2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Thuận
2.1.2.1. Kinh tế ( GDP của tỉnh Bình Thuận)
Bảng 2.2: Các ngành của kinh tế Bình Thuận giai đoạn 2011-2015
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Công nghiệp - Xây dựng (%) | 33,7 | 33,7 | 34,2 | 33,8 | 34,2 |
Dịch vụ du lịch (%) | 38,7 | 40,7 | 41,4 | 43,3 | 44,3 |
Nông, lâm, thủy sản (%) | 27,5 | 25,6 | 24,4 | 22,9 | 21,0 |
Sản lượng lương thực (tấn) | 462.365 | 539.833 | 583.790 | 612.813 | 645.025 |
Kim ngạch XK (triệu USD) | 104 | 135 | 158 | 137 | 168 |
Tổng thu ngân sách bình quân đầu người (triệu đồng) | 2,58 | 3,49 | 3,71 | 5,17 | 6,57 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Khái Niệm Và Khái Quát Về Tình Tình Du Lịch Thế Giới Và Việt Nam
- Điều Kiện Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Du Lịch Của Du Lịch Nội Địa
- Thực Trạng Về Tình Hình Du Lịch Tỉnh Bình Thuận
- Khách Đi Theo Our Và Tự Tổ Chức Giai Đoạn 2012 - 2015
- Số Đơn Vị Dịch Vụ Lữ Hành Giai Đoạn 2010 – 2015
- Những Khó Khăn Và Tồn Tại Trong Phát Triển Khách Du Lịch Nội Địa Trong Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
(Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận năm 2015)
Hình 2.5: biểu đồ ngành du lịch của kinh tế Bình Thuận giai đoạn 2008-2015 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2012-2015
Giai đoạn 2012-2015 | |
GDP toàn tỉnh/năm | 13-14.3% |
Nông lâm thủy sản | 12,8% |
Công nghiệp, xây dựng | 45.6% |
Dịch vụ | 41,6% |
16-17% | |
Kim ngạch xuất khẩu | 20% |
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội | 44 - 46% GDP |
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020 và website của tỉnh Bình Thuận www.binhthuan.gov.vn )
2.1.2.2. Kinh tế của tỉnh Bình Thuận
Năm 2016, kinh tế xã hội tỉnh ta diễn ra trong điều kiện sản xuất kinh doanh trong nước khá ổn định. Giá xăng dầu giảm là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng. Các chính sách ban hành trong năm 2015 và đầu năm 2016 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đời sống dân cư cả nước tiếp tục cải thiện.
Với những cố gắng trong chỉ đạo điều hành của Đảng bộ và Chính quyền địa phương, với sự nổ lực của các ngành, các cấp; kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đã tiếp tục chuyển biến tích cực. Khai thác hải sản ổn định; chăn nuôi tiếp tục được hồi phục; công nghiệp tăng trưởng khá; hoạt động thương mại và du lịch tiếp tục phát triển; xuất khẩu hàng may mặc tăng khá; giá mặt hàng tiêu dùng biến động tăng không đáng kể; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ được tổ chức trang trọng, tạo khí thế tự hào, phấn khởi trong nhân dân. Mặc dù vậy, một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn: Thời tiết sản xuất nông nghiệp không mấy thuận lợi, sản lượng lương thực đạt thấp so với năm trước; Tiến độ xây dựng các khu công nghiệp chậm; thu hút đầu tư nước ngoài ít; giá hàng nông sản giảm và đứng ở mức thấp; xuất khẩu nông sản đạt thấp so với kế hoạch, giảm sút so với năm trước … đã ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong tỉnh
Dự ước tổng sản phẩm trong tỉnh (tính theo phương pháp mới) năm 2015 tăng 8,03% so với năm trước (tính cả Điện Vĩnh Tân); trong đó nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,46%; công nghiệp xây dựng tăng 13,23% (công nghiệp tăng 14,98%, xây dựng tăng 8,92%); dịch vụ tăng 8,03%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩn tăng 7,48%. Cơ cấu các nhóm ngành trong giá trị gia tăng chuyển dịch tích cực: nhóm nông lâm thuỷ sản chiếm 29,2% (năm trước 31,0%); công nghiệp xây dựng 28,6% (năm trước 26,8%), dịch vụ 42,2% (năm trước chiếm
42,2%). GRDP bình quân đầu người đạt 37,0 triệu đồng (tương đương 1.682 USD). Sau đây là kết quả thực hiện ở các ngành và các lĩnh vực:( tham khảo thêm phụ lục 1)
2.2. Thực trạng về ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
2.2.1. Tổng quan về ngành du lịch tại tỉnh Bình Thuận
Những năm qua, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển.Chất lượng dịch vụ du lịch và hoạt động lữ hành tiếp tục nâng lên; toàn tỉnh có 44 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 06 doanh nghiệp lữ hành Quốc tế; các dịch vụ vui chơi giải trí như lướt ván bườm, lướt ván diều, mô tô nước, mô tô vượt địa hình, ... ngày càng có bước phát triển, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, loại hình dịch vụ du lịch, thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.
Hàng năm, nhờ duy trì tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống như Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Trung Thu (Phan Thiết), Lễ hội Dinh Thầy Thím (La Gi), Tết Katê đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn (Bắc Bình, Tuy Phong),... và các hoạt động thể thao như Giải đua thuyền rồng truyền thống tên sông Cà Ty, Giải chạy vượt đồi cát Mũi Né (Phan Thiết), Hội thi leo núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam), Giải leo núi Linh Sơn Tự (Tuy Phong),... đã thu hút sự quan tâm của du khách Quốc tế và trong nước. Đồng thời, các cơ sở lưu trú không ngừng phát triển và ngày càng nâng chất lượng; toàn tỉnh hiện có 271 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh, tăng 85 cơ sở lưu trú (trong đó có 60 nhà nghỉ), với tổng số hơn 10.300 phòng, tăng 2.764 phòng so với năm 2011. Đã có 171 cơ sở lưu trú/6.858 phòng được xếp hạng; trong đó, có 3 cơ sở/348 phòng xếp hạng 5 sao; 22 cơ sở/2.214 phòng xếp hạng 4 sao; 12 cơ sở/891 phòng xếp hạng 3 sao; 34 cơ sở/1.407 phòng xếp hạng 2 sao; 31 cơ sở/783 phòng xếp hạng 1 sao; 51 nhà nghỉ du lịch/973 phòng, ... Tổng cục Du lịch đánh giá và công nhận 6 cơ sở lưu trú đạt nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh, trong đó có 01 cơ sở đạt 4 Bông và 5 cơ sở đạt 3 Bông. Nhờ đó, từ năm 2013 – 2015, lượng khách đến tham quan, du lịch toàn tỉnh tăng bình quân hơn 12%/năm, trong đó khách quốc tế tăng hơn 15%; doanh thu du lịch tăng bình quân gần 30%/năm, nâng tỷ trọng GRDP du lịch từ 5,7% (năm 2013) lên gần 8% (năm 2013) trong tổng GRDP của tỉnh. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh có 1,83 triệu lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tăng 9%; doanh thu du lịch đạt 3.185 tỷ đồng, tăng hơn
18% so với cùng kỳ năm trước; dự kiến doanh thu du lịch năm 2015 đạt 6.200 tỷ đồng, tăng gần 15,7% so với năm 2014. Hoạt động thu hút đầu tư du lịch được chú ý thực hiện đạt kết quả.
Trong 3 năm qua, UBND tỉnh đã chấp thuận đầu tư 10 dự án, thu hồi 18 dự án; tính chung đến nay, toàn tỉnh hiện có 403 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với vốn diện tích hơn 8.100 ha, tổng vốn đăng ký hơn 64 ngàn tỷ đồng, trong đó có 32 dự án đầu tư nước ngoài, với diện tích 3.100 ha và tổng vốn đăng ký tương đương 25,6 ngàn tỷ đồng; trong tổng số dự án du lịch, có 149 dự án đi vào hoạt động, 26 dự án vừa xây dựng, vừa kinh doanh, 93 dự án đang xây dựng, 84 dự án đang vướng đền bù, các dự án còn lại đang lập hồ sơ, thủ tục để xin cấp Giấy phép xây dựng. Môi trường du lịch và an ninh trật tự ở các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh cơ bản được giữ vững.
Tuy nhiên, các loại hình du lịch chưa phong phú, đa dạng; thiếu điểm vui chơi, giải trí và mua sắm hàng lưu niệm; chất lượng dịch vụ còn hạn chế; kết cấu hạ tầng du lịch, nhất là giao thông đối ngoại còn yếu kém và chưa đồng bộ. Hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Bình Thuận chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch, nhất đội ngũ hướng dẫn viên, phục vụ,... trong các cơ sở du lịch, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh nhìn chung chưa mang tính chuyên nghiệp cao và chưa đáp ứng nhu cầu của du khách. Trong những năm gần đây, tỷ lệ thu hút du khách và doanh thu du lịch tăng chậm; còn nhiều dự án chưa đưa vào hoạt động.
2.2.2. Giới thiệu hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa các trung tâm du lịch lớn ở phía Nam như: TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang. Toàn tỉnh có 192 km bờ biển trải dài từ Cà Ná (giáp ranh Ninh Thuận) đến Bình Châu (giáp ranh Bà Rịa-Vũng Tàu). Vịnh Phan Thiết tương đối nông, nhiều gió nên phù hợp với các loại hình thể thao biển mà người châu Âu ưa thích. Lợi thế không chỉ ở biển mà còn ở sự tồn tại phong phú về danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc-lịch sử và hệ thống văn hóa lễ hội cả dân gian lẫn hiện đại.
Mặc dù được nhận định là tỉnh có vùng biển đẹp, khá hoang sơ và quyến rũ nhưng đa số du khách lựa chọn đến Bình Thuận chủ yếu là để nghỉ ngơi và tắm biển
vì Bình Thuận chưa có nhiều sản phẩm hỗ trợ du lịch khác như vui chơi-giải trí, chữa bệnh, mua sắm... Thời gian lưu trú của du khách tương đối ngắn. Hiện nay, Bình Thuận có 125 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch được xếp hạng "sao" với 4.440 phòng, riêng tại khu vực Phan Thiết-Mũi Né chiếm hơn 95% với 6 resort 4 sao, 9 resort 3 sao và 25 resort 2 sao.
Tuy nhiên, sự mọc lên như nấm của các resort đã làm yếu tố thân thiện với môi trường đang bị giảm sút. Đặc biệt, các dự án đầu tư du lịch quy mô nhỏ, lẻ đã xẻ nát quỹ đất. Trước năm 2000, khi phần lớn du khách đánh giá rằng, khu vực Mũi Né mang "vẻ đẹp hoang sơ" thì ngày nay nó dần dần bị lấp đầy bởi các resort và khách sạn. Thành phố Phan Thiết sẽ được coi là đô thị du lịch trong tương lai nhưng còn thiếu nhiều mảng cây xanh khiến nó chưa thoát khỏi lối suy nghĩ xưa nay của nhiều người là "miền nắng, gió và cát". Lối nhận thức về văn hóa du lịch của cư dân vùng biển còn hạn chế, một số hành vi công cộng chưa tạo thiện cảm đối với du khách.
2.2.2.1. Danh lam thắng cảnh
Ngoài Mũi Né-Hòn Rơm, Đồi Dương-Thương Chánh là những bãi tắm đã được nhiều người biết đến, đồi cát, Suối Tiên, Bàu Trắng, chùa núi Tà Cú là nơi thu hút du khách, bởi lẽ mỗi địa danh này đều có nét độc đáo riêng. Bình Thuận hiện còn có những thắng cảnh khác trong đất liền (hồ Biển Lạc, suối Đá, suối nước nóng Vĩnh Hảo…) nhưng chưa có chiến lược quảng bá nhiều đến với du khách.
Hình 2.6: Du lịch Bàu Tr ng
Hình 2.7: Chùa Núi Tà Cú
Hình 2.8: Suối tiên Mũi Né
Hình 2.9: ải đăng Kê à
2.2.2.2. Lễ hội văn hóa
Cộng đồng các dân tộc ở Bình Thuận đang sở hữu một khối lượng di sản văn hóa to lớn, nhất là lễ hội truyền thống. Những lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số luôn tạo sự thu hút đặc biệt. Người Chăm có lễ hội Katê, người Hoa có lễ hội nghinh Ông, gần đây, ngoài những lễ hội văn hóa chung của dân tộc, người Việt còn có thêm lễ hội Dinh Thầy Thím. Trước đây, các lễ hội đó chỉ được tổ chức trong lòng cộng đồng mỗi dân tộc. Ngày nay, với mục đích lưu truyền, phát huy và nhất là tạo thêm thế mạnh cho ngành du
lịch, chính quyền Bình Thuận bảo trợ để phục dựng, tổ chức các lễ hội đó theo chuỗi lễ hội, tức là sẽ có nhiều lễ hội được tổ chức gần thời điểm. Các lễ hội mang tính hiện đại được tổ chức hằng năm là Đua thuyền mừng xuân (mùng hai tết Nguyên Đán), Rước đèn đường phố (tết trung thu). Gần đây, Lễ hội du lịch tầm vóc mang tên "Hội Tụ Xanh" (Home by the Sea) được tổ chức vào ngày 25 tháng 10, 2005 để kỷ niệm 10 năm du lịch Bình Thuận và dự định sẽ tiếp tục tổ chức định kỳ. Tuy nhiên, Bình Thuận chủ trương tổ chức không theo kiểu "Festival Huế" như các địa phương khác.
Hiện nay, công trình kiến trúc được coi là biểu tượng của tỉnh Bình Thuận và thành phố Phan Thiết là tháp nước Phan Thiết. Tháp này nằm tại trung tâm thành phố Phan Thiết bên bờ bắc sông Cà Ty. Có thể thấy hình ảnh tháp này trên biểu trưng chính thức của tỉnh Bình Thuận, các ấn phẩm sách báo, biểu trưng của một số doanh nghiệp Bình Thuận (đặc biệt là các cơ sở sản xuất nước mắm). Bên cạnh đó, các nhóm tháp Chăm (Pô Dam, Pôshanư) là những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Bình Thuận- vùng đất cực nam của vương quốc Chăm Pa. Bình Thuận hiện còn các đình làng mang đậm nét văn hóa Việt như đình Đức Thắng, Đức Nghĩa, Xuân An, Xuân Hội... Ngoài ra, những công trình khác đáng quan tâm là Vạn Thủy Tú, hải đăng Khe Gà, tượng phật nằm trên núi Tà Cú, trường Dục Thanh…
Hình 2.10: Lễ hội Kate của người Chăm
Hình 2.11: Rước đèn trung thu
Hình 2.12:Lễ hội đua thuyền mùng 2 tết trên sông Càty
Hình 2.13:Lễ hội nghinh ông
2.2.3. Tình hình phát triển khách du lịch nội địa tại Bình Thuận
Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đã thẩm định, xếp hạng 09 cơ sở lưu trú du lịch, công nhận hạng sao cho 08 cơ sở lưu trú du lịch, khắc phục hạn chế 05 cơ sở; thẩm định cấp mới 02 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa; cấp giấy xác nhận cho 05 xe ô tô đạt tiêu chuẩn vận