101
Nguyên nhân khách quan của hoạt động phát triển đội ngũ công nhân lành nghề ở ngành đường sắt trong những năm qua, do điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn có những khó khăn và nhận thức, sự quan tâm bồi dưỡng của các chủ thể đối với đội ngũ này vẫn chưa thật tương xứng, đồng bộ. Các lĩnh vực tham gia lao động sản xuất trực tiếp của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thường là các công việc nặng nhọc, độc hại, chế độ làm việc kỷ luật cao, trong khi thu nhập chưa cao, nên khó thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trong phát triển đội ngũ lao động lành nghề ngành đường sắt những năm qua là do, chưa có một hệ thống quy trình chuẩn để tuyển dụng và đào tạo, đánh giá người lao động. Sự bố trí lao động còn chưa thực sự phù hợp với khả năng và chuyên môn được đào tạo. Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, tay nghề giỏi chưa thực sự phù hợp với ngành đường sắt, việc phân bổ nguồn lực ở một số đơn vị chưa tính đến hợp lý hóa gia đình, vùng miền và đặc thù khác nhau, nên vẫn còn có sự chênh lệch khá rõ về cơ cấu và sự ổn định tương đối của nguồn nhân lực. Số cán bộ, người lao động có trình độ chuyên môn cao chủ yếu làm việc ở các thành phố trung tâm, ở Tổng Công ty. Đội ngũ nguồn nhân lực ở các công ty thành viên hoặc các bộ phận trực thuộc chủ yếu được đào tạo ở trình độ thấp. Ngành chưa có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những lao động lâu năm, có kinh nghiệm, có tay nghề cao, chính vì lẽ đó, một số lao động sau khi tích lũy đủ tay nghề và trình độ chuyên môn thì chuyển sang nơi khác có mức lương cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn.
Trong công tác tuyển dụng đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần chú ý, đặc biệt là tuyển dụng lực lượng lao động lành nghề, lao động có chuyên môn kỹ thuật ngành đường sắt còn bất cập. Đó là chưa xác định được vị trí việc làm sau khi tuyển dụng, từ đó xây dựng nội dung thi tuyển chưa phù hợp. Hiện nay một số nội dung thi tuyển chưa
102
sát với vị trí sau khi được tuyển dụng. Nội dung chuyên môn, nghiệp vụ còn mang tính chung chung, chưa rõ tính định hướng cụ thể và chưa đánh giá hết khả năng của người tham gia dự thi tuyển. Đến nay, hệ thống ngân hàng câu hỏi và hệ thống ngân hàng đề thi môn nghiệp vụ vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện dẫn đến công tác tổ chức thi tuyển còn thiếu chủ động. Điều này đã dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực giữa các bộ phận, giữa các công ty thành viên trong tổng công ty không đồng đều. Đặc biệt, đối với các công ty thành viên, chất lượng đội ngũ lao động chưa đáp ứng yêu cầu, việc tuyển dụng hiện nay vẫn quá chú trọng đến bằng cấp và kiến thức mang nặng tính lý thuyết. Một số trường, công tác đào tạo và quản lý học viên còn lỏng lẻo, chất lượng đào tạo chưa cao, chưa trang bị cho người học những kiến thức mới, kiến thức thực tiễn, còn nặng về lý thuyết, nên dẫn đến kỹ năng chuyên môn của một số người lao động sau khi được tuyển dụng còn hạn chế.
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chưa tạo ra môi trường thuận lợi, cơ chế, chính sách đột phá để thu hút, sử dụng, trọng dụng nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt nói chung và đội ngũ công nhân lành nghề nói riêng. Muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong đó có lực lượng công nhân lành nghề, cần phải có những cơ chế, chính sách mang tính chất đặc thù. Mặc dù ngành đường sắt đã tiến hành những chính sách ưu đãi nhất định để thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, song chủ yếu là các giải pháp tình thế. Các cơ quan chức năng như, Cục Đường sắt, Ban Tổ chức Cán bộ - Lao động chưa đề xuất được nhiều cơ chế, chính sách chiến lược tạo ra sự thay đổi căn bản. Phần lớn là các chính sách cụ thể nên chưa tạo ra sự đột phá mạnh mẽ, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tạo môi trường làm việc tối ưu nhất và sự đãi ngộ, trọng dụng tốt nhất để nguồn nhân lực chất lượng cao phát huy hết năng lực, cống hiến hết tài năng cho ngành đường sắt.
Thực hiện tốt chính sách nhằm thu hút những lao động giỏi vào ngành đường sắt là công việc rất quan trọng, nếu không được chú trọng, thiếu tính đồng bộ và nhất quán thì khó thu hút được và sau một thời gian không giữ
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Tựu Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Khoa Học, Công Nghệ Ngành Đường Sắt Việt Nam Hiện Nay
- Thành Tựu Phát Triển Đội Ngũ Công Nhân Lành Nghề Ngành Đường Sắt Việt Nam Hiện Nay
- Hạn Chế Về Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Khoa Học, Công Nghệ Ngành Đường Sắt Việt Nam Hiện Nay
- Quan Điểm Cơ Bản Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ngành Đường Sắt Việt Nam Hiện Nay
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ngành Đường Sắt Phải Đồng Thời Và Kết Hợp Với Phát Triển Nguồn Nhân Lực Phổ Thông Của Ngành
- Đổi Mới Toàn Diện, Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Và Đào Tạo, Tự Đào Tạo Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ngành Đường Sắt Việt Nam
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
103
chân được họ. Một số chính sách thực hiện còn cứng nhắc, chưa thể hiện sự ưu đãi cao đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Hiện tượng này không chỉ gây lãng phí về kinh phí, thất thoát về nhân lực mà còn ảnh hưởng đến việc tiếp tục thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào ngành đường sắt. Một vấn đề đặt ra cần nghiên cứu, do chưa hoàn thiện những cơ chế, chính sách nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả những người có tài năng là một trong những nguyên nhân hạn chế chủ yếu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành cần tập trung tháo gỡ.
3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY
3.3.1. Mâu thuẫn về sự phát triển chưa hợp lý giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực chất lượng cao so với yêu cầu phát triển của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay
Đây là mâu thuẫn nội bộ của nguồn nhân lực chất lượng cao diễn ra cần giải quyết trong quá trình phát triển nguồn nhân lực này hiện nay. Bởi lẽ, thực tế nguồn nhân lực này chưa thật đồng bộ, chưa hợp lý giữa ba yếu tố về số lượng, chất lượng và cơ cấu so với yêu cầu phát triển của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Muốn phát nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt thì tất yếu phải giải quyết, chuyển hóa biện chứng của các yếu tố về số lượng, chất lượng và cơ cấu thì mới tạo ra sự biến đổi theo chiều hướng tích cực thực sự của nguồn nhân lực này.
Hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt số lượng chưa đầy đủ, lý do từ yếu tố khách quan là tính hấp dẫn về môi trường, tính chất công việc của ngành trong nền kinh tế thị trường, mà người lao động có học vấn cao thì vốn dĩ có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề, chủ động về thu nhập và thời gian. Vì thế, việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội vào để cống hiến cho ngành đường sắt cũng không dễ dàng. Cơ chế, chính sách của ngành vẫn còn bị ảnh hưởng không nhỏ chế độ thời bao cấp, việc
104
khích lệ nhân tài, số lao động hiện tại đang biên chế trong ngành phấn đấu vươn lên trở thành lực lượng lao động có chất lượng cao chưa thực sự có động lực và sự hấp dẫn. Do đó, nếu không gia tăng về số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay, cũng như những năm tới, thì là một vấn đề bất cập và không đáp ứng tiêu chí để đánh giá sự phát triển của nguồn lực này.
Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam không có sự gia tăng, sẽ khó có thể chuyển hóa về chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực này. Yếu tố chất lượng của nguồn nhân lực của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay, phải gắn với tiêu chí đã đặt ra, nhưng tính khả thi và yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, năng lực và thể chất đối với nguồn nhân lực của ngành trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thư 4 cũng không phải là thuận lợi hoàn toàn và khó có thể diễn ra cơ hội ngang nhau cho các bộ phận trong nguồn nhân lực của ngành. Do đó, khi quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt về chiều rộng, càng phải chú trọng đến chiều sâu và khi coi trọng phát triển chiều sâu lại phải thường xuyên chú ý đến sự gia tăng hợp lý về số lượng. Vì vậy, để xây dựng ngành đường sắt theo hướng hiện đại hóa cần phải dần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành chiếm một tỷ trọng lớn, hợp lý trong tổng số nguồn nhân lực. Đây là yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng ngành đường sắt hiện đại và là yếu tố để giải quyết thành công mâu thuẫn giữa phát triển chưa hợp lý về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt so với yêu cầu phát triển của ngành.
Phát triển về số lượng, chất lượng phải gắn chặt với sự chuyển dịch hợp lý về cơ cấu, bởi nếu có một cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt phù hợp, sẽ khắc phục được tình trạng thiếu hụt tương đối nguồn nhân lực ở từng đơn vị, từng bộ phận nhân lực ngành đường sắt. Song hiện nay, ngành đường sắt nước ta vẫn đang bộc lộ những bất hợp lý
105
về cơ cấu nguồn nhân lực ngành đường sắt nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt nói riêng, nhất là khi tiến hành xây dựng các công ty thành viên theo hướng hiện đại. Do vậy, trong thời gian tới, việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả một chiến lược tổng thể để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển chưa hợp lý về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao với yêu cầu đổi mới của ngành. Đây là vấn đề cấp bách đặt ra cần tập trung giải quyết. Qua kết quả điều tra xã hội học đã cho thấy: có 74% ý kiến được hỏi khẳng định sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay [Phụ lục 10].
Giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng về số lượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay sẽ là một động lực phát triển nguồn lực này của ngành, không chỉ cho hiện tại mà cho cả những năm tiếp theo. Đây là bài toán cần tháo gỡ mà nhiều chủ thể phải tham gia, nếu tuyệt đối hóa một lực lượng nào đó thì cũng không tạo nên sự chuyển biến đồng bộ, tích cực và với tốc độ phát triển cao hơn để nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của ngành.
Yêu cầu đầu tiên cần phải mở rộng quy mô, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng để phát triển về số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt đáp ứng yêu cầu cấp bách của các công ty thành viên. Nếu để tình trạng thiếu hụt về số lượng kéo dài ở các đơn vị trong ngành, chúng ta sẽ không có đủ lực lượng hạt nhân để tiến hành hiện đại hóa ngành đường sắt, gây ra sự lãng phí lớn trong sử dụng các trang thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến và nhiều vấn đề khác.
3.3.2. Mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành với nhu cầu thực tế hiện đại hóa nhanh ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay
Đây là mâu thuẫn thực tế đang đặt ra đối với ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Thực chất đó là mâu thuẫn giữa yếu tố chủ quan với xu hướng
106
phát triển khách quan trong quá trình phát triển của ngành Đường sắt Việt Nam trong những năm qua. Xét cả về lý luận và thực tiễn đã cho thấy, con người là chủ thể có khả năng nhận thức, cải tạo thế giới vật chất và sáng tạo ra lịch sử. Sự phát triển của một chế độ xã hội nói chung, của một lĩnh vực, ngành cụ thể bao giờ cũng do nhiều nguồn lực và trong đó nguồn lực con người bao giờ cũng có ý nghĩa quyết định nhất. Vì thế, nếu nguồn lực con người nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng mà chưa tương thích và phù hợp với yêu cầu thực tế hiện đại hóa ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay thì đây phải được xem là nhiệm vụ cấp bách nhất phải giải quyết.
Như đã nói, nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam trong những năm qua còn bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nguồn lực này đang trong quá trình phát triển nên tình trạng "khan hiếm" và thiếu hụt ở các bộ phận của ngành là một thực tế. Hiện nay nguồn cung cấp lao động cho yêu cầu hiện đại hóa ngành đường sắt được thông qua kênh từ bên ngoài, lựa chọn qua thực tiễn hoạt động ở các đơn vị thành viên và ở hệ thống các nhà trường trong ngành giao thông vận tải. Mỗi kênh cung cấp đều có những vị trí, vai trò nhất định, nhưng đang gặp phải những khó khăn và cản trở đến quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt.
Ngoài ra, đặc thù riêng của ngành đường sắt so với một số ngành khác khi chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chậm hơn vì còn được thụ hưởng những chế độ ưu đãi khá nhiều so với ngành khác. Vì thế, qua thực tế cho thấy, lao động của ngành thường còn suy nghĩ an phận với nghề và chính sách đang thụ hưởng, nên nỗ lực vươn lên về mọi mặt của họ còn ở mức độ chưa cao.
Qua khảo sát, nghiên cứu thực tế cho thấy, các công nghệ, phương tiện kỹ thuật của ngành đường sắt hiện nay có nhiều thế hệ, chủng loại và lâu đời nhập từ nhiều nước khác nhau. Xu hướng phát triển, lộ trình đầu tư để hiện đại hóa của ngành trong thời gian tới đã được Nhà nước phê duyệt và có đề án đang triển khai để nâng cấp trang bị, kỹ thuật, xây dựng nhà máy sản xuất đầu
107
máy và sửa chữa xe lửa của ngành, trong đó có đề án hợp tác với Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và đặc biệt là đưa đường sắt trên cao vào hoạt động, đã đặt ra yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành. Vì thế, giải quyết bất cập giữa nhân tố nguồn lực với yêu cầu hiện đại hóa, mở rộng hợp tác quốc tế của ngành đường sắt cần được quan tâm nghiên cứu và tìm ra biện pháp giải quyết.
Giá trị của nhận thức và giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành với nhu cầu thực tế hiện đại hóa nhanh ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay là động lực quan trọng và liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều lực lượng. Song thực tế cho thấy, sự phát triển toàn diện của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt phụ thuộc rất lớn vào quy mô, chất lượng của các cơ sở đào tạo trong ngành. Nhưng với những hạn chế trong các cơ sở đào tạo ngành đường sắt hiện nay thì rất cần tập trung tháo gỡ để góp phần đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt cho nhiệm vụ hiện đại hóa của ngành. Cho nên phải tiếp tục đổi mới, xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo trong ngành đường sắt theo hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá và hội nhập cao. Hiện đại hóa ngành đường sắt đòi hỏi vai trò cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của các cơ sở đào tạo đại học là rất lớn. Vì vậy, mở rộng về quy mô, hợp lý về hệ thống, đổi mới về tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo là đòi hỏi tất yếu trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo ngành đường sắt hiện nay. Bên cạnh đó, phải tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm thú hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng nhân lực có chất lượng cao ngoài ngành vào công tác trong ngành đường sắt. Đồng thời có các nội dung, biện pháp hiệu quả trong bồi dưỡng, rèn luyện nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt tại các công ty thành viên.
3.3.3. Mâu thuẫn giữa năng lực của các chủ thể tham gia phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực này ở ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay
108
Đây là mâu thuẫn đặt ra từ thực tiễn trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam những năm qua, cũng như hiện nay. Thực chất của mâu thuẫn này là phản ánh tình hình nhận thức với năng lực tham gia của các chủ thể không ngang bằng nhau, còn có bất cập trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
Nội dung của mâu thuẫn đặt ra là phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay là hoạt động có mục đích, không phải là tự phát mà là sản phẩm tham gia của nhiều khâu, nhiều hình thức và hợp tác của nhiều chủ thể. Sự bất cập về nhận thức, về năng lực ở một chủ thể tham gia phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tất yếu sẽ không đạt được kế hoạch như mong muốn. Trong đó, đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học, công nghệ, các chuyên gia đầu ngành trong ngành đường sắt phải là lực lượng nòng cốt của phát triển nguồn nhân lực, nhưng có thời điểm vai trò này thể hiện chưa thật hiệu quả. Họ không chỉ là lực lượng nằm trong nguồn nhân lực chất lượng cao, mà còn tham gia phát triển nguồn nhân lực này của ngành. Họ phải đảm đương sứ mệnh, vai trò đào tạo, bồi dưỡng phát triển chính nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có mình.
Hiện nay cho thấy, đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học, công nghệ, các chuyên gia đầu ngành trong ngành đường sắt vẫn đang còn không ít hạn chế. Đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học công nghệ, các chuyên gia đầu ngành trong ngành đường sắt mới bước đầu có sự gia tăng về số lượng song còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu. Một số phẩm chất và năng lực tiêu biểu chưa được hình thành rõ nét, củng cố và phát triển mạnh mẽ. Lực lượng này chưa thể hiện rõ tính vượt trội là nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt, do vậy, chưa thực sự đảm nhiệm xuất sắc vai trò là những đầu tầu để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn ngành. Đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học, công nghệ, các chuyên gia đầu ngành trong ngành đường sắt được đào tạo cơ bản, có trình