Vai Trò Của Giao Tiếp Và Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Sự Phát Triển Nhân Cách Của Học Sinh Ptdt Nội Trú


1.3.2. Vai trò của giao tiếp và kỹ năng giao tiếp trong sự phát triển nhân cách của học sinh PTDT Nội trú

Giao tiếp và KNGT có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách của học sinh PTDT Nội trú. Qua tiếp xúc, học sinh nhận thức được về người khác: từ dáng vẻ bề ngoài đến nội dung tâm lý bên trong như nhu cầu, động cơ, năng lực, quan điểm, phẩm chất tâm lý…, đồng thời thông qua đối tượng giao tiếp học sinh hiểu rõ về bản thân. Từ đó, tự điều chỉnh và hoàn thiện mình theo những chuẩn mực xã hội, theo tấm gương tốt.

Nhờ có giao tiếp, các quan hệ xã hội của học sinh được cụ thể hoá. Các em hiểu biết lẫn nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong học tập, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Giao tiếp là điều kiện của sự hình thành và phát triển nhân cách. Ở mỗi cá nhân học sinh, các nét tính cách chỉ được hình thành thông qua kinh nghiệm giao tiếp, thông qua việc tiếp xúc của bản thân với mọi người trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội.

Học sinh PTDT Nội trú học tập và ăn, ở đều tập chung. Các em có nhiều thời gian hơn trong tiếp xúc với các thầy cô giáo và bạn bè của mình. Chính điều này làm cho quan hệ liên nhân cách phát triển, các em chia sẻ buồn vui, lo lắng, giúp đỡ nhau không chỉ trên lớp học, trong giờ học mà còn cả thời gian ở nhà trong khu tập thể của nhà trường. Như vậy, giao tiếp và KNGT có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh PTDT Nội trú. Cuộc sống thiếu giao tiếp hoặc hạn chế về KNGT sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày của các em. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng hoặc mâu thuẫn nội bộ của một số học sinh nội trú. Người làm công tác giáo dục phải tạo mọi điều kiện cho nhu cầu giao tiếp của học sinh phát triển, phát huy được tính tích cực trong giao tiếp, trong các hoạt động chung, tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện để học sinh tự tin vào bản thân mình khi giao tiếp với mọi người.


1.3.3. Các nhiệm vụ phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú

Để phát triển và rèn luyện KNGT cho học sinh PTDT Nội trú một cách hiệu quả, cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Bồi dưỡng năng lực nhận thức cho các em, giúp các em hình thành thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. Hiểu biết đầy đủ về vai trò của giao tiếp và KNGT, nắm được tri thức về giao tiếp và KNGT.

- Giáo dục cho học sinh PTDT Nội trú những giá trị văn hoá, những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đặc biệt văn hoá vùng miền gắn với dân tộc của các em và địa bàn nơi sinh sống. Tôn trọng những nét văn hoá riêng của từng dân tộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- Giáo dục các em về lối sống lành mạnh phù hợp với nhà trường, địa phương, với bản sắc dân tộc của mình. Hình thành định hướng giá trị đúng đắn trong cuộc sống.

- Rèn luyện các phẩm chất ý chí và tính cách cho học sinh như: ý thức tổ chức kỷ luật, khiêm tốn, giản dị, có khả năng phê bình và tự phê bình, có ý thức học tập, phấn đấu, không ngại khó khăn, ham học hỏi để hoàn thiện bản thân.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang - 5

- Tổ chức phát triển, rèn luyện KNGT cho học sinh bằng con đường học tập, sinh hoạt tập thể và lao động. Có thể thông qua các hình thức văn hoá, văn nghệ, thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…v.v.

- Thường xuyên khuyến khích, động viên các em về các thành tích mà các em đạt được, hạn chế tối đa việc trách phạt các em. Tạo điều kiện để các em tự đưa ra các quyết định trong các tình huống thực tế hay tình huống giả định do giáo viên tạo ra nhằm mục đích phát triển KNGT.


1.3.4. Con đường và phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú

Theo các tác giả: V.A. Kruchetxki [25], Phạm Minh Hạc [18], N.Đ. Levitov [27], A.V. Petrovxki, V.V. Davưdov, ...v.v đã mô tả các bước, các con đường hình thành KN hành động gồm 3 bước:

Bước 1: Nhận xét đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành

động.


Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu.

Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều

kiện hành động, nhằm đạt mục đích đề ra.

Trong luận án TS. Sư phạm - Tâm lý của Trần Anh Tuấn [42], tác giả đã chỉ ra 3 con đường hình thành KN, đó là:

Thứ nhất: Truyền thụ cho người học những tri thức cần thiết, sau đó đề ra những bài tập vận dụng các tri thức đó. Nhờ phương pháp “thử - sai” với phương thức luyện tập nhiều lần người học sẽ được điều chỉnh và tích luỹ những kinh nghiệm có tính chân lý, nhờ đó nắm được cách thức vận dụng,

V.V. Davưdov gọi đây là “con đường khái quát hoá kinh nghiệm”.

Thứ hai: Trang bị cho người học các dấu hiệu bản chất và những thao tác cần thiết của phương thức thực hiện các hành động cần vận dụng. Sau đó người học lần lượt thực hiện các chỉ dẫn nhằm đạt được các kết quả định trước. Trong thực tế các quy trình được vạch ra trong các kế hoạch thực hành phải phân định một số khâu tập luyện nhất định.

Thứ ba: Tổ chức sự hình thành các hành động trí tuệ theo giai đoạn. Các KN giảng dạy, KNGT về bản chất là các hành động trí tuệ, do đó có thể vận dụng luận điểm của thuyết P. Ia. Galperin trong việc phát triển KNGT cho học sinh.

Quá trình phát triển KNGT cần chú ý:


- Không được tách rời KNGT khỏi hành động, ngược lại phải coi nó là những đặc điểm, những trình độ khác nhau của hành động. Chỉ có thể dựa trên cơ sở đó mới bộc lộ ra được cơ chế hình thành KN, kỹ xảo tức là cơ chế hình thành hành động.

- Để hình thành một hành động phải tiên lượng hai yếu tố (Biểu tượng về mục đích mà hành động hướng tới và các thao tác cần thiết để triển khai mục đích đó).

- Hành động không thể bắt đầu từ sự tri giác hay ghi nhớ đối tượng mà phải bắt đầu từ sự triển khai của thao tác thực tiễn với đối tượng. Chính trong quá trình thao tác thực tiễn đó, bản chất của đối tượng được bộc lộ và được nhận thức, đồng thời các thao tác được biến đổi, tạo được sản phẩm phù hợp với lôgic của hành động.

- Tiêu chuẩn để đánh giá kết quả luyện tập với các vật liệu khác nhau để hành động biến thành KNGT là độ thuần thục, tính khái quát, tính linh hoạt mềm dẻo và tự động hoá.

Do vậy, để rèn luyện và phát triển KNGT cho học sinh PTDT Nội trú, theo chúng tôi cần soạn thảo hệ thống các bài tập thực hành giao tiếp, các tình huống giao tiếp dựa trên quan điểm về cơ chế hình thành hành động trí tuệ của P. Ia. Galperin.

1.4. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú thông qua các môn học ưu thế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1.4.1. Các môn học ưu thế

Trong chương trình của bậc THPT, học sinh phải học rất nhiều các môn học khác nhau. Mỗi môn khoa học cơ bản đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách người học. Học sinh phải có nhiệm vụ lĩnh hội những tri thức đó để làm giàu vốn hiểu biết của mình, đồng thời tạo cơ sở nền tảng để theo học ở các bậc học cao hơn khi đủ điều kiện. Hiện nay, theo


chương trình của Bộ Giáo dục, bậc THPT học sinh phải học tất cả 13 môn chính, ngoài ra còn phải học môn hướng nghiệp và HĐGDNGLL được thiết kế theo chủ đề hàng tháng. Trong 13 môn bắt buộc, mỗi môn có ưu thế riêng nhưng đều nhằm mục đích phát triển toàn diện nhân cách người học, cung cấp tri thức cơ sở, tri thức nền tảng cho học sinh. Để phát triển và rèn luyện KNGT cho học sinh, giáo viên có thể thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung về KNGT vào tất cả các môn học. Tuy nhiên, các môn khoa học xã hội sẽ chiếm ưu thế và dễ dàng thực hiện hơn, đặc biệt là môn văn học, giáo dục công dân và môn lịch sử. Đối với môn giáo dục công dân, chẳng hạn chương trình lớp 10, bài: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”, bài: “Tự hoàn thiện bản thân”…v.v, giáo viên có thể thiết kế các tình huống ứng xử để học sinh chủ động giải quyết, từ đó mà KNGT của các em được phát triển và rèn luyện.

1.4.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong chương trình giáo dục bậc THPT

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục. HĐGDNGLL là một trong ba kế hoạch đào tạo, đó là: kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp, kế hoạch hướng nghiệp dạy nghề nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo cấp học theo các hướng giáo dục, nhân văn, khoa học và kỹ thuật. HĐGDNGLL góp phần tích cực củng cố hoạt động dạy học trên lớp.

HĐGDNGLL là sự nối tiếp hoạt động dạy và hoạt động học, tạo ra sự hài hoà, cân đối của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu của cấp học. HĐGDNGLL vừa củng cố vừa phát triển quan hệ giao tiếp của học sinh trong và ngoài trường học. Nó thu hút, phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.


Các nhiệm vụ cơ bản của HĐGDNGLL trong trường THPT là:

- Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức: HĐGDNGLL giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp thông qua các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề, chủ đề theo từng tháng…v.v. HĐGDNGLL giúp học sinh vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra, đồng thời có thêm những hiểu biết cho bản thân mình về thế giới. HĐGDNGLL còn giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội, tự điều chỉnh hành vi, đạo đức, lối sống một cách phù hợp.

- Nhiệm vụ giáo dục về thái độ: HĐGDNGLL phải tạo cho học sinh sự hứng thú và lòng ham muốn hoạt động. Do đó, quy mô, hình thức, phương pháp, nội dung hoạt động phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của học sinh, phải mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh để lôi cuốn, thu hút các em tự giác tham gia. HĐGDNGLL bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng, biết trân trọng cái đẹp, cái tốt, loại bỏ cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp. Có lối sống lành mạnh, phát huy tính tích cực, năng động sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể, không ngại khó, ngại khổ.

- Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng: HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh rất nhiều KN thiết thực, đặc biệt là KNGT, ứng xử có văn hoá, thói quen lao động, KN tổ chức, KN điều khiển và tự điều khiển các hành động, hoạt động. HĐGDNGLL còn phát triển cho học sinh rất nhiều các KN khác như KN tự giáo dục, tự điều chỉnh, KN hoà nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao…v.v.


1.4.3. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú

Nội dung HĐGDNGLL rất phong phú và đa dạng, có thể xác định những con đường chủ yếu để phát triển KNGT cho học sinh thông qua việc tổ chức HĐGDNGLL như sau:

- Thông qua các hoạt động xã hội như: Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội trong nước và quốc tế hoặc những sự kiện nổi bật tại địa phương; Học tập, tuyên truyền những quy định của pháp luật, những chính sách lớn của nhà nước, của địa phương; Phòng chống tệ nạn xã hội, tìm hiểu về các sự kiện xã hội, chính trị kinh tế trong và ngoài nước; Hoạt động kết nghĩa, giao lưu với các trường, các đơn vị….v.

- Thông qua các hoạt động tiếp cận khoa học: Các trò chơi tìm hiểu về xã hội, về tự nhiên, về khoa học; Tổ chức ngoại khóa theo môn học, theo chuyên đề; Tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ; Tham quan cơ sở sản xuất, các công trình khoa học, xem triển lãm về thành tựu kinh tế, xã hội.

- Thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật và thẩm mĩ: Sinh hoạt văn nghệ hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, diễn kịch, xem phim; Các cuộc thi như học sinh thanh lịch, nữ sinh thanh lịch, khi tôi 18…v.v.

- Thông qua hoạt động vui khỏe và giải trí: Thành lập các đội thể dục, thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…, tổ chức các trò chơi trí tuệ, các nhóm nhạc; Tổ chức hội khỏe phù đổng, hội thao GDQP toàn trường, tham gia hội thao GDQP các cấp.

- Thông qua hoạt động lao động công ích: Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, những người có công với cách mạng; Các hoạt động vì môi trường xanh, sạch, đẹp…v.v.


1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú

* Yếu tố chủ quan:

- Kinh nghiệm sống của bản thân: Kinh nghiệm sống có ảnh hưởng rất lớn tới KNGT của học sinh PTDT Nội trú. Những học sinh có vốn sống phong phú, hiểu biết sâu rộng về xã hội, về con người thì sẽ kích thích các em mở rộng quan hệ với mọi người, các em tự tin trong giao tiếp. Ngược lại, những học sinh thiếu vốn kinh nghiệm sống, các em thường rụt rè, ngại giao tiếp, nhất là giao tiếp với người lạ. Nhiều học sinh, gia đình sống ở những vùng núi cao, kinh tế kém phát triển, các em không có điều kiện tiếp xúc với mối quan hệ đa chiều khiến nhiều em còn sợ sệt khi đến môi trường mới.

- Đặc điểm tâm lý, khí chất: Đối với những học sinh có khí chất hoạt bát, sôi nổi thì dễ dàng thiết lập được các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người. Thông qua các mối quan hệ giao tiếp đó, có thể giúp các em trau dồi, rèn luyện những hành vi, cử chỉ phù hợp với các chuẩn mực trong giao tiếp. Những học sinh có kiểu khí chất này thường rất nhanh nhạy, linh hoạt và tự tin trong các tình huống giao tiếp. Những học sinh có kiểu khí chất ưu tư thì phạm vi giao tiếp hẹp hơn, các em khó tạo ra mối quan hệ với mọi người xung quanh và thường không chủ động trong giao tiếp. Những học sinh có tính cách nóng nảy, hấp tấp cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giao tiếp, các em thiếu tính kiềm chế, đôi khi dễ nổi cáu, gây xung đột với mọi người.

- Tính tích cực của cá nhân: Học sinh bậc THPT là những người đang phát triển và hoàn thiện về trí tuệ và thể chất. Các em rất nhạy bén và hoạt bát, tích cực, nhiệt tình trong các hoạt động. Chính điều này giúp các em tự tin, chủ động, mạnh dạn trong quan hệ ứng xử với mọi người, giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Từ đó tự đánh giá, rèn luyện bản thân theo các

Ngày đăng: 04/10/2022