Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Khách Du Lịch Nội Địa Tỉnh Bình Thuận


hội và thách thức đối với hoạt động Phát Triển Khách Du Lịch Nội Địa Tại Tỉnh Bình Thuận nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp cho hoạt động Phát Triển Khách Du Lịch Nội Địa này ở chương III.


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TỈNH BÌNH THUẬN

3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển và dự báo phát triển khách du lịch nội địa Tỉnh Bình Thuận

3.1.1. Mục tiêu phát triển khách du lịch nội địa Tỉnh Bình Thuận

Đến năm 2020, tạo hình ảnh điểm đến, thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Bình Thuận; phát triển du lịch Bình Thuận theo hướng du lịch xanh và bền vững; các vùng du lịch trọng điểm quốc gia.

Giữ gìn và khai thác tốt tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đa dạng, có chất lượng đáp ứng nhu cầu du khách.

Vị thế của du lịch Bình Thuận đến năm 2020 ngang tầm quốc gia và khu vực Đông Nam Á; du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và cả nước.

3.1.2. Dự báo nhu cầu phát triển khách du lịch nội địa trong thời gian tới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2015-2017 là 12,0 -12,5%/năm, giai đoạn 2018-2020 là 10,5-11,0%/năm. Trong đó:

+ Tốc độ tăng trưởng khách nội địa trung bình năm giai đoạn 2015-2017 là 11,5-12,0%/năm, 2018-2020 là 10-10,5%/năm.

Phát triển khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận thực trạng và giải pháp - 11

- Tổng lượng khách đến tỉnh năm 2016 đạt 4.500.000 lượt, năm 2020 đạt

7.500.000 lượt.

- Thời gian lưu trú trung bình:

+ Năm 2016: khách nội địa là 1,59 ngày.

+ Năm 2020: khách nội địa là 1,66 ngày.

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch trung bình giai đoạn 2015-2017 là 23- 23,5%/năm; 2018-2020 là 19-19,5%/năm.

+ Năm 2016: đạt 7.500 tỷ đồng.

+ Năm 2020: đạt 17.000-18.000 tỷ đồng.

- Tỷ trọng GDP du lịch.

+ Năm 2016: GDP du lịch chiếm tỷ trọng 8,00-9,00% GDP của tỉnh

+ Năm 2020: GDP du lịch chiếm tỷ trọng 10,00-11,00% GDP của tỉnh


- Đến năm 2020, Hàm Tiến Mũi Né là khu du lịch quốc gia, Phú Quý là điểm du lịch quốc gia và Phan Thiết là đô thị du lịch của cả nước.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch:

+ Năm 2016: toàn tỉnh có 13.000 buồng phòng, trong đó 8.500 buồng phòng khách sạn, resort hạng 01 sao trở lên.

+ Năm 2020: toàn tỉnh có 21.500 buồng phòng, trong đó 14.000 buồng phòng khách sạn, resort hạng 01 sao trở lên.

- Lao động ngành du lịch:

+ Năm 2016, du lịch tạo việc làm cho 46.500 lao động, trong đó 15.500 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. 60% lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch đã qua đào tạo chuyên ngành về du lịch.

+ Năm 2020, du lịch tạo việc làm cho 78.500 lao động, trong đó 26.200 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. 70% lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch đã qua đào tạo chuyên ngành về du lịch. (Nguồn: http://www.binhthuan.gov.vn: cổng thông tin điện tử tỉnh Bình thuận )

3.1.3. Định hướng phát triển khách du lịch nội địa

Du lịch Bình Thuận được xem là ngành kinh tế mũi nhọn đã tạo dựng được thương thiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia, trong 21 năm qua không nơi nào trên đất nước Việt Nam có tốc độ đầu tư trên lĩnh vực du lịch mạnh mẽ như tại Phan Thiết – Bình Thuận. Và theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Tâm tại cuộc họp đánh giá tình hình phát triển ngành du lịch năm 2016 và nhiệm vụ năm 2018 của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch Bình Thuận, vừa diễn ra tại thành phố Phan Thiết thì việc chú trọng thu hút khách nội địa và tìm kiếm thị trường mới là mục tiêu hàng đầu của ngành du lịch tỉnh bình thuận và tiến đến năm 2020, tạo hình ảnh điểm đến, thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Bình Thuận; phát triển du lịch Bình Thuận theo hướng du lịch xanh và bền vững; kết nối du lịch quốc tế, các vùng du lịch trọng điểm quốc gia.

Giữ gìn và khai thác tốt tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đa dạng, có chất lượng đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế.


Vị thế của du lịch Bình Thuận đến năm 2020 ngang tầm quốc gia và khu vực Đông Nam Á; du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và cả nước.

3.2. Đề xuất giải pháp phát triển khách du lịch nội địa

3.2.1. Giải pháp tổng thể phối hợp với các ban ngành khác để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch nội địa

Cơ sở đề xuất- Mục tiêu:

Phát triển sản phẩm du lịch, kết nối các điểm du lịch của địa phương , hình thành các tuyến, tour tham quan du lịch giữa các vùng- miền để phát huy các tiềm năng, tạo các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng, mang tính chuyên biệt. Tăng cường sự hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với nhau, giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế để khai thác và phát huy lợi thế về du lịch của tỉnh.

Thực hiện nghiên cứu thị trường mục tiêu của du lịch Bình Thuận nhằm định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, phát huy được tài nguyên du lịch, lợi thế của Bình Thuận.

Tổ chức điều tra, thu thập thông tin về thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa, xu hướng du lịch trong tương lai phục vụ việc xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của khách.

Xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án đầu tư xây dựng Mũi Né thành Khu du lịch quốc gia, đảo Phú Quý thành Điểm du lịch quốc gia và thành phố Phan Thiết là đô thị du lịch theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt.

Nội dung thực hiện- Lợi ích đạt được:

Tiếp tục huy động các nguồn lực, chủ động triển khai, phối hợp thực hiện tốt các nội dung hợp tác liên kết phát triển du lịch được ký kết với các địa phương; phối hợp thực hiện tốt nội dung Chương trình hợp tác liên kết tam phát triển du lịch Tp Hồ Chí Minh- Bình Thuận-Lâm đồng mà trong đó trọng tâm là liên kết phát triển sản phẩm “ Chợ Sài Gòn-Hoa Đà Lạt- Biển Mũi Né”. Tăng cường hợp tác 1


liên kết phát triển du lịch với các tỉnh duyên hải nam trung bộ, đông nam bộ và tây nguyên.

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch đồng thời giải quyết tốt các vấn đề về môi trường tự nhiên, xã hội tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững

- Các sở, ngành, UBND các địa phương tích cực phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định, pháp luật nhà nước về điều kiện về kinh doanh, an ninh trật tự, xây dựng, ngoại hối, thuế, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá,… đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, chuyên nghiệp.

- Thường xuyên gặp gỡ, tích cực xử lý, giải quyết thấu đáo, kịp thời các kiến nghị của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch ở địa bàn, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát triển bền vững.

- Triển khai các chương trình phòng chống biến đổi khí hậu, thiên tai nhất là khu vực ven biển; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường trong kinh doanh du lịch; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, điểm du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Triển khai chương trình du lịch có trách nhiệm với môi trường gắn với kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trường du lịch; khuyến khích và hỗ trợ đối với các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch; đánh giá, tôn vinh những thương hiệu du lịch “xanh” ở tỉnh.

- Thực hiện nghiêm túc quy định về thẩm định và tái thẩm định, duy trì chất lượng cơ sở lưu trú du lịch; kiểm tra an ninh, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động làm cơ sở để doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, đủ khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.


3.2.2. Giải pháp của chính quyền địa phương nơi có địa điểm du lịch để thu hút khách du lịch nội địa

Cơ sở đề xuất- Mục tiêu:

Giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường hiện hữu, quá trình khai thác gắn với việc bảo tồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Đặc biệt hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động khai thác dịch vụ gây xâm hại đến môi trường sinh thái, các đa dạng sinh học vốn có.

Đánh giá lại chất lượng của sản phẩm du lịch hiện có, trên cơ sở đó lập kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm thành hệ thống. Trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch biển – đảo trên các khu vực Cù Lao Câu, đảo Phú Quý

Nội dung thực hiện- Lợi ích đạt được:

Bảo vệ đa dạng sinh học ở các khu vực cốt lõi. Quản lý nghiêm ngặt các hoạt động kinh doanh du lịch có liên quan đến tác động môi trường vùng ven biển và hải đảo. Quy hoạch lại mạng lưới dân cư ven biển, sắp xếp lại các cơ sở chế biến hải sản ở trên bờ, tại đảo Phú Quý đang gây ô nhiễm môi trường du lịch biển-đảo. Cân đối hài hòa việc khai thác tài nguyên với bảo tồn trong hoạt động du lịch.

Phát huy các thế mạnh vốn có của vùng, tạo dựng các liên kết trong phát triển sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng và chất lượng cao. Trước mắt tập trung đầu tư các tuyến điểm trọng điểm, mang tính đòn bẩy, dựa trên thế mạnh về tài nguyên của vùng, phát triển mạnh loại hình du lịch MICE.

Hỗ trợ phát triển đa dạng sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tốt tài nguyên du lịch, phát huy lợi thế của tỉnh

Trong giai đoạn đến 2020, phát triển các sản phẩm du lịch:

- Du lịch nghỉ dưỡng :

+ Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp (casino ở Phan Thiết, Phú Quý), thể thao cao cấp (du thuyền, sân golf).

+ Phát triển các khu du lịch điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng kết hợp dịch vụ spa cao cấp, mua sắm mỹ phẩm chiết xuất từ thảo mộc, bùn khoáng, nước khoáng, tạo nét đặc trưng riêng (Bưng Thị, Vĩnh Hảo).


- Phát triển du lịch sinh thái rừng - biển - đảo:

+ Phát triển du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên (Núi Ông, Tà Cú), khu bảo tồn biển, đa dạng sinh học (Phú Quý, Cù Lao Câu); du lịch khám phá những hồ, thác đẹp nổi tiếng của Bình Thuận (Thác Bà, Hàm Thuận Đa My).

+ Dịch vụ lặn biển, khám phá đại dương.

- Phát triển du lịch thể thao: khai thác thế mạnh thể thao biển - núi; thể thao trên cát, trên hồ; thể thao mạo hiểm, săn bắn.

Xây dựng Bình Thuận thành trung tâm thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc tế. Mũi Né trở thành trung tâm kinh doanh giải trí thuyền buồm nổi tiếng trong và ngoài nước đồng thời nằm trong hệ thống các địa điểm thi đấu hàng năm của Hiệp hội Lướt ván buồm thế giới PWA.

- Phát triển du lịch văn hóa: phát triển mạnh du lịch cộng đồng, khai thác giá trị văn hóa của các lễ hội, làng nghề truyền thống nhất là khai thác các đặc trưng văn hóa dân tộc Chăm và các dân tộc ít người khác (Chơro, Cơho, Raglai,…) mang đậm bản sắc riêng của Bình Thuận.

- Phát triển mạnh du lịch MICE kết hợp mua sắm, ẩm thực:

+ Khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế tổ chức tại Bình Thuận, đặc biệt là phục vụ tổ chức các sự kiện hàng năm của các doanh nghiệp nước ngoài ở khu vực phía Nam.

+ Khai thác văn hóa ẩm thực địa phương gắn với những đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận như: mực một nắng, bánh hỏi, bánh xèo, gỏi cá mai, dông, thanh long… tạo ra nhiều món ăn độc đáo và khác biệt. Xây dựng các tour hướng dẫn nghệ thuật chế biến món ăn đậm nét văn hóa truyền thống, tạo sự mới lạ cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

+ Phát triển các trung tâm thương mại, mua sắm quy mô lớn gắn với hệ thống các cửa hàng bán hàng đặc sản của địa phương như thanh long, tảo, nước mắm Phan Thiết …

3.2.3. Giải pháp cơ sở và kết cấu hạ tầng phục vụ khách du lịch nội địa Cơ sở đề xuất- Mục tiêu:

Nhằm đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật để phát triển du lịch, tạo lập năng lực cơ bản để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các mục tiêu phát triển.


Nội dung thực hiện- Lợi ích đạt được:

1.Chú trọng xây dựng và thực hiện đồng bộ việc phát triển các ngành liên quan. Đảm bảo xây dựng hoàn chỉnh tuyến quốc lộ 55 du lịch ven biển nối KBTTN Bình Châu - Phước Bửu với Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Tà Cú với Khu bảo tồn biển Cù Lao Câu. Khuyến khích đầu tư, nâng cấp các cơ sở lưu trú sinh thái, nhà nghỉ dã chiến - thiên nhiên

2.Hoàn thiện các bến xe, bãi đỗ xe du lịch, tuyến xe buýt ở các địa bàn trọng điểm du lịch; phát triển dịch vụ vận chuyển khách tuyến Phan Thiết-Phú Quý, dịch vụ vận chuyển khách tham quan trên sông Cà Ty, ven biển từ Tuy Phong đến La Gi.

3. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch

Đến năm 2020, phấn đấu cải thiện được cơ bản về giao thông đối ngoại.

- Tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm:

+ Nâng cấp quốc lộ 1A từ Phan Thiết-Đồng Nai.

+ Đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, Phan Thiết-Nha Trang.

+ Sân bay Phan Thiết.

- Hoàn thành các dự án đầu tư nâng cấp quốc lộ 55, tuyến Lương Sơn-Đại Ninh.

4.Bảo đảm các điều kiện về hạ tầng giao thông nội bộ, điện, cấp thoát nước, thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển du lịch cả chiều rộng và chiều sâu. Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành các công trình:

- Vĩa hè phía Tây đường Nguyễn Đình Chiểu; mở rộng đường Nguyễn Thông.

- Hoàn thành công viên Biển, kè chống xâm thực bờ biển Hàm Tiến.

- Bến neo đậu tàu thuyền Mũi Né.

- Hệ thống Kios thông tin tra cứu và quảng bá du lịch.

- Hệ thống các điểm truy nhập Wifi công cộng.

3.2.4. Giải pháp quảng bá du lịch để nâng cao lượng khách đến Cơ sở đề xuất- Mục tiêu:

- Tiếp tục phát triển và định vị ngày càng vững chắc hơn thương hiệu du lịch Mũi Né-Phan Thiết ở các thị trường du lịch quốc tế và trong nước; có cơ chế quản lý, giữ uy tín, chất lượng sản phẩm để bảo vệ thương hiệu Mũi Né-Phan Thiết.

- Nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch khu vực phía Nam Phan Thiết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023