Nội Dung Giao Tiếp Của Học Sinh Trường Ptdt Nội Trú


tâm tình với những người bạn thường xuyên gặp gỡ ở trường, ở lớp hoặc ở cùng phòng nội trú. Ngoài ra các em cũng có nhu cầu trao đổi chia sẻ với những người bạn am hiểu tiếng dân tộc của mình, với thầy cô giáo chủ nhiệm hoặc với người bạn “kết tồng”.

Như vậy ở cả hai nội dung, nhóm đối tượng được học sinh lựa chọn cao nhất là giống nhau. Đây là một căn cứ quan trọng để lựa chọn người phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú. Chúng ta có thể phát triển KNGT cho học sinh thông qua tổ chức các nhóm nhỏ với các thành viên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong nhóm, chọn những thành viên tích cực như cán bộ lớp, cán bộ đoàn, trưởng phòng nội trú..., rồi tập huấn về KNGT cho các em để các em hướng dẫn lại cho các thành viên trong nhóm.

* Nội dung giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.

Trên cơ sở thực trạng về nhu cầu giao tiếp và đối tượng giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu xem các em chọn những nội dung nào, chủ đề nào để trò chuyện, trao đổi hàng ngày. Chúng tôi sử dụng câu 10 (phụ lục 2) để khảo sát. Kết quả thu được như sau:

56


Bảng 2.11. Nội dung giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú



Stt


Nội dung giao tiếp

Với bạn bè

Với thầy cô giáo

Khối 10

Khối 11

Khối 12

TB C

Khối 10

Khối 11

Khối 12

TB C


X


X


X


X


X


X


X


X

1

Trao đổi về học tập

1.80


1.53

1.82


1.75

1.90


1.78

1.84

1.61


1.03

1.77


1.14

1.77


1.10

1.72

2

Chuyện tình cảm: tình bạn, tình yêu

1.49

1.87

1.73

1.70

0.66

0.69

1.50

0.95

3

Chuyện thời sự

1.34

1.77

1.53

1.55

0.76

0.89

0.84

0.83

4

Phong tục tập quán của các dân tộc

1.32

1.77

1.82

1.64

0.86

1.00

0.95

0.94

5

Chuyện riêng tư của bản

thân

1.24

1.63

1.68

1.52

0.67

0.90

0.68

0.75

6

Chuyện gia đình

1.40

1.63

1.77

1.6

0.71

1.00

0.89

0.87

7

Chuyện sinh hoạt hàng ngày ở nội trú

1.74

1.63

1.90

1.76

1.21

1.35

1.05

1.20

8

Về cách sống, cách ứng xử

của bạn bè, thầy cô giáo

1.48

1.73

1.82

1.68

1.08

1.31

1.03

1.14

9

Về dự định tương lai

1.56

1.87

1.74

1.72

1.18

1.23

1.23

1.21

10

Về nghề nghiệp của bản thân sau này

1.64

1.77

1.82

1.74

1.26

1.10

1.10

1.15

11

Những khó khăn của mình

trong học tập, trong cuộc sống

1.62

1.73

1.73

1.69

1.36

1.42

1.29

1.36

12

Chuyện vui

1.66

1.77

1.87

1.77

0.98

1.15

0.90

1.01

13

Chuyện buồn

1.59

1.73

1.73

1.68

0.72

1.00

0.87

0.86

14

Xin lời khuyên, lời tư vấn

1.54

1.77

1.87

1.73

1.33

1.18

1.31

1.27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang - 9


Từ bảng 2.11 cho thấy:

- Với bạn bè, các nội dung giao tiếp được học sinh lựa chọn để trao đổi đều ở mức cao ( X từ 1.50 đến 1.87 điểm), không có nội dung nào ở mức độ trung bình hoặc ở mức thấp. Điều đó khẳng định, các chủ đề giao tiếp ở bảng

2.10 rất phù hợp với học sinh và được học sinh lựa chọn để trò chuyện hàng ngày với bạn bè. Nội dung giao tiếp được học sinh lựa chọn cao nhất là: trao đổi về học tập ( X = 1.84), tiếp theo là các nội dung: chuyện vui ( X = 1.77), chuyện sinh hoạt hàng ngày ở nội trú ( X = 1.76), về nghề nghiệp của bản thân sau này ( X = 1.74), xin lời khuyên lời tư vấn ( X = 1.73), về dự định tương lai ( X = 1.72)... Việc học sinh lựa chọn nội dung học tập để trao đổi thường xuyên ở mức cao nhất, bởi vì nhiệm vụ chính của các em ở trường nội trú là học tập. Những học sinh được tuyển vào trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang 100% là học sinh có lực học khá, giỏi, có đạo đức tốt. Các em có ý thức về học tập ngay từ khi mới bước chân vào trường. Bên cạnh đó, các em phải ăn ở tập trung, mọi cái đều diễn ra ở phòng nội trú, ở trong trường nên chuyện sinh hoạt hàng ngày cũng được các em quan tâm rất cao. Lứa tuổi này có nhiều ước mơ, hoài bão, các em khao khát được làm những việc có ích cho xã hội, cho gia đình. Các em có suy nghĩ tương đối nghiêm túc về nghề nghiệp của bản thân, đây cũng là nội dung được các em trao đổi thường xuyên với bạn bè. Qua kết quả khảo sát ở bảng số liệu, nhìn chung học sinh khối 12 có mức độ giao tiếp về các nội dung đã chọn cao nhất, tiếp theo là khối 11 và thấp nhất là khối 10.

- Với thầy cô giáo, nội dung học tập được học sinh lựa chọn để trò chuyện, trao đổi với thầy cô giáo xếp ở vị trí cao nhất ( X = 1.77), tiếp theo là nội dung: những khó khăn của học sinh trong học tập, trong cuộc sống ( X = 1.36), xin lời khuyên lời tư vấn ( X = 1.27), học sinh PTDT Nội trú các em phải sống xa nhà, phải tự lập trong học tập, trong sinh hoạt nên gặp không ít khó khăn. Người các em tin tưởng nhất và có thể nhờ cậy giúp các em vượt qua những khó khăn, vướng mắc không ai khác chính là thầy cô giáo trong trường. Qua bảng số liệu


cũng cho thấy, nhiều nội dung học sinh trò chuyện với thầy cô giáo ở mức độ dưới trung bình – mức thấp ( X từ 0.63 đến 0.99 điểm) như chuyện riêng tư của bản thân ( X = 0.75), chuyện tình cảm, tình bạn, tình yêu ( X = 0.95), chuyện phong tục tập quán ( X = 0.94), chuyện gia đình ( X = 0.87), chuyện buồn ( X = 0.86)...v.v. So sánh mức độ trò chuyện với thầy cô giáo về các nội dung đã nêu ta thấy học sinh khối 11 có nhu cầu cao nhất, tiếp theo là khối 12 và thấp nhất là khối 10. Giữa hai đối tượng là bạn bè và thầy cô giáo, học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang có xu hướng trò chuyện, giao tiếp hàng ngày với bạn bè cao hơn nhiều so với thầy cô giáo.

Để tìm hiểu thêm về mức độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt trong giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú. Chúng tôi sử dụng 2 câu hỏi: Câu hỏi 1 “Khi giao tiếp với mọi người trong trường, em sử dụng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ theo mức độ như thế nào? Đánh dấu (+) vào mức độ tương ứng theo từng đối tượng giao tiếp” (câu 11

– phụ lục 2). Kết quả thu được ở bảng 2.12:

59


Bảng 2.12. Mức độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang



Stt

Ngôn ngữ


Khách thể giao tiếp

Tiếng Việt

Tiếng mẹ đẻ

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao giờ

X

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao giờ

X

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Bạn thân

196

93.8

11

5.3

2

1


1.80

50

23.9

113

54.1

46

22


0.85

2

Bạn thân “kết tồng”

142

67.9

62

29.7

5

2.4

57

27.3

100

47.8

52

24.9

3

Bạn cùng dân tộc

146

69.9

63

30.1

0

0

94

45

89

42.6

26

12.4

4

Bạn khác dân tộc

188

90

21

10

0

0

31

14.8

65

31.1

113

54.1

5

Người bạn am hiểu tiếng

dân tộc của mình

156

74.6

53

25.4

0

0

77

36.8

108

51.7

24

11.5

6

Bạn ở cùng phòng nội trú

175

83.7

31

14.8

3

1.4

34

16.3

128

61.2

47

22.5

7

Bạn khác giới thân thiết

174

83.3

35

16.7

0

0

32

15.3

101

48.3

76

36.4

8

Thầy cô giáo chủ nhiệm

178

85.2

28

13.4

3

1.4

29

13.9

59

28.2

121

57.9

9

Thầy cô giáo bộ môn

182

87.1

24

11.5

3

1.4

26

12.4

50

23.9

133

63.6

10

Thầy cô giáo làm công tác Đoàn

169

80.9

34

16.3

6

2.9

26

12.4

46

22

137

65.6

11

Thầy cô giáo am hiểu tiếng dân tộc

158

75.6

48

23

3

1.4

44

21.1

92

44

73

34.9


Bảng 2.12 cho thấy:

Mức độ học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang sử dụng tiếng Việt cao hơn rất nhiều so với tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt: X = 1.80; tiếng mẹ đẻ: X

= 0.85). Mức độ sử dụng tiếng mẹ đẻ cao nhất là khi giao tiếp với bạn cùng dân tộc ( mức thường xuyên 44%), thứ hai là giao tiếp với những người bạn am hiểu tiếng dân tộc của mình (36.8%). Về cơ bản, với những đối tượng giao tiếp khác nhau, mức độ sử dụng tiếng Việt hoặc tiếng mẹ đẻ cũng khác nhau. Sở dĩ tiếng mẹ đẻ vẫn được học sinh sử dụng khi giao tiếp với mọi người (mặc dù mức độ không cao) bởi vì, vốn từ tiếng Việt của học sinh còn hạn chế, để diễn tả một ý tưởng hoặc một nội dung nào đó nhiều khi các em phải “đế” thêm tiếng mẹ đẻ để minh họa. Điều này dẫn tới những cán bộ giáo viên đang công tác tại trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang đa số am hiểu nhiều tiếng dân tộc thiểu số.

Với câu hỏi thứ hai theo hướng mở: “Tiếng mẹ đẻ em thường sử dụng trong những trường hợp nào, thời gian nào ? (Em hãy kể hai, ba trường hợp hay sử dụng)” (câu 12 – phụ lục 2). Với câu hỏi này, các ý kiến của học sinh được chúng tôi tổng hợp như sau: Đa số các em cho rằng, tiếng mẹ đẻ được sử dụng khi giao tiếp với cha mẹ và người thân, với những người bạn cùng dân tộc hoặc thầy cô giáo và bạn bè am hiểu tiếng dân tộc của mình. Thời điểm các em hay sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp là trong sinh hoạt hàng ngày vào những lúc được nghỉ ngơi, hoặc những dịp lễ tết, hội hè của dân tộc mình, hoặc để minh họa cho ý tưởng, nội dung nào đó khi vốn từ tiếng Việt của bản thân không đủ để giải thích cho người khác hiểu...v.v.

2.3.3. Thực trạng các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục được sử dụng để hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh

* Thực trạng về hình thức phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.

Để tìm hiểu về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục được sử dụng nhằm phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang,


chúng tôi sử dụng câu 3 (phụ lục 2) và câu 4 (phụ lục 3) để khảo sát. Kết qủa thu được như sau:

Bảng 2.13. Các hình thức hoạt động giúp học sinh trường PTDT nội trú tỉnh Hà Giang phát triển KNGT


Stt

Hình thức hoạt động


X

TB

1

Qua các giờ học trên lớp

1.65

1

2

Tranh thủ các giờ ra chơi

1.23

11

3

Qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tổ chức theo chủ đề hàng tháng

1.50

6

4

Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

1.36

10

5

Qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt lớp

1.56

3

6

Qua các hoạt động tập thể vào tối thứ 7 hàng tuần (sinh hoạt

nội trú)

1.52

5

7

Tiếp xúc với bạn bè ngoài giờ học trong khu tập thể nhà trường (qua sinh hoạt hàng ngày trong ký túc)

1.54

4

8

Thông qua các cuộc thi do Đoàn trường, nhà trường tổ chức nhân dịp 26-3; 20-11; 22-12, 8-3,…v.v.

1.32

8

9

Qua hoạt động lao động công ích, hoạt động tình nguyện.

1.30

9

10

Mời chuyên gia về giao tiếp lên lớp cho học sinh

0

12

11

Qua hoạt động giao lưu giữa các lớp, các trường trong tỉnh

1.46

7

12

Qua các hoạt động văn nghệ, TDTT như bóng chuyền, bóng đá, đối thoại trẻ…v.v.

1.57

2


Qua bảng 2.13 cho thấy:

Có rất nhiều hình thức được tổ chức để phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Trong 12 hình thức được đề cập, hình thức: mời chuyên gia về giao tiếp lên lớp cho học sinh không được thực hiện tại trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang ( X = 0). Các hình thức còn lại đều được thực hiện ở mức độ trung bình trở lên ( X > 1.0 điểm). Có 6 hình thức được thực hiện ở mức cao ( X từ 1.50 đến 1.87 điểm) là: Qua các giờ học trên lớp, xếp thứ bậc 1 ( X = 1.65); Qua các hoạt động văn nghệ, TDTT như bóng chuyền, bóng đá, đối thoại trẻ…, xếp thứ bậc 2 ( X = 1.57); Qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt lớp, xếp thứ bậc 3 ( X = 1.56); Tiếp xúc với bạn bè ngoài giờ học trong khu tập thể nhà trường (qua sinh hoạt hàng ngày trong ký túc), xếp


thứ bậc 4 ( X = 1.54); Qua các hoạt động tập thể vào tối thứ 7 hàng tuần (sinh hoạt nội trú), xếp thứ bậc 5 ( X = 1.52); Qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tổ chức theo chủ đề hàng tháng, xếp thứ bậc 6 ( X = 1.50). Các hình thức trên có thể đưa về hai loại hình cơ bản là: qua các môn học chính khóa và HĐGDNGLL. Việc phát triển KNGT của học sinh được thực hiện tương đối hiệu quả và thường xuyên thông qua các môn học trên lớp, đặc biệt là các môn ưu thế để phát triển KNGT cho học sinh như môn GDCD, môn văn học..., ngoài ra các hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng được học sinh rất ưa thích.

Để tìm hiểu sâu hơn về vai trò của các môn học trong việc phát triển và rèn luyện KNGT cho học sinh, chúng tôi sử dụng câu hỏi 5 (phụ lục 2) và câu 6 (phụ lục

3) để khảo sát. Kết quả thu được như sau:

Bảng: 2.14. Vai trò của các môn học trong việc phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh


Stt

Các môn học


X

TB

1

Giáo dục công dân

1.6

1

2

Văn học

1.54

2

3

Lịch sử

1.36

3

4

Vật lý

0.71

7

5

Hoá học

0.7

8

6

Toán học

0.63

9

7

Địa lý

1.19

4

8

Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung……)

0.82

5

9

Sinh học

0.56

11

10

Công nghệ

0.61

10

11

Thể dục

0.51

12

12

Giáo dục quốc phòng

0.41

13

13

Tin học

0.76

6

Chúng tôi chia làm 5 mức để đánh giá: rất quan trọng ( X từ 1.88 đến 2.0 điểm); quan trọng ( X từ 1.50 đến 1.87 điểm); bình thường ( X từ 1.0 đến 1.49 điểm); ít quan trọng ( X từ 0.63 đến 0.99 điểm) và không quan trọng ( X từ 0 đến 0.62 điểm).

Qua bảng 2.14 cho thấy: Xếp thứ bậc 1 là môn GDCD ( X = 1.60), bộ môn này được giáo viên và học sinh đánh giá có vai trò quan trọng nhất trong việc phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2022