Thành Tựu Phát Triển Đội Ngũ Công Nhân Lành Nghề Ngành Đường Sắt Việt Nam Hiện Nay

85


nhiều lĩnh vực và công đoạn cụ thể. Có thể thấy, những năm qua đội ngũ doanh nhân Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đặc biệt các doanh nhân ở các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cũng tăng về số lượng.

Về chất lượng của đội ngũ doanh nhân trong ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay, tham gia trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng có nhiều tiến bộ về tính chuyên nghiệp; sự liên kết hợp tác; bước đầu có chiến lược kinh doanh lâu dài; năng lực tài chính dần dần được khẳng định; tri thức công nghệ và kinh nghiệm về thương trường ngày càng được nâng cao. Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hiện nay, phục vụ ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh của ngành, Tổng Công ty đã phê duyệt đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt trong đó có việc phát triển đội ngũ doanh nhân Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

Mục tiêu chung của đề án là xây dựng đội ngũ doanh nhân hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, ngày càng lớn mạnh có năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ, tham gia tích cực vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu. Đội ngũ doanh nhân ngành đường sắt được theo học các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp, đào tạo theo chương trình ngành giao thông vận tải, tăng cường khả năng kinh doanh và các kiến thức chuyên đề về quản lý doanh nghiệp và các khóa đào tạo khác.

Một trong các mục tiêu của công tác tái cơ cấu ngành đường sắt hiện nay là giảm những người không có năng lực, đạo đức kém và tuyển những nguồn nhân lực mới tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn phải thường xuyên đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên môn cho các doanh nhân để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Những năm qua, kể từ khi đi vào hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, công ty đã tiến hành nhiều chương trình, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại. Cụ thể, từ năm 2011- 2015, Tổng Công

86


ty đã tổ chức đào tạo được 5 lớp cho 220 lượt cán bộ quản lý doanh nghiệp, 132 lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năm 2016 - 2018, đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực kinh doanh cho các trưởng phòng kinh doanh các chi nhánh vận tải, các cán bộ kinh doanh của công ty.

Hiện nay, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hợp tác với nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, nhất là các tổ chức đường sắt tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc…nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân ngành đường sắt tại các cơ sở đào tạo trong ngành, thực hiện các hình thức bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên kinh doanh. Tổng Công ty cũng đã có những hợp tác chiến lược với Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải để có được nguồn đầu vào tốt để bảo đảm chất lượng đầu ra, sát với nhu cầu thực tế của thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Với vai trò ngày càng tăng của đội ngũ doanh nhân ngành đường sắt, trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, việc phát triển đội ngũ doanh nhân ngành đường sắt nói riêng và đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành đường sắt. Xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân cùng với các bộ phận khác của nguồn nhân lực chất lượng cao là phải có nhận thức đúng về vai trò, sứ mệnh của doanh nhân nước ta.

Những vấn đề bêu trên phù hợp với yêu cầu nêu trong Nghị quyết của Đảng về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết của Bộ Chính trị nhấn mạnh:

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay - 12

"Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, có trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và đảm bảo độc lập, tự chủ của nền kinh tế"[2].

87


Nguyên nhân khách quan tác động đến phát triển đội ngũ doanh nhân ngành Đường sắt Việt Nam, những năm qua, là do Đảng, Nhà nước ta đã có đánh giá đúng vai trò quan trọng, là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đổi mới cơ chế để tạo sân chơi bình đẳng và quyền chủ động tham gia sản xuất, kinh doanh của thành phần kinh tế tư nhân cũng như đội ngũ doanh nhân.

Nguyên nhân chủ quan, Bộ Giao thông vận tải, ngành đường sắt đã thấy rõ vai trò của đội ngũ doanh nhân trong ngành của mình, nên đã chủ động đào tạo, mở rộng những chuyên ngành để có những doanh nhân trẻ. Đồng thời, đã biết thu hút những doanh nhân có khả năng kinh doanh, sản xuất của xã hội vào ngành để liên kết cùng phát triển và cùng có lợi. Đội ngũ doanh nhân ngành Đường sắt Việt Nam trong những năm qua đã tích cực làm chủ bản thân, nâng cao tri thức nghề nghiệp, năng lực sản xuất, kinh doanh, tài chính và pháp luật. Họ đã biết tăng cường mối quan hệ liên kết, gắn kết, phối hợp cùng có lợi với các lực lượng, các đơn vị của ngành dưới sự lãnh đạo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải.

3.1.4. Thành tựu phát triển đội ngũ công nhân lành nghề ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay

Về số lượng, cơ cấu đội ngũ công nhân lành nghề của ngành đường sắt những năm qua đã có sự gia tăng rất nhanh. Sự gia tăng này là hệ quả tự nhiên và tất yếu của sự thay đổi cơ chế, sự phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng lao động của ngành giai đoạn 2011 - 2014 và với giai đoạn 2006 - 2010 đã tăng gần gấp 2 lần. Đây là giai đoạn ngành đường sắt có chủ trương đẩy mạnh, mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài. Sự gia tăng liên tục là để đáp ứng yêu cầu phát triển. So sánh giữa giai đoạn 2011 - 2014 với giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng là 61,3%. Giai đoạn này Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đẩy mạnh và phát triển hàng loạt các lĩnh vực hoạt động mới, như: kỹ thuật, phân phối, dịch vụ đường sắt, các dịch vụ kỹ thuật, tài chính, bảo hiểm, xây lắp cầu và đường mới...

88


Các năm gần đây, số lượng nhân lực có sự thay đổi khá lớn, cụ thể như, năm 2009, tổng số nhân lực toàn ngành chỉ trên 10 ngàn người, sau đó Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam mở rộng mạnh mẽ và phát triển các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh mới... Do vậy, đến năm 2010 - 2011, con số này tăng mạnh lên trên 20 ngàn người, số lao động cao nhất là năm 2014 (gần 40 ngàn người). Tuy nhiên, sau đó, với chủ trương cơ cấu lại ngành, số lượng nhân lực giảm xuống trong thời gian 2016 - 2018. Sự gia tăng về quy mô số lượng nhân lực nói chung và đội ngũ lao động lành nghề đã góp phần để Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tăng trưởng, tạo ra nguồn doanh thu lớn, góp phần nộp ngân sách đáng kể cho đất nước.

Về chất lượng của đội ngũ công nhân lành nghề ngành đường sắt những năm qua, toàn bộ đội ngũ công nhân viên làm công tác trực tiếp sản xuất hay còn gọi là đội ngũ tuyến đầu là 31.945 người, đều đã qua đào tạo các nhóm ngành và nghiệp vụ trực tiếp phục vụ sản xuất như: điều hành chạy tàu hỏa, lái tàu, quản trị kinh doanh vận tải đường sắt, xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt và bảo dưỡng đầu máy và bảo dưỡng toa xe, thông tin, tín hiệu đường sắt, vận hành máy thi công đường sắt, lắp đặt cầu, hàn… Ngoài ra, hình thức đào tạo cơ bản qua trường có bằng cao đẳng, thì ngành đã chú trọng khá đa dạng hơn như: tập huấn, tự bồi dưỡng, hình thức cầm tay chỉ việc theo phương châm người có kỹ năng cao bồi dưỡng cho người thấp, người cũ bồi dưỡng cho người mới về cả chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng giao tiếp.

Thực tế cho thấy, sự gia tăng số lượng công nhân lành nghề của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thời gian vừa qua, đã giúp tăng tổng doanh thu toàn Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, khai thác tốt những tiềm năng phát triển của ngành. Tuy nhiên, so sánh với các Tổng Công ty khác trong nước thuộc lĩnh vực khai khoáng, như Tổng Công ty Than và Khoáng sản có trên

100.000 lao động, hoặc so với Tổng Công ty Dệt may với khoảng 900.000 lao động và một số Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông, Điện lực, Cao su, thì số lượng lao động lành nghề của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đều thấp hơn.

89


Kết quả phát triển đội ngũ lao động lành nghề của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hiện nay bước đầu được đào tạo cơ bản, đầy đủ trên tất cả các mặt. Cụ thể là, về kỹ năng giao tiếp được nâng cao, đặc biệt là giao tiếp bằng tiếng Anh, nâng cao sự chuyên nghiệp trong giao tiếp với đối tác nói chung, góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Khả năng làm việc nhóm dần được cải thiện, do đó nâng cao được năng suất lao động cũng như hiệu quả công việc. Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thì yêu cầu làm việc theo nhóm là rất cần thiết.

Về trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công nhân lành nghề đường sắt Việt Nam hiện nay, có chứng chỉ ngoại ngữ khá cao, chiếm tỷ lệ 70 %, so với những năm trước 2010. Qua thực tế công việc và qua khảo sát cho thấy, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ này đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc. Đây là thuận lợi lớn đối với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, khi chuẩn bị tiếp cận với các công nghệ mới, như: đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị, bán vé điện toán, điều khiển tập trung, vận tải đa phương thức...

Đội ngũ công nhân lành nghề tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam được đào tạo cơ bản và ở cấp độ cao so với mặt bằng chung của cả nước và đối với các Tổng Công ty khác. Tỷ lệ lao động qua đào tạo luôn từ 80% - 90% tổng số lao động, cao gấp 2 lần tỷ lệ của các nước đang phát triển và gấp 5 lần so với mặt bằng chung của Việt Nam. (Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê về tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế phân theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thì lao động đã qua đào tạo tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014 chiếm khoảng 14,6 - 18,4%; lao động chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm phần lớn với 81,8 - 85,4% tổng số lao động tại Việt Nam). Giai đoạn 2015 - 2018 Tổng Công ty đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho 600 người; đào tạo nâng cao kiến thức cho 1.000 người. Đối với đào tạo mới, nâng cao trình độ, từ đại học trở lên 500 người, từ trung cấp, cao đẳng nghề là hơn 1.000 người.

90


Như vậy, qua thống kê cho thấy, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã xây dựng và phát triển được khá đủ nguồn nhân lực phục vụ cho mọi khâu quan trọng trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp đường sắt. Tuy nhiên, số lượng lao động thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam được đào tạo chính quy chuyên ngành đường sắt hay đã tham gia học thêm các khóa bổ túc chuyên ngành đường sắt chưa cao. Do vậy, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng đang phải chú trọng xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ lao động lành nghề, có tay nghề cao thuộc các ngành nghề cốt lõi nhằm đảm bảo đủ nhân lực có trình độ cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt lĩnh vực khai thác vận tải đường sắt.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, hầu hết nhân lực lao động tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại một cách bài bản, đúng định hướng, chiến lược và đã phát huy hiệu quả. Hiện nay, trên toàn Tổng Công ty, nhân sự đã hoàn toàn đảm đương được công tác vận hành trong điều kiện bình thường và đã xử lý được hầu hết các sự cố xảy ra (khoảng 95% công việc). Phần còn lại cần sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài xử lý các tình huống, sự cố phức tạp hơn và các tình huống khẩn cấp thì chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý nhanh, chính xác để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tiết kiệm thời gian và chi phí cho Tổng Công ty.

Sau nhiều năm xây dựng và phát triển của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, quá trình tuyển dụng và đào tạo đội ngũ lao động lành nghề đã trải qua bao khó khăn thách thức và cũng từ đó mà họ được rèn luyện, trưởng thành để vận hành hệ thống có quy mô lớn và hiện đại, làm ra những giá trị kinh tế cho Tổ quốc. Đội ngũ lao động trẻ trung và đầy nhiệt huyết của Tổng Công ty luôn tìm tòi và học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý vận hành và bảo dưỡng, sẽ là nguồn nhân lực chủ chốt của ngành Đường sắt Việt Nam trong tương lai. Đội ngũ đông đảo nhất tại Tổng Công ty là bộ phận lao động trực tiếp - lực lượng lao động lành nghề. Họ được chăm sóc tốt về sức khỏe thông qua những chính sách

91


mang tính nhân văn cao như: khám sức khỏe định kỳ…Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống bản mô tả công việc, hệ thống tiêu chuẩn chức danh, hệ thống đánh giá công việc, quy định về định mức, định biên lao động cho lao động tại Tổng Công ty.

Công nhân lành nghề làm việc tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là lực lượng trẻ, có nhiệt huyết, tự tin trong công việc, do vậy không cần tốn quá nhiều thời gian để lực lượng này có đủ độ chín trong nghề và không phụ thuộc quá nhiều vào chuyên gia nước ngoài. Đội ngũ công nhân lành nghề của ngành đã có tinh thần cầu thị, học hỏi, sau khi trải qua thời gian của các dự án và tham gia các giai đoạn chạy thử, nghiệm thu, các nhân sự này đã xử lý được những tình huống căn bản đã từng xẩy ra, cũng như xử lý những tình huống mới phát sinh và phức tạp đòi hỏi các kinh nghiệm lâu năm. Mặc dù đặc thù của ngành đường sắt là nhân lực làm việc liên tục, áp lực cao, công việc nặng nhọc, nhưng lực lượng lao động lành nghề của ngành vẫn xác định được mục tiêu công việc, ý thức lao động và có trách nhiệm trong quá trình làm việc.

Nguyên nhân khách quan của thành tựu phát triển đội ngũ lao động lành nghề đường sắt Việt Nam trong những năm qua là do Đảng, Nhà nước đã có quan điểm, chủ trương, chính sách đúng đắn về đào tạo nghề để cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đồng thời, ngành Đường sắt Việt Nam đang trong qua trình hội nhập đã tiếp thu được những thành tựu khoa học công nghệ của các nước có ngành đường sắt phát triển trên thế giới, nên đã đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ này phải phấn đấu về mọi mặt để đáp ứng và vươn lên trong lao động.

Nguyên nhân chủ quan của việc phát triển nguồn lao động lành nghề ngành Đường sắt Việt Nam là do ngày càng được quan tâm và đầu tư các nguồn lực. Phần lớn nhân sự được tuyển dụng cho dự án là những lực lượng lao động trẻ, có trình độ, sức khỏe và tình thần trách nhiệm cao. Ngành đã đổi mới chính sách thu hút và giữ những lao động lành nghề, lao động có kinh

92


nghiệm. Hoạt động giáo dục, đào tạo của ngành, trong quá trình triển khai đào tạo nhân lực cho dự án cũng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi về nơi thực tập và cầm tay chỉ việc làm quen với nghề được đào tạo.

3.2. HẠN CHẾ VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY

Đánh giá tổng quát chung về những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt những năm vừa qua là: phát triển chất lượng, số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thật hợp lý ở các nhóm ngành nghề, các bộ phận trong ngành [Phụ lục 8]. Về trình độ, khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học vẫn còn một bộ phận, tuy không nhiều cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu quả phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt có nội dung, hình thức và biện pháp chưa thật phù hợp. Về tình hình này, qua kết quả khảo sát cho thấy, có 13,3% ý kiến được hỏi đã khẳng định do nội dung chưa phù hợp; 24% ý kiến khẳng định do hình thức chưa phù hợp; 27% ý kiến khẳng định do biện pháp chưa phù hợp [Phụ lục 10.6]. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt còn có hạn chế chủ yếu là do yếu tố chủ quan. Cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành chưa thật sự quan tâm và môi trường, chính sách sử dụng, đãi ngộ của ngành đối với nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được tốt. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, đã có 5,3% ý kiến được hỏi là cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa quan tâm; có 1,3% ý kiến được hỏi môi trường làm việc, chính sách sử dụng, đãi ngộ chưa tương xứng với cống hiến của nguồn lực [Phụ lục 10.5 và 10.7].

3.2.1. Hạn chế về phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay

Thực trạng về chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay còn có bất cập. Nguồn nhân lực cao này, chưa được đào tạo chuyên môn sâu để có điều kiện tiếp cận với trình độ quản lý, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí