Những Khó Khăn Và Tồn Tại Trong Phát Triển Khách Du Lịch Nội Địa Trong Thời Gian Qua


trong lĩnh vực du lịch đầu tư vào Bình Thuận, như Vingroup đã đầu tư ở Nha Trang, Bình Định, Phú Quốc… tỉnh cũng cần khuyến khích và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tạo thêm những sản phẩm du lịch khác kết hợp với tắm biển, nghỉ dưỡng như tham quan mô hình canh tác thanh long, câu cá - mực gần bờ, lặn biển, chèo thuyền trên sông Cà Ty... Đặc biệt là kết nối du lịch ở trong đất liền với du lịch đảo Phú Quý. Nguồn nhân lực ngành du lịch cũng cần được nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề. Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch mạnh mẽ hơn, tránh xu hướng chỉ dựa vào khách Nga…

Du lịch Bình Thuận trải qua 20 năm phát triển kể từ sự kiện nhật thực năm 1995. Chặng đường 20 năm không dài nhưng du lịch Bình Thuận đã khẳng định một chỗ đứng vững vàng không chỉ trong mối tương quan so với các ngành khác trong tỉnh mà còn với các địa phương khác. Những người làm du lịch Bình Thuận thường nói, Bình Thuận có “điểm nghẽn” là giao thông đối ngoại khó khăn, khi không có sân bay, không có đường cao tốc. Không lâu nữa, sân bay Phan Thiết vừa được khởi công vào đầu năm 2015 sẽ hoàn thành; đường bộ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ được nối liền. Cùng với dịch vụ thủy phi cơ tuyến TP. Hồ Chí Minh – Phan Thiết đã được đưa vào sử dụng, “điểm nghẽn” về giao thông đối ngoại không còn. 20 năm qua, du khách khắp nơi vượt qua “điểm nghẽn” để đến Bình Thuận vì vẻ đẹp của cảnh quan, thiên nhiên và con người Bình Thuận. Nhưng thành tựu chúng ta đạt được hôm qua không có nghĩa là hôm nay và ngày mai. Du lịch Bình Thuận phải nỗ lực hơn nữa để giữ và phát huy những thành quả đó.

2.3.1.4. Những khó khăn và tồn tại trong phát triển khách du lịch nội địa trong thời gian qua

Hạn chế về công tác tổ chức, quảng bá du lịch

Số liệu về du lịch ở tỉnh Bình Thuận cho thấy về thời gian thưởng ngoạn và ngày khách lưu trú của du khách với thời gian lưu trú đạt 1,92 ngày/ khách nội địa.Ngày khách đến các điểm du lịch khá ngắn hạn, cho thấy việc khai thác và phát triển du lịch ở địa bàn tỉnh Bình Thuận còn ở mức khởi phát, chưa thành hệ thống. Do đó, cần nghiên cứu phát triển các dạng sản phẩm du lịch gắn với các tour, điểm nhằm thu hút khách nhiều hơn và kéo dài ngày lưu trú nhất là đối với khách nội địa.


Nhà nước chưa có cơ chế chính sách rõ ràng minh bạch nhằm thúc đẩy, khuyến khích các thành phần của xã hội tham gia phát triển du lịch. Việc xúc tiến quảng bá cho hoạt động du lịch chưa được chú trọng triển khai, chưa đến được với du khách trong và ngoài nước.Ý thức của người dân và khách du lịch và cả những nhà đầu tư nói chung về bảo vệ thiên nhiên và môi trường chưa cao và chưa đồng bộ. Ở nhiều nơi, người dân trình độ dân trí còn thấp, nghèo, là hậu quả gián tiếp gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái.

Hạn chế về đầu tư phát triển

Cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái Việc quy hoạch của chính quyền địa phương không đồng bộ về các khu du lịch ven biển và việc quản lý xây dựng đến xả thải ra môi trường bị buông lỏng trong thời gian dài đã làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên - môi trường gây ô nhiễm nặng nề và tàn phá nguồn tài nguyên ven biển và làm xấu đi hình ảnh của vùng biển sạch đẹp hoang sơ trong lòng du khách vốn có trước đây. Đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ và giao thông chưa đồng bộ, phương tiện đi đến các vùng xa vẫn còn khó khăn nên hiện tại khách du lịch tập trung chính ở các điểm du lịch dọc ven biển, ở vùng miền núi và trung du, các tour du lịch rời rạc, ít khách. Việc khai thác nhìn chung còn manh múm, toàn tỉnh thiếu sự liên kết tổ chức hoàn thiện các tour, thiếu sự quy hoạch khai thác các điểm du lịch một cách bài bản, đồng bộ. Du lịch sinh thái văn hóa cũng bị hạn chế, điển hình như lễ hội Chăm Katê, trước năm 1975 tết Katê được tổ chức theo định kỳ và xuyên suốt từ Phan Thiết cho đến Phan Rang, thu hút đông đảo người Chăm khắp nơi về dự. Nhưng hiện nay lễ hội Katê không còn được tổ chức liên tục như trước, nó đã làm “đứt gãy” mạch văn hóa lễ hội Chăm Pa, một di sản văn hóa phi vật thể vô giá đã làm nên sự khác biệt về giá trị tài nguyên nhân văn của tỉnh.

Hạn chế nguồn nhân lực du lịch

Là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn nhưng nguồn nhân lực du lịch của Bình Thuận chỉ chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn trong 1,5 triệu lao động (trực tiếp và gián tiếp) trong ngành du lịch cả nước. Nguồn nhân lực mỏng lại phân bố rải khắp các ngành và vị trí công tác. Thiếu cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ về phát triển du lịch nhất là trong lĩnh vực biển-đảo, các hướng dẫn viên du lịch hiện rất thiếu kiến thức về thực hành cũng như diễn giải về tài nguyên theo các tour-điểm du lịch còn


rất sơ khai, thiếu chuyên môn và yếu về nghiệp vụ.Nguyên nhân: Công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch tỉnh còn lúng túng, chưa theo kịp sự phát triển của thực tế. Cho đến nay, vẫn chưa có chiến lược huấn luyện, đào tạo cụ thể nguồn nhân lực du lịch cho từng khu vực, từng thời kỳ. Thị trường lao động du lịch của tỉnh chưa phát triển, vai trò của các trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm ngành du lịch chưa phát huy đến nhà trường, doanh nghiệp và người lao động đều thiếu thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc đào tạo, tuyển dụng và cung ứng lao động.

Sự quan tâm của chính quyền địa phương

Số liệu về du lịch ở tỉnh Bình Thuận cho thấy về thời gian thưởng ngoạn và ngày khách lưu trú của du khách với thời gian lưu trú đạt 3,1 ngày/ khách quốc tế và 1,92 ngày/ khách nội địa.

Ngày khách đến các điểm du lịch khá ngắn hạn, cho thấy việc khai thác và phát triển du lịch ở địa bàn tỉnh Bình Thuận còn ở mức khởi phát, chưa thành hệ thống. Do đó, cần nghiên cứu phát triển các dạng sản phẩm du lịch gắn với các tour, điểm nhằm thu hút khách nhiều hơn và kéo dài ngày lưu trú nhất là đối với khách nội địa. Nhà nước chưa có cơ chế chính sách rõ ràng minh bạch nhằm thúc đẩy, khuyến khích các thành phần của xã hội tham gia phát triển du lịch. Việc xúc tiến quảng bá cho hoạt động du lịch chưa được chú trọng triển khai, chưa đến được với du khách trong và ngoài nước. Ý thức của người dân và khách du lịch và cả những nhà đầu tư nói chung về bảo vệ thiên nhiên và môi trường chưa cao và chưa đồng bộ. Ở nhiều nơi, người dân trình độ dân trí còn thấp, nghèo, là hậu quả gián tiếp gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái.

Hạn chế về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Việc quy hoạch của chính quyền địa phương không đồng bộ về các khu du lịch ven biển và việc quản lý xây dựng đến xả thải ra môi trường bị buông lỏng trong thời gian dài đã làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên - môi trường gây ô nhiễm nặng nề và tàn phá nguồn tài nguyên ven biển và làm xấu đi hình ảnh của vùng biển sạch đẹp hoang sơ trong lòng du khách vốn có trước đây. Đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ và giao thông chưa đồng bộ, phương tiện đi đến các vùng xa vẫn còn khó khăn nên hiện tại khách du lịch tập trung chính ở các điểm du lịch dọc ven biển, ở vùng miền núi và trung du, các tour du lịch rời rạc, ít khách. Việc khai thác nhìn chung


còn manh múm, toàn tỉnh thiếu sự liên kết tổ chức hoàn thiện các tour, thiếu sự quy hoạch khai thác các điểm du lịch một cách bài bản, đồng bộ. Du lịch sinh thái văn hóa cũng bị hạn chế, điển hình như lễ hội Chăm Katê, trước năm 1975 tết Katê được tổ chức theo định kỳ và xuyên suốt từ Phan Thiết cho đến Phan Rang, thu hút đông đảo người Chăm khắp nơi về dự. Nhưng hiện nay lễ hội Katê không còn được tổ chức liên tục như trước, nó đã làm “đứt gãy” mạch văn hóa lễ hội Chăm Pa, một di sản văn hóa phi vật thể vô giá đã làm nên sự khác biệt về giá trị tài nguyên nhân văn của tỉnh Bình Thuận.

2.3.2. Sự biến động lượng khách du lịch nội địa đến trong 2 năm qua

Trong bối cảnh khách Đông Âu giảm do biến động chính trị và kinh tế, thì tại Bình Thuận, "thủ đô resort" của cả nước lại đón lượng khách nội địa tăng đột biến, nhất là khách từ TPHCM và các tỉnh phía Bắc.

Ông Ngô Minh Chính, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết: 2015 là năm đột phá trong tăng trưởng của du lịch Bình Thuận, cụ thể lượng du khách trong năm ước đạt 4.250 ngàn lượt, tăng bình quân 11,2%/năm (trong đó, lượng du khách quốc tế ước đạt 455 ngàn lượt khách, tăng bình quân 12,7%/năm); doanh thu du lịch năm 2015 ước đạt 7.641 tỷ đồng, tăng bình quân 24,6%/năm. (nguồn: http://www.dulichbinhthuan.com.vn)

Đặc biệt mảng du lịch nội địa đang nổi lên như là trụ cột của ngành du lịch Bình Thuận. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, hiện 88% du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại tỉnh này là khách nội địa; du khách quốc tế chỉ chiếm 12%.

“So với các nước khác, khách Nga trong những năm trước đây đến Bình Thuận chiếm số lượng cao nhất, nhưng so với thị trường khách nội địa, con số này không lớn. Sự tăng lên mạnh mẽ của khách nội địa đã khiến du lịch Bình Thuận có những sự tăng trưởng đột phá" - ông Ngô Minh Chính cho biết.

Để đạt được thành quả trên là nhờ nhiều yếu tố như: công tác xây dựng điểm đến an toàn, thân thiện và chất lượng được Bình Thuận chú trọng triển khai thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù cao và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới như du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch Mice, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá những


lễ hội truyền thống, du lịch cộng đồng. Đồng thời tiến hành quy hoạch xây dựng Phan Thiết thành đô thị du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Bên cạnh đó, chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa Bình Thuận với TP.HCM và Lâm Đồng mang tên “Chợ Bến Thành - Hoa Đà Lạt - Biển Mũi Né” cũng đã góp phần thu hút một lượng không nhỏ du khách đến với Bình Thuận.

Trong những nguyên nhân khiến du lịch Bình Thuận phát triển, yếu tố phát triển đột phá về hạ tầng giao thông trong 2 năm trở lại đây mang tính then chốt.

Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây được kết nối với QL1A đã được cải tạo nâng cấp mở rộng đã rút ngắn thời gian từ TPHCM đến Bình Thuận chỉ còn 3 - 3,5 giờ. Các tuyến giao thông dọc chiều dài bờ biển Bình Thuận kết nối các trung tâm du lịch của tỉnh đã được đầu tư hoàn chỉnh.

QL1A nâng cấp mở rộng từ Nha Trang đi Phan Thiết cũng đã hoàn tất từ giữa năm 2015, QL28 nối Phan Thiết và Đà Lạt cũng đã hoàn tất… là những yếu quan trọng giúp du khách thuận lợi đi đến Bình Thuận.

Hiện nay số lượng khách nước ngoài đến Nha Trang đã vươn lên dẫn đầu, vượt cả Mũi Né. Riêng Phú Quốc đang ngày càng thuận lợi hơn về đường biển cũng như đường hàng không trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Vì vậy việc Phan Thiết có sân bay đồng nghĩa nhanh chóng hấp dẫn lượng khách nội địa cũng như quốc tế đến Bình Thuận.

Chưa hết, hiện nay hàng loạt dự án lớn của chính phủ đang khởi động như: Cải tạo nâng cấp QL1A, cao tốc TP.HCM - Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết - Nha Trang, cảng Vĩnh Tân, … cùng với chủ trương quy hoạch phát triển Phan Thiết thành đô thị du lịch biển và trung tâm du lịch biển cả nước của chính quyền tỉnh Bình Thuận đã tạo ra làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng du lịch, thương mại dịch vụ và dân cư tại Phan Thiết.

2.4. Ý kiến chuyên gia về dự báo tốc độ phát triển khách du lịch nội địa Tỉnh Bình Thuận

Nghiên cứu thực trạng phát triển khách du lịch nội địa Tỉnh Bình Thuận nhằm tạo tiền đề và là nền tản để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho


bảng câu hỏi khảo sát mức độ cảm nhận của khách hàng đối với phát triển du lịch nội địa Tỉnh Bình Thuận.

Hỏi ý kiến chuyên gia: Gồm 10 người là những giảng viên thuộc ngành dịch vụ du lịch và lữ hành, các lãnh đạo cấp cao, những hướng dẫn viên giỏi, nhiều năm kinh nghiệm của tỉnh và các công ty du lịch Tỉnh Bình Thuận

Danh sách chuyên gia: (Phụ lục 2) Số câu hỏi khảo sát: 8 câu hỏi

2.4.1. Tính giá trị điểm trung bình của từng yếu tố để thấy được mức độ quan trọng của các yếu tố

Bảng 2.10: Bảng điểm đánh giá của các chuyên gia cho từng nhân tố



Phong cảnh du lịch


Cơ sở hạ tầng


Hướng dẫn viên du lịch


An toàn, trật tự

Dịch vụ ăn uống, mua sắm

Hoạt động tham quan, vui chơi, giải

trí


Cơ sở lưu trú

Sự hợp lý của các chi phí dịch vụ

1

9

8

7

7

6

8

8

7

2

8

7

8

8

8

8

10

8

3

9

8

7

7

7

7

7

9

3

8

8

8

8

8

9

9

8

5

7

8

6

6

9

6

7

7

6

9

7

8

8

8

10

8

6

7

9

9

8

7

8

9

8

7

8

10

8

7

7

7

6

8

6

9

8

8

8

8

8

7

8

8

10

8

8

8

7

8

8

8

8

Tổng

85

79

75

73

77

78

81

74

Trung

bình


8,5


7,9


7,5


7,3


7,7


7,8


8,1


7,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phát triển khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận thực trạng và giải pháp - 10


Gọi Cj là giá trị điểm trung bình của mục tiêu j.


Trong đó C ij là điểm của chuyên gia i đánh giá mục tiêu j i 1 n n là chuyên gia j 1


Trong đó: Cij là điểm của chuyên gia i đánh giá mục tiêu j i = 1, n (n là chuyên gia)

j = 1, m (m là mục tiêu)

Qua kết quả của bảng điểm đánh giá của các chuyên gia cho từng nhân tố thấy rằng Phong cảnh du lịch (8,5) > Cơ sở lưu trú (8,1) > Cơ sở hạ tầng (7,9) > Hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí (7,8) > Dịch vụ ăn uống, mua sắm (7,7) > Hướng dẫn viên du lịch (7,5) > Sự hợp lý của các chi phí dịch vụ (7,4) > An toàn, trật tự (7,3). điều này kết luận mức độ quan trọng cao nhất là Phong cảnh du lịch (8,5) và mức độ quan trọng thấp nhất là An toàn, trật tự (7,3).

2.4.2. Hệ số nhất trí chung

Bảng 2.11: Hệ số nhất trí chung



Phong cảnh du lịch


Cơ sở hạ tầng


Hướng dẫn viên du lịch


An toàn, trật tự

Dịch vụ ăn uống, mua sắm

Hoạt động tham quan, vui chơi, giải

trí


Cơ sở lưu trú

Sự hợp lý của các chi phí dịch vụ

1

1

3

6

8

5

4

2

7

2

2

3

6

6

4.5

2

3

7

3

1

3

6

8

5

3.5

3

7

3

1

4

6.5

7.5

5

5

3.5

6

5

2.5

6

6

8

5

4

2

7

6

3

3

7

8

5

4

2

7.5

7

1

2

6.5

5

7

4

2

8

8

1

2

6

7

5

4

2

6

9

1

2

3

8

3.5

4

4

7

10

1

3

6

8

6

6

5

7

Tổng

12

31

46

66

43

37

25

62

Trung

bình


1,2


3,1


4,6


6,6


4,3


3,7


2,5


6,2


Ta lần lượt tiến hành các bước như sau:

- Bước 1. Tính Tổng các hạng của mục tiêu (Sj), ghi ở cuối bảng


- Bước 2. Tính hạng trung bình là 40,25

- Bước 3. Tính tổng bình phương các độ lệch

S = (12-40,25)2 + (31-40,25)2 + (49-40,25)2 + (71-40,25)2 + (43-40,25)2 + (37-

40,25)2 + (25-40,25)2 + (62-40,25)2 = 2303,5

- Bước 4. Tính ΣTj = 1668. Cụ thể như sau: L - Là số các nhóm có hạng bằng nhau;

te - Là số lượng bằng nhau các hạng trong nhóm e

T1 = 336; T2 = 144; T3 = 216; T4 = 210; T5 = 210; T6 = 210; T7 = 126; T8 = 216

Bước 5. Tính hệ số nhất trí chung


W 1 Hoàn toàn nhất trí với nhau về tất cả các mục tiêu W 0 75 cách xếp hạng 2

W = 1 : Hoàn toàn nhất trí với nhau về tất cả các mục tiêu. W>= 0,75 cách xếp hạng của các chuyên gia được chấp nhận.

Nếu W< 0,75 phải điều chỉnh và đánh giá lại các ý kiến của chuyên gia. Thay số vào công thức trên, ta có:

Như vậy hệ số nhất trí chung W = 0,82 > 0,75

KẾT LUẬN

Đa số chuyên gia cho rằng yếu tố Phong cảnh du lịch > Cơ sở lưu trú > Cơ sở hạ tầng > Hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí > Dịch vụ ăn uống, mua sắm > Hướng dẫn viên du lịch > Sự hợp lý của các chi phí dịch vụ > An toàn, trật tự. điều này kết luận mức độ quan trọng cao nhất là Phong cảnh du lịch và mức độ quan trọng thấp nhất là An toàn, trật tự.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong những năm qua, hoạt động Phát Triển Khách Du Lịch Nội Địa Tại Tỉnh Bình Thuận đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cả về tính chất, hình thức và loại hình. Cùng với ngành du lịch, Khách Du Lịch Nội Địa đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà nói chung và nước ta nói riêng.

Ở chương II, luận văn đã phân tích được các môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Phát Triển Khách Du Lịch Nội Địa Tại Tỉnh Bình Thuận bao gồm cả môi trường vĩ mô và vi mô; đồng thời tổng hợp được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023