Khái Quát Về Trường Ptdt Nội Trú Và Học Sinh Trường Ptdt Nội Trú Tỉnh Hà Giang


chuẩn mực xã hội hoặc theo các tấm gương tốt mà các em gặp gỡ trong đời sống.

- Khả năng ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp xã hội của con người nói chung và học sinh nói riêng. Nhờ có ngôn ngữ mà cá nhân thiết lập được các mối quan hệ xã hội, tiếp thu được tri thức của nhân loại, trau dồi kinh nghiệm sống cho mình. Đối với học sinh PTDT Nội trú, tiếng mẹ đẻ có một vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp của các em. Các em thường xuyên sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để giao tiếp với bạn bè cùng dân tộc, các em có xu hướng muốn giao tiếp với những người biết tiếng của dân tộc mình. Tuy nhiên, tiếng Việt lại là ngôn ngữ chính được sử dụng trong nhà trường: dùng để giảng dạy, học tập, giao tiếp với mọi người…v.v. Trong trường PTDT Nội trú có rất nhiều học sinh thuộc các dân tộc thiểu số khác nhau, sự giao thoa về ngôn ngữ gây khó khăn không nhỏ cho các thầy cô giáo trong giảng dạy, cho học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Nhiều học sinh còn chưa biết hết tiếng phổ thông (tiếng kinh), còn khó khăn về mặt phát âm, khó khăn trong việc lựa chọn từ ngữ để diễn đạt. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển KNGT cho học sinh.

* Yếu tố khách quan:

- Truyền thống văn hoá - đạo đức của dân tộc: Thông qua các hoạt động xã hội và các quan hệ giao tiếp, học sinh tiếp thu nền văn hoá xã hội của loài người, tri thức và kinh nghiệm sống của cha ông, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến nhân cách của học sinh mà biểu hiện rõ nhất là qua giao tiếp, trong cung cách hành vi ứng xử của các em.

Giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc mình. Mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán riêng, ăn sâu vào nếp nghĩ và cách


làm của họ. Chẳng hạn phong tục “bắt cóc vợ” của người H’Mông, tục gọi người già bằng tên con đầu của người Nùng, người Tày, phong tục “cấp sắc” cho những người con trai trưởng thành của người Dao…v.v. Chính những phong tục, tập quán này tạo nên những giá trị tinh thần quý báu khó thay đổi và phai mờ trong đời sống cộng đồng của dân tộc và trong đời sống tâm lý của mỗi con người. Những phong tục tập quán ảnh hưởng nhiều mặt đến giao tiếp và KNGT của học sinh như ảnh hưởng đến nội dung giao tiếp, nhu cầu giao tiếp, đối tượng giao tiếp, thái độ trong giao tiếp…v.v. Nhiều phong tục tập quán có thể gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ giao tiếp như phong tục khách đến nhà thì dùng rượu để tiếp, điều này có thể dẫn đến thói quen uống rượu của học sinh, coi rượu là một trong những phương tiện để giao tiếp hoặc những tục lệ ma chay, cưới hỏi tốn kém…, cũng ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên học sinh.

- Môi trường thiên nhiên miền núi: Học sinh PTDT Nội trú 100% là con em đồng bào dân tộc ít người, từ nhỏ đã sống ở những vùng núi cao, điều kiện kinh tế khó khăn. Quanh năm gắn bó với thiên nhiên núi rừng hoang dã, rộng lớn. Chính điều này, hình thành ở các em thói quen quan sát kỹ lưỡng môi trường thiên nhiên phong phú. Trong quan hệ giao tiếp với mọi người các em rất nhạy cảm với những biểu hiện bề ngoài, đôi khi nhận xét hoặc đánh giá người khác cũng thông qua những dấu hiệu bề ngoài đã quan sát được.

- Giáo dục nhà trường: Ở các trường PTDT Nội trú, học sinh được tiếp xúc với nhiều bạn ở các dân tộc khác nhau, các em có điều kiện mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao khả năng giao tiếp. Có thể nói, nhà trường là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển KNGT của học sinh PTDT Nội trú. Mọi hoạt động học tập, sinh hoạt thường ngày của các em đều diễn ra trong phạm vi nhà trường. Nếu nhà trường quan tâm và tổ chức nhiều loại hình hoạt động phong phú, đa dạng, có tính chất tập thể thì sẽ tạo cơ hội cho học sinh mở


rộng không gian giao tiếp, mở rộng cơ hội cọ xát, tiếp xúc với mọi người, nâng cao hiệu quả giao tiếp cho các em.

1.5. Tiểu kết chương 1

KNGT là năng lực đặc thù của con người. Kỹ năng này không tự nhiên mà có, nó chỉ hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp. KNGT phải được xem xét như một đặc điểm, một mức độ của hành động giao tiếp, nó luôn gắn liền với hành động giao tiếp.

Bản chất của KNGT là sự linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo khi vận dụng những tri thức, kỹ xảo giao tiếp vào các tình huống giao tiếp khác nhau. KNGT hình thành chủ yếu bằng con đường hành động, nhằm tích luỹ vốn sống kinh nghiệm, làm phong phú tri thức và rèn luyện các thói quen cần thiết trong giao tiếp.

Chất lượng giáo dục đào tạo ở các trường THPT hiện nay, đặc biệt là các trường PTDT Nội trú chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, người dạy, người học...v.v. Trong đó người học giữ vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo. Xã hội càng hiện đại, thông tin tri thức càng nhiều đòi hỏi sự nỗ lực của người học càng cao. Để thành đạt trong cuộc sống và làm chủ được bản thân, có khả năng thích ứng với sự biến động của xã hội, một điều không thể thiếu là người học phải có KNGT.

Vấn đề phát triển và rèn luyện KNGT cho học sinh PTDT Nội trú bậc THPT đã được một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này còn ít, các kết quả nghiên cứu còn hạn chế và thiếu tính hệ thống. Việc phát triển KNGT cho học sinh là một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nó đòi hỏi mỗi học sinh phải được trang bị những tri thức cần thiết, được rèn luyện và phát triển các KNGT một cách hệ thống, linh hoạt, hiệu quả.


Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH HÀ GIANG


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát về trường PTDT Nội trú và học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang

Trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 18/02/1992. Nhiệm vụ của nhà trường là tuyển chọn và đào tạo trình độ THPT cho các em học sinh (HS) người dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tất cả các huyện trong toàn tỉnh, tạo nguồn cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực cho vùng kinh tế - xã hội còn chậm phát triển của tỉnh Hà Giang.

Về học sinh:

Tổng số HS từ năm học 2005 - 2006 đến nay giữ mức ổn định là 410 - 450/năm với 22 dân tộc khác nhau đã và đang theo học tại trường. Về cơ cấu dân tộc cũng tương đối ổn định. Số lượng HS mỗi dân tộc còn chênh lệch tương đối lớn, chủ yếu là dân tộc Tày, H’Mông, Nùng, Dao, nhiều nhất là dân tộc H’Mông. Về giới tính, tỷ lệ HS nữ nhiều hơn HS nam từ 5% đến 10%. Năm học 2010 – 2011 tổng số học sinh học tại trường là 407 em. Tổng số lớp là 12, trong đó khối 10 gồm 4 lớp: 128 HS; khối 11 - 4 lớp: 138 HS; khối 12 –

4 lớp: 141 HS.

Về cơ bản, có thể khẳng định kỷ cương nề nếp của trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang luôn được giữ vững, phát huy một cách tích cực góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Năm học 2010 – 2011 toàn trường có 94,84% học sinh đạt hạnh kiểm khá tốt; 24,57% đạt học lực khá giỏi, chỉ có 9,34% học sinh bị học lực yếu. Các hoạt động


ngoại khoá, hoạt động giáo dục tập thể, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động nhân đạo, từ thiện luôn thu hút 100% học sinh tham gia. Từ đó thúc đẩy phong trào học tập và ý thức tự giác của học sinh, giúp học sinh có hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Về đội ngũ giáo viên:

Đội ngũ giáo viên có vai trò hết sức to lớn và được coi là yếu tố quyết định cho chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Năm học 2010 - 2011 tổng số cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường là 62 người, trong đó biên chế 60, hợp đồng 02; nữ 48 người chiếm 80%; cán bộ là người dân tộc 27 người, chiếm 45%. Giáo viên trực tiếp đứng lớp 36 người, chiếm tỷ lệ 2,8 giáo viên trên một lớp học. Cán bộ, giáo viên được biên chế thành 07 tổ công tác. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường đã phát huy được vai trò cá nhân trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt là trong hoạt động dạy học. Về trình độ đào tạo, 100% giáo viên được đào tạo chuẩn, 02 giáo viên có trình độ thạc sĩ và 05 giáo viên đang theo học chương trình sau đại học.

2.1.2. Mục tiêu, nội dung khảo sát

- Nghiên cứu thực trạng KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang, cụ thể là nghiên cứu các biểu hiện của KNGT, các mức độ phát triển của KNGT trong hoạt động học tập và trong đời sống của học sinh. Đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần phát triển và rèn luyện KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang có hiệu quả cao hơn.


2.2. Thực trạng nhận thức về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú

2.2.1. Nhận thức về mức độ cần thiết của kỹ năng giao tiếp đối với học sinh PTDT Nội trú

* Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của KNGT đối với học sinh PTDT Nội trú

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò và sự cần thiết của KNGT đối với học sinh PTDT Nội trú chúng tôi sử dụng câu 1 (phần phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của

các KNGT đối với học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang


Các kỹ năng giao tiếp

Rất cần thiết

Cần thiết

Bình thường

Ít cần thiết

Không cần thiết

Chung

S L


%

S L


%

S L


%

S L


%

S L


%



X


TB

KN1

26

65.0

13

32.5

1

2.5

0

0

0

0

1.81

4

KN2

21

52.5

9

22.5

4

10.0

6

15.0

0

0

1.56

9

KN3

28

70.0

9

22.5

3

7.5

0

0

0

0

1.80

5

KN4

28

70.0

10

25.5

2

5.0

0

0

0

0

1.83

3

KN5

18

45.0

12

30.0

2

5.0

3

7.5

5

12.5

1.44

10

KN6

32

80.0

8

20.0

0

0

0

0

0

0

1.90

1

KN7

28

70.0

12

30.0

0

0

0

0

0

0

1.85

2

KN8

24

60.0

14

35.0

2

5.0

0

0

0

0

1.78

6

KN9

19

47.5

16

40.0

3

7.5

2

5.0

0

0

1.65

7

KN10

19

47.5

16

40.0

2

5.0

3

7.5

0

0

1.64

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang - 6


Chúng tôi chia làm 5 mức độ: rất cần thiết ( X từ 1.88 đến 2.0 điểm); cần thiết ( X từ 1.5 đến 1.87 điểm); bình thường (X từ 1.0 đến 1.49 điểm); ít cần thiết ( X từ 0.63 đến 0.99 điểm); không cần thiết ( X từ 0 đến 0.62 điểm).

Qua bảng 2.1 cho thấy KN6, KN diễn đạt ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu được giáo viên nhận thức ở mức rất cần thiết đối với học sinh, xếp thứ bậc 1 (X = 1.90). Giáo viên đánh giá cao KN6 vì, học sinh trường PTDT Nội trú là người


dân tộc thiểu số vốn từ tiếng Việt của học sinh nghèo nàn, nhiều em còn nói ngọng, bí từ khi giao tiếp. Do đó, giáo viên đánh giá rất cao vai trò của KNGT này đối với học sinh. Tiếp theo là KN linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp - KN7, xếp thứ bậc 2 ( X = 1.85). Xếp thứ bậc 3 là KN4, KN tự chủ cảm xúc hành vi ( X = 1.83). Đặc trưng trong giao tiếp đối với học sinh dân tộc thiểu số là các em thích nói thẳng và nói thật, không biết quanh co, rào đón. Đặc biệt là khả năng kiềm chế cảm xúc không cao, hay bộc lộ xúc cảm, tình cảm khi giao tiếp với mọi người. Xếp thứ bậc 4 là KN1, KN tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ khi giao tiếp ( X = 1.81). Như vậy, qua bảng 2.1 cho thấy có một KNGT được đánh giá ở mức rất cần thiết, 8 KNGT ở mức cần thiết và 1 KN ở mức bình thường là KN5, KN tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp (X = 1.44), xếp thứ bậc 10.

* Nhận thức của học sinh về mức độ cần thiết của KNGT đối với học sinh PTDT Nội trú

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò và sự cần thiết của KNGT đối với học sinh PTDT Nội trú chúng tôi sử dụng câu 1 (phần phụ lục 2). Kết quả thu được ở bảng 2.2:

Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về mức độ cần thiết của các KNGT


Các KNGT

KN1

KN2

KN3

KN4

KN5

KN6

KN7

KN8

KN9

KN10


K 10


%

1

57.6

28.2

37.6

42.4

17.6

60.0

42.4

34.1

37.6

40.0

2

28.2

51.8

40.0

37.6

40.0

34.1

40.0

60.0

28.2

28.2

3

14.1

11.8

14.1

11.8

34.1

5.9

14.1

5.9

17.6

22.4

4

0

8.2

8.2

8.2

8.2

0

2.4

0

17.6

8.2

5

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


X

1.72

1.50

1.54

1.57

1.34

1.77

1.60

1.64

1.44

1.49

TB

2

7

6

5

10

1

4

3

9

8


K 11


%

1

54.8

22.6

40.3

45.2

40.3

67.7

54.8

32.3

12.9

40.3

2

32.3

40.3

32.3

37.1

27.4

27.4

40.3

40.3

37.1

32.3

3

12.9

22.6

12.9

4.8

17.7

4.8

0

27.4

22.6

12.9

4

0

12.9

12.9

12.9

12.9

0

4.8

0

27.4

12.9

5

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

X

1.71

1.35

1.48

1.57

1.46

1.81

1.73

1.52

1.18

1.47



TB

2

9

6

4

8

1

3

5

10

7


K 12


%

1

40.3

40.3

54.8

45.2

37.1

62.9

32.3

27.4

27.4

37.1

2

54.8

45.2

27.4

37.1

22.6

32.3

59.7

54.8

50.0

45.2

3

4.8

9.7

12.9

4.8

27.4

4.8

4.8

17.7

12.9

12.9

4

0

4.8

4.8

12.9

12.9

0

4.8

0

9.7

4.8

5

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


X

1.68

1.60

1.66

1.56

1.42

1.79

1.61

1.55

1.48

1.57

TB

2

5

3

7

10

1

4

8

9

6

Chung


%

1

50.9

30.4

44.2

44.3

31.7

63.5

43.2

31.3

26.0

39.1

2

38.4

45.8

33.2

37.3

30.0

31.3

46.7

51.7

38.4

35.2

3

10.6

14.7

13.3

7.1

26.4

5.2

6.3

17.0

17.7

16.1

4

0

8.6

8.6

11.3

11.3

0

4.0

0

18.2

8.6

5

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


X

1.70

1.48

1.56

1.57

1.41

1.79

1.65

1.55

1.37

1.51

TB

2

8

5

4

9

1

3

6

10

7


Ghi chú: 1. Rất cần thiết 2. Cần thiết 3. Bình thường

4. Ít cần thiết 5. Không cần thiết

Bảng 2.2 cho chúng ta thấy, đa số các KNGT đều được học sinh cho là cần thiết và quan trọng với bản thân ( X = 1.5 điểm trở lên). Trong đó, KN6 được đánh giá cao nhất xếp thứ bậc 1 ( X =1.79), các em nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng diễn đạt ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu trong học tập cũng như đời sống sinh hoạt. Tiếp theo là KN1 xếp thứ bậc 2 ( X =1.70), học sinh PTDT Nội trú 100% là người dân tộc và ở nội trú nên các em đánh giá cao về KN tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ giao tiếp với mọi người, đặc biệt là với bạn bè, thầy cô giáo. Xếp thứ bậc 3 là KN7, KN linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp ( X =1.65), xếp thứ bậc 4 là KN4, KN tự chủ cảm xúc hành vi ( X =1.57). Trong nhóm các KNGT được cho là cần thiết và quan trọng với học sinh còn có KN3 ( X =1.56), KN8 ( X =1.55), KN10 ( X =1.51). Các KNGT học sinh đánh giá ở mức độ bình thường ( X =1.0 đến 1.49 điểm) bao gồm KN2, KN biết cân bằng nhu cầu của cá nhân và đối tượng giao tiếp ( X =1.48), KN5, KN tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp ( X =1.41), KN9, KN chủ động điều khiển quá trình giao tiếp ( X =1.37). Bên cạnh đó nhận thức của học sinh giữa các khối

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí