Đánh Giá Năng Lực Thực Hiện Các Biện Pháp Và Kĩ Thuật Dạy Học Cụ Thể Trong Dạy Học Nghệ Thuật‌


Kết quả khảo sát về năng lực thiết kế dạy học của sinh viên cho thấy: Có 4,3% ý kiến cho rằng năng lực này của sinh viên ở mức độ Tốt; 31,1% đánh giá mức Khá; 48,5% Trung bình và đến 16,1% ý kiến cho rằng năng lực thiết kế dạy học của sinh viên ở mức Yếu và Rất yếu (Bảng 2.3).

Tuy nhiên, những khảo sát này chỉ đánh giá khái quát, không có tiêu chí để so sánh cụ thể nên ý kiến đánh giá còn chung chung, mang nặng cảm tính, cũng giống như việc đánh giá kết quả thực hành nghiệp vụ sư phạm hiện nay. Do vậy, ngoài việc khảo sát các đối tượng điều tra, tác giả còn tiến hành nghiên cứu kết quả các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và hồ sơ kiến tập, thực tập sư phạm của sinh viên.

Kết quả cho thấy năng lực thiết kế dạy học của sinh viên thấp hơn nhiều so với kết quả khảo sát, cụ thể:

- Xác định mục tiêu dạy học chưa hướng vào người học (chiếm 37%). Điều này lý giải phần nào về sự không phù hợp giữa chất lượng đào tạo ĐHSP Nghệ thuật với yêu cầu thực tế ở trường phổ thông (do không xác định đúng mục tiêu). Khi trao đổi và phỏng vấn thêm giáo viên phổ thông và sinh viên, họ cho rằng đã quen với việc xác định mục đích, yêu cầu bài học (theo truyền thống) và sự hướng dẫn của giảng viên còn chưa cụ thể;

- Thiết kế hoạt động của người dạy và người học: Xác định hoạt động của người dạy vẫn đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy học (chiếm 88%). Nghiên cứu giáo án của sinh viên trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và kiến tập, thực tập sư phạm cho thấy hoạt động dạy - học cơ bản vẫn là thầy truyền đạt, thị phạm mẫu - trò lắng nghe, thực hiện theo mẫu. Việc giảng dạy không lấy học sinh làm trung tâm, hoạt động học của người học vẫn là hoạt động thụ động. Việc có được hoạt động của người học là theo quy định của mẫu giáo án, chứ bản chất vẫn là thiết kế dạy học theo kiểu truyền thống, chỉ khác về mặt hình thức, chứ nội dung Rất yếu gì mới;

- Xác định phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phỏng vấn và trao đổi với các đối tượng được khảo sát, các ý kiến đều cho rằng khó khăn khi lựa chọn được các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng để phát huy tính tích cực của người học. Theo họ, các phương pháp dạy học truyền thống dễ sử dụng, Rất yếu những đòi hỏi nhiều về kiến thức và kinh nghiệm của người thực hiện, trong khi đó, các phương pháp dạy học tích cực khó vận dụng, đòi hỏi nhiều cả kiến thức, kinh nghiệm và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học;


- Phương tiện dạy học được xác định dưới dạng liệt kê trong mục đdùng và phương tiện dạy học theo quy định của mẫu giáo án chứ sinh viên không khai thác triệt để tính năng của phương tiện trong quá trình dạy học, đặc biệt dạy học các môn Âm nhạc/ Mĩ thuật. Sinh viên còn lúng túng trong sử dụng nhạc cụ, trong thị phạm mẫu và hướng dẫn cách vẽ cho học sinh. Điều này càng khẳng định việc thiết kế dạy học chỉ tập trung vào hoạt động của giáo viên và phương tiện dạy học là để hỗ trợ hoạt động dạy của người dạy mà không nhằm để tổ chức hoạt động của người học.

Do hầu hết sinh viên đều thông thạo máy tính, nên họ ít gặp khó khăn khi thực hiện xây dựng bài học điện tử (xây dựng trình chiếu điện tử phục vụ quá trình dạy học). Tuy nhiên, khi đánh giá nội dung này theo các tiêu chí xác định, thì đến 88% hồ sơ bài giảng không đạt yêu cầu. Hầu hết phần trình chiếu điện tử chỉ là bản sao của nội dung dạy học, chủ yếu giúp người dạy không quên giáo án, chứ thiếu sự gia công sư phạm. Mặt khác, nội dung thể hiện không đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học. Do vậy, khi thực hiện sẽ không đạt hiệu quả mong muốn.

Như vậy, kết quả khảo sát và những nghiên cứu cụ thể trên đây cho thấy, năng lực thiết kế dạy học của sinh viên như xác định đúng mục tiêu dạy học; thiết kế hoạt động của giáo viên và học sinh trong bài học; lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học... còn nhiều hạn chế. Điều này cũng góp phần lý giải, tại sao kết quả thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, phát triển năng lực dạy học của sinh viên rất cao nhưng năng lực dạy học, mà thực chất là dạy học theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên lại chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn dạy học.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sinh viên còn lúng túng và thụ động trong cách làm việc với giáo trình, tài liệu, cụ thể là chưa biết cách khai thác, lựa chọn kiến thức, kĩ năng cần dạy, chưa tập trung năng lượng tư duy vào những điểm sáng, điểm có vấn đề hay trọng tâm của bài dạy.

2.3.4. Năng lực dạy học trực tiếp

Bên cạnh kết quả khảo sát, để đánh giá năng lực dạy học trực tiếp, tác giả tiến hành nghiên cứu thêm thực tiễn kết quả học phần Thực hành nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, kết quả kiến tập, thực tập sư phạm.

Kết quả nghiên cứu như sau (Bảng 2.4):


Bảng 2.4. Đánh giá năng lực dạy học trực tiếp



TT

Năng lực dạy học trực tiếp

Mức độ

Giảng viên

Sinh viên

Giáo viên

Tỉ lệ chung

Điểm

TB

Tỉ lệ

%

Điểm

TB

Tỉ lệ

%

Điểm

TB

Tỉ lệ

%

Điểm

TB

Tỉ lệ

%


1


Năng lực giao tiếp và ứng xử trên lớp

Tốt

6,0

10,5

28

9,8

4

7,3

38

9,2

Khá

14,0

24,6

91

31,7

18

32,7

123

29,7

TB

32,0

56,1

139

48,4

29

52,7

200

52,4

Yếu

5,0

8,8

29

10,1

4

7,3

38

8,7

Rất yếu

0,0

0,0

0

0,0

0

0,0

0

0,0


2

Năng lực

hướng dẫn, điều khiển,

điều chỉnh hành vi học tập

Tốt

2,0

3,5

11

3,8

3

5,5

16

4,3

Khá

16,0

28,1

89

31,0

16

29,1

121

29,4

TB

32,0

56,1

155

54,0

31

56,4

218

55,5

Yếu

5,0

8,8

26

9,1

4

7,3

35

8,4

Rất yếu

2,0

3,5

6

2,1

1

1,8

9

2,5


3

Năng lực giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học

Tốt

2,0

3,5

4

1,4

2

3,6

8

2,8

Khá

16,0

28,1

80

27,9

16

29,1

112

28,3

TB

32,0

56,1

177

61,7

28

50,9

237

56,2

Yếu

5,0

8,8

16

5,6

7

12,7

28

9,0

Rất yếu

2,0

3,5

10

3,5

2

3,6

14

3,5


4

Năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện và công nghệ dạy học

Tốt

2,0

3,5

8

2,8

2

3,6

12

3,3

Khá

14,0

24,6

76

26,5

13

23,6

103

24,9

TB

34,0

59,6

164

57,1

28

50,9

226

55,9

Yếu

5,0

8,8

30

10,5

8

14,5

43

11,3

Rất yếu

2,0

3,5

9

3,1

4

7,3

15

4,6


5

Năng lực thực hiện các biện pháp và kĩ thuật dạy học nghệ thuật

Tốt

2,7

4,7

20

6,9

3

6,1

26

5,9

Khá

15,8

27,8

89

31,1

16

29,7

121

29,5

TB

27,5

48,2

131

45,5

26

47,0

184

46,9

Yếu

7,5

13,2

32

11,0

6

11,2

45

11,8

Rất yếu

3,5

6,1

16

5,6

3

6,1

23

5,9


Trung bình

Tốt

15

5,1

71

4,9

14

5,2

100

5,1

Khá

76

26,6

425

29,6

79

28,8

580

28,4

TB

158

55,3

766

53,3

142

51,6

1065

53,4

Yếu

28

9,6

133

9,2

29

10,6

189

9,8

Rất yếu

10

3,3

41

2,9

10

3,8

61

3,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm nghệ thuật dựa vào giáo dục trải nghiệm - 10


Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Năng lực giao tiếp và ứng xử trên lớp

Đánh giá về năng lực này qua phiếu điều tra và quan sát giờ dạy của sinh viên đều có kết quả tương đồng: 9,2% mức Tốt; 29,7% đạt mức Khá; 52,4% đạt mức Trung bình; 8,7% ở mức Yếu và không có lựa chọn mức Rất yếu ở năng lực này (Bảng 2.4).

Qua quan sát của tác giả, những trường hợp đạt mức yếu thường là thiếu tự tin, mất bình tĩnh, nắm không vững chuyên môn (không thuộc bài), dẫn đến trình bày vấn đề rời rạc, không logic, mạch lạc, thiếu sức lôi cuốn, hấp dẫn và như vậy số yếu này cũng không phải do không có “năng khiếu” mà ở đây là quá trình rèn luyện chưa đảm bảo. Trao đổi thêm với nhiều sinh viên, giảng viên, giáo viên phổ thông về vấn đề này, tác giả cũng nhận được nhiều sự đồng tình về những đánh giá đó.

- Năng lực hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh hành vi học tập

Năng lực hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh hành vi học tập của người học phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên giữa vai trò quyết định.

Đánh giá về năng lực này qua phiếu điều tra và quan sát giờ dạy của sinh viên cho thấy: 4,3% mức Tốt; 29,4% đạt mức Khá; 55,5% đạt mức Trung bình; 8,4% ở mức Yếu và 2,5% ở mức Rất yếu (Bảng 2.4).

- Năng lực giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập

Năng lực giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập thể hiện qua công việc giám sát, kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng và thái độ ở người học trong giờ học. Qua kết quả điều tra, có 12,5% ý kiến cho rằng năng lực này của sinh viên Yếu và Rất yếu, 56,2% mức Trung bình, 31,1% đạt mức Khá và Tốt.

Tuy nhiên, qua quan sát giờ dạy của sinh viên cho thấy, đa phần sinh viên thực hiện công việc này còn lúng túng, gượng ép, việc nhận xét không phù hợp với đánh giá (xếp loại), đánh giả còn tùy tiện, cảm tính, nhất là đánh giá, nghiệm thu sản phẩm (đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm) của học sinh sau quá trình luyện tập. Kết quả cuối cùng là việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học không đạt mục tiêu đề ra, hiệu quả thấp. Trong khi, với môn Âm nhạc, Mĩ thuật việc kiểm tra, đánh giá có những đặc thù riêng, tác động không nhỏ đến kết quả học tập và quá trình phấn đấu của học sinh trong quá trình học tập.


- Năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện và công nghệ dạy học

Với các tiêu chí đánh giá cụ thể thông qua bài giảng, việc vận dụng phương pháp, phương tiện và công nghệ dạy học của sinh viên cho kết quả: 3,3% Tốt, 24,9% Khá, 55,9% Trung bình, 11,3% ở mức Yếu và 4,6 ở mức Rất yếu.

Đánh giá mức độ sử dụng các phương pháp dạy học vào trong quá trình phát triển năng lực dạy học cho thấy: Hầu hết các phương pháp dạy học truyền thống vẫn là các phương pháp được sử dụng nhiều nhất, trong đó nhóm phương pháp thuyết trình và thị phạm mẫu là nhiều hơn cả; phương pháp đàm thoại, trực quan cũng được sử dụng nhiều sau đó. Các phương pháp dạy học tích cực như dạy học theo góc, dạy theo nhóm, dạy theo hợp đồng, đóng vai ... chiếm một tỷ lệ rất thấp.

Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực của người học nhất là chỉ bằng các phương pháp dạy học truyền thống là điều hết sức khó khăn. Khi phỏng vấn, trao đổi thêm, cả giảng viên hướng dẫn và giáo viên phổ thông đều cho rằng đa số sinh viên lúng túng trong sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là sử dụng đàn phím điện tử trong quá trình dạy học đối với sinh viên sư phạm Âm nhạc và sử dụng máy chiếu hoặc thị phạm mẫu các thao tác, các bước của bài vẽ trong giờ dạy Mĩ thuật. Trong khi đó, đây là điều kiện bắt buộc để triển khai hoạt động dạy học môn Âm nhạc/ Mĩ thuật ở trường phổ thông. Một hiện trạng nữa qua dự giờ của sinh viên tác giả còn phát hiện, nhiều sinh viên quá lạm dụng phương tiện dạy học, làm cho giờ giảng bị rối, không phát huy được hiệu quả của phương tiện dạy học.

- Năng lực thực hiện các biện pháp và kĩ thuật dạy học cụ thể trong dạy học nghệ thuật:

Kết quả khảo sát về về năng lực thực hiện các biện pháp và kĩ thuật dạy học cụ thể trong dạy học nghệ thuật thể hiện qua bảng sau (Bảng 2.5):

Bảng 2.5. Đánh giá năng lực thực hiện các biện pháp và kĩ thuật dạy học cụ thể trong dạy học nghệ thuật‌


TT

Năng lực thực hiện

biện pháp và kĩ thuật dạy học nghệ thuật

Mức độ

Giảng viên

Sinh viên

Giáo viên

Tỉ lệ chung

Điểm TB

Tỉ lệ

%

Điểm TB

Tỉ lệ

%

Điểm TB

Tỉ lệ

%

Điểm TB

Tỉ lệ

%


1


Năng lực nhận thức, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật

Tốt

6

10,5

28

9,8

6

10,9

40

10,4

Khá

19

33,3

89

31,0

17

30,9

125

31,8

TB

24

42,1

137

47,7

26

47,3

187

45,7

Yếu

8

14,0

33

11,5

6

10,9

47

12,1

Rất yếu

0

0,0

0

0,0

0

0,0

0

0,0



TT

Năng lực thực hiện biện pháp và kĩ thuật

dạy học nghệ thuật

Mức độ

Giảng viên

Sinh viên

Giáo viên

Tỉ lệ chung

Điểm TB

Tỉ lệ

%

Điểm TB

Tỉ lệ

%

Điểm TB

Tỉ lệ

%

Điểm TB

Tỉ lệ

%


2


Năng lực biểu hiện ngôn ngữ nghệ thuật, trình diễn thao tác mẫu

Tốt

5

8,8

24

8,4

5

9,1

34

8,7

Khá

17

29,8

84

29,3

15

27,3

116

28,8

TB

32

56,1

143

49,8

28

50,9

203

52,3

Yếu

3

5,3

26

9,1

6

10,9

35

8,4

Rất yếu

0

0,0

10

3,5

1

1,8

11

1,8


3


Năng lực sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật

Tốt

3

5,3

22

7,7

8

14,5

33

9,2

Khá

17

29,8

108

37,6

21

38,2

146

35,2

TB

22

38,6

105

36,6

19

34,5

146

36,6

Yếu

9

15,8

29

10,1

6

10,9

44

12,3

Rất yếu

6

10,5

23

8,0

1

1,8

30

6,8


4


Năng lực phân tích và hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nghệ thuật

Tốt

0

0,0

10

3,5

0

0,0

10

1,2

Khá

17

29,8

65

22,6

16

29,1

98

27,2

TB

28

49,1

146

50,9

26

47,3

200

49,1

Yếu

6

10,5

44

15,3

6

10,9

56

12,3

Rất yếu

6

10,5

22

7,7

7

12,7

35

10,3


5


Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong thực tiễn dạy học

Tốt

2

3,5

12

4,2

1

1,8

15

3,2

Khá

16

28,1

95

33,1

20

36,4

131

32,5

TB

24

42,1

130

45,3

23

41,8

177

43,1

Yếu

10

17,5

29

10,1

6

10,9

45

12,9

Rất yếu

5

8,8

21

7,3

5

9,1

31

8,4


6

Năng lực hỗ trợ, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật

Tốt

0

0,0

22

7,7

0

0,0

22

2,6

Khá

9

15,8

94

32,8

9

16,4

112

21,6

TB

35

61,4

122

42,5

33

60,0

190

54,6

Yếu

9

15,8

28

9,8

7

12,7

44

12,8

Rất yếu

4

7,0

21

7,3

6

10,9

31

8,4


Trung bình

Tốt

16

4,7

118

6,9

20

6,1

154

5,9

Khá

95

27,8

535

31,1

98

29,7

728

29,5

TB

165

48,2

783

45,5

155

47,0

1103

46,9

Yếu

45

13,2

189

11,0

37

11,2

271

11,8

Rất yếu

21

6,1

97

5,6

20

6,1

138

5,9


+ Năng lực nhận thức, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật

Với sinh viên ĐHSP Nghệ thuật, nhận thức và cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật có thể xem là năng lực cơ bản, nền tảng cho sự phát triển các năng lực chuyên biệt khác. Vì vậy, trong nhiều năng lực, năng lực nhận thức và cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật được đa số ý kiến đánh giá tương đối thống nhất. Có đến 10,4% ý kiến cho rằng năng lực này của sinh viên đạt mức Tốt và 31,8% mức Khá, mức Trung bình 45,7%, chỉ có 12,1% ý kiến cho rằng năng lực nhận thức ngôn ngữ nghệ thuật của sinh viên ĐHSP Nghệ thuật ở mức Yếu và không có ý kiến đánh giá ở mức Rất yếu (Bảng 2.5).

+ Năng lực biểu hiện ngôn ngữ nghệ thuật, trình diễn thao tác mẫu

Hiệu quả của việc biểu hiện ngôn ngữ nghệ thuật phụ thuộc phần lớn vào tố chất và năng khiếu nghệ thuật cũng như quá trình rèn luyện về nghiệp vụ của mỗi người. Trong đó, yếu tố năng khiếu và tố chất cá nhân của người học được sát hạch từ đầu vào tuyển sinh. Năng này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng với các năng lực khác, nhất là năng lực chuyên môn (kỹ thuật). Khi tiến hành dự giờ, quan sát sinh viên thực hiện, tác giả thấy, đa số sinh viên chú trọng đến năng lực chuyên môn nhiều hơn là năng lực sư phạm, quá chú ý vào việc làm ra sản phẩm hơn là hướng dẫn làm ra sản phẩm đó như thế nào, điều này dẫn đến kết quả: Chính sinh viên hay bị sai hỏng vì áp lực tâm lí hoặc học sinh không hình dung chính xác về biểu tượng công việc. Điều này thể hiện ở việc khi trình diễn, sinh viên thường thiếu định hướng hành động cho học sinh (mục đích, yêu cầu, trình tự của các thao động tác...); lúng túng trong việc trình diễn thao tác, thao tác thiếu chính xác (mặc dù kĩ năng chuyên môn, tay nghề ở nhiều sinh viên khá); giải thích không rõ ràng những thao, động tác khó thực hiện...

Khi được hỏi về năng lực này có 8,7% ý kiến cho rằng năng lực này của sinh viên ở mức Tốt; 28,8 % đánh giá mức Khá; 52,3% mức Trung bình và có 10,2% ý kiến cho rằng năng lực biểu hiện ngôn ngữ nghệ thuật của sinh viên ở mức Yếu và Rất yếu (Bảng 2.5).

+ Năng lực sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật

Kết quả khảo sát về năng lực sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của sinh viên cho thấy: Trung bình các ý kiến được hỏi ở giảng viên, sinh viên và giáo viên phổ thông có 9,2% ý kiến cho rằng năng lực này của sinh viên ở mức độ Tốt, 6,8% mức Rất yếu. Tuy nhiên, việc đánh giá không tương đồng giữa các nhóm. Giảng viên có lẽ vì yêu cầu chuyên môn cao hơn trong biểu hiện tính sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật, vì vậy chỉ có 5,3% ý kiến cho rằng cho rằng năng lực này của sinh viên đạt mức Tốt và


đến 10,5% ở mức Rất yếu. Trong khi đó, giáo viên phổ thông lại cho rằng: năng lực này ở sinh viên Tốt (14,5%) và chỉ có 1,8% mức Rất yếu (Bảng 2.5).

+ Năng lực phân tích và hướng dẫn học sinh phân tích giá trị thẩm mĩ và những thành tố biểu hiện nghệ thuật

Theo kết quả khảo sát về năng lực phân tích và hướng dẫn học sinh phân tích giá trị thẩm mĩ và những thành tố biểu hiện nghệ thuật của sinh viên cho thấy: Có 1,2% ý kiến cho rằng năng lực này của sinh viên ở mức độ Tốt; 27,2% đánh giá mức Khá; 49,1% Trung bình và đến 22,6% ý kiến cho rằng năng lực thiết kế dạy học của sinh viên ở mức Yếu và Rất yếu (Bảng 2.5).

+ Năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học Âm nhạc, Mĩ thuật

Để có năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học Âm nhạc, Mĩ thuật, phải được tổng hòa từ nhiều yếu tố, mặt khác, biểu hiện của năng lực này là rất rõ ở mỗi cá nhân, tạo nên dấu ấn và nét riêng biệt cá nhân của mỗi người. Tỉ lệ lựa chọn cho thấy ý kiến nhận định về năng lực này ở sinh viên có sự tương đồng ở ba nhóm khảo sát (giảng viên, sinh viên, giáo viên phổ thông). Tổng hợp kết quả khảo sát về năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học Âm nhạc, Mĩ thuật của sinh viên cho thấy: Có 3,2% ý kiến cho rằng năng lực này của sinh viên ở mức Tốt; 32,5% đánh giá mức Khá; 43,1% mức Trung bình và đến 21,3% ý kiến cho rằng năng lực này ở mức Yếu và Rất yếu (Bảng 2.5).

+ Năng lực hỗ trợ học sinh đặc biệt và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật Kết quả điều tra ở cả giảng viên, sinh viên và giáo viên phổ thông, có đến 21,2% ý kiến cho rằng năng lực này của sinh viên còn Yếu và Rất yếu; 54,6% ở mức

Trung bình, 21,6% đạt mức Khá và tỉ lệ Tốt rất thấp (2,6%).

Tỉ lệ khảo sát ở các mức độ ở năng lực này có sự chênh lệch, không tương đồng ở các nhóm khách thể khảo sát. Số đông sinh viên cho rằng năng lực này ở họ đạt mức độ Tốt và Khá đến 40,5%. Trong khi đó giảng viên và giáo viên phổ thông cho rằng năng lực này ở sinh viên Khá là 15,8% và 16,4%. Họ đều cho rằng năng lực hỗ trợ học sinh đặc biệt và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật ở sinh viên chưa đạt mức Tốt (Bảng 2.5).

Thực tế cho thấy, năng lực hỗ trợ học sinh đặc biệt và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật thể hiện qua hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động ngoại khóa nghệ thuật ở trường phổ thông. Trong khi, việc tiếp cận với hoạt động giáo dục

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí