: Henry Mintzberg (1990)
Phụ lục 10
Bảng 2.3. Các khái niệm về phát triển nhân lực tại doanh nghiệp
Định nghĩa | |
Leonard Nadler (1984) | Là các kinh nghiệm học tập có tổ chức được diễn ra trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tăng khả năng cải thiện kết quả thực hiện công việc, tăng khả năng phát triển của tổ chức và cá nhân. |
Nadler và Wiggs (1986) | Là một hệ thống học toàn diện nhằm khơi dậy tiềm năng con người trong một tổ chức - hệ thống này bao gồm cả việc học gián tiếp theo kinh nghiệm (theo lớp, học mô phỏng, học theo hướng dẫn) và học trong phòng thí nghiệm hay học tại chỗ vì lý do tồn tại của tổ chức. |
McLagan, P (1989) | Là việc sử dụng kết hợp giữa đào tạo và phát triển, phát triển nghề nghiệp kết hợp với phát triển tổ chức nhằm tăng hiệu quả làm việc của cả cá nhân và tổ chức. |
Henry J. Sredl & Willam J. Rothwell (1997) | Là đề cập đến kinh nghiệm học tập có tổ chức do người chủ doanh nghiệp tài trợ. Nó được thiết kế và thực hiện với mục tiêu nâng cao kết quả thực hiện công việc và cải thiện điều kiện con người thông qua việc đảm bảo kết hợp giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu cá nhân. |
Gilley (2000) | Là những hoạt động học tập được tổ chức sắp xếp trong phạm vi một tổ chức nhằm cải thiện công việc hoặc phát triển cá nhân vì mục tiêu cải tiến công việc, cải tiến cá nhân hoặc cải tiến tổ chức. |
Swanson, R.A. (2001) | Là quá trình phát triển và khai mở khả năng chuyên môn của con người thông qua hoạt động phát triển tổ chức và đào tạo phát triển nhân viên vì mục đích tăng hiệu quả hoạt động. |
Jerry W. Gilley & cộng sự (2002) | Là quá trình thúc đẩy việc học tập có tính tổ chức, nâng cao kết quả thực hiện công việc và tạo ra thay đổi thông qua việc tổ chức thực hiện các giải pháp (chính thức và không chính thức), các sáng kiến và các hoạt động quản lý nhằm mục đích nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức, khả năng cạnh tranh và đổi mới. |
Kim C.Smith (2004) | Bao gồm việc thiết kế chương trình và lên kế hoạch thực hiện, trực tiếp và gián tiếp, có kèm cặp cá nhân, tác động tích cực đến phát triển của cá nhân, năng suất lao động và lợi nhuận của tổ chức. |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận án từ dữ liệu thứ cấp
Phụ lục 11
Bảng 2.4. Một số khái niệm về năng lực
Định nghĩa | |
Boyatzis, 1982 | Năng lực là khả năng nội tạng (bên trong) của người lao động nhằm giúp họ thực hiện hiệu quả công việc đang đảm nhận |
Parry, 1998 | Năng lực là tập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ liên quan với nhau có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng hoàn thành công việc hay hiệu suất của một cá nhân, có thể đo lường thông qua các chuẩn mà cộng đồng chấp nhận và có thể được cải tiến thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. |
Marrelli, 2005 | Năng lực là những khả năng mà có thể đo lường được của người lao động để đáp ứng được yêu cầu của công việc một cách hiệu quả. |
King & cộng sự, 2001 | Năng lực là sự kết hợp của kiến thức và kỹ năng, bao gồm cả những kiến thức nền tảng được ẩn chứa bên trong và tập hợp những kỹ năng cần thiết để thực hiện hành động hiệu quả. |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận án từ dữ liệu thứ cấp
Phụ lục 12
Bảng 2.5. Các quan điểm về khung năng lực của nhà quản trị
Năng lực | |
Boyatzis (1982) | Quản trị mục tiêu và hành động; Lãnh đạo; Quản trị nhân lực; Định hướng nhân viên; Kiến thức chuyên môn; Phát triển người khác |
Thornton & Byham (1982) (Dành cho NQT cấp cao) | Thuyết trình; Giao tiếp, thương lượng; Quản trị tổ chức; Nhạy cảm môi trường kinh doanh; Phát triển đội ngũ; Ủy nhiệm, ủy quyền; Lập kế hoạch và tổ chức; Lãnh đạo cá nhân và tập thể; Sự kiên trì, quyết tâm; Phân tích và giải quyết tình huống; Sáng tạo; Khả năng thích nghi; Chịu đựng áp lực; Làm việc độc lập; Nhiệt tình; Kiến thức kỹ thuật và chuyên môn; Tạo động lực làm việc |
Charters Woodruffe (1993) N (Dành cho NQT cấp cao) | hận thức thông tin; Tư duy nhanh nhạy; Xác lập tầm nhìn; Tổ chức công việc hiệu quả; Định hướng mục tiêu; Tự tin trong công việc; Khả năng lắng nghe, thấu hiểu; Tầm nhìn chiến lược; Hợp tác trong công việc hiệu quả |
Hellriegel & cộng sự (2002) | Quản trị bản thân; Định hướng chiến lược; Nhận diện toàn cầu; Làm việc nhóm; Lập kế hoạch; Giao tiếp |
Chung-Herrera & cộng sự (2003) | Quản trị bản thân; Định vị chiến lược; Năng lực thực thi; Tư duy phản biện; Giao tiếp; Tương tác; Lãnh đạo; Kiến thức ngành nghề |
Dainty & cộng sự (2005) | Hướng kết quả; Tiên phong; Tìm kiếm thông tin; Quan tâm tới nhu cầu khách hàng; Tác động và gây ảnh hưởng; Khả năng dẫn dắt; Làm việc nhóm và phối hợp công việc; Lãnh đạo nhóm; Tư duy phân tích; Tư duy khái quát; Bình tĩnh; Linh hoạt |
Cardy & Selvarajan (2006) (Dành cho NQT cấp trung) | Khả năng tư duy; Kỹ năng cá nhân; Khả năng thích nghi; Định hướng kết quả |
Xuejun Qiao và Wang (2009) (Dành cho NQT cấp trung) | Xây dựng nhóm làm việc; Giao tiếp; Sự phối hợp; Thừa hành; Học hỏi không ngừng |
Jeou-Shyan & cộng sự (2011) (Dành cho NQT cấp cao) | - Năng lực chung bao gồm: Lãnh đạo; Quản trị khủng hoảng; Giải quyết vấn đề; Giao tiếp; Quan hệ cá nhân; Năng lực thực thi; Thái độ; Quản trị chiến lược; Quản trị bản thân; Sáng tạo; Ngoại ngữ; Khả năng phân tích; Văn hóa - Năng lực chuyên môn kỹ thuật: Quản trị tài chính; Kinh doanh và marketing; Quản trị chuyên môn; Quản trị nhân lực; Quản lý thông tin |
Năng lực | |
Quinn & cộng sự (2014) | Hướng dẫn; Hỗ trợ; Giám sát; Phối hợp; Định hướng; Giám sát quy trình; Sáng tạo; Kết nối |
Nada Megahed (2015) | Kiến thức chuyên ngành; Trách nhiệm; Thích nghi; Tư duy phân tích; Xây dựng mối quan hệ; Xây dựng niềm tin; Hướng dẫn người khác; Kỹ năng máy tính; Giải quyết xung đột; Ra quyết định; Giao tiếp; Trao quyền; Lãnh đạo; Linh hoạt; Sự liêm chính; Lập kế hoạch và tổ chức công việc; Giải quyết vấn đề; Đàm phán, thương lượng; Xây dựng nhóm làm việc; Chịu đựng áp lực |
Kang & cộng sự, 2015 | Kiến thức; Hiểu biết về bối cảnh; Hiểu biết về thị trường; Tư duy phân tích; Giao tiếp; Xây dựng mối quan hệ; Lập kế hoạch và tổ chức nhân lực; Chịu đựng căng thẳng và xung đột; Chấp nhận rủi ro; Sáng tạo; Khám phá; Đạo đức; Thấu hiểu; Trách nhiệm |
Lê Quân (2015) | - Năng lực chuyên môn: Hiểu biết môi trường và doanh nghiệp; Hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp; Hiểu biết ngành nghề, đối thủ cạnh tranh; Quản trị quy trình, quy trình tác nghiệp; Sử dụng công nghệ thông tin; Marketing và thị trường; Quản lý dự án; Am hiểu luật pháp; Hiểu biết về kế toán tài chính - Quản lý, điều hành: Tầm nhìn chiến lược; Ra quyết định; Lãnh đạo nhóm; Phát triển cấp dưới; Tạo dựng niềm tin; Tạo dựng quan hệ; Lập kế hoạch và tổ chức công việc; Quản lý rủi ro - Quản trị và phát triển bản thân: Thuyết trình; Học hỏi không ngừng; Sáng tạo; Tư duy phân tích; Quản lý thời gian; Đàm phán, thuyết phục; Chịu đựng căng thẳng |
Tác giả
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận án từ dữ liệu thứ cấp
Phụ lục 13
Bảng 2.6. Tổng hợp các nhóm năng lực phản ánh chất lượng nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế
Nhóm năng lực/ tiêu chí | Nguồn TLTK | |
1 | Kiến thức | |
1.1 | Hiểu biết các kiến thức chuyên môn đặc thù theo công việc | Boyatzis, 1982; Thorhton và Byham, 1982; Chung-Herrera & cộng sự, 2003; Từ điển năng lực Harvard, 2008; Sanghi, 2007; Jeou-Shyan & cộng sự, 2011; Nada Megahed, 2015; Kang & cộng sự, 2015; Lê Quân, 2015 |
1.2 | Có kiến thức về quản trị, quản lý | Boyatzis, 1982; Thornton & Byham, 1982; Jeou-Shyan & cộng sự, 2011; Lê Quân, 2015 |
1.3 | Hiểu biết về các chính sách và luật pháp quy định | Sanghi, 2007; Kang & cộng sự, 2015; Lê Quân, 2015 |
1.4 | Hiểu biết về ngành nghề và đối thủ cạnh tranh | Sanghi, 2007; Kang & cộng sự, 2015; Lê Quân, 2015 |
1.5 | Am hiểu tình hình chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội | Sanghi, 2007; Kang & cộng sự, 2015; Lê Quân, 2015 |
2 | Kỹ năng | |
2.1 | Xây dựng chiến lược | Woodruffe, 1993; Hellriegel & cộng sự, 2002; Chung- Herrera & cộng sự, 2003; Sanghi, 2007; Từ điển năng lực Harvard, 2008; Jeou-Shyan & cộng sự, 2011; Lê Quân, 2015 |
2.2 | Kỹ năng gây ảnh hưởng và ra quyết định | Chung-Herrera & cộng sự, 2003; Từ điển năng lực Harvard, 2008; Jeou-Shyan & cộng sự, 2011; Lê Quân, 2015; Nada Megahed, 2015; Theo TT số 05/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ |
2.3 | Kỹ năng giao tiếp, đàm phán | Thorhton và Byham, 1982; Hellriegel & cộng sự, 2002; Chung-Herrera & cộng sự, 2003; Sanghi, 2007; Từ điển năng lực Harvard, 2008; Xuejun Qiao và Wang.W, 2009; Jeou- Shyan & cộng sự, 2011; Kang & cộng sự, 2015; Nada Megahed, 2015; Lê Quân, 2015; Theo TT số 05/2013/TT- BNV của Bộ Nội vụ |
2.4 | Kỹ năng tư duy | Chung-Herrera & cộng sự, 2003; Dainty & cộng sự, 2005; Cardy và Selvarajan (2006); Kang & cộng sự, 2015; Nada Megahed, 2015 |
2.5 | Kỹ năng giải quyết | Sanghi, 2007; Jeou-Shyan & cộng sự, 2011; Nada Megahed, |
Nhóm năng lực/ tiêu chí | Nguồn TLTK | |
vấn đề | 2015; Kang & cộng sự, 2015; Theo TT số 05/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ | |
2.6 | Kỹ năng làm việc nhóm | Hellriegel & cộng sự, 2002; Chung-Herrera & cộng sự, 2003; Dainty & cộng sự, 2005; Sanghi, 2007; Từ điển năng lực Harvard, 2008; Xuejun Qiao và Wang, 2009; Jeou-Shyan & cộng sự, 2011; Lê Quân, 2015; Nada Megahed, 2015; Kang & cộng sự, 2015 |
2.7 | Lập kế hoạch và tổ chức công việc | Chung-Herrera & cộng sự, 2003; Từ điển năng lực Harvard, 2008; Lê Quân, 2015; Nada Megahed, 2015 |
2.8 | Ủy nhiệm, ủy quyền | Thornton & Byham, 1982; Lê Quân, 2015 |
2.9 | Kỹ năng lãnh đạo | Boyatzis, 1982; Chung-Herrera & cộng sự, 2003; Sanghi, 2007; Jeou-Shyan & cộng sự, 2011 |
2.10 | Trình độ sử dụng ngoại ngữ | Jeou-Shyan & cộng sự, 2011; Theo TT số 05/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ |
2.11 | Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin | Nada Megahed, 2015; Lê Quân, 2015 |
3 | Thái độ | |
3.1 | Mạo hiểm và quyết đoán | Kang & cộng sự, 2015; Lê Quân, 2015 |
3.2 | Tính trách nhiệm | Kang & cộng sự, 2015; Nada Megahed, 2015 |
3.3 | Tinh thần học hỏi, sáng tạo | Xuejun Qiao và Wang, 2009; Jeou-Shyan & cộng sự, 2011; Quinn & cộng sự, 2014; Lê Quân, 2015 |
3.4 | Chịu áp lực cao | Thorhton và Byham, 1982; Từ điển năng lực Harvard, 2008; Lê Quân, 2015; Kang & cộng sự, 2015; Nada Megahed, 2015 |
3.5 | Tinh thần hợp tác | Charters Woodruff, 1993 |