Củng Cố Và Phát Triển Các Mối Quan Hệ Kinh Tế

quốc dân, tiêu dùng các hộ gia đình, chi tiêu quốc gia, tiết kiệm, đầu tư, thất nghiệp, việc làm, tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế

Trong từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng: “Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù mang tính du lịch và thường được xem như ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước, có chức năng, nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hoá, lịch sử …) nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ cho khách du lịch”[25, tr.586 ]. Định nghĩa này coi kinh tế du lịch là loại hình kinh tế có tính đặc thù, tổng hợp, đa dạng, bao hàm cả vật thể lẫn phi vật thể. Mọi hoạt động kinh doanh du lịch đều gắn bó với môi trường xã hội, văn hoá, lịch sử, kinh tế, chính trị, tự nhiên …Các loại dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn với việc sử dụng các nguồn lực: vốn, khoa học - công nghệ và nguồn lực lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.

Như vậy, kinh tế du lịch là tổng hoà các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế, kinh tế với xã hội của hoạt động du lịch, hình thành trên cơ sở phát triển sản xuất, trao đổi hàng hoá và nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của con người trong xã hội ngày càng không ngừng được nâng cao. Về mặt lịch sử, hoạt động kinh tế du lịch đã từng bước hàng hoá hoá cùng với sự phát triển sản xuất và phát triển hàng hoá. Trong quá trình hàng hoá hoá hoạt động đó, mức độ xã hội hoá của du lịch, hoạt động kinh doanh cũng không ngừng được nâng cao.

Ngày nay, hoạt động kinh tế du lịch mang tính đại chúng, tính toàn cầu và tính liên tục, mối liên hệ kinh tế, xã hội trong quá trình đó không ngừng tăng cường, phạm vi quan hệ kinh tế không ngừng mở rộng, mối quan hệ của nó với

toàn bộ nền kinh tế xã hội ngày càng phát huy tác dụng và không ngừng được nâng cao. Nhận thức được hiệu quả và lợi nhuận do kinh tế du lịch mang lại mà hiện nay trên thế giới các nước tư bản có nền kinh tế phát triển cao, có tiềm lực tài chính mạnh như: Đức, Pháp, Anh, Mỹ… , đã không ngừng đầu tư để cạnh tranh phát triển lĩnh vực du lịch. Điều đó vừa góp phần thúc đẩy mạnh mẽ LLSX phát triển, xong cũng tạo ra sự phân cách giầu nghèo trong xã hội ngày càng tăng và cũng chính quá trình đó làm cho tài nguyên cạn kiệt, môi trường huỷ hoại, cạnh tranh diễn ra gay gắt.

Tóm lại, kinh tế du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, ngành kinh doanh hoạt động lĩnh vực cung ứng sản phẩm du lịch, thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của du khách, nhằm đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp du lịch. Kinh tế du lịch là ngành công nghiệp không khói, ngành sản xuất phi vật chất nhưng mang lại những giá trị vật chất và tinh thần rất cao.

1.1.1.3 Các loại hình du lịch

Để có thể đưa ra các đinh hướng và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch, các nhà quản lý vĩ mô về du lịch cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau.

Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình khác nhau:

- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

+ Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Ở hình thức du lịch này khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.

+ Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.

Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa - 3

- Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành các loại sau:

+ Du lịch chữa bệnh: ở loại này khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ.

+ Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Đây là loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng ngày.

+ Du lịch thể thao: gồm du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao thụ động.

+ Du lịch văn hoá: mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội hoạ, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục tập quán của đất nước du lịch.

+ Du lịch công vụ: mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Với múc đích này, khách đi tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỉ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, cuộc triển lãm hàng hoá, hội chợ …

+ Du lịch thương gia: mục đích chính của loại hình du lịch này là đi tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, kí kết hợp đồng …

+ Du lịch tôn giáo: loại hình du lịch này nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo những đạo giáo khác nhau.

+ Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương: loại hình du lịch này phần lớn nẩy sinh do nhu cầu của những người xa quê hương đi thăm hỏi ba con họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang …

+ Du lịch quá cảnh: nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác.

- Căn cứ vào đối tượng khách du lịch. Theo tiêu thức này du lịch được phân thành:

+ Du lịch thanh, thiếu niên

+ Du lịch dành cho những người cao tuổi

+ Du lịch phụ nữ, du lịch gia đình

- Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:

+ Du lịch theo đoàn: ở loại hình này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có chuẩn bị chương trình từ trước, trong đó sẽ định ra những nơi sẽ đến thăm, nơi lưu trú và ăn uống.

+ Du lịch cá nhân: ở loại hình du lịch này khách du lịch có thể thông qua tổ chức du lịch hoặc đi tự do.

- Căn vứ vào phương tiện giao thông được sử dụng. Theo tiêu chí này, du lịch được phân thành:

+ Du lịch bằng xe đạp

+ Du lịch bằng xe máy

+ Du lịch bằng ô tô

+ Du lịch bằng tàu hoả

+ Du lịch bằng tàu thuỷ

+ Du lịch bằng máy bay

- Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành.

+ Du lịch ở khách sạn

+ Du lịch ở khách sạn ven đường

+ Du lịch ở lều trại

+ Du lịch ở làng du lịch

- Căn cứ vào thời gian đi du lịch. Theo tiêu chí này, du lịch được phân thành:

+ Du lịch dài ngày

+ Du lịch ngắn ngày

- Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch. Theo tiêu chí này du lịch được phân thành:

+ Du lịch nghỉ núi

+ Du lịch nghỉ biển, sông, hồ

+ Du lịch thành phố

+ Du lịch đồng quê.

Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều cách phân loại du lịch dựa trên những tiêu chí khác nhau, đặc biệt ở các nước phát triển do nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng nên các loại hình du lịch cũng rất phong phú và ở mỗi nước, mỗi khu vực lại có những đặc trưng riêng với những sản phẩm du lịch đặc trưng. Chẳng hạn, ở Thái Lan phát triển loại hình du lịch sex thì ở Việt Nam chú trọng phát triển loại hình du lịch sinh thái….

1.1.2. Vai trò của kinh tế du lịch

1.1.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

- Phát triển du lịch nội địa: Trong phạm vi một quốc gia, sự phát triển của ngành kinh tế du lịch sẽ tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân. Chẳng hạn, việc sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật … góp phần làm tăng thêm tổng thu nhập quốc nội (GDP).

Hoạt động kinh tế du lịch sẽ tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Hay nói cách khác, kinh tế du lịch tác động vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chỉ tiêu của nhân dân theo các vùng (thường thì các vùng phát triển mạnh du lịch lại là những vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫn đến thu nhập của người dân tại những vùng đó tự sản xuất là thấp).

Du lịch nội địa là ngành kinh tế huy động tốt nhất kết cấu vật chất kinh tế

- xã hội, các nguồn lực khác nhau của các thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế quốc dân nói chung và mỗi vùng, mỗi địa phương nói riêng.

Ngoài ra, việc phát triển tốt du lịch nội địa sẽ góp phần củng cố sức khoẻ cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Đồng thời, du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn. Vào trước và sau thời vụ du lịch, khi khách quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật ấy vào phục vụ khách du lịch nội địa. Theo cách đó vừa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của du lịch nội địa, vừa tận dụng được cơ sở vật chất - kỹ thuật.

- Phát triển du lịch quốc tế: Trong phạm vi quốc tế, sự phát triển của du lịch tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Thực tế cho thấy, cùng với hàng không dân dụng, cung ứng tàu biển, kiều hối, bưu điện quốc tế, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hàng tỷ USD mỗi năm thông qua việc phát triển du lịch.

Trong lĩnh vực xuất khẩu, du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả rất cao. Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước hết ở chỗ, du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản … theo giá bán lẻ cao hơn (nếu như bán qua xuất khẩu sẽ theo giá bán buôn). Được trao đổi thông qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế.

Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ” mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá du lịch. Đó là các cảnh quan thiên nhiên khí hậu và ánh

sáng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị của những di tích lịch sử - văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống, phong tục tập quán …

Với hai hình thức xuất khẩu trên cho thấy hàng hoá và dịch vụ bán thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, do tiết kiệm được đáng kể các chi phí đóng gói, bao bì, bảo quản, vận chuyển và thuế xuất khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi xuất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán.

Kinh tế du lịch phát triển sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương, nó góp phần tạo nguồn thu ngân sách cho các địa phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch thuộc sự quản lý trực tiếp của dân địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn.

- Đối với lĩnh vực đầu tư cho quá trình phát triển. Du lịch có vai trò khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay, giá trị ngành du lịch ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội. Do vậy, các nhà kinh doanh khi đi tìm hiệu quả của đồng vốn, thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ xuất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp, mức độ rủi ro thấp. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung thì nhu cầu về vốn đầu tư không lớn như lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cơ bản, mà thu hồi vốn nhanh, doanh thu cao, thu hút được nhiều lao động góp phần giải quyết nhu cầu về việc làm, giảm sức ép cho toàn xã hội.

1.1.2.2. Củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế

Kinh tế du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế thông qua các mặt sau:

Một là, để đạt được mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch, các tổ chức quốc tế mang tính chất chính phủ và phi chính phủ về du lịch đã tác động tích cực với nhau nhờ đó mà hình thành những mối quan hệ kinh tế.

Hai là, kinh tế du lịch quốc tế phát triển, nhiều du khách có xu hướng khám phá những miền đất lạ, đi đến nhiều điểm du lịch trong một chuyến hành trình của mình… Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đi lại thuận tiện cho quá trình du lịch của du khách mà ngành giao thông quốc tế đã không ngừng quan tâm đầu tư phát triển.

Ba là, du lịch quốc tế như một đầu mối “xuất - nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế…

Tại Việt Nam, kinh tế du lịch là cầu nối giao lưu quốc tế có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Trong kinh doanh du lịch quốc tế, khách du lịch quốc tế có thể là thương nhân. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách phục vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được chú trọng. Từ đó, du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế … Tuy nhiên, điều kiện hiện nay nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu vốn đầu tư … nên cần phải hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam thì điều đó càng có ý nghĩa to lớn. Bản thân hoạt động kinh doanh du lịch cũng phát triển theo hướng quốc tế hoá, vì khách du lịch thường đến nhiều nước trong một chuyến đi du lịch dài ngày. Hình thức liên doanh, liên kết ở phạm vi quốc tế trong kinh doanh du lịch là phương tiện kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế cao, đến lượt nó kích thích đầu tư nước ngoài vào du lịch và tăng cường chính sách mở cửa. Thực tiễn phát triển kinh tế ở Thái lan, Singapore, Malaysia… đã chọn du lịch là một hướng mở cửa của nền kinh tế.

1.1.2.3. Góp phần phát triển các ngành kinh tế khác

Phát triển du lịch có thể kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2022