Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ THƯƠNG


PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT

VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


HÀ NỘI - 2019

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ THƯƠNG


PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT

VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Mã số: 62 22 03 08


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THANH KHÔI


HÀ NỘI - 2019

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Phan Thanh Khôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.


Tác giả luận án


Phạm Thị Thương

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN6

1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 6

1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình tổng quan và những

vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 22

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM30

2.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam 30

2.2. Quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam 48

Chương 3: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA71

3.1. Thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 71

3.2. Hạn chế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 92

3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 103

Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT

VIỆT NAM HIỆN NAY111

4.1. Quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 111

4.2. Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 121

KẾT LUẬN148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO151

PHỤ LỤC162

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do lựa chọn đề tài

Trước tác động của toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế tri thức, đặc biệt khi thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế nước ta tất yếu phải chuyển từ kinh tế sử dụng nhiều tài nguyên là chính sang kinh tế tri thức mà trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Với tốc độ thay đổi công nghệ đang diễn ra "thần tốc" như hiện nay, cần phải tiếp cận nhanh hơn nữa với những tiến bộ khoa học công nghệ thế giới. Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống chính sách liên quan đến nguồn lực phát triển, nguồn lực quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, là yếu tố quyết định sự phồn vinh, thịnh vượng của tất cả các quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) đã đề ra ba đột phá chiến lược, đó là:

"Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với ứng dụng khoa học - công nghệ; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn"[17].

Như vậy, các khâu trong đột phá chiến lược này đều gắn liền với sự phát triển của ngành đường sắt, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) một lần nữa nhấn mạnh: Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng

2


trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, trong đó có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Vừa qua, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII (2018) xác định một trong những mục tiêu tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ là để: "…đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" [20, tr.57]. Để đạt được mục tiêu này, cần sự phối hợp của nhiều ngành, trong đó có sự đóng góp của ngành giao thông vận tải nói chung và ngành Đường sắt Việt Nam nói riêng.

Nhận thức được vấn đề nêu trên, một trong những nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ Đường sắt Việt Nam lần thứ XI - nhiệm kì 2015 - 2020, đề ra là:

"Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ công nhân viên trong Ngành về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp hội nhập quốc tế và yêu cầu phát triển của Ngành"[11, tr.44].

Đường sắt Việt Nam là một ngành kinh tế, kỹ thuật đặc thù trong nền kinh tế quốc dân có trình độ kỹ thuật cao. Với bề dày lịch sử gần 140 năm xây dựng và phát triển, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành đường sắt đã có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Có mạng lưới 3143 km trải dài từ Đồng Đăng tới Thành phố Hồ Chí Minh, Đường sắt Việt Nam đã và đang trở thành "xương sống" trong hệ thống giao thông nước ta, vận tải đường sắt góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Tuy nhiên, những năm gần đây, vận tải đường sắt đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, chưa cập nhật được với nhu cầu xã hội, chưa cạnh tranh được với các loại hình vận tải khác như: đường bộ, đường thủy và hàng không giá

3


rẻ. Đồng thời, với yêu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Đường sắt Việt Nam chưa phát huy được thế mạnh của một ngành kinh tế mũi nhọn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nguyên nhân căn bản nhất là ngành đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ngành đường sắt cần phải phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tái cơ cấu Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam, luận án đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận án tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

- Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

4


3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam ở các bộ phận chủ yếu là: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ; đội ngũ doanh nhân; đội ngũ công nhân lành nghề ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát số liệu thực tiễn qua báo cáo ở một số đơn vị sản xuất - kinh doanh; Công ty Cổ phần xe lửa Gia Lâm; Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội; điều tra xã hội học ở Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải và Trường Cao đẳng Đường sắt Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng trong luận án từ 2003 đến nay, đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đến 2030 (Năm 2003 là năm Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở Liên hiệp Đường sắt Việt Nam theo quyết định số 34/2003 QĐ - TTg ngày 04 tháng 3 năm 2003).

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam về con người, nguồn lực con người, phát triển nguồn nhân lực, về phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề liên quan.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích và tổng hợp; so sánh, khái quát hóa, thống nhất lịch sử - lôgic; điều tra xã hội học, phương pháp điền dã (khảo sát thực địa, trực quan) và phương pháp chuyên gia..., để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí