Giải Quyết Việc Làm, Giảm Tỷ Lệ Thất Nghiệp

Trước hết, hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành, yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành là cơ sở cho các ngành khác (như giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, bưu điện, hải quan, điện lực …) phát triển, đối với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác, sự phát triển du lịch tạo các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất

- kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác.

Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng … Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển thông tin liên lạc … của khách du lịch, cũng như những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này phát triển. Ngoài ra, du khách không chỉ dừng lại ở điểm du lịch mà trước đó và sau đó du khách có nhu cầu đi lại giữa các điểm du lịch, trên cơ sở đó ngành giao thông vận tải phát triển.

Đối với những vùng lạc hậu, xa xôi hẻo lánh, kinh tế khó khăn không thích hợp phát triển công nghiệp thì phát triển du lịch sẽ có ý nghĩa quan trọng đến việc xoá đói, giảm nghèo, dần đi đến làm giầu. Đồng thời, sự phát triển của ngành kinh tế du lịch sẽ trực tiếp tăng thu nhập tài chính của nước nơi đón tiếp. Ngoài ra, du lịch phát triển còn “đánh thức” một số ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống của các dân tộc bởi các lý do sau:

Khách du lịch rất thích mua các đồ lưu niệm mang tính dân tộc, đó là các sản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền. Nhờ vậy, nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền như: nghề khảm, sơn mài, tạc tượng, làm tranh lụa, gốm sứ… có điều kiện phục hồi và phát triển.

Mặt khác, khách du lịch văn hoá ngày một đông, họ thường đi thăm quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá dân tộc. Vì vậy, việc tôn tạo và bảo dưỡng các di tích đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

1.1.2.4. Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có nhu cầu về lao động cao cả về lao động trực tiếp cũng như lao động gián tiếp. Chính điều này có tác dụng lớn trong việc giảm áp lực trong việc giải quyết công ăn việc làm cho chính phủ, giảm tình trạng thất nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Theo như thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây du lịch tạo ra được một việc làm mới, đến năm 2005 cứ 8 lao động thì có một người làm trong ngành kinh tế du lịch.

Một buồng khách sạn từ một sao đến 3 sao trên thế giới hiện nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ sung. Số lao động cần thiết trong dịch vụ bổ sung có thể tăng lên nhiều lần, nếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại. Theo dự báo của UNWTO, năm 2020 ngành kinh tế du lịch sẽ tăng thêm khoảng 250 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

1.1.2.5. Quảng bá hình ảnh của đất nước

Về mặt kinh tế: Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng bá hữu hiệu cho hàng hoá nội địa ra nước ngoài thông qua khách du lịch. Khi thăm quan du lịch du khách được tiếp cận với các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp … ở các nước làm du lịch. Với sự hài lòng cả về hình thức lẫn chất lượng của những hàng hoá đã được làm quen, qua kênh thông tin, lan truyền từ

Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa - 4

người này sang người khác, du khách thường giới thiệu cho những người thân và bạn bè của họ về những hàng hoá này. Từ đó, nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm mặt hàng đó, nhờ vậy, mà các nước làm du lịch xuất khẩu hàng hoá ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại kênh thông tin của du khách đối với những người thân, bạn bè của họ ngày càng thuận tiện hơn thì việc phát triển du lịch lại càng là phương tiện tốt hơn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở các quốc gia thu hút khách du lịch.

Về mặt văn hoá - xã hội: Việc phát triển kinh tế du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho các thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán, con người … của các quốc gia thu hút khách du lịch. Ngoài ra, phát triển kinh tế du lịch sẽ làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về văn hoá, xã hội cho người dân thông qua du khách trong nước và quốc tế (về phong tục tập quán, phong cách sống, ngoại ngữ, thẩm mỹ …) tạo ra sự “giao thoa” về văn hoá giữa các vùng, các miền, các dân tộc khác nhau trên thế giới; làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ thân ái của nhân dân giữa các vùng với nhau và nhân dân giữa các quốc gia với nhau.

1.1.3. Những nhân tố tác động đến kinh tế du lịch

1.1.3.1. Nhóm nhân tố tác động đến cầu du lịch

Cầu du lịch luôn biến động do tác động của nhiều nhóm yếu tố. Tác động của các nhóm yếu tố này theo những cơ chế rất khác nhau và phức tạp, nhiều khi trái ngược, khống chế lẫn nhau. Các nhóm yếu tố chủ yếu là: yếu tố tự nhiên, văn hoá - xã hội, kinh tế, khoa học - kỹ thuật và công nghiệp, quá trình đô thị hoá, chính trị, giao thông và các yếu tố khác.

- Yếu tố tự nhiên

Yếu tố tự nhiên như khí hậu, địa hình, địa mạo, động thực vật, tài nguyên nước… tác động chủ yếu đến việc hình thành cầu du lịch và lượng cầu du lịch. Các yếu tố tự nhiên ở cả 2 địa điểm, một là ở nơi thường trú của khách và hai là

tại các điểm thăm quan du lịch, đều tác động đến cầu du lịch, nhưng cơ chế tác động khác nhau, thường là trái ngược nhau.

Đặc điểm các yếu tố tự nhiên nơi ở thường xuyên của khách du lịch càng khắc nghiệt bao nhiêu càng thôi thúc con người đi du lịch bấy nhiêu. Những nơi có các điều kiện tự nhiên bất lợi như khí hậu quá lạnh hoặc quá nóng, độ ẩm cao, ít nắng, địa hình đơn điệu, động thực vật không đa dạng, phong phú … sẽ làm nẩy sinh nhu cầu du lịch của người dân đang sống ở đó. Các yếu tố này tác động lên điều kiện sống của cư dân một cách liên tục làm cho nhu cầu đi du lịch đến nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi trở nên cần thiết và ngày càng phát triển. Khi có khả năng thanh toán thì nhu cầu này sẽ chuyển hoá thành cầu du lịch.

Đặc điểm các yếu tố tự nhiên của điểm thăm quan du lịch: những nơi có vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, động thực vật, chế độ thuỷ văn thuận lợi, nhất là nơi có danh lam thắng cảnh… thường là những nơi có sự hấp dẫn du lịch. Điều kiện tự nhiên tại điểm du lịch càng thuận lợi càng khơi dậy và hình thành nhanh cầu du lịch và quyết định đến lượng cầu. Nhóm yếu tố tự nhiên thường được coi là những hấp dẫn ban đầu của các điểm thăm quan du lịch. Những nơi ít hoặc không có điều kiện tự nhiên thuận lợi hoặc khác biệt, rất khó hình thành những điểm thăm quan du lịch. Nếu muốn xây dựng thành điểm thăm quan du lịch thường đòi hỏi phải đầu tư rất tốn kém.

- Yếu tố văn hoá - xã hội

Yếu tố văn hoá - xã hội tác động cả đến việc hình thành cầu du lịch lẫn khối lượng và cơ cấu của nó. Nhóm yếu tố này bao gồm những thành tố cơ bản như: tâm trạng, tâm sinh lý con người, độ tuổi và giới tính của khách, thời gian nhàn rỗi, dân cư, trình độ văn hoá, thị hiếu và các kỳ vọng của mỗi cá nhân và từng nhóm người trong xã hội.

Tâm trạng, tâm sinh lý con người: Đây là yếu tố đặc thù tác động lên cầu du lịch. Tâm lý thư giãn, sảng khoái, sức khoẻ tốt thường nẩy sinh nhu cầu du lịch

và tạo ra các điều kiện để thúc đẩy nhu cầu du lịch chuyển hoá thành cầu du lịch cũng như việc thực hiện cầu du lịch. Tuy nhiên, trong du lịch đôi lúc do buồn chán, do tình hình sức khoẻ không đảm bảo, người ta cũng chấp nhận một chuyến đi để đổi gió hoặc để chữa bệnh.

Độ tuổi và giới tính của khách: Yếu tố này tác động đến cầu du lịch rất nhiều. Tuổi trẻ thường hay đi du lịch và ưa mạo hiểm nhưng khả năng tài chính bị giới hạn. Tuổi già có điều kiện về tài chính và thời gian nhưng sức khoẻ nhiều khi không cho phép để thực hiện các chuyến đi theo dự định. Nam giới thường đi du lịch nhiều hơn nữ giới nhưng phụ nữ thường là người nắm tài chính trong gia đình, thường đưa ra những đề nghị và quyết định cho việc đi du lịch.

Thời gian rỗi: Không có thời gian rỗi người ta không thể đi du lịch. Trong lịch sử của ngành du lịch, thời gian rỗi đã thực sự trở thành một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của nó. Thời gian rỗi (còn được gọi là thời gian tự do) là phần thời gian ngoài giờ làm việc, học tập, con người thường sử dụng để hồi phục và phát triển sức lực, trí tuệ và tinh thần.

Dân cư: Dân cư là lực lượng tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội. Tuỳ theo độ tuổi mà dân cư tham gia vào các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Trong giai đoạn tiêu dùng, toàn bộ dân cư của một vùng, một quốc gia đều tham gia. Ngoài các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch. Sự tập trung dân cư vào các đô thị, sự gia tăng dân số, tăng mật độ dân số, tuổi thọ, nghề nghiệp… liên quan trực tiếp đến nhu cầu du lịch và cầu du lịch. Các yếu tố dân cư như: số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cơ cấu, sự phân bố và mật độ dân cư tác động trực tiếp đến việc hình thành cầu du lịch, tần suất hình thành cầu và khối lượng cầu du lịch.

Bản sắc văn hoá và tài nguyên nhân văn khác: Sự khác biệt giữa các nền văn hoá của các địa phương, các vùng của một quốc gia, giữa các quốc gia do tập

tục mỗi vùng, do bản sắc văn hoá dân tộc quyết định. Chính bản sắc văn hoá dân tộc tạo ra sức kích thích hình thành cầu du lịch. Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hoá hiện nay, quốc gia nào giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ được những đặc thù truyền thống sẽ có sức hấp dẫn du lịch lâu dài, thu hút được nhiều khách du lịch. Bản sắc văn hoá và tài nguyên nhân văn khác đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bổ sung cho cầu du lịch ở ngoài mùa du lịch. Bởi vì hầu hết các bộ phận của yếu tố này không mang tính thời vụ, giúp cho các cơ sở hoạt động du lịch giảm nhẹ tính thời vụ.

Trình độ văn hoá: Trình độ văn hoá tác động đến việc hình thành cầu cả phía người tiêu dùng du lịch và người sản xuất du lịch. Khi trình độ văn hoá được nâng cao thì động cơ đi du lịch tăng lên, thói quen đi du lịch hình thành ngày một rõ. Những người có văn hoá thấp thường ít có nhu cầu du lịch, mặc dù họ có thời gian rỗi và các điều kiện vật chất khác. Trình độ văn hoá của những người làm du lịch tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm du lịch và thông qua nó tác động đến việc hình thành cầu, đến khối lượng và cơ cấu của cầu du lịch đối với khách du lịch lần một và các lần tiếp theo.

Nghề nghiệp: Nghề nghiệp là những hoạt động phục vụ cho mục đích kiếm sống, dưới nhiều hình thức, được lập đi lập lại trong một khoảng thời gian dài hoặc cả cuộc đời của con người. Tuỳ theo đặc thù của mỗi nghề, con người sẽ phải dịch chuyển, phải đi du lịch nhiều hay ít.

Thị hiếu và các kỳ vọng : Thị hiếu ảnh hưởng trực tiếp đến cầu du lịch, hướng sự ưu tiên tiêu dùng vào hàng hoá, dịch vụ du lịch xác định nào đó. Các kỳ vọng hay sự mong đợi của con người về sự thay đổi thu nhập, giá cả … làm cho cầu du lịch thay đổi. Các thị hiếu và kỳ vọng trong lĩnh vực du lịch tác động trực tiếp đến việc hình thành cầu du lịch, đến cơ cấu của cầu và lượng cầu du lịch.

- Các yếu tố kinh tế

Đây là nhóm yếu tố quyết định, tác động trực tiếp và nhiều chiều lên cầu du lịch, cả về sự hình thành cầu du lịch đến khối lượng và cơ cấu của nó trên thị trường du lịch. Trong nhóm yếu tố kinh tế thì yếu tố thu nhập, giá cả và tỷ giá hối đoái đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Thu nhập của dân cư: Để có cầu trong du lịch thì thu nhập của dân cư phải đạt đến mức độ nhất định vượt qua mức cân đối đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, hoặc phải có nguồn thu nhập bổ sung đủ để bù đắp cho những chi phí của chuyến đi du lịch. Khi thu nhập của dân cư tăng lên sẽ dẫn đến tiêu dùng du lịch tăng lên và ngược lại. Tuy nhiên, trong một số loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch chữa bệnh, du lịch hành hương, tín ngưỡng, cầu du lịch không hoàn toàn chịu tác động của thu nhập dân cư theo cơ chế như trên.

Giá cả hàng hoá: Trên thị trường chung, giá cả hàng hoá biến động sẽ gây nên sự biến động của cầu du lịch. Giá cả hàng hoá giảm xuống, sức mua sẽ tăng lên, việc lưu thông hàng hoá thuận lợi sẽ tác động trực tiếp đến người tiêu dùng. Thu nhập của họ ngoài việc được sử dụng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu sẽ còn một khoản dôi ra có thể dành để tích luỹ hoặc để đi du lịch. Theo đó cầu du lịch sẽ được hình thành nhanh chóng và lượng cầu du lịch sẽ tăng lên. Trên thị trường du lịch, tác động của giá cả hàng hoá vật chất và dịch vụ lên cầu du lịch bị khống chế bởi hai giới hạn. Khi giá hàng hoá du lịch quá đắt, người mua trên thị trường du lịch không chấp nhận, cầu du lịch sẽ giảm và có thể triệt tiêu. Khi giá hàng hoá dịch vụ giảm dần, lượng cầu du lịch sẽ tăng lên, nhưng giá hàng hoá du lịch giảm quá giới hạn, người mua không tin tưởng vào chất lượng của hàng hoá vật chất và dịch vụ du lich, làm cho lượng cầu cũng giảm đi và có thể triệt tiêu.

Tỷ giá trao đổi ngoại tệ: Yếu tố này tác động chủ yếu đến sự hình thành cầu, đến khối lượng và cơ cấu của cầu du lịch quốc tế. Trong điều kiện giữ nguyên giá cả của hàng hoá du lịch, tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến cầu trong du

lịch quốc tế. Khách du lịch sẽ quyết định đến những nơi mà tỷ giá hối đoái cao nhất giữa đồng tiền của nơi mà họ mang quốc tịch, làm việc và nhận thu nhập với nước nhận khách. Nhiều nước đã sử dụng rất thành công và linh hoạt việc thay đổi tỷ giá trao đổi ngoại tệ để điều chỉnh cầu trong du lịch có lợi cho mình.

- Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị mang tính quyết định đến việc hình thành cầu trong du lịch. Điều kiện ổn định chính trị, hoà bình sẽ làm tăng khối lượng khách du lịch giữa các nước. Đường lối đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của một Đảng cầm quyền, của nhà nước, trong đó có chính sách phát triển du lịch tác động trực tiếp đến sự hình thành cầu, cơ cấu và số lượng cầu du lịch. Các thủ tục ra vào du lịch, đi lại, lưu trú, thăm quan, mua sắm thuận tiện, không phiền hà là sự hấp dẫn du lịch, làm cho số lượng khách vào, ra du lịch sẽ tăng, nhu cầu về các loại hình du lịch sẽ được đa dạng hoá. Nhiều nước coi việc cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh và thủ tục hải quan, chính sách thuế là khâu đột phá để phát triển du lịch.

- Yếu tố cách mạng khoa học công nghệ và quá trình đô thị hoá

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ và quá trình đô thị hoá tác động sâu sắc đến toàn bộ các hoạt động kinh tế và xã hội trong đó có du lịch. Một mặt nó tạo điều kiện cần thiết để hình thành các nhu cầu du lịch và chuyển hoá nhu cầu du lịch thành cầu du lịch. Mặt khác, các yếu tố này làm cho sự cân bằng nhịp sống bị phá vỡ buộc con người phải nghỉ ngơi để khôi phục lại. Từ đó, nẩy sinh nhu cầu du lịch dưới nhiều dạng khác nhau, với tốc độ hình thành và quy mô của cầu du lịch tăng lên không ngừng.

- Yếu tố giao thông vận tải

Giao thông vận tải là tiền đề cho sự phát triển du lịch, không có giao thông, con người sẽ không đến được nơi du lịch. Nhóm yếu tố giao thông tác động vào

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2022