Thời Điểm Lồng Ghép Việc Phát Triển Kngt Cho Học Sinh Thông Qua Các Môn Học Chính Khóa


triển KNGT cho học sinh so với các môn học còn lại. Chương trình môn GDCD rất thích hợp để lồng ghép, tích hợp các nội dung phát triển KNGT cho học sinh. Những bài học làm người, những tình huống ứng xử là nội dung cơ bản của bộ môn. Giáo viên chỉ cần khéo léo gia công là học sinh có cơ hội rèn khả năng giao tiếp của mình ngay trong giờ học. Xếp thứ bậc 2 là môn Văn học ( X = 1.54), môn học này cũng được đánh giá ở mức quan trọng. Học sinh được rèn về khả năng diễn đạt, lựa chọn câu từ, cách hành văn, cách xử lý tình huống, cách đọc tâm trạng và đánh giá nhân vật trong từng câu chuyện, từng bài thơ. Như vậy, trong 13 môn học chính khóa của chương trình phổ thông, môn Văn và môn GDCD là hai môn có ưu thế nhất để lồng ghép các nội dung phát triển KNGT cho học sinh. Điều này phù hợp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Các môn còn lại, cũng có vai trò nhất định trong việc giúp học sinh rèn luyện KNGT ở các mức độ khác nhau.

Để tìm hiểu về thời điểm phát triển KNGT cho học sinh qua các môn học chính khóa, chúng tôi sử dụng câu hỏi 13 (phụ lục 2) và câu 7 (phụ lục 3) để khảo sát. Kết quả thu được ở bảng 2.15.

Bảng 2.15. Thời điểm lồng ghép việc phát triển KNGT cho học sinh thông qua các môn học chính khóa



Thời điểm phát triển KNGT cho học sinh qua

các môn học chính khóa


Kiểm tra đầu giờ ( miệng)

Trong giờ học (đưa ra tình huống để thảo luận, giải quyết)

Giờ củng cố, luyện tập


Giờ thực hành


Giờ ngoại khoá của môn học

Chung

SL

40

37

29

25

38

%

100

92.5

72.5

62.5

95.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang - 10

Bảng 2.15. cho thấy:

Thời điểm thích hợp nhất để phát triển KNGT cho học sinh qua các môn học chính khóa là: kiểm tra đầu giờ (100%), giờ ngoại khóa của môn học (95.0%), đưa ra tình huống có vấn đề trong giờ học để học sinh thảo luận, giải


quyết (92.5%). Mỗi môn học có một ưu thế khác nhau, có thời điểm thích hợp khác nhau để lồng ghép nội dung phát triển KNGT cho học sinh rèn luyện. Quan trọng là người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt trong từng giờ học, từng bài học, từng nội dung để tích hợp, lồng ghép và học sinh phải ý thức, tự rèn luyện KNGT cho mình ở mọi lúc, mọi nơi.

* Thực trạng về phương pháp và biện pháp phát triển KNGT cho học sinh ở trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.

Để tìm hiểu về thực trạng các biện pháp, phương pháp phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang hiện nay, chúng tôi sử dụng câu 8 (phụ lục 2) và câu 9 (phụ lục 3) để khảo sát. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.16. Biện pháp, phương pháp phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang


Stt

Các phương pháp, biện pháp


X

TB

1

Tập huấn nâng cao nhận thức cho học sinh về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp

1.6

5

2

Lồng ghép tình huống giao tiếp vào một số môn học

1.48

10

3

Phối hợp các hoạt động giáo dục để học sinh tham gia với

vai trò là chủ thể của hoạt động

1.61

4

4

Tổ chức các hoạt động ngoại khoá theo chủ đề theo tuần,

theo tháng hoặc các ngày lễ trong năm

1.75

1


5

Đổi mới tư duy, quan niệm về vai trò của giao tiếp, kỹ

năng giao tiếp trong học tập, đời sống sinh hoạt cho học sinh


1.59


6

6

Xây dựng các bài tập thực hành và tổ chức cho học sinh luyện tập một cách có hiệu quả

1.57

8

7

Tổ chức cho học sinh giao lưu với lớp khác, trường khác

để học sinh có dịp cọ xát với thực tế

1.52

9

8

Tổ chức các cuộc thi như học sinh thanh lịch, khi tôi

18..v.v.

1.39

12

9

Tổ chức cho học sinh đi tham quan, dã ngoại

1.46

11


10

Mời các chuyên gia am hiểu sâu về giao tiếp nói chuyện, tư vấn cho học sinh ( Chuyên gia có thể là giáo viên, cán

bộ Đoàn, hoặc người thành đạt có vị trí cao trong xã hội…v.v. )


1.29


16


11

Phương pháp đóng vai

1.3

15

12

Phương pháp vấn đáp, đàm thoại

1.33

14

13

Phương pháp công não (động não)

1.27

17

14

Thảo luận nhóm

1.65

3

15

Tổ chức trò chơi

1.66

2


16

Phương pháp nghiên cứu tình huống ( Đưa ra một câu chuyện, xem 1 đoạn phim, 1 hình vẽ…, có vấn đề để học sinh giải quyết )


1.58


7


17

Phương pháp dự án ( Giao cho học sinh một nhiệm vụ yêu cầu học sinh phải tự hoàn thành trong 1 khoảng thời gian

nhất định )


1.37


13


Qua bảng 2.16 cho thấy:

Tất cả các biện pháp, phương pháp đề cập trong bảng 2.16 đều được giáo viên và nhà trường sử dụng để phát triển, rèn luyện KNGT cho học sinh đạt từ mức trung bình trở lên ( X >1.0 điểm). Trong đó biện pháp được sử dụng thường xuyên ở mức cao nhất, xếp thứ bậc 1 là: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá theo chủ đề theo tuần, theo tháng hoặc các ngày lễ trong năm ( X = 1.75). Đây là hoạt động thường xuyên không chỉ diễn ra ở trường nội trú mà ở tất cả các trường THPT, nó là hoạt động tiếp nối hoạt động lên lớp, giúp cho học sinh có cơ hội rèn luyện và trải nghiệm những điều đã tiếp thu được trên lớp vào thực tế cuộc sống hoặc vào những tình huống giả định đã được sắp xếp. Nó tạo ra cơ hội cho học sinh thể hiện mình, làm chủ ở những tình huống khác nhau, rèn giũa cho học sinh kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi...v.v.

Xếp thứ bậc 2 là biện pháp: tổ chức trò chơi ( X = 1.66). Trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang có rất nhiều hoạt động phong phú và đa dạng, một trong những hoạt động đó là nhà trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt vui chơi cho học sinh vào tối thứ 7 hàng tuần. Học sinh của nhà trường mỗi học kỳ chỉ được về nhà một lần, do đó các em được nhà trường tổ chức nhiều hoạt động để vui chơi, giải trí để các em đỡ nhớ nhà, đồng thời giúp các em giải tỏa những căng thẳng sau một tuần học tập. Đây là một biện pháp mang tính đặc thù tạo ra hiệu quả thiết thực cho công


tác giáo dục của trường nội trú. Khi học sinh tham gia các trò chơi, các em hòa đồng hơn, đoàn kết hơn, xóa đi khoảng cách bất đồng về ngôn ngữ, tạo ra hiệu ứng tính cực trong các mối quan hệ giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với thầy cô giáo.

Xếp thứ bậc 3 là phương pháp thảo luận nhóm ( X = 1.65), phương pháp này được các thầy cô giáo thường xuyên sử dụng trong các giờ dạy trên lớp. Thông qua thảo luận, các em biết cách nghe và lắng nghe ý kiến người khác, biết sàng lọc ý kiến, biết tiếp thu và học hỏi. Đồng thời, là cơ hội để rèn khả năng kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc và hành vi của mình. Qúa trình thảo luận, có nhiều ý kiến trái ngược nhau, để bảo vệ ý kiến của mình, học sinh phải biết cách diễn đạt ngắn ngọn, cụ thể, dễ hiểu giúp cho các thành viên khác chấp nhận và đi đến thống nhất nội dung. Như vậy thông qua phương pháp thảo luận, học sinh được phát triển nhiều KNGT khác nhau, mang lại hiệu quả thiết thực cho việc rèn luyện và phát triển KNGT của bản thân.

Tiếp theo là các biện pháp: phối hợp các hoạt động giáo dục để học sinh tham gia với vai trò là chủ thể của hoạt động ( X = 1.61); Tập huấn nâng cao nhận thức cho học sinh về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ( X = 1.60)...v.v.

Mỗi biện pháp đều có vai trò khác nhau trong việc phát triển các KNGT cho học sinh. Để hình thành và phát triển một KNGT cần phải phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp giáo dục. Phải thực hiện nhiều lần, ở nhiều thời điểm với nội dung phong phú đa dạng và học sinh phải kiên trì tập luyện. Nói cách khác, nhà giáo dục không thể tách riêng từng KNGT để học sinh tập luyện và cũng không thể chỉ sử một biện pháp hay phương pháp cho cho một KNGT. Nhà giáo dục phải tổ chức và thực hiện trong mối quan hệ phức hợp đa chiều, giữa nhiều KN và nhiều phương pháp khác nhau.

Để tìm hiểu thêm về mức độ và tính hiệu quả của các chủ thể tổ chức phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang, chúng tôi sử dụng câu 5 (phụ lục 3) để khảo sát. Kết quả thu được ở bảng 2.17:

67


Bảng 2.17. Nhận xét của giáo viên về mức độ và tính hiệu quả của các chủ thể tham gia phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang



S

tt


Người dạy

Mức độ

Tính hiệu quả

Thường xuyên


Đôi khi

Không bao giờ

Rất hiệu quả


Hiệu quả

Ít hiệu quả

Không

hiệu quả

S L

%

S L

%

S L

%

SL

%

SL

%

S L

%

SL

%

1

Chuyên gia về giao tiếp

0

0

0

0

40

100

0

0

0

0

0

0

0

0


2

Những người thành đạt có vị trí xã hội cao ( mời về trường nói chuyện, tập

huấn cho học sinh)


5


12.5


35


87.5


0


0


21


52.5


15


37.5


4


10.0


0


0

3

Ban giám hiệu

37

92.5

3

7.5

0

0

0

0

32

80.0

8

20.0

0

0

4

Thầy cô giáo làm công tác

Đoàn

33

82.5

7

17.5

0

0

8

20.0

24

60.0

8

20.0

0

0

5

Thầy cô giáo chủ nhiệm

36

90.0

4

10.0

0

0

0

0

27

67.5

13

32.5

0

0

6

Thầy cô giáo bộ môn

34

85.0

6

15.0

0

0

0

0

23

57.5

17

42.5

0

0


7

Thầy cô giáo dạy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp


32


80.0


8


20.0


0


0


0


0


17


42.5


23


57.5


0


0

8

Cán bộ lớp, cán bộ Đoàn đã được tập huấn

23

57.5

17

42.5

0

0

0

0

21

52.5

19

47.5

0

0


Qua bảng 2.17 cho thấy:

- Xét về mức độ: Ở mức độ thường xuyên, người tổ chức và thực hiện việc phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú nhiều nhất là Ban giám hiệu (92.5%). Ban giám hiệu gồm 4 người, 1 hiệu trưởng và 3 hiệu phó. Hiệu trưởng phụ trách công việc chung, 1 hiệu phó phụ trách chuyên môn, 1 hiệu phó phụ trách phong trào, 1 hiệu phó phụ trách mảng đời sống của học sinh. Trong các hoạt động của nhà trường, thường xuyên có ít nhất 2 người trong Ban giám hiệu quan tâm thường trực tới tất cả các vấn đề của học sinh, quan tâm đến việc học tập, ăn ở, sinh hoạt, thậm chí cả những chuyện vui buồn của các em. Ban giám hiệu là người định hướng, là người tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của nhà trường trong đó có hoạt động phát triển KNGT cho học sinh nội trú. Hàng ngày luôn có 1 người trong Ban giám hiệu trực cả ngày lẫn đêm ở nội trú để giải quyết những vấn đề liên quan đến học sinh. Họ cũng là người thường xuyên phải quán triệt cho học sinh cách ăn ở, sinh hoạt và ứng xử. Hàng tuần phải lên lớp cho học sinh về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, về cách ứng xử giao tiếp thông qua các buổi chào cờ đầu tuần và các buổi sinh hoạt tối thứ 7, hoặc những kỳ cuộc thích hợp khác.

Xếp vị trí thứ 2 là thầy cô giáo chủ nhiệm (90.0%), thầy cô giáo chủ nhiệm là người gắn bó mật thiết nhất và nhiều nhất với học sinh lớp chủ nhiệm. Họ là người thấu hiểu và nắm rõ đặc điểm hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Thông qua các giờ lên lớp, các giờ sinh hoạt, các buổi trực ký túc, thầy cô luôn có những lời khuyên, lời chỉ bảo ân cần tới từng học sinh mỗi khi các em mắc lỗi hoặc các em cần lời khuyên, lời tư vấn.

Xếp ở vị trí thứ 3 là thầy cô giáo bộ môn (85%). Hình thức các thầy cô thường áp dụng để phát triển và rèn luyện KNGT cho học sinh là thông qua giờ dạy của môn học mình đảm nhiệm. Mỗi môn học đều có ưu thế nhất định


giúp học sinh phát triển một số KNGT nào đó, hoặc một số mặt biểu hiện của từng KNGT.

Tiếp theo là thầy cô giáo làm công tác đoàn (82.5%), thầy cô giáo dạy và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh (80.0%). Thông qua các hoạt động của Đoàn trường, các HĐGDNGLL học sinh được rèn luyện và nâng cao KNGT cho bản thân. Các hoạt động này rất phong phú và đa dạng, luôn tạo ra được hứng thú và kích thích tính tích cực cho học sinh khi tham gia. Ngoài các chủ thể trên, để phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang còn có các chủ thể khác là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn (học sinh) đã được tập huấn; những người thành đạt có vị trí xã hội cao ( mời về trường nói chuyện, tập huấn cho học sinh).

- Xét về tính hiệu quả: Ở mức rất hiệu quả và hiệu quả thì người tổ chức và giáo dục KNGT cho học sinh đem lại hiệu quả cao nhất là: những người thành đạt có vị trí xã hội cao (90%), đây là những người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Họ phải trải qua rất nhiều gian nan rồi mới thành đạt, những kinh nghiệm của họ là những bài học quý giá cho mỗi học sinh khi các em chuẩn bị bước vào đời, chuẩn bị lựa chọn tương lai cho bản thân khi rời ghế nhà trường phổ thông. Chủ thể có tính hiệu quả cao tiếp theo là Ban giám hiệu (80%), thầy cô giáo làm công tác đoàn (80%), thầy cô giáo chủ nhiệm (67.5%). Tính hiệu quả thấp nhất trong các chủ thể tham gia phát triển KNGT cho học sinh thuộc về những người tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh. Đây là một thực tế đáng lo ngại, bởi vì HĐGDNGLL rất phong phú và đa dạng, dễ tổ chức, dễ thực hiện, rất phù hợp để phát triển KNGT cho học sinh PTDT Nội trú. Việc lựa chọn người có trình độ, có uy tín trước học sinh để giúp học sinh phát triển KNGT là việc làm cần thiết trong trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang hiện nay.


2.3.4. Một số chân dung giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang

* Chân dung giao tiếp của em Chảo Thị T, dân tộc H’Mông, học sinh lớp 10, sinh năm 1995, quê ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.

T xuất thân trong một gia đình có bố mẹ làm công chức nhà nước, kinh tế ổn định. Trong năm học lớp 10 em là một học sinh đạt lực học giỏi, là cán bộ lớp.

Trong giao tiếp, T luôn là người chủ động, hoạt bát, nhanh nhẹn, hòa đồng được các bạn và thầy cô quý mến. Em tiếp xúc, trò chuyện với mọi người khá tự tin. Khi giao tiếp với bạn bè, em luôn nhìn các bạn với ánh mắt thiện cảm và trừu mến. Khi giao tiếp với thầy cô giáo và những người lớn tuổi khác, T luôn xưng hô lễ phép.

Ở trường, T có 2 nhóm bạn thân, một nhóm cùng lớp và một nhóm cùng dân tộc nhưng khác lớp, nhiều khối. Với nhóm bạn thân cùng lớp, các em thường xuyên trao đổi với nhau về học tập, về cách ứng xử của bạn bè và thầy cô giáo, về chuyện sinh hoạt hàng ngày ở ký túc. Với nhóm bạn thân khác lớp, nhiều khối cùng dân tộc, các em hay trò chuyện về phong tục tập quán của dân tộc mình, kể cho nhau nghe chuyện tình bạn, tình yêu, chuyện gia đình, làng bản, về dự định tương lai.

Ở trong nhóm bạn thân cùng dân tộc, T thường xuyên sử dụng tiếng H’Mông để giao tiếp, đây là ngôn ngữ chính của em, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ thứ hai. Khi giao tiếp với mọi người bằng tiếng Việt, tốc độ phát âm của T rất nhanh, nhiều âm gió, cuối câu hay đệm bằng âm “a, à..”.

Khi được hỏi: “Em có thường xuyên rèn luyện cho mình khả năng diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu không ? Em gặp những khó khăn gì ?” T trả lời: “Em rất chú ý học cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, em rèn luyện qua các giờ học trên lớp, qua các hoạt động phong trào của lớp, của trường. Nhiều lúc, em

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí