lớp về mức độ cần thiết của các KNGT không có sự chênh lệch nhiều, cả 3 khối học sinh đều xếp KN6 thứ bậc 1, KN1 thứ bậc 2. Điều đó khẳng định, nhận thức của học sinh về vai trò của các KNGT tương đối đồng đều ở cả 3 khối lớp. Không có KNGT nào học sinh đánh giá ở mức thấp, mức ít cần thiết và không cần thiết ( X từ 0 đến 0.99 điểm).
2.2.2. Nhận thức về các kỹ năng giao tiếp cần hình thành, phát triển cho học sinh PTDT Nội trú
Để tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn được rèn luyện, phát triển các KNGT của học sinh, chúng tôi đã sử dụng câu 2 (phần phụ lục 2) để khảo sát. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3. Nhu cầu phát triển và rèn luyện KNGT của học sinh
Rất cần thiết | Cần thiết | Bình thường | Ít cần thiết | Không cần thiết | Chung | |||||||
S L | % | S L | % | SL | % | S L | % | S L | % | X | TB | |
KN1 | 106 | 51.0 | 87 | 41.8 | 16 | 7.2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1.72 | 2 |
KN2 | 73 | 36.5 | 95 | 43.4 | 29 | 14.6 | 11 | 5.2 | 0 | 0 | 1.55 | 8 |
KN3 | 114 | 54.1 | 58 | 27.3 | 26 | 12.5 | 11 | 5.9 | 0 | 0 | 1.68 | 3 |
KN4 | 106 | 51.0 | 71 | 33.9 | 24 | 11.4 | 8 | 3.6 | 0 | 0 | 1.67 | 4 |
KN5 | 64 | 31.7 | 71 | 33.2 | 57 | 26.4 | 16 | 8.3 | 0 | 0 | 1.43 | 10 |
KN6 | 135 | 65.2 | 63 | 29.2 | 11 | 5.6 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1.80 | 1 |
KN7 | 106 | 50.6 | 73 | 34.3 | 16 | 7.9 | 13 | 6.7 | 0 | 0 | 1.65 | 6 |
KN8 | 105 | 49.3 | 74 | 35.1 | 27 | 13.8 | 3 | 1.6 | 0 | 0 | 1.66 | 5 |
KN9 | 101 | 49.1 | 64 | 30.5 | 36 | 16.9 | 8 | 3.6 | 0 | 0 | 1.62 | 7 |
KN10 | 85 | 41.0 | 67 | 32.1 | 39 | 18.2 | 18 | 8.6 | 0 | 0 | 1.52 | 9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp Phát Triển Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Học Sinh Ptdt Nội Trú
- Vai Trò Của Giao Tiếp Và Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Sự Phát Triển Nhân Cách Của Học Sinh Ptdt Nội Trú
- Khái Quát Về Trường Ptdt Nội Trú Và Học Sinh Trường Ptdt Nội Trú Tỉnh Hà Giang
- Thực Trạng Phát Triển Kỹ Năng Giao Tiếp Của Học Sinh Ptdt Nội Trú Tỉnh Hà Giang
- Nội Dung Giao Tiếp Của Học Sinh Trường Ptdt Nội Trú
- Thời Điểm Lồng Ghép Việc Phát Triển Kngt Cho Học Sinh Thông Qua Các Môn Học Chính Khóa
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Qua bảng 2.3 cho thấy:
KN6 được được xếp ở vị trí cao nhất ( X = 1.80), KN1 ở vị trí thứ 2 ( X = 1.72), các em mong muốn được phát triển, rèn luyện các KNGT này. Đây là KN rất quan trọng đối với các em trong học tập cũng như trong cuộc sống. Học sinh PTDT Nội trú đa số ở các huyện vùng cao, đời sống khó khăn, các em ít có cơ hội tiếp xúc và trò chuyện với mọi người. Khi đến trường các em
phải tự lập trong học tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, điều đó dẫn tới nhu cầu tạo dựng các mối quan hệ giao tiếp với mọi người để các em thích nghi nhanh hơn với môi trường mới, cuộc sống tự lập mới. Học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang gồm 22 dân tộc khác nhau, đây là một bức tranh sống động về văn hóa ngôn ngữ, tuy nhiên nó cũng gây ra trở ngại rất lớn cho học sinh trong giao tiếp. Xếp ở vị trí tiếp theo là KN3, xếp thứ bậc 3 ( X = 1.68) và KN4, xếp thứ bậc 4 ( X = 1.67), học sinh mong muốn được nâng cao hai KNGT này, bởi vì KN nghe và biết lắng nghe mang lại hiệu quả thiết thực cho học sinh trong học tập, nâng cao kết quả học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, học sinh dân tộc thiểu số khi giao tiếp khả năng tự chủ cảm xúc thường hạn chế, các em mong muốn mình cải thiện được điều này để giao tiếp tốt hơn. Các KNGT số điểm trung bình chênh nhau không nhiều, thấp nhất là KN5 xếp thứ bậc 10 ( X = 1.43), học sinh có nhu cầu rèn luyện và phát triển KN này ở mức bình thường.
Nhìn chung, học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh đều mong muốn mình được phát triển 10 KNGT trên. Các em nhận thức rõ tầm quan trọng của giao tiếp và việc rèn luyện các KNGT. Tuy nhiên, bên cạnh đó vần còn một bộ phận học sinh mong muốn phát triển KNGT ở mức thấp như: KN10 (8.6%), KN5 (8.3%), KN7 (6.7%).
2.2.3. Nhận thức về phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh
PTDT Nội trú
Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh về các phương pháp giúp học sinh phát triển KNGT, chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục 2) và câu 3 (phụ lục 3) để khảo sát. Kết quả thu được ở bảng 2.4:
Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên và học sinh về biện pháp, phương pháp phát triển KNGT cho học sinh
Các phương pháp, biện pháp | Học sinh | Giáo viên | Chung | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Tập huấn nâng cao nhận thức cho học sinh về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp | 160 | 76.6 | 32 | 80.0 | 192 | 77.1 |
2 | Lồng ghép tình huống giao tiếp vào một số môn học | 184 | 88.0 | 36 | 90.0 | 220 | 88.4 |
3 | Phối hợp các hoạt động giáo dục để học sinh tham gia với vai trò là chủ thể của hoạt động | 194 | 92.8 | 37 | 92.5 | 231 | 92.8 |
4 | Tổ chức các hoạt động ngoại khoá theo chủ đề theo tuần, theo tháng hoặc các ngày lễ trong năm | 186 | 89.0 | 36 | 90.0 | 222 | 89.2 |
5 | Đổi mới tư duy, quan niệm về vai trò của giao tiếp, kỹ năng giao tiếp trong học tập, đời sống sinh hoạt cho học sinh | 134 | 64.1 | 28 | 70.0 | 162 | 65.1 |
6 | Xây dựng các bài tập thực hành và tổ chức cho học sinh luyện tập một cách có hiệu quả | 137 | 65.6 | 35 | 87.5 | 172 | 69.1 |
7 | Tổ chức cho học sinh giao lưu với lớp khác, trường khác để học sinh có dịp cọ xát với thực tế | 119 | 56.9 | 32 | 80.0 | 151 | 60.6 |
8 | Tổ chức các cuộc thi như học sinh thanh lịch, khi tôi 18..v.v. | 125 | 59.8 | 29 | 72.5 | 154 | 61.8 |
9 | Tổ chức cho học sinh đi tham quan, dã ngoại | 173 | 82.8 | 33 | 82.5 | 206 | 82.7 |
10 | Mời các chuyên gia am hiểu sâu về giao tiếp nói chuyện, tư vấn cho học sinh ( Chuyên gia có thể là giáo viên, cán bộ Đoàn, hoặc người thành đạt có vị trí cao trong xã hội…v.v. ) | 138 | 66.0 | 28 | 70.0 | 166 | 66.7 |
11 | Phương pháp đóng vai | 161 | 77.0 | 31 | 77.5 | 192 | 77.1 |
12 | Phương pháp vấn đáp, đàm thoại | 166 | 79.4 | 28 | 70.0 | 194 | 77.9 |
13 | Phương pháp công não (động não) | 69 | 33.0 | 24 | 60.0 | 93 | 37.3 |
14 | Thảo luận nhóm | 177 | 84.7 | 31 | 77.5 | 208 | 83.5 |
15 | Tổ chức trò chơi | 141 | 67.5 | 30 | 75.0 | 171 | 68.7 |
16 | Phương pháp nghiên cứu tình huống (Đưa ra một câu chuyện, xem 1 đoạn phim, 1 hình vẽ…,có vấn đề để học sinh giải quyết ) | 90 | 43.1 | 25 | 62.5 | 115 | 46.2 |
17 | Phương pháp dự án ( Giao cho học sinh một nhiệm vụ yêu cầu học sinh phải tự hoàn thành trong 1 khoảng thời gian nhất định ) | 160 | 76.6 | 32 | 80.0 | 192 | 77.1 |
Bảng 2.4 cho thấy:
Các phương pháp phát triển KNGT cho học sinh được lựa chọn tập trung nhất là: Phối hợp các hoạt động giáo dục để học sinh tham gia với vai trò là chủ thể của hoạt động (92.8%); Tổ chức các hoạt động ngoại khoá theo chủ đề theo tuần, theo tháng hoặc các ngày lễ trong năm (89.2%); Lồng ghép tình huống giao tiếp vào một số môn học (88.4%); Thảo luận nhóm (83.5%); Tổ chức cho học sinh đi tham quan, dã ngoại (82.7%)... Tuy nhiên, phương pháp xây dựng hệ thống các bài tập thực hành và tổ chức cho học sinh luyện tập ý kiến lựa chọn không cao (69.1%). Đây là biện pháp rất hiệu quả để phát triển KNGT cho học sinh, vì KNGT chỉ có thể hình thành, phát triển bằng hành động và thông qua hành động.
So sánh ý kiến của giáo viên và học sinh về từng phương pháp được lựa chọn không có sự chênh lệch nhiều, chỉ có hai phương pháp ý kiến chênh lệch đáng kể là: Phương pháp công não, động não (học sinh: 33.0%; giáo viên: 60.0%); Phương pháp tổ chức cho học sinh giao lưu với lớp khác, trường khác để học sinh có dịp cọ xát với thực tế (học sinh: 56.9%; giáo viên: 80.0). Sự khác biệt này do nhận thức của giáo viên và học sinh, giáo viên là người nắm được bản chất, vai trò của phương pháp, là người tổ chức thực hiện phương pháp nên hiểu rõ tầm quan trọng của nó đối với việc giúp học sinh phát triển KNGT, còn học sinh là người bị động, là người tiếp nhận phương pháp nên chưa có cách nhìn nhận đúng đắn. Mặt khác, ở trường phổ thông, do yêu cầu của chương trình, yêu cầu về mặt thời gian, giáo viên ít sử dụng hai phương pháp trên nên học sinh thiếu thông tin về vai trò và tầm quan trọng của nó.
Nhìn chung, nhận thức của giáo viên và học sinh về các phương pháp có sự thống nhất cao, có thể tóm lược thành hai nhóm phương pháp cơ bản là nhóm phương pháp lý thuyết (Tập huấn nâng cao nhận thức cho học sinh về
kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp; Đổi mới tư duy, quan niệm về vai trò của giao tiếp, kỹ năng giao tiếp trong học tập, đời sống sinh hoạt cho học sinh...v.v.), nhóm phương pháp thực hành (Tổ chức các hoạt động ngoại khoá theo chủ đề theo tuần, theo tháng hoặc các ngày lễ trong năm; Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành và tổ chức cho học sinh luyện tập một cách có hiệu quả; Tổ chức cho học sinh đi tham quan, dã ngoại...v.v.).
2.2.4. Nhận thức của giáo viên về mục đích tổ chức phát triển KNGT cho học sinh
Nhận thức của giáo viên về mục đích phát triển KNGT cho học sinh không chỉ giúp giáo viên vận dụng có hiệu quả các biện pháp giáo dục mà còn là động lực thúc đẩy tính tự giác trong việc tổ chức phát triển KNGT cho học sinh. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu 2 (phụ lục 3), kết quả thu được như sau:
Bảng: 2.5. Quan điểm của giáo viên về mục đích phát triển KNGT cho học sinh
Quan điểm | SL | % | |
1 | Muốn được thử thách | 6 | 15.0 |
2 | Để học sinh học tập tốt hơn | 39 | 97.5 |
3 | Để học sinh có thể sống hoà nhập trong môi trường mới | 40 | 100 |
4 | Nhà trường yêu cầu | 13 | 32.5 |
5 | Đáp ứng nhu cầu của phụ huynh | 6 | 15.0 |
Từ bảng 2.5 cho thấy, tất cả giáo viên đều xác định đúng đắn mục đích phát triển KNGT cho học sinh là để học sinh có thể sống hoà nhập trong môi trường mới (100%), để học sinh học tập tốt hơn (97.5%). Bên cạnh đấy, còn một số giáo viên có thêm lựa chọn là vì nhà trường yêu cầu, muốn được thử thách hoặc đáp ứng nhu cầu của phụ huynh.
2.2.5. Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú
Qua quá trình điều tra, quan sát và trò chuyện với các thầy cô giáo, với học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang, chúng tôi nhận thấy có hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng tới kết quả hình thành và phát triển KNGT của học sinh là nhóm yếu tố có tính chất khách quan và nhóm yếu tố có tính chất chủ quan. Để tìm hiểu các yếu tố này chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 (phụ lục 2) và câu 8 (phụ lục 3). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6:
Bảng 2.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
Mức độ | Chung | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | X | T B | ||
% | % | % | % | ||||
Chủ quan | 1. Kinh nghiệm sống của bản thân | 45.2 | 48.6 | 5.8 | 0.4 | 1.63 | 1 |
2. Tính cách ( hoạt bát, sôi nổi, ưu tư, nhút nhát…v.v.) | 63.6 | 30.8 | 3.8 | 2.4 | 1.61 | 2 | |
3. Tính tích cực, rèn luyện kỹ năng giao tiếp | 53.8 | 34.2 | 8.3 | 3.8 | 1.44 | 6 | |
4. Vốn ngôn ngữ ( Khả năng sử dụng tiếng Việt - tiếng Kinh để giao tiếp ) | 59.7 | 30.2 | 5.8 | 4.2 | 1.54 | 3 | |
5. Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của giao tiếp và kỹ năng giao tiếp | 30.3 | 56.7 | 9.5 | 3.8 | 1.30 | 7 | |
6. Chưa có phương pháp phát triển, rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả | 45.8 | 46.7 | 6.1 | 2 | 1.51 | 4 | |
7. Năng lực học tập và tham gia các hoạt động hạn chế | 49.6 | 42.1 | 6.8 | 1.6 | 1.50 | 5 | |
Khách quan | 1. Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc mình | 43.8 | 39.6 | 11.5 | 5.4 | 1.30 | 4 |
2. Điều kiện sống của gia đình, của bản thân | 52.3 | 41.1 | 4.1 | 2.6 | 1.53 | 1 | |
3. Nếp sống của gia đình | 48.3 | 34.7 | 10.9 | 6 | 1.33 | 2 | |
4. Do sự thay đổi môi trường sống, học tập chuyển từ môi trường sống | 31.8 | 52.2 | 11.8 | 4.4 | 1.31 | 3 |
với gia đình sang môi trường sống và học tập tập trung tại trường nội trú | ||||||
5. Do sự khác biệt về ngôn ngữ. | 27 | 40.3 | 20.6 | 12.1 | 1.05 | 9 |
6. Do thiếu thời gian để tiếp xúc với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người | 22.4 | 49.6 | 20.2 | 7.8 | 1.11 | 8 |
7. Thầy cô giáo chưa quan tâm phát triển và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh | 20.8 | 56.2 | 16.3 | 6.2 | 1.20 | 6 |
8. Nhà trường chưa chú trọng tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, đa dạng để học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp. | 24.2 | 49.6 | 14.9 | 10.8 | 1.18 | 7 |
9. Thiếu sách và tài liệu tham khảo về kỹ năng giao tiếp | 31.3 | 41.3 | 20.2 | 7.3 | 1.28 | 5 |
Ghi chú: 1. Ảnh hưởng nhiều 2. Ảnh hưởng
3. Ảnh hưởng ít 4. Không ảnh hưởng
* Nhóm yếu tố có tính chất chủ quan:
Qua kết quả từ bảng 2.6 cho thấy: Có nhiều yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc phát triển KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Yếu tố xếp thứ bậc 1 là: kinh nghiệm sống của bản thân ( X = 1.63). Với 93.8% học sinh và giáo viên nhận thức cho đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều hoặc ảnh hưởng tới KNGT của học sinh, chỉ có 6.2% cho rằng ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới sự phát triển KNGT của học sinh PTDT Nội trú. Các em ngay từ nhỏ đã phải sống ở những vùng núi cao, không có cơ hội tiếp xúc với mọi người. Điều đó dẫn tới các em không tích lũy được nhiều vốn kinh nghiệm sống cho bản thân. Khi đến trường nội trú, mọi cái với các em đều mới mẻ, các em phải học mọi thứ từ đầu, dần dần vốn kinh nghiệm sống của học sinh tăng lên, các em giao tiếp tốt hơn, chủ động hơn.
Yếu tố ảnh hưởng thứ hai là: tính cách của học sinh ( X = 1.61), ở mức ảnh hưởng nhiều và ảnh hưởng sự lựa chọn đạt 94.4%, chỉ còn lại 5.6% ý kiến cho rằng ít
ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng. Học sinh dân tộc thiểu số ngay từ nhỏ đã tiếp xúc với môi trường rộng lớn, với cỏ cây hoa lá, điều này tạo nên tính cách bộc trực, ngay thẳng của đa số học sinh các trường PTDT Nội trú. Tính cách hoạt bát, sôi nổi, ưu tư hay nhút nhát đều ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giao tiếp của học sinh. Các em chưa khéo léo, linh hoạt trong các tình huống giao tiếp khác nhau, đa phần học sinh PTDT Nội trú có tính cách ưu tư và nhút nhát, điều đó dẫn tới các em ngại tiếp xúc với người lạ , thiếu tính chủ động trong quá trình giao tiếp.
Xếp ở thứ bậc 3 với điểm trung bình X = 1.54 là yếu tố vốn ngôn ngữ của học sinh. Với 89.9% ý kiến cho rằng vốn ngôn ngữ ảnh hưởng nhiều hoặc ảnh hưởng tới KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú. Nhận thức này hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi vì học sinh dân tộc thiểu số rất hạn chế về mặt ngôn ngữ, nhiều em không thuộc hết những từ thông dụng trong tiếng Việt, thậm chí không hiểu nghĩa của từ, của câu. Bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ học sinh có tật về ngôn ngữ như nói ngọng, nói lắp, bí từ...v.v.
Nhìn vào bảng 2.6 cho thấy, ngoài 3 yếu tố trên các yếu tố còn lại trong nhóm yếu tố có tính chất chủ quan cũng được nhận thức ở mức cao, đạt trên 85% ý kiến cho rằng chúng ảnh hưởng nhiều hoặc ảnh hưởng tới KNGT của học sinh, chẳng hạn yếu tố : Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của giao tiếp và kỹ năng giao tiếp xếp thứ bậc 7 cũng đạt 87% ý kiến nhận thức ở mức ảnh hưởng nhiều hoặc ảnh hưởng. Như vậy, nhận thức của giáo viên và học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang đều thống nhất có 7 yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới KNGT của học sinh.
* Nhóm yếu tố có tính chất khách quan:
Trong nhóm yếu tố có tính chất khách quan, các ý kiến cho rằng: điều kiện sống của gia đình, của bản thân học sinh là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới việc phát triển KNGT cho học sinh ( X = 1.53), với 93.4% ý kiến lựa chọn ở mức ảnh hưởng nhiều hoặc ảnh hưởng. Xếp ở vị trí thứ 2 là yếu tố: nếp sống của gia
.....