đình với 83% ý kiến lựa chọn ở mức ảnh hưởng trở lên. Như vậy, gia đình được xem là yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới KNGT của học sinh.
Xếp ở thứ bậc 3 là yếu tố do sự thay đổi môi trường sống, học tập, với 85% ý kiến nhận thức ở mức ảnh hưởng và ảnh hưởng nhiều. Sự thay đổi môi trường sống gây khó khăn không nhỏ cho học sinh, các em phải tự lực trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong học tập. Các em bỡ ngỡ với môi trường mới, phải ăn ở cùng với những người không quen biết, xuất hiện tâm lý ngại ngùng, xấu hổ khi tiếp xúc với mọi người.
Yếu tố ảnh hưởng thứ 4 là truyền thống văn hoá, phong tục tập quán (X
= 1.30), với 43.8% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng tới KNGT của học sinh. Phong tục tập quán của mỗi cộng đồng hay mỗi dân tộc sẽ quy định cách thức giao tiếp của từng thành viên.
Xếp ở vị trí cuối cùng, thứ bậc 9 trong các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới KNGT của học sinh là do sự khác biệt về ngôn ngữ ( X = 1.05).
Nhìn chung, giáo viên và học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang đều thống nhất có 7 yếu tố chủ quan và 9 yếu tố khách quan ảnh hưởng tới KNGT và việc phát triển KNGT cho học sinh. Mỗi yếu tố đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, có ảnh hưởng với nhiều góc độ khác nhau tới KNGT của học sinh. Điều quan trọng là phải biết phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ những ảnh hưởng này để giúp học sinh PTDT Nội trú phát triển KNGT theo chiều hướng tốt nhất.
2.3. Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
2.3.1. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
Để tìm hiểu thực trạng KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang, chúng tôi sử dụng bộ 80 câu hỏi trắc nghiệm của V.P. Đavưdov để
đo mức độ nhu cầu giao tiếp của học sinh (phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:
* Thực trạng KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang xét theo khối.
Bảng 2.7. KNGT của học sinh trường
PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang xét theo khối
Khối 10 | Khối 11 | Khối 12 | Chung | |||||||||
Điểm | X | T B | Điểm | X | T B | Điểm | X | T B | Điểm | X | T B | |
KN1 | 443 | 0.89 | 8 | 457 | 0.92 | 8 | 463 | 0.93 | 8 | 1363 | 0.91 | 8 |
KN2 | 544 | 1.10 | 4 | 557 | 1.12 | 5 | 553 | 1.11 | 4 | 1654 | 1.11 | 4 |
KN3 | 451 | 0.91 | 7 | 588 | 1.19 | 4 | 611 | 1.23 | 2 | 1650 | 1.11 | 5 |
KN4 | 439 | 0.89 | 9 | 461 | 0.93 | 7 | 538 | 1.08 | 6 | 1438 | 0.97 | 6 |
KN5 | 590 | 1.19 | 3 | 606 | 1.22 | 2 | 595 | 1.20 | 3 | 1791 | 1.20 | 2 |
KN6 | 334 | 0.67 | 10 | 389 | 0.78 | 10 | 440 | 0.89 | 9 | 1163 | 0.78 | 10 |
KN7 | 687 | 1.39 | 1 | 717 | 1.45 | 1 | 703 | 1.42 | 1 | 2107 | 1.42 | 1 |
KN8 | 468 | 0.94 | 6 | 464 | 0.94 | 6 | 411 | 0.83 | 10 | 1343 | 0.90 | 9 |
KN9 | 472 | 0.95 | 5 | 433 | 0.87 | 9 | 467 | 0.94 | 7 | 1372 | 0.92 | 7 |
KN10 | 601 | 1.21 | 2 | 591 | 1.19 | 3 | 552 | 1.11 | 5 | 1744 | 1.17 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Giao Tiếp Và Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Sự Phát Triển Nhân Cách Của Học Sinh Ptdt Nội Trú
- Khái Quát Về Trường Ptdt Nội Trú Và Học Sinh Trường Ptdt Nội Trú Tỉnh Hà Giang
- Nhận Thức Về Các Kỹ Năng Giao Tiếp Cần Hình Thành, Phát Triển Cho Học Sinh Ptdt Nội Trú
- Nội Dung Giao Tiếp Của Học Sinh Trường Ptdt Nội Trú
- Thời Điểm Lồng Ghép Việc Phát Triển Kngt Cho Học Sinh Thông Qua Các Môn Học Chính Khóa
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Hình Thành Và Phát Triển Kỹ Năng Giao Tiếp Của Học Sinh Ptdt Nội Trú Tỉnh Hà Giang
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Những số liệu ở bảng 2.7 cho thấy nhìn chung KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang ở mức độ trung bình thấp, một số KNGT có mức điểm thấp như: “KN diễn đạt ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu” ( X = 0.78); “KN thuyết phục đối tượng giao tiếp” ( X = 0.90); “KN tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ giao tiếp” ( X = 0.91); “KN chủ động điều khiển quá trình giao tiếp” ( X = 0.92). Học sinh trường PTDT Nội trú hạn chế về kỹ năng diễn đạt khi giao tiếp và thường rụt rè, nhút nhát trong tiếp xúc với người khác, với những người chưa quen biết. Nhiều học sinh không tự chủ được cảm xúc và hành vi trong giao tiếp. Độ phân phối của X khá tập trung. Mức độ chênh lệch giữa điểm trung bình cao nhất và thấp nhất không nhiều (0.64).
Kết quả trên cũng cho thấy mức độ chênh lệch về KNGT giữa các khối là khá rõ ràng. Học sinh khối 10 phát triển KNGT thấp hơn khối 11 và khối 12, nhất
là ”KN nghe và biết lắng nghe đối tượng giao tiếp” đạt điểm trung bình thấp ( X = 0.91), còn khối 11 và khối 12 KN này đều đạt mức trung bình. Cụ thể:
- Đối với khối 10: Ở mức độ dưới trung bình – mức thấp có 6 KN là: KN1, KN3, KN4, KN6, KN8, KN9, điểm X từ 0.63 đến 0.99 điểm. Đa số các em học sinh khối 10 KNGT yếu, đặc biệt là KN6, KN diễn đạt ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu ( X = 0.67), mức điểm này tiệm cận với mức rất thấp ( từ 0 đến 0.62 điểm). Bên cạnh đó, các em chưa có KN tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ giao tiếp, chưa biết nghe và lắng nghe người khác nói, khả năng tự chủ cảm xúc hành vi chưa cao. Thực trạng này có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể tới kinh nghiệm sống của học sinh, tới sự thay đổi môi trường sống và học tập. Học sinh khối 10 còn nhỏ tuổi, vừa mới vào trường các em còn bỡ ngỡ với môi trường mới, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, thậm chí nhiều em lần đầu tiên phải xa nhà, xa quê hương đến một nơi hoàn toàn xa lạ với các em. Những điều này đã ảnh hưởng lớn đến KNGT của học sinh.
Ở mức trung bình (từ 1.0 đến 1.49 điểm) có 4 KNGT là KN2, KN5, KN7, KN10. Như vậy, qua bảng 2.7 cho thấy, học sinh khối 10 KNGT còn ở mức thấp, các KNGT mức điểm chênh lệch không đáng kể.
- Đối với khối 11: Ở mức điểm dưới trung bình – mức thấp có 5 KN là: KN1, KN4, KN6, KN8, KN9. Cũng giống như khối 10, học sinh khối 11 còn khó khăn khi diễn đạt, khả năng tạo dựng mối quan hệ khi tiếp xúc với người khác hạn chế. Nhiều em chưa tự chủ được cảm xúc hành vi trong giao tiếp. Tuy nhiên, KN nghe và biết lắng nghe đã đạt mức trung bình ( X = 1.19), KN này cao hơn học sinh khối 10.
Học sinh khối 11 không có KNGT nào ở mức cao, các KN còn lại chỉ đạt ở mức trung bình, thậm chí KN9 mức điểm còn thấp hơn khối 10.
- Đối với khối 12: Căn cứ kết quả từ bảng số liệu trên, học sinh khối 12 có 5 KNGT ở mức trung bình và 5 KNGT ở mức dưới trung bình. Các KNGT ở mức thấp là: KN1, KN4, KN6, KN8, KN9.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể, học sinh khối 10 KNGT ở mức độ
thấp nhất, tiếp theo là khối 11 và cao nhất là khối 12.
* Thực trạng KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang xét theo giới.
Bảng 2.8. KNGT của học sinh trường
PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang xét theo giới
Nữ | Nam | |||||||||||||
Mức 2 điểm | Mức 1 điểm | Mức 0 điểm | X | Mức 2 điểm | Mức 1 điểm | Mức 0 điểm | X | |||||||
S L | % | S L | % | S L | % | S L | % | S L | % | S L | % | |||
1 | 47 | 37.9 | 27 | 21.8 | 50 | 40.3 | 0.98 | 39 | 31.5 | 26 | 21 | 20 | 16.1 | 0.84 |
2 | 61 | 49.2 | 27 | 21.8 | 36 | 29.0 | 1.20 | 53 | 42.7 | 19 | 15.3 | 13 | 10.5 | 1.01 |
3 | 59 | 47.6 | 47 | 37.9 | 18 | 14.5 | 1.33 | 41 | 33.1 | 28 | 22.6 | 16 | 12.9 | 0.89 |
4 | 34 | 27.4 | 35 | 28.2 | 55 | 44.4 | 0.83 | 57 | 46.0 | 24 | 19.4 | 4 | 3.2 | 1.11 |
5 | 53 | 42.7 | 39 | 31.5 | 32 | 25.8 | 1.17 | 69 | 55.6 | 14 | 11.3 | 2 | 1.6 | 1.23 |
6 | 45 | 36.3 | 26 | 21.0 | 53 | 42.7 | 0.94 | 29 | 23.4 | 18 | 14.5 | 38 | 30.6 | 0.61 |
7 | 79 | 63.7 | 39 | 31.5 | 6 | 4.8 | 1.59 | 73 | 58.9 | 9 | 7.3 | 3 | 2.4 | 1.25 |
8 | 43 | 34.7 | 31 | 25.0 | 50 | 40.3 | 0.94 | 43 | 34.7 | 21 | 16.9 | 21 | 16.9 | 0.86 |
9 | 37 | 29.8 | 33 | 26.6 | 54 | 43.5 | 0.86 | 44 | 35.5 | 34 | 27.4 | 7 | 5.6 | 0.98 |
10 | 58 | 46.8 | 47 | 37.9 | 19 | 15.3 | 1.31 | 46 | 37.1 | 35 | 28.2 | 4 | 3.2 | 1.02 |
2.KN2 | 3.KN3 | 4.KN4 | 5.KN5 | |
6.KN6 | 7.KN7 | 8.KN8 | 9.KN9 | 10.KN10 |
Bảng 2.8 cho thấy:
Các KNGT của học sinh nữ có mức điểm trung bình cao hơn học sinh nam ở KN1, KN2, KN3, KN6, KN7, KN8, KN10. Học sinh nữ so với học sinh nam cùng độ tuổi, bao giờ các em cũng phát triển hơn về mặt ngôn ngữ, về thể chất. Các em hoàn thiện các giác quan sớm hơn, trưởng thành hơn, già dặn hơn trong suy nghĩ. Khi giao tiếp học sinh nữ luôn có khả năng nhạy cảm tốt
hơn học sinh nam, nói năng, diễn đạt trôi chảy, gãy gọn hơn. Các em kiên trì hơn trong việc nghe và lắng nghe ý kiến của người giao tiếp (học sinh nữ đạt mức trung bình X = 1.33, học sinh nam mức điểm dưới trung bình – mức thấp X = 0.89), các em cũng biết cân bằng nhu cầu của bản thân trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Bên cạnh đó, khả năng tự kiềm chế và khả năng tự chủ cảm xúc, hành vi của học sinh nữ thấp hơn học sinh nam (KN4, KN5), trong giao tiếp các em thường ít chủ động điều khiển quá trình giao tiếp, đây cũng là đặc trưng trong tính cách của học sinh nữ dân tộc thiểu số. Vì vậy, học sinh nam có xu hướng vượt qua học sinh nữ ở KN9.
Căn cứ vào kết quả điều tra theo giới, giữa nam và nữ các KNGT
không có sự chênh lệch nhau nhiều, cả hai giới đều có 5 KNGT ở mức độ trung bình, 5 KNGT ở mức độ điểm dưới trung bình – mức thấp. Tuy nhiên, dựa vào kết quả bảng 2.8 và kết quả quan sát thực tế thì học sinh nữ có phần nhỉnh hơn so với học sinh nam về khả năng giao tiếp.
Để tìm hiểu thêm thực trạng về hành vi, cử chỉ không phù hợp học sinh hay sử dụng khi giao tiếp, chúng tôi sử dụng câu 14 (phụ lục 2). Kết quả thu được ở 2.9:
Bảng 2.9. Hành vi, cử chỉ không phù hợp trong
giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
Hành vi, cử chỉ | Mức độ | ||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Không bao giờ | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Che miệng (lấy tay che miệng, giả vờ ho ) | 7 | 3.3 | 91 | 43.5 | 111 | 53.1 |
2 | Dụi mắt hoặc nhìn lảng sang 1 bên | 3 | 1.4 | 129 | 61.7 | 77 | 36.8 |
3 | Xoa mũi ( sờ mũi, phết qua mũi 1, 2 cái…) | 5 | 2.4 | 67 | 32.1 | 137 | 65.6 |
4 | Gãi cổ ( phần dưới rái tai ), gãi tai | 22 | 10.5 | 126 | 60.3 | 61 | 29.2 |
5 | Đỏ mặt, chớp mắt liên tục, tay giả vờ gãi hoặc xoa đầu dù đầu không ngứa, tóc không xoã. | 12 | 5.7 | 118 | 56.5 | 79 | 37.8 |
Vê vê vạt áo | 12 | 5.7 | 66 | 31.6 | 131 | 62.7 | |
7 | Vươn vai, ngáp tự nhiên | 4 | 1.9 | 34 | 16.3 | 171 | 81.8 |
8 | Khi đứng nói chuyện 2 chân di di trên mặt đất, 2 tay thừa thãi không biết để đâu | 13 | 6.2 | 88 | 42.1 | 108 | 51.7 |
9 | Khi ngồi trên ghế nói chuyện, bắt chéo chân, bàn chân thỉnh thoảng ngoáy ngoáy | 23 | 11 | 91 | 43.5 | 95 | 45.5 |
10 | Đút tay vào túi quần | 6 | 2.9 | 87 | 41.6 | 116 | 55.5 |
11 | Chắp tay sau lưng, khoanh tay trước ngực | 18 | 8.6 | 86 | 41.1 | 105 | 50.2 |
12 | Khoác vai, vỗ vai người tiếp xúc dù người đó là ai | 7 | 3.3 | 59 | 28.2 | 143 | 68.4 |
13 | Nói quá to, quá nhiều | 12 | 5.7 | 82 | 39.2 | 115 | 55 |
14 | Nói quá nhỏ, quá ít | 6 | 2.9 | 103 | 49.3 | 100 | 47.8 |
15 | Nói mỉa mai, châm chọc | 8 | 3.8 | 90 | 43.1 | 111 | 53.1 |
16 | Nét mặt cau có, bất mãn | 14 | 6.7 | 100 | 47.8 | 95 | 45.5 |
17 | Vung tay, chém tay (chém gió) vào khoảng không dù tình huống giao tiếp đang ôn hoà, cởi mở | 10 | 4.8 | 48 | 23 | 151 | 72.2 |
18 | Chỉ tay vào mặt người tiếp xúc khi bực tức | 7 | 3.3 | 54 | 25.8 | 148 | 70.8 |
19 | Trang phục tuỳ hứng theo ý thích | 45 | 21.5 | 97 | 46.4 | 67 | 32.1 |
20 | Cười nhếch mép ( cười khểnh ) | 13 | 6.2 | 95 | 45.5 | 101 | 48.3 |
21 | Xem đồng hồ, nhắn tin điện thoại vô tư trước mặt người tiếp xúc | 9 | 4.3 | 91 | 43.5 | 109 | 52.2 |
22 | Đứng quá xa ( >3,5m) hoặc quá gần ( < 0,5m) khi tiếp xúc với cá nhân | 5 | 2.4 | 110 | 52.6 | 94 | 45 |
Qua bảng 2.9 cho thấy, học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang chưa biết cách kết hợp giữa ngôn ngữ cơ thể với lời nói trong giao tiếp. Khoảng xấp xỉ 50% học sinh trở lên đôi khi vẫn có những hành vi, cử chỉ không phù hợp khi giao tiếp với mọi người. Ngôn ngữ cơ thể là một điểm mạnh nếu chủ thể giao tiếp biết khai thác và sử dụng hợp lý, nó luôn tạo ra hiệu quả thiết thực và đôi khi còn tốt hơn lời nói. Ở mức độ thường xuyên và đôi khi, một số hành vi, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể không thích hợp được học sinh sử dụng nhiều trong giao tiếp là: Gãi cổ, gãi tai (70.8%); dụi mắt hoặc nhìn lảng sang một bên (63.1%); Đỏ mặt, chớp mắt liên tục, tay giả vờ gãi
hoặc xoa đầu dù đầu không ngứa, tóc không xoã (62.2%); Nét mặt cau có, bất mãn (54.5%); Cười khểnh (51.7%); Xem đồng hồ, nhắn tin điện thoại vô tư trước mặt người tiếp xúc (47.8%)...v.v. Học sinh PTDT Nội trú đa phần các em ngại tiếp xúc với người không thân thiết, khi giao tiếp để cân bằng trạng thái tâm lý, để tự tin hơn các em hay dựa vào ngôn ngữ cơ thể (ngôn ngữ thầm). Điều này tạo nên một đặc điểm riêng của học sinh dân tộc thiểu số trong giao tiếp. Nếu nhà giáo dục biết khơi gợi và định hướng đúng dắn cho các em cách sử dụng hợp lý ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp cho các em giao tiếp tốt hơn, tự tin hơn.
2.3.2. Đối tượng giao tiếp và nội dung giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
* Đối tượng giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang Để tìm hiểu về đối tượng giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú
tỉnh Hà Giang chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Trong học tập, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày em thường tiếp xúc, giao tiếp với ai ?” (câu 7 – phụ lục 2). Kết quả được thể hiện ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Đối tượng giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
Nội dung Đối tượng giao tiếp | Học tập | Đời sống sinh hoạt | Chung | ||||
X | TB | X | TB | X | TB | ||
1 | Bạn thân | 1.86 | 1 | 1.79 | 1 | 1.83 | 1 |
2 | Bạn thân “kết tồng” | 1.27 | 9 | 1.40 | 7 | 1.34 | 8 |
3 | Bạn cùng dân tộc | 1.56 | 4 | 1.52 | 5 | 1.54 | 4 |
4 | Bạn khác dân tộc | 1.50 | 5 | 1.56 | 4 | 1.53 | 5 |
5 | Bạn cùng lớp | 1.83 | 2 | 1.74 | 2 | 1.79 | 2 |
6 | Bạn khác lớp | 1.25 | 11 | 1.25 | 11 | 1.26 | 12 |
7 | Bạn cùng khối lớp | 1.26 | 10 | 1.30 | 10 | 1.29 | 10 |
8 | Bạn khác khối | 1.11 | 14 | 1.17 | 12 | 1.14 | 13 |
9 | Người bạn am hiểu tiếng dân tộc của | 1.20 | 12 | 1.43 | 6 | 1.32 | 9 |
mình | |||||||
10 | Bạn ở cùng phòng nội trú | 1.77 | 3 | 1.61 | 3 | 1.69 | 3 |
11 | Bạn khác giới | 1.38 | 8 | 1.31 | 9 | 1.35 | 7 |
12 | Thầy cô giáo chủ nhiệm | 1.45 | 6 | 1.36 | 8 | 1.41 | 6 |
13 | Thầy cô giáo bộ môn | 1.44 | 7 | 1.12 | 13 | 1.28 | 11 |
14 | Thầy cô giáo làm công tác Đoàn | 1.17 | 13 | 1.07 | 15 | 1.12 | 14 |
15 | Thầy cô giáo am hiểu tiếng dân tộc | 0.89 | 15 | 0.97 | 16 | 0.93 | 16 |
16 | Các cán bộ hành chính, nấu cơm, phục vụ của nhà trường | 0.87 | 16 | 1.03 | 14 | 0.95 | 15 |
Qua kết quả bảng 2.10 cho thấy:
Đối tượng giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú tương đối phong phú và đa dạng, bao gồm 16 nhóm đối tượng khác nhau. Các đối tượng này được sắp xếp theo thứ bậc từ 1 đến 16 với hai nội dung và căn cứ vào X dành cho sự lựa chọn .
- Ở nội dung học tập, các đối tượng được lựa chọn theo mức X cao nhất gồm có: bạn thân (X = 1.86), bạn cùng lớp (X = 1.83), bạn ở cùng phòng nội trú (X = 1.77), bạn cùng dân tộc (X = 1.56), kết quả nghiên cứu cho thấy tính chất của mối quan hệ bạn bè, sự gần gũi về không gian giao tiếp, sự gắn bó trong các hoạt động cùng nhau có ảnh hưởng mạnh đến mức độ giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú. Sự lựa chọn đối tượng giao tiếp tiếp theo là bạn khác dân tộc, thầy cô giáo chủ nhiệm và thầy cô giáo bộ môn. Với đối tượng là bạn thân “kết tồng” mức độ giao tiếp không cao , điều này không giống với một số kết quả nghiên cứu khác, căn cứ vào thực tế có thể giải thích như sau, học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang gồm 22 dân tộc, với nhiều độ tuổi khác nhau, do đó việc tìm một người bạn cùng tuổi, cùng dân tộc, cùng sở thích để “kết tồng” là điều hết sức khó khăn. Vì vậy, rất ít học sinh có “bạn tồng” ở cùng trường nội trú.
- Ở nội dung đời sống sinh hoạt hàng ngày, sự lựa chọn đối tượng giao tiếp ở mức độ X cao nhất cũng giống với với nội dung học tập, bao gồm: bạn thân (X = 1.79), bạn cùng lớp (X = 1.74), bạn ở cùng phòng nội trú (X = 1.61), bạn cùng dân tộc (X = 1.52), bạn khác dân tộc (X = 1.56), các em có nhu cầu chia sẻ,