Số Đơn Vị Dịch Vụ Lữ Hành Giai Đoạn 2010 – 2015


Bảng 2.7 : Số đơn vị dịch vụ lữ hành giai đoạn 2010 – 2015


TT

CHI TIEU

ĐVT

2010

2011

2012

2013

2014

2015

TTBQ

1.

Số cơ sở

Cơ sở

27

39

47

58

47

58

4,30%

2.

Lao động

Người

103

117

179

238

179

238

5,85%

3.

Doanh Thu

Tỷ đ

65,9

44,8

50,1

54,9

50,1

54,9

1,85%

4.

Số ngày khách phục

Ng.ngày

102,7

83,87

92,72

92,81

92,72

92,82

0,02%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phát triển khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận thực trạng và giải pháp - 9

Nguôn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Thuận

Doanh thu và lao động trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành cũng tăng qua các năm. Điều này cũng thể hiện sự phát triển của hoạt động này tại Bình Thuận. Bên cạnh sự phát triển của hoạt động lữ hành thì chương trình tour nội tỉnh từng bước đa dạng và có chiều sâu hơn trước; chất lượng phương tiện vân chuyển khách du lịch cũng được nâng lên đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của du khách. Gắn với du lịch là sản phẩm du lịch. Bình Thuận hiện đang phấn đấu nâng cao sản phẩm du lịch, đa dạng cả về số lượng và chất lượng, đồng thời tạo nhiều sản phẩm du lịch giải quyết nhu cầu chi tiêu du khách trong nước và nước ngoài phong phú hơn.

2.2.3.3. Các khu vui chơi, giải trí, nghĩ dưỡng

Trên địa bàn tỉnh. Bình Thuận hiện có khoảng 45 điểm tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng với nhiều loại hình du lịch đa dạng. Trước hết, đó là những danh lam thắng cảnh đặc trưng của Bình Thuận như Đồi cát Mũi Né, Hòn Rơm, đảo Phú Quý, núi Tà Cú, Suối tiên, Thác bà - Hồ Biển Lạc, ... thích hợp cho những du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái, gần gũi với thiên nhiên và các khu vui chơi giải trí nhân tạo tổng hợp phục vụ nhu cầu giải trí đa dạng của du khách, cũng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử có quý giá của dân tộc ...

Bảng 2.8 : Các khu du lịch, địa điểm tham quan tiêu biểu tại Bình Thuận


STT

CAC ĐỊA ĐIEM THAM QUAN


1

Quân thê du lịch Hòn Rơm - Mũi Né

Phan Thiêt

2

Mũi điện Khê Gà, Khu di tích núi Tà Cú,

vườn thanh long Hàm Thuận Nam

Huyện Hàm Thuận Nam

3

Suối tiên

Hàm Tiên, Phan Thiêt

4

Làng nghê nước măm truyền thống Thanh Hải

Thanh Hải, Phan Thiêt


5

Dinh Thây Thím

Huyện Hàm Tân

6

Hòn Bà

Huyện Hàm Tân

7

Quân thê tháp Chăm Pôshanư

Phú Hài, Phan Thiêt

8

Khu di tích Dục Thanh

Phan Thiêt

9

Công trình thủy điện Đa Mi

Huyện Hàm Thuận Băc

10

Suối khoáng Vĩnh Hảo

Huyện Tuy Phong

11

Chùa hang (Cô Thạch tự), Gành Son

Huyện Tuy Phong

12

Dinh Vạn Thủy Tú

Phan Thiêt

13

Bàu Trăng

Hòa Thăng

14

Huyện Đảo Phú Quý

Huyện đảo Phú Quý

15

Khu bảo tôn thiên nhiên Biên Lạc - Núi Ông

Huyện Tánh Linh

Nguồn : Báo cáo Sở Văn hóa- Thể thao du lịch Bình Thuận

Bên cạnh những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và các di tích văn hóa, lịch sử lâu đời, Bình Thuận ngày càng có nhiều các công trình, dự án du lịch đang được xây dựng nhằm góp phần tạo nên tính đa dạng trong các loại hình du lịch để phục vụ du khách. Các khu vui chơi, giải trí hiện nay đầy đủ tiện nghi, trong đó có nhiều khu vui chơi, giải trí có các khách sạn tiêu chuẩn 3 đến 4,5 sao, sân tennis, hồ bơi, nhà hàng phục vụ đặc sản địa phương v.v... Tại trung tâm thành phố Phan Thiết có sân Goft 18 lỗ đáp ứng nhu cầu chơi thể thao của du khách có thu nhập cao.

2.2.3.4. Doanh thu từ khách du lịch

Từ điều tra khảo sát chi tiêu khách du lịch thể tính toán, tổng hợp doanh thu du lịch chung toàn tỉnh, bao gồm trong nhiều ngành kinh tế, mà trước hết là toàn bộ cơ sở lưu trú, đóng góp phần không nhỏ là các cơ sở nhà hàng, ăn uống và một số cơ sở kinh doanh trong các ngành khác. Thực tế trong các năm vừa qua doanh thu du lịch Bình Thuận tăng khá cao. Năm 2015 đạt 7.640 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 30,91%.

Nhiều Resort khách quốc tế chiếm phần lớn không ngừng đầu tư mở rộng thêm nhiều loại giải trí phong phú như khu dã ngoại, lướt ván diều, lướt ván buồm, sân gôn, tắm bùn nước khoáng (bùn khoáng + nước khoáng + rong biển + dược thảo

+ nước biển) ... Do vây chi tiêu khách quốc tế ngày càng được nâng cao, thể hiện


qua mức tăng doanh thu du lịch khách quốc tế cao hơn rất nhiều so với khách trong nước. Cụ thể mức tăng khách quốc tế và trong nước như sau:

Bảng 2.9 : Doanh thu khách du lịch giai đoạn 2011-2015

ĐVT: tỷ đồng


TT

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

TTBQ

(%)

1.

Tổng doanh thu

3.389,39

4.371,88

5.474,58

6.787

7.641

22,5%

-

Khách quốc tế

1.373,03

1.731,31

2.215,12

2.972,94

4.149,06

32%


Khách trong nước

1.165,96

1.658,07

2.156,76

2.501,64

3.273,95

29,4%

2.

Tỷ trọng%/GRDP

4,42

5.12

5,8

6,5

7,3


Nguôn: UBND Tỉnh & Sở Văn hóa -Thê thao du lịch Bình Thuận

+ Doanh thu du lịch khách quốc tế năm 2015 đạt 7.641 tỷ đồng tăng 401,6% so với năm 2010, bình quân hàng năm tăng 32,06%. Doanh thu từ khách quốc tế có cơ cấu tăng: Năm 2010 chiếm tỷ lệ 43,7% trong tổng doanh thu du lịch thì năm 2015 nâng lên chiếm tỷ lệ 45,7%

+ Doanh thu du lịch khách trong nước năm 2015 đạt 4.125,6 tỷ đồng tăng 371% so với năm 2010, bình quân hàng năm tăng 30%. Cơ cấu doanh thu khách trong nước trong tổng doanh thu du lịch giảm: Năm 2010 chiếm tỷ lệ 56,2% thì năm 2015 chỉ còn 54,3%. Điều này cho thấy chi tiêu từ khách quốc tế có chuyển biến tích cực về cơ cấu, xu hướng ngày càng tăng rõ nét thể hiện các dịch vụ du lịch phục vụ cho khách quốc tế được đa dạng hóa, phong phú hơn, đã có những dịch vụ cao cấp phục vụ nhu cầu khách du lịch hạng sang như sân golf, lặn biển... doanh thu khách du lịch trong nước mặc dù cơ cấu giảm, tuy nhiên lượng khách vẫn tăng đều cho thấy du lịch Bình Thuận đã có chú ý đến phân khúc thị truờng loại khách có mức sống trung bình. Với mức tăng doanh thu du lịch như trên, có thể nói hoạt động ngành du lịch của tỉnh đã có những bứt phá trong những năm vừa qua đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh te, cơ cấu lao động theo hướng tích cực, thúc đẩy và lôi kéo các ngành dịch vụ và các ngành nghề khác phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội và đời sống một bộ phân dân cư.


- Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành du lịch giai đoạn 2010-2015 khá cao Bình quân tăng trưởng GRDP ngành du lịch hàng năm tăng 31,33%.

- Tỷ lệ GRDP của ngành du lịch chiếm trong GRDP của tỉnh có xu thế chuyển biến tăng khá như: Năm 2010 chiếm tỷ lệ 4,42% thì năm 2015 nâng lên chiếm tỷ lệ trên 7,3%. Tuy với tỷ lệ tổng giá trị tăng thêm của ngành du lịch hiện nay so với tổng thể chung chưa cao, nhưng vừa là động lực để thúc đẩy các ngành phụ trợ khác phát triển mạnh mẽ.

2.3. Nhận xét

2.3.1. Phân tích môi trường bên trong

2.3.1.1. Những điểm mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch nội địa

1.Với vẻ đẹp tuyệt mỹ của những bãi cát trắng dài hút tầm mắt, rực rỡ trong nắng vàng nhiệt đới và nức tiếng với nhiều resort chất lượng để tạo nên biệt danh rất đáng ngưỡng mộ là “thủ đô resort”, Mũi Né đang tạo sức hút mãnh liệt với du khách quốc tế đến để khám phá và tận hưởng kỳ nghỉ nơi thiên đường biển.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận đánh giá, với tiềm năng như vậy, gần một thập kỷ nay, Bình Thuận trở thành địa chỉ đỏ cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch và tất nhiên, Mũi Né cũng dần trở thành điểm đến nổi tiếng thế giới. Nhiều loại hình như du lịch nghỉ dưỡng biển hình thành với các sản phẩm đa dạng như nghỉ dưỡng, dịch vụ spa, tắm bùn khoáng, dịch vụ thể thao trên biển như lướt ván diều, lướt ván buồm, lặn biển.... Bên cạnh đó, du lịch Bình Thuận cũng từng bước phát triển thêm các loại hình du lịch MICE, du lịch tham quan, nghiên cứu văn hoá, lễ hội, làng nghề truyền thống, vui chơi giải trí… (nguồn: www.baobinhthuan.com.vn)

2.Ngoài vành đai du lịch Hàm Tiến - Mũi Né, Bình Thuận còn được biết đến với một vành đai phát triển du lịch khác là Phan Thiết - Tiến Thành - La Gi. Ở vành đai này, dù phát triển sau, nhưng việc sở hữu nhiều điểm tham quan hấp dẫn, đậm chất văn hóa lịch sử bản địa như Dinh Thầy Thím, Núi Tà Cú, Hải đăng Kê Gà, tháp Poshanư hay cuộc sống của những làng chài ven biển… nên bất chấp những ảnh hưởng từ kinh tế khó khăn, những nỗ lực đầu tư các dự án du lịch tại vành đai này đã tạo được những dấu ấn nhất định và hơn thế, các nhà đầu tư đã định hình


được chuỗi dịch vụ du lịch cao cấp tại các resort nổi tiếng như The Princess D’Annam, Sài Gòn – Suối Nhum, Sea Lion Beach, Villa De Soy…

Với tốc độ tăng trưởng trên 30%, hàng năm du lịch nơi đây đã đón tiếp khoảng 3,7 triệu lượt khách, trong đó khoảng 410.000 lượt khách quốc tế, tạo nguồn doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng. Hiện tại đã có khoảng 400 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với tổng diện tích đất gần 7.800 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư thực hiện trên 60.000 tỷ đồng. Bình Thuận đang trên đường biến mình thành một trung tâm du lịch mang tầm vóc quốc gia.

3.Hướng phát triển rộng mở, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, TP. Phan Thiết được xây dựng trở thành đô thị du lịch. Bình Thuận hướng tới trở thành Trung tâm Du lịch - Thể thao biển quốc gia trên cơ sở hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng như du lịch, thể thao biển, bao gồm du lịch sinh thái biển, trung tâm thể thao biển, văn hóa miền biển… gắn với du lịch sinh thái rừng, trung tâm nghĩ dưỡng cao cấp.

Theo ông Lê Tiến Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, với mục tiêu phát triển du lịch là ưu tiên trọng tâm, Bình Thuận đang tích cực cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh kịp thời các chính sách về đất đai, tạo môi trường đầu tư thông thoáng thu hút mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. Cùng với đó, trong khoảng thời gian gần đây, Bình Thuận khuyến khích sáp nhập các dự án nhỏ và thu hút được nhiều dự án lớn, góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch. (nguồn: www.binhthuan.gov.vn)

4.Ngoài chính sách thông thoáng trong thu hút đầu tư, Bình Thuận đang củng cố ngày càng vững chắc thương hiệu du lịch Mũi Né - Phan Thiết. Ngoài ra, địa phương này quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng loại hình, sản phẩm du lịch lợi thế và khai thác tối ưu sự kết hợp văn hóa, thể thao để phục vụ phát triển du lịch. Khai thác và nâng cao chất lượng các hoạt động, sự kiện lễ hội, văn hóa, thể thao, nhằm thu hút khách du lịch. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có và tập trung phát triển xây dựng các sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc thù có chất lượng, có trọng tâm và sức cạnh tranh cao trên các thị trường. Nhằm tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch cùng với tiếp tục đầu tư, xây dựng phát triển khu


du lịch Hàm Tiến - Mũi Né là một trong những khu du lịch của quốc gia và tạo lực thúc đẩy khu du lịch Hàm Tiến đến La Gi phát triển. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh lên hướng Hàm Thuận - Đa Mi và Thác Bà, huyện Tánh Linh.

5.Du lịch Bình Thuận đón nhận nhiều tín hiệu vui khi hàng loạt dự án hạ tầng giao thông đối ngoại trọng điểm được triển khai như dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A , dự án Sân bay Phan Thiết và tới đây là Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết – Nha Trang. Bình Thuận cũng đang từng bước đầu tư các tuyến đường ven biển và các tuyến Phan Thiết - Hàm Tiến - Mũi Né, Mũi Né – Suối Nước, Suối Nước – Hoà Thắng… Trong tương lai gần, khi nút thắt hạ tầng được cởi bỏ và với những tiềm năng sẵn có, Bình Thuận có một động lực mạnh mẽ để vươn mình thành “người khổng lồ du lịch”.

2.3.1.2. Những điểm yếu ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch nội địa

1.Xét về chất lượng, hiệu quả thực tế, du lịch Bình Thuận bộc lộ nhiều điểm yếu và còn nhiều việc phải làm. Điều mà nhiều du khách đến với Bình Thuận cảm thấy chưa hài lòng là Bình Thuận thiếu chỗ vui chơi, thiếu chỗ để tiêu tiền. Ngoài tắm biển và một số dịch vụ gia tăng như lướt ván, dù bay dành cho dân chuyên nghiệp (chủ yếu là người nước ngoài), thì Bình Thuận chưa có chỗ để chơi. Kể ra, cũng có dịch vụ lái xe địa hình – mạo hiểm trên cát nhưng ở tít tận Bàu Trắng (Hòa Thắng), cách xa khu du lịch chính là Hàm Tiến - Mũi Né đến 25 km. Một vài nơi có dịch vụ cưỡi đà điểu, trượt cát, song quy mô, cách thức còn nhỏ lẻ, tự phát, thiếu chuyên nghiệp.

2.Chẳng hạn, dịch vụ trượt cát ở Đồi Hồng, một đồi cát tuyệt đẹp mà dân du lịch thường gọi là “đồi cát bay” đang còn là tự phát, với những đứa trẻ mang theo những tấm thảm nhựa mời chào khách kiểu như bán hàng rong. Ở tuyến núi, Khu du lịch Tà Cú được đầu tư cáp treo để đưa du khách lên tham quan ngôi chùa nhỏ và tượng Phật nằm, dài nhất Đông Nam Á (49m), song các dịch vụ đi kèm còn quá sơ sài. Khung cảnh nhìn từ đỉnh núi thật đẹp, có thể thấy được toàn bộ tuyến bờ biển ở hướng Đông Nam hay bao quát một vùng đồi thấp phía Tây ngút ngàn thanh long, nhưng ngoài việc ngắm tượng Phật, chụp vài bức ảnh, không còn gì để dừng lại lâu hơn.


3.Phải chăng, do sự đơn điệu của du lịch Bình Thuận nên số ngày lưu trú của khách không nhiều. Số liệu thống kê cho thấy, ngày khách lưu trú ở Bình Thuận trung bình chỉ 1,7 ngày/khách, trong khi đó ở Khánh Hòa là 3,5 ngày, Lâm Đồng là 2,45 ngày. Điểm yếu nữa của du lịch Bình Thuận là số lượng khách quốc tế chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số du khách. Năm 2014, tỉ lệ khách nước ngoài gần 11% và 9 tháng năm 2015 cũng không có cải thiện, trong khi đó ở Khánh Hòa là gần 24%. Cơ cấu lượng khách không cân đối, chủ yếu là khách đến từ nước Nga. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngành du lịch, sự mất cân đối trong cơ cấu du khách đã làm “hỏng” tư duy tiếp thị của những người làm du lịch và dịch vụ ở Mũi Né. Dọc tuyến biển từ Hàm Tiến đến Mũi Né, dày đặc những hàng quán có biển hiệu tiếng Nga, đến nỗi nhiều khách nói tiếng Anh cảm thấy dị ứng. Không ít khách khác nước Nga đã nói: Đến Việt Nam mà tưởng như đang lạc qua đất nước Nga. Các chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực du lịch lưu ý: Việc chỉ “ưu ái” vào một nguồn khách như Mũi Né hiện giờ là rất nguy hiểm; khi thị trường có sự bất ổn sẽ rất dễ sụp đổ, và thực tế Mũi Né đã phải gánh chịu hậu quả. Sự sụt giảm của đồng rúp (Nga) và khó khăn của nền kinh tế nước này trong 2 năm trở lại đây đã khiến số lượng khách Nga đến Việt Nam, trong đó có Phan Thiết (Bình Thuận) giảm đáng kể. Một số tờ báo như Vietnamnet, Thanh Niên từng đưa tin, khách Nga giảm đến 40 - 50%, thậm chí có nơi đến 70%.

4.Một vấn đề khác, Khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né, nơi được mạnh danh “thủ đô Resort” đang đối diện với chuyện ô nhiễm. Ô nhiễm từ rác thải của người dân, của du khách, của chính các nhà hàng, khách sạn nằm ở phía trong bãi biển đã từng được du khách và những người làm du lịch chuyên nghiệp nước ngoài viết bài cảnh báo. Nếu tình trạng này tiếp diễn, sẽ là tác nhân đe dọa sự phát triển của du lịch Mũi Né.

2.3.1.3. Những cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch nội địa

Nhìn một cách tổng thể, Bình Thuận có tiềm năng phát triển du lịch mà không phải nơi nào cũng có được. Chẳng hạn như Mũi Né, một địa danh mới được phát hiện từ sự kiện nhật thực 1995, song nhanh chóng được biết đến nhiều như Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Vũng Tàu, Vịnh Hạ Long...Trên công cụ tìm


kiếm Google, được 602 ngàn kết quả trong vòng 0,35 giây. Trong khi đó “cố đô Huế” là 459 ngàn, “Phong Nha” là 699 ngàn, Vịnh Hạ Long là 1,07 triệu. Với từ “Phan Thiết” thì có đến 1,8 triệu, nhiều hơn cả “Vũng Tàu” (1,59 triệu). Mũi Né biển đẹp thì nhiều nơi có, song Mũi Né, bên cạnh biển đẹp, còn có một sa mạc cát tuyệt đẹp thì không nơi nào có được. Những cồn cát ở khu vực Mũi Né, Bàu Trắng khi lượn sóng trùng trùng điệp điệp, khi thoải dài ngút tầm mắt, luôn thay hình đổi dạng dưới tác động của gió, tạo nên những cảnh đẹp mê hồn. Báo chí nước ngoài đã từng viết về đồi cát ở đây như sau: “Chúng không cách xa Sài Gòn, nhưng những đồi cát này như thuộc về một lục địa khác hoàn toàn. Bạn có thể trượt đồi cát, cưỡi mô tô, hay chỉ đơn giản tự do vui đùa với cát trắng, hồng”. Mũi Né độc đáo là vậy!

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là một lựa chọn đúng đắn của lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, không phải là chủ quan, duy ý chí. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Chính phủ đã xác định xây dựng Mũi Né là khu du lịch quốc gia, đảo Phú Quý là điểm du lịch quốc gia và thành phố Phan Thiết trở thành đô thị du lịch, là trung tâm phụ trợ của tiểu vùng du lịch phía Nam vùng duyên hải Nam Trung bộ. Song, Phan Thiết, Mũi Né, Phú Quý phải đối mặt với sự cạnh tranh của các điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch khác.

Đã đến lúc Bình Thuận phải có những đột phá trong phát triển du lịch, tạo nhiều sản phẩm du lịch phong phú hơn, chất lượng cao hơn. Tỉnh cần “cởi mở” hơn nữa để có những chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực vui chơi, giải trí; gắn với khai thác những đặc điểm của địa hình đồi cát như trường đua xe mạo hiểm, tuyến xe trượt ray tự hành, tập trận bắn súng sơn, dù bay trên cát và các trò chơi khác phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách. Một khu vui chơi hiện đại như Đầm Sen, Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh), Đại Nam (Bình Dương), Vinpearl (Nha Trang, Phú Quốc) cần được nghĩ tới và đi liền là chính sách ưu đãi về hạ tầng, đất đai. Hiện nay, quỹ đất 2 bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp (706B) rất phù hợp cho phát triển các dự án kiểu này, song qua mấy lần đấu giá quyền sử dụng đất vẫn không có nhà đầu tư nào “nhảy” vào do giá còn cao. Hòn Rơm có thể trở thành một điểm nhấn trên tuyến bờ biển phía Bắc Mũi Né như Sealinks City ở phía Nam, nhưng cần thu hút được nhà đầu tư lớn. Kêu gọi những doanh nghiệp trong và ngoài nước có tiếng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023