Phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại - 21


TIẾU KẾT CHƯƠNG 4


Trong quá trình phát triển vùng ven biển theo hướng hiện đại cần tính tới tác động của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, định hướng phát triển của tỉnh cũng như của cả nước, tận dụng giá trị của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như các yếu tố về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.

Để phát triển vùng ven biển theo hướng hiện đại, bên cạnh việc hiện đại hóa các ngành, các tiểu vùng lãnh thổ, các đô thị, hiện đại hóa quản lý nhà nước đối với vùng ven biển, cần xây dựng các công trình trọng điểm: Trung tâm biểu diễn nghệ thuật xứ Thanh, Thủy cung, Trung tâm văn hóa cung đình,… và hiện đại hóa thành phố Sầm Sơn, xây dựng cảng Nghi Sơn hiện đại gắn với phát triển khu đô thị tổng hợp Nghi Sơn cùng các khu du du lịch sinh thái ở dọc vùng ven biển; đồng thời, thực hiện đồng bộ 05 giải pháp quan trọng để phát triển vùng ven biển theo hướng hiện đại, gồm: (1) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế vùng ven biển; (2) Đầu tư phát triển và thu hút các nhà đầu tư chiến lược;

(3) Phát triển đội ngũ doanh nghiệp mạnh, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn; (4) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (5) Phát triển và nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thực hiện các định hướng và giải pháp như luận án đã đề xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng ven biển Thanh Hóa có thể đạt mức trung bình khoảng 13%/năm trong những năm tới; cơ cấu kinh tế đã hiện đại hơn rất nhiều; tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp đạt khoảng 96-97%, tỷ trọng các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao chiếm tới khoảng 35-40% trong tổng GRDP. Đến năm 2030 hiệu quả phát triển cao hơn trước nhiều và sự phát triển đã có được sự hiệu quả, bền vững hơn.


KẾT LUẬN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

(1). Phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Luận án làm rõ nội dung, bản chất của việc phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại, chỉ ra 6 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại, trong đó năng lực quản lý nhà nước và lợi nhuận, lợi ích kinh tế giữ vị trí quan trọng hàng đầu; đồng thời, xác định 7 chỉ tiêu chủ yếu sử dụng để phân tích, đánh giá phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại phục vụ việc ứng dụng vào điều kiện cụ thể vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa.

(2). Trong những năm qua, vùng ven biển đã có bước phát triển hơn trước nhưng tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa chưa được phát huy tổng hợp, hiệu quả và đường lối phát triển kinh tế cũng chưa có tầm nhìn đủ mức (nhất là về hiện đại hóa); cơ cấu kinh tế chưa hiện đại, nền kinh tế chưa có tốc độ tăng trưởng xứng đáng, chất lượng phát triển kinh tế chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nêu trên phải kể đến vai trò của nhà nước (cả của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương) đối với phát triển kinh tế vùng ven biển Thanh Hóa còn hạn chế, rõ nhất là thực hiện thu hút các nhà đầu tư (trong đó có các nhà đầu tư FDI) chưa đúng với yêu cầu; đồng thời đội ngũ doanh nghiệp còn yếu, chất lượng nhân lực, khoa học công nghệ chưa cao.

Phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại - 21

(3). Định hướng đến 2030, vùng ven biển cần tập trung phát triển hiện đại đối với công nghiệp, du lịch, nông nghiệp, thủy sản, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật; hiện đại đối với các đô thị, các khu kinh tế, khu du lịch; hiện đại hóa quản lý phát triển. Luận án đề xuất 05 giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại. Nếu thực hiện thành công định hướng và các giải pháp chủ yếu mà luận án đề xuất thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa đạt mức khoảng 13%/năm trong cả giai đoạn 2020-2030; cơ cấu kinh tế đã hiện đại hơn nhiều, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp đạt khoảng 96 - 97% và tỷ trọng các lĩnh vực công nghệ cao chiếm khoảng 40% GRDP; bộ mặt kinh tế - xã hội - môi trường của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa đã tiến bộ đáng kể.

(4). Phát triển vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại không chỉ cần đặt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa mà còn


phải tính tới nhu cầu phát triển các lĩnh vực, các ngành mũi nhọn của cả nước (nhất là tính tới yêu cầu phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của cảng biển, vận tải biển, đáp ứng yêu cầu phát triển vận tải đường sắt, phát triển công nghiệp năng lượng...) và tính tới cơ hội mang đến từ hội nhập quốc tế. Phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa thuộc về trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp, người dân nhưng trước hết thuộc về chính quyền địa phương (từ tỉnh xuống đến huyện, xã). Chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân phải đồng hướng (thống nhất mục tiêu), đồng hành (cùng nhau hành động quyết liệt) và đồng hưởng (cùng nhau thụ hưởng kết quả phát triển) thì mới phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại thành công.

(5). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị với tỉnh và trung ương để phát triển kinh tế vùng ven biển như sau:

- Chính phủ cần tổ chức lập quy hoạch phát triển cả vùng ven biển quốc gia, ban hành chương trình phát triển chung đối với vùng ven biển, ban hành những chính sách thiết thực để thu hút các nhà đầu tư lớn, tầm chiến lược đầu tư vào các khu vực ven biển mang ý nghĩa trọng điểm.

- Chính quyền tỉnh cần phối hợp với các bộ, ngành trung ương để sớm hoàn thành việc lập quy hoạch tỉnh, trong đó có quy hoạch vùng ven biển của tỉnh làm căn cứ để triển khai kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại một cách thành công; đồng thời, cần phối hợp với các bộ, ngành trung ương để xúc tiến đầu tư và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn như xây dựng cảng biển, công nghiệp biển, du lịch biển.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Trịnh Hà Hoàng Linh (2017), Tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17 (6/2017), Hà Nội.

2. Ngô Thắng Lợi, Trịnh Hà Hoàng Linh (2019), Nhìn lại sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam đến năm 2018 theo quan điểm phát triển bền vững, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 05 (2/2019), Hà Nội.

3. Trịnh Hà Hoàng Linh (2019), Quản lý phát triển vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa và bài học cho các địa phương ven biển ở Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 “Các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản trị và kinh doanh”, tháng 11/2019, Hà Nội.

4. Ngô Thắng Lợi, Trịnh Hà Hoàng Linh (2020), Hiện đại hóa vùng ven biển để nhanh chóng thịnh vượng kinh tế tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh tế và thương mại quốc tế tác động tới doanh nghiệp Việt Nam”, tháng 12/2020, Hà Nội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 09- NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội

4. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng khóa XV (2020), Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, Hải Phòng.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XVII (2020), Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, Khánh Hòa.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XIV (2020), Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, Quảng Ninh.

7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, XVIII, XIX (2010, 2015, 2020), Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII, XVIII, XIX, Thanh Hóa.

8. Bộ Chính trị (2020), Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội.

9. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2019, Nxb Công Thương, Hà Nội.

10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Báo cáo Tổng kết 30 năm đổi mới về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

11. Chính phủ (2014), Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, Hà Nội.

12. Chính phủ (2017), Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, tháng 10/2017), Hà Nội.

13. Chính phủ (2009), Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, Hà Nội.

14. Vũ Hy Chương (2002), Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2011, 2016, 2020, 2021), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa các năm 2010, 2015, 2019, 2020, Nxb Thống kê, Hà Nội.

16. Lê Đăng Doanh (2002), Hình thành đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001, 2006, 2011, 2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Thọ Đạt (2015), Ứng dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu kinh tế,

NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

19. Lê Cao Đoàn (2008), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Goro Ono (1998), Chính sách công nghiệp cho công cuộc đổi mới - Một số kinh nghiệm của Nhật Bản, bản dịch tiếng Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Hoàng Văn Hải (2013), Một số luận cứ khoa học và thực tiễn cho xây dựng chiến lược cụm liên kết ngành ở Việt Nam, Kỷ yếu khoa học “Xây dựng chiến lược cụm liên kết ngành ở Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn 2030”, CIEM- GTZ, Hà Nội.

22. Hội thảo lý luận giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc (2008), Phát triển khoa học, hài hòa trong xây dựng kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đào Minh Hồng - Lê Hồng Hiệp (2014), Sổ tay thuật ngữ quan hệ quốc tế,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đàm Thị Hiền (2017), Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, Luận án tiến sĩ, Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

25. Kenichi Ohno - Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

26. Ngụy Kiệt - Hạ Diệu (1993), Bí quyết cất cánh của bốn con rồng nhỏ, bản dịch tiếng Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Hoàng Thị Bích Loan (chủ biên, 2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Huy Lương (2017), Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, Luận án tiến sĩ, Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

29. Đỗ Hoài Nam (chủ biên, 2003), Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

30. Đỗ Hoài Nam (2015), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 30 năm đổi mới kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội, số 9 (94).

31. Nguyễn Văn Nam & Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

32. Hoàng Thanh Nhàn (1997), Công nghiệp hóa hướng ngoại “sự thần kỳ” của các nước NICs Châu Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Mitsuhiro, S. (1998), Nền công nghiệp Nhật Bản trong kỷ nguyên Đông Á mới, bản dịch tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Chính Phủ số 76/2015/QH13 ngày 19/6/2015, Hà Nội.

35. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015, Hà Nội.

36. Quốc hội (2017), Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017, Hà Nội.

37. Ngô Thúy Quỳnh (2010), Bàn về kiến thiết lãnh thổ quốc gia để phát triển nhanh và bền vững, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 24 (488).

38. Ngô Thúy Quỳnh (2014), Những vấn đề chủ yếu về quản lý nhà nước đối với vùng lãnh thổ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

39. Ngô Thúy Quỳnh (2016), Giáo trình Tổ chức lãnh thổ kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Ngô Thúy Quỳnh (2017), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 255.

41. Phạm Thái Quốc (2001), Trung Quốc: Quá trình công nghiệp hoá trong 20 năm cuối thế kỷ XX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

42. Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

43. Võ Trí Thành (2005), Chiến lược huy động và sử dụng vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài khoa học cấp nhà nước, KX02-08/01-05, Hà Nội.

44. Bùi Tất Thắng (1999), Về mô hình phát triển kinh tế bền vững ở các nước ASEAN, Tạp chí Thông tin lý luận, số 3 (253).

45. Nguyễn Xuân Thiên, Hà Minh Tuấn (2016), Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan và một số gợi ý đối với Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Số 113.

46. Trần Đình Thiên (1996), Công nghiệp hóa và phát triển các ngành then chốt, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Trần Đình Thiên (chủ biên, 2001), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Trần Đình Thiên (2002), Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở Việt Nam: Phác thảo lộ trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

49. Trần Văn Thọ (1997), Công nghiệp hoá Việt Nam trong thời đại Châu Á - Thái Bình Dương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

50. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 về phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”, Hà Nội.

51. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 về Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Hà Nội.

52. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Hà Nội.

53. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Hà Nội.

54. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

55. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 về phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2025, tầm nhìn 2035, Hà Nội.

56. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến 2025, tầm nhìn 2035, Hà Nội.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí