Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay - 2

5


5. Những đóng góp về khoa học của luận án

- Luận án góp phần làm rõ thêm quan niệm, đặc điểm, nội dung, các nhân tố tác động và thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Kết quả của luận án có thể góp phần làm luận cứ khoa học cho các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan và tổ chức tham khảo xây dựng chính sách, giải pháp đào tạo, sử dụng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho cá nhân, tổ chức trong nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan đến đề tài luận án.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục các công trình khoa học của tác giả; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận án được kết cấu 4 chương với 9 tiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

6


Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay - 2

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao

1.1.1.1. Các công trình trong nước nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao

- Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực:

Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm trong công trình: "Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta" [96] đã đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế đổi mới và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở khía cạnh phát triển giáo dục ở một số nước trên thế giới. Vận dụng tốt những kinh nghiệm quý báu đó vào việc phát triển nguồn nhân lực ở nước ta sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyễn Hữu Dũng trong công trình: "Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam" [8] đã trình bày hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn lực con người trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,t tác giả đã đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực nguồn nhân lực; đồng thời giới thiệu kinh nghiệm sử dụng nguồn lực con người ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc; từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế nước ta đến năm 2010.

Đoàn Văn Khái trong công trình: "Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [38] đã làm rõ một số vấn

7


đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới; nội dung, bản chất, tính tất yếu và đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay; đồng thời làm rõ vai trò quyết định của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tác giả đã đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra về nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ rõ phương hướng, quan điểm và những giải pháp cơ bản phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

Các tác giả trong công trình nghiên cứu: "Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do Phạm Thành Nghị chủ biên [58] đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản, nhận thức mới và hiện đại về quản lý nguồn nhân lực như vấn đề về con người và phát triển nguồn vốn con người; các mô hình quản lý nguồn nhân lực; các yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực và các chính sách vĩ mô tác động đến quản lý nguồn nhân lực; những kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực ở một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Thụy Điển, các nước Đông Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Các tác giả đã phân tích những nét đặc thù trong quản lý nguồn nhân lực ở một số ngành và lĩnh vực như: các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh qua các số liệu điều tra xã hội học; đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản quản lý nguồn nhân lực phù hợp, thay thế cho cách quản lý nguồn nhân lực truyền thống trước đây.

"Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020" của Bộ Kế hoạch và đầu tư [3] đã tập trung làm rõ các nội dung quan trọng về: Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; phương hướng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đến năm 2020 và những vấn đề đặt ra; từ đó chỉ ra các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai

8


đoạn 2011 - 2010; tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

Đặng Tú Oanh trong công trình: "Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [63] đã làm rõ vai trò của nguồn lực thanh niên trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên cơ sở phân tích đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên và đưa ra quan niệm về nguồn lực thanh niên; đánh giá thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế nguồn lực thanh niên,; từ đó tác giả đề ra phương hướng, giải pháp chủ yếu để phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng trong cuốn sách: "Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế"

[64] đã đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực; những vấn đề lý luận chung về cách tiếp cận nguồn nhân lực, từ lý luận đến thực tiễn phát triển nguồn nhân lực, những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngành như Dầu khí, Ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước và vùng lãnh thổ. Cuốn sách phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Minh Thắng trong công trình: "Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" [79] đã đánh giá thực trạng, xác định xu hướng phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong cuốn sách: "Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực" [92]

9


đã khẳng định rằng, muốn tiến hành nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính sách phát triển giáo dục, trong đó có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trước hết cần từng bước triển khai chiến lược phát triển giáo dục. Cuốn sách là công trình có giá trị, kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học và kinh tế khác nhau nhằm góp phần phổ biến và chia sẻ những thông tin về chiến lược, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao

Bùi Thị Ngọc Lan trong cuốn sách: "Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam" [42] đã làm rõ được tầm quan trọng và vai trò của nguồn lực trí tuệ con người đối với sự phát triển của xã hội. Tác giả chỉ ra những đặc điểm cơ bản, thực trạng và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam; trên cơ sở đó đã đề xuất một số quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ tinh hoa trong nguồn lực đất nước.

Đỗ Thị Thạch trong công trình: "Phát triển nguồn lực nữ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [76] đã tập trung làm rõ một số nội dung về trí thức, trí thức nữ; phân tích đặc điểm, luận giải vai trò của đội ngũ trí thức nữ Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước và những vấn đề đặt ra. Đồng thời, tác giả đã đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. như: phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng chính sách đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức nữ hợp lý; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.

Lê Thị Hồng Điệp trong công trình: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam" [21] đã góp phần làm phong phú thêm những luận điểm mới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức thông qua sự phân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động đến quá trình phát triển lực lượng này; thực

10


trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức giai đoạn 2001 - 2007 gắn với những nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động nêu trên; tác giả cũng đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai. Những đề xuất đó, góp phần tìm ra con đường và cách thức hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự trở thành lực lượng tiên phong trên hành trình hiện thực hóa nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Trần Văn Tùng trong cuốn sách: "Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng" [97] đã trình bày những kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số quốc gia châu Âu, châu Á. Tác giả cho rằng, một trong những thành công của đào tạo tài năng khoa học và công nghệ ở Mỹ là việc chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học; coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy; khuyến khích phát triển tài năng khoa học và công nghệ bằng các hình thức phong tặng chức danh khoa học và chế độ đãi ngộ hợp lý. Tác giả đã đưa ra khuyến nghị, ở Việt Nam cần đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài năng hiện có.

Viện Chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề: "Nguồn nhân lực chất lượng cao: hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường" [98]. Trong đề tài này, các tác giả đã nêu ra quan điểm của mình về nguồn nhân lực chất lượng cao và tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đề tài cũng bước đầu đánh giá thực trạng một số nhóm nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta và đề xuất những phương hướng, giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Công trình: "Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam" của Nguyễn Văn Khánh [35] là kết quả nghiên cứu, hội thảo của các nhà khoa học

11


thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.03.22/06-10: "Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI". Các bài viết trong công trình đã lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ; tổ chức và phát huy nguồn lực trí tuệ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước...

Trong công trình: "Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam" của Phạm Hồng Tung [94] đã chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân tài của ông cha ta qua các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ dựng nước, đến thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ đầu xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên sang đầu thế kỷ thứ X và đến những năm cuối của thế kỷ XIV, những quan niệm về người hiền tài trong lịch sử trung đại của Việt Nam; bên cạnh đó, là quan niệm mới về nhân tài ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự xuất hiện của đội ngũ trí thức Tây học. Tác giả cũng đã phân tích một cách sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo, bồi dưỡng người tài cho đất nước. Tác giả rút ra bài học kinh nghiệm hữu ích góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược giáo dục, đào tạo bồi dưỡng, phát hiện và sử dụng người tài trong sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay.

Công trình: "Chiến lược phát triển nhân tài của Trung Quốc từ 1978 đến nay" của Nguyễn Thị Thu Phương [66] đã chỉ ra những vấn đề thực tiễn trong việc thu hút, đãi ngộ và sử dụng nhân tài của Trung Quốc, làm sáng tỏ cơ sở hình thành chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Thông qua quá trình thực tiễn đó, các tác giả đã có những đánh giá về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong chiến lược nhân tài của Trung Quốc, đồng thời các tác giả cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu để có thể vận dụng vào chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

12


Các tác giả thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam trong công trình: "Kinh nghiệm một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức" [98] đã phân tích chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đối với xây dựng đội ngũ trí thức của từng nước, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam

Đề tài khoa học cấp cơ sở: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức" của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học [32] đã làm rõ lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức; tìm hiểu kinh nghiệm thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra. Đề tài chỉ ra xu hướng nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lực này đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức của Việt Nam.

Nguyễn Thị Thanh Dung trong cuốn sách: "Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay"

[7] đã phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống về những nội dung cơ bản của phong cách tư duy Hồ Chí Minh về cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thông qua đó, tác giả đề ra những giải pháp cơ bản nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay có phong cách tư duy của nhà lãnh đạo, quản lý hiện đại.

Vũ Thị Phương Mai trong công trình: "Nguồn lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay" [55] đã làm rõ khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao và mối quan hệ giữa nguồn lực này với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay; từ đó, tác giả đề cập những quan điểm cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023