Thực Trạng Về Tình Hình Du Lịch Tỉnh Bình Thuận


Hội là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí hiện đại mang sắc thái dân gian phản ánh trình độ phát triển xã hội thời thời đó, phản ánh đời sống kinh tế, trình độ dân trí và tâm tư tình cảm của người dân địa phương.

GS.Phan Đăng Nhật cho rằng: “Lễ hội là kho tàng lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Lễ hội còn là bảo tàng sống về các mặt sinhhoạt văn hoá tinh thần của người Việt. Chúng đã sống, đang sống và với đặc trưng của mình, chúng tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất.”(nguồn: http://newvietart.com)

Các yếu tố của lễ hội ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch:

– Yếu tố thời gian: Các lễ hội nhìn chung thường diễn ra vào mùa xuân, thời điểm bắt đầu mỗi năm mới con người có thời gian rảnh rỗi nên họ đi lễ ngòai cầu lộc, cầu may còn là cách để nạp một nguồn năng lượng mới để “ Chiến đấu với đời”

– Quy mô lễ hội: Các lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch và khả năng thu hút khách. Ở Việt Nam, các lễ hội có quy mô lớn như: Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội yên Tử, lễ hội chùa Hương thu hút một lượng khách rất lớn.

– Lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử văn hoá. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch.

Tiềm năng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng. Và con người khi đi du lịch chính là đi tìm “những xúc cảm mới lạ” mà quê mình không có. Cảm xúc khác lạ đấy chính là những tập tục là về cư trú, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, trang phục dân tộc.v.v… Việt Nam với 54 dân tộc anh em vẫn còn giữ riêng bản sắc của mỗi vùng. Chẳng hạn như du khách tới Tây Nguyên, về việc thưởng ngoạn thắng cảnh văn hoá của Người Tây Nguyên còn có thể tham quan, tìm hiểu đời sống cảu các dân tộc như Eđê, Mơnông, tham gia lễ hội Đâm Trâu, tham quan nhà Rông, uống rượu cần, múa Cồng Chiêng cùng bà con các dân tộc. Càng gần gũi với đồng bào miền cao này, người ta càng cảm thấy ngạc nhiên và rạt rào tình cảm quý mến. Đời sống của đồng bào giản đơn


nhưng tâm tình khá sâu sắc. Tưởng nghĩ của đồng bào và văn hoá truyền thống phong phú, vừa thực tế, vừa mơ mộng….

Văn hóa ẩm thực: Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa. Mỗi quốc gia có một quan niệm khách nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm thực riêng cho mình. Nguyễn Tuân đã từng nói: “Ẩm thực là một dòng chảy không ngừng, không nghỉ như con sông nó đi qua bao tầng nấp, bờ bãi của kinh nghiệm ăn và sống mới phát triển thành nghệ thuật. Chủ quan, cảm tính là yếu tố không thể không tránh khỏi. Nhưng như mọi hiện diện của đời sống, ẩm thực cũng là một ấn tượng, một thói quen, một ký ức hay một kỷ niệm.”

Ngày nay, việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở nên phổ biến. Đó là cách để lấy tiền của du khách một cách lịch sử nhất. Việc xây dựng các chương trình du lịch ẩm thực thường được các công ty tổ chức thành 2 lọai: Chương trình du lịch chuyên biệt và chương trình du lịch kết hợp. Tất cả đều tạo hướng đi mới cho ngành du lịch trong việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ khách du lịch.

1.3.2.2. Cơ sở hạ tầng

Từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch với tổng số vốn 127,8 tỷ đồng, đã đầu tư nâng cấp các tuyến đường ven biển, các tuyến đường trọng điểm phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục chuẩn bị đầu tư dự án kè chống xói lở bờ biển khu vực Hàm Tiến; dự án kè chống lũ gắn với cải tạo môi trường sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết; cùng với đó, các công trình cung cấp điện, nước sạch, dịch vụ viễn thông, xử lý rác thải, nước thải… được triển khai đầu tư nâng cấp, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động du lịch.

Thời gian qua, tỉnh đã thu hút đầu tư, khai thác tối đa tài nguyên du lịch biển tại khu vực Hàm Tiến - Mũi Né, Tiến Thành (Phan Thiết), Tân Thành (Hàm Thuận Nam), Hòa Thắng (Bắc Bình). Toàn tỉnh hiện có 388 dự án du lịch đã được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với tổng diện tích đất cấp 6.183 ha và tổng vốn đăng ký đầu tư 54.072 tỷ đồng; trong đó, đầu tư nước ngoài có 23 dự án du lịch và 15 dự án dịch vụ du lịch. Loại hình du lịch dã ngoại, vui chơi giải trí, tham quan tại các khu du lịch ven biển đã thu hút nhiều du khách nội địa trong dịp hè, lễ, Tết và dịp cuối


tuần. Các điểm tham quan được đầu tư nâng cấp, phát triển thêm các dịch vụ phục vụ du khách. Bên cạnh đó, tỉnh đã tích cực khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển loại hình du lịch tín ngưỡng. Thông qua các lễ hội truyền thống đã thu hút được nhiều du khách hành hương tín ngưỡng kết hợp tham quan du lịch, nhất là tại thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, xã Bình Thạnh - huyện Tuy Phong. Các sản phẩm du lịch hội nghị (mice), du lịch sinh thái,… từng bước được đầu tư khai thác. Hệ thống cơ sở lưu trú tiếp tục phát triển, chất lượng ngày càng được nâng lên. Toàn tỉnh hiện có 417 cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động với 13.124 phòng, 315 biệt thự và 557 căn hộ du lịch. Đã xếp hạng 209 cơ sở lưu trú với 8.773 phòng, trong đó có 03 cơ sở đạt tiêu chuẩn 5 sao, 28 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao, 16 cơ sở 3 sao có, 31 cơ sở đạt 2 sao, 39 cơ sở đạt 1 sao... Đồng thời, có 47 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành. Các loại hình dịch vụ du lịch như: ăn uống, mua sắm, spa, vui chơi giải trí, thể thao biển, lướt ván buồm, lướt ván diều, dù lượn, môtô địa hình, vận chuyển hành khách… phát triển khá tốt, đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến tham quan, du lịch tại Bình Thuận.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch Bình Thuận phát triển bền vững, góp phần thực hiện tốt Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, thiết nghĩ cần sớm sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch theo hướng phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước; xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương trong việc phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ môi trường du lịch; tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, cần có chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, tạo thuận lợi cho các địa phương có nguồn lực đẩy mạnh phát triển du lịch. Quan tâm đầu tư hoàn thành hệ thống giao thông đối ngoại của tỉnh như: Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết - Nha Trang, sân bay Phan Thiết… tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa tỉnh Bình Thuận với các trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tiếp tục tạo điều kiện phân bổ nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch theo hướng tập trung, có trọng điểm, tạo điều kiện cho tỉnh Bình Thuận sớm đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu du lịch quốc gia Mũi Né; quan tâm hỗ trợ tỉnh Bình Thuận đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa gắn với du lịch (bảo tàng, nhà hát...) và thực


hiện Đề án xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, tạo nền tảng để du lịch Bình Thuận thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát được những lý luận cơ bản liên quan đến thực trạng và giải pháp phát triển khách Du Lịch Nội Địa tại Tỉnh Bình Thuận bao gồm các khái niệm, các thuật ngữ, cấp độ các dữ liệu đầu vào và các phương pháp được sử dụng trong sự phát triển khách Du Lịch Nội Địa tại Tỉnh Bình Thuận. Đồng thời tại chương 1, tác giả cũng đã khái quát được các tranh luận xung quanh vấn đề phát triển khách Du Lịch Nội Địa tại Tỉnh Bình Thuận theo cách nhìn và đánh giá của các học giả ngoài nước, kinh nghiệm phát triển khách Du Lịch Nội Địa tại một số tỉnh, thành phố trong nước và các nước trên thế giới từ đó làm nền tảng cho việc rút ra bài học kinh nghiệm cho sự Phát Triển Khách Du Lịch Nội Địa Tại Tỉnh Bình Thuận.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN

2.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Thuận

Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ với diện tích tự nhiên: 7.830 km2; dân số: 1.171.675 người, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Có quốc lộ IA, đường sắt Bắc - Nam chạy qua, quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối liền với Trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận có bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bình Thuận). Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bình Thuận, đông và đông nam giáp Biển Đông.

Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính với 127 xã, phường và thị trấn bao gồm: thành phố Phan Thiết:14 phường và 4 xã, thị xã La Gi: 5 phường và 4 xã, huyện Tuy Phong: 2 thị trấn và 11 xã, huyện Bắc Bình: 2 thị trấn và 16 xã, huyện Hàm Thuận Bắc: 2 thị trấn và 15 xã, huyện Hàm Thuận Nam: 1 thị trấn và 12 xã, huyện Tánh Linh: 1 thị trấn và 13 xã, huyện Hàm Tân: 2 thị trấn và 8 xã, huyện Đức Linh: 2 thị trấn và 11 xã, huyện đảo Phú Quý: 3 xã.

2.1.1.1. Khí hậu, thời tiết

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 26,8°C. Lượng mưa trung bình năm là 1.231 mm. Độ ẩm tương đối trung bình là 80%. Tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm là 2.782 giờ.

2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Bình Thuận trải dài dọc bờ biển Đông theo hướng Đông Bắc-Tây Nam khoảng 192 km, chiều rộng 95 km. Phía Bắc giáp các sườn núi của dãy Trường Sơn, phía Nam là các đồi cát chạy dài; phần lớn là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển.


Hình 2 1 Đồi Hồng Mũi Né 2 1 1 3 Hệ thống sông rạch chế độ thủy văn Gồm 1

Hình 2.1: Đồi Hồng Mũi Né

2.1.1.3. Hệ thống sông rạch, chế độ thủy văn

Gồm Sông La Ngà, sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái (Quao), sông Cà Ty, sông Phan và sông Dinh.Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi nằm trên địa phận hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận.

2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 677.948 ha chiếm 86,8 % tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp 6,65 % và đất chưa sử dụng 6,55 %.

Bảng 2.1: Thống kê phân loại nhóm đất tỉnh nh huận


Loại đất

Toàn tỉnh (ha)

Cơ cấu (%)

1. Nhóm đất cồn cát, đất cát biển

117.078

14,99

2. Nhóm đất mặn

859

0,11

3. Nhóm đất phù sa

87.086

11,15

4. Nhóm đất xám bạc màu

136.136

17,43

5. Nhóm đất xám bạc màu bán khô hạn

10.856

1,39

6. Nhóm đất đen

21.166

2,71

7. Nhóm đất đỏ vàng

365.138

46,75

8. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

10.310

1,32

9. Nhóm đất thung lũng

5.077

0,65

10. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

9.919

1,27

11. Đất khác (ao, hồ, sông suối)

17.417

2,23

Tổng diện tích

781.043

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phân viện Quy hoạch & thiết kế nông nghiệp miền Trung, 2015)


Tài nguyên nước

Về nguồn nước mặt: Toàn tỉnh có 7 lưu vực sông chính, tổng diện tích lưu vực 9.980 km2 (trong Tỉnh 4.714 km2).

Mật độ sông suối thấp, nguồn nước phân bố không đều giữa các vùng, các mùa. Mùa mưa lũ (tháng 5 – tháng 10). Mùa khô từ tháng 11 – tháng 4 năm sau, sông suối gần như khô kiệt, hạn hán, thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt.

Hình 2 2 h ng cảnh àu r ng  Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất rừng năm 2008 2

Hình 2.2: h ng cảnh àu r ng

Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất rừng năm 2008 là 390.745 ha chiếm 50,03% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, giảm 3.095 ha so với năm 2005 (393.840 ha). Trong đó rừng phòng hộ 217.474 ha, rừng đặc dụng 35.895 ha, rừng sản xuất 137.376 ha. Nhìn chung, tổng diện tích rừng còn khá lớn nhưng phần lớn ở trạng thái rừng nghèo kiệt, rừng non với các loại cây đường kính nhỏ và chất lượng không cao.

Hình 2 3 Thác bà Tánh Linh  Tài nguyên biển Diện tích vùng lãnh hải 52 000 km 2 3

Hình 2.3: Thác bà Tánh Linh

Tài nguyên biển


Diện tích vùng lãnh hải 52.000 km2được xem là vùng biển giàu nguồn lợi về các loại hải sản. Trữ lượng hải sản vùng 50m trở vào bờ khoảng 220 - 240 ngàn tấn, tổng khả năng cho phép khai thác hải sản các loại trên 120 ngàn tấn/năm. Nguồn lợi thủy sản không những lớn về trữ lượng mà còn phong phú về chủng loại: các loại cá có trên 500 loài, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao (cá thu, mú, ngừ,…) và nhiều hải đặc sản có giá trị cao như: tôm, điệp, sò lông, dòm,..).

Hình 2 4 Bãi Rạng  Giao thông vận tải Đường bộ Nằm trên trục giao thông 4

Hình 2.4: Bãi Rạng

Giao thông vận tải

- Đường bộ: Nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, Bình Thuận có 03 tuyến quốc lộ chạy: Quốc lộ 1A, quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với Vũng Tàu.

- Đường sắt: Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 180 km.

- Đường biển: Hiện tại cảng biển Phú Quý đã xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào, Cảng Phan Thiết đã được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.

- Đường hàng không: Tỉnh Bình Thuận đang tiếp nhận Tập đoàn Rạng Đông đầu tư xây dựng sân bay Phan Thiết.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí