Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu Phương Pháp Luận


nhỏ nhoi của mình giúp cho du lịch của tỉnh Bình Thuận phát triển đúng tiềm năng và đáp ứng được nhu cầu du lịch của thời đại.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu sau:

- Hệ thống cơ sở lý luận về phát triển khách du lịch nội địa.

- Đánh giá thực trạng khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận.

- Tìm ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để phát triển khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận.

- Đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Bình Thuận nhằm hoàn thiện hơn sự phát triển khách du lịch nội địa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển du khách nội địa sau khi đã và đang du lịch tại Bình Thuận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu vào các đối tượng khách du lịch nội địa đến tham quan, du lịch và lưu trú tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn Bình Thuận như: núi Tà Cú, dinh Thầy Thím, chùa Cổ Thạch, khu di tích Dục Thanh, biển Đồi Dương, đền Vạn Thủy Tú, biển Mũi Né, đảo Phú Quý, biển Kê Gà, lâu đài rượu vang Sealink, …

Không gian nghiên cứu: trong phạm vi tỉnh Bình Thuận.

Thời gian nghiên cứu: tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận

Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, dự báo, mô tả, diễn giải, quy nạp, mô hình hóa trên nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn.

Nguồn số liệu được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo của các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh, các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước về du lịch và số liệu được công bố trên Interrnet.

Phương pháp nghiên cứu


Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của nghiên cứu trước đây, các tài liệu, báo cáo của Tổng Cục thống kê, Sở văn hóa, thể thao và du lịch và các cơ quan khác. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra, khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia. Sau đó sử dụng phương pháp so sánh, mô tả và phân tích.

5. Tổng quan đề tài

- Đề tài: “Giải thích sự hài lòng và mong muốn quay trở lại Nha Trang, Việt Nam của du khách” (Explaining tourists satisfaction and intention to revisit Nha Trang, Viet Nam)

Cơ sở vật chất và khả năng tiếp cận

Văn hóa – Xã hội

Đặc điểm nhân khẩu

Môi trường

Lòng trung thành

Hoạt động tham quan, giải trí

Ẩm thực địa phương

Nhiều tìm kiếm

Sự hài lòng

Mong muốn quay trở lại

Tác giả Trần Thị Ái Cẩm (2011) nghiên cứu về sự hài lòng, ý định quay trở lại hoặc giới thiệu du lịch Nha Trang cho những người khác đã đề xuất mô hình như sau:


Mong muốn giới thiệu

Hình 1.1: Mô hình giải thích sự hài lòng và mong muốn quay trở lại Nha Trang của du khách

Kết quả khảo sát cho thấy có ba trên năm yếu tố của mô hình ảnh hưởng đến sự hài lòng và mong muốn quay trở lại Nha Trang của du khách; cụ thể, yếu tố “Môi trường” có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách (Hệ số chuẩn hóa β = 0,321), tiếp đến yếu tố “Văn hóa – xã hội” (Hệ số chuẩn hóa β = 0,165) và cuối cùng là yếu tố “Ẩm thực địa phương” (Hệ số chuẩn hóa β = 0,164). Kết quả


phân tích số liệu, có 40% số du khách được khảo sát cảm thấy hài lòng khi đến Nha Trang du lịch.

- Đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang”

Mục tiêu nghiên cứu của hai tác giả Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011) là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang đã đưa ra phương trình nhân tố “sự hài lòng của du khách”:


H1 H2

H3

Hư ớng dẫn viên du lịch

H4

H5

Sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở

Kiên Giang

Phong cảnh du lịch

Hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở lưu trú

Phư ơng tiện vận chuyển


Hình 1.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang

F HLDK = 0,273 x54 + 0,306 x56 + 0,267 x57 + 0,342 x58 + 0,294 x59

Kết quả nghiên cứu thu thập dựa trên cuộc khảo sát 295 du khách cho thấy có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách sắp xếp theo mức độ giảm dần đó là: “Cơ sở lưu trú” (0,342); “Phương tiện vận chuyển” (0,306); “Hài lòng về chuyến đi” (0,294); “Phong cảnh du lịch” (0,273) và “Hướng dẫn viên” (0,267).

- Đề tài: “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang”

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bé Trúc (2014) đã đề xuất 5 biến độc lập là: (1) Tài nguyên thiên nhiên, (2) Nhân viên phục vụ du lịch, (3) An toàn và vệ sinh, (4) Giá cả cảm nhận, và (5) Cơ sở hạ tầng đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch tại tỉnh Tiền Giang.


Kết quả nghiên cứu định lượng khẳng định mức độ ảnh hưởng cùng chiều của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Trong đó, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khác nhau, cụ thể từ mạnh tới yếu là:

- Yếu tố “Giá cả cảm nhận”, có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của khách du lịch với hệ số chuẩn hóa β = 0,249;

- Yếu tố “Cơ sở hạ tầng” (hệ số chuẩn hóa β = 0,248)

- Yếu tố “An toàn và vệ sinh” (hệ số chuẩn hóa β = 0,228)

- Yếu tố “Tài nguyên du lịch” (hệ số chuẩn hóa β = 0,136)

- Yếu tố “Nhân viên phục vụ du lịch” (hệ số chuẩn hóa β = 0,094)



Sự hài lòng của khách du lịch

Tài nguyên thiên nhiên

An toàn và vệ sinh

Nhân viên phục vụ du lịch

Giá cả cảm nhận

Cơ sở hạ tầng


Hình 1.3: Mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang

-Đề tài: “Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch của Tổng Công ty Du lịch Saigon (Saigontourist) đến năm 2020”.

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập trực tiếp hoặc gián tiếp từ các báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh, từ các tạp chí du lịch, các tài liệu khác đã công bố tại những hệ thống khác nhau, hệ thống mạng internet cùng các nghiên cứu liên quan và thông qua việc phỏng vấn du khách của Saigontourist bằng bảng câu hỏi khảo sát. Từ đó tác giả thống kê và phân tích số liệu thu thập được


Với mong muốn của tác giả là góp phần cùng Saigontourist nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch của Tổng Công ty Du lịch Saigon ngày càng tốt hơn, xây dựng Saigontourist có uy tín thương hiệu du lịch trong nước, các nước khu vực và thế giới trong lĩnh vực du lịch lữ hành.

Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kiều Phương. Mục tiêu nghiên cứu đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng, từ đó làm cơ sở để phân tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của Saigontourist, sau đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch của Saigontourist trong ngành du lịch hiện nay.

6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Luận văn là cơ sở giúp các nhà quản lý du lịch tại Bình Thuận hiểu rõ được các thành phần tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa. Nghiên cứu đã xác định các thành phần và mức độ ảnh hưởng của từng thành phần đến sự hài lòng của du khách nội địa một cách đầy đủ và chính xác hơn. Việc phân tích các thành phần liên quan đến mức độ hài lòng của khách hàng, sẽ giúp các nhà quản lý, ban lãnh đạo của các công ty du lịch hiểu rõ hơn về nhu cầu của du khách nội địa cũng như chất lượng dịch vụ mà Công ty đã và đang cung cấp. Từ đó, các nhà quản lý du lịch, ban lãnh đạo của các công ty lữ hành có cách nhìn thấu đáo, đưa ra các chính sách tốt hơn trong công tác thu hút và đáp ứng phục vụ nhu cầu của du khách tốt hơn. Đồng thời, có những cải tiến thích hợp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của mình và giúp cho du khách nội địa luôn cảm thấy hài lòng mỗi khi đến với điểm đến Bình Thuận. Trên cơ sở nghiên cứu phát triển du khách nội địa đối với điểm đến du lịch Bình Thuận trong thời gian qua, cá nhân tôi sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách nội địa.

7. Kết cấu đề tài

Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của sự phát triển khách du lịch nội địa

Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển khách du lịch nội địa tỉnh Bình

Thuận


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm về du lịch

Theo luật Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.

1.1.2. Khái niệm về khách du lịch

1.1.2.1. Khái niệm

Theo Luật du lịch (ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005): “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. (điều 4, Luật du lịch, 2005)

Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế:

- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. (điều 34, Luật du lịch, 2005)

- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. (điều 34, Luật du lịch, 2005)

Hình 1 4 Khách du lịch 1 1 2 2 Đặc điểm của du khách ảnh hưởng đến sự phát 1

Hình 1.4: Khách du lịch

1.1.2.2. Đặc điểm của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển

- Loại du khách ảnh hưởng đến sự phát triển

Khoảng cách giữa nơi cư trú thường xuyên của du khách với điểm đến du lịch là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và các nhận


định khác của du khách. Bởi lẽ, khi khoảng cách càng lớn thì sự khác biệt về khí hậu, thời tiết, văn hóa, phong tục, tập quán, tính cách, dân tộc,… sẽ càng lớn

- Thu nhập của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển

Thu nhập của du khách liên quan đến sự phát triển của họ khi đi du lịch. Theo John Maynard Keynew thì quy luật tâm lý cơ bản là ở chỗ con người có thiên hướng tăng tiêu dùng cùng với tăng thu nhập, nhưng không tăng theo cùng một tốc độ của tăng thu nhập. Nhìn chung phần đông du khách có thu nhập cao sẽ chi cho các dịch vụ nhiều hơn. Và khi đó họ cũng mong muốn được nhận lại sự phục vụ có chất lượng cao. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng sự kỳ vọng, và như vậy sự phát triển sẽ khó đạt được hơn.

- Tuổi của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển

Mỗi một lứa tuổi mang một tâm lý đặc trưng, tức là tâm lý ở các nhóm tuổi khác nhau là khác nhau

- Giới tính của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển

Riêng đối với yếu tố “ giới tính ”, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được sự khác biệt trong quá trình cảm nhận chất lượng dịch vụ giữa hai giới nam và nữ.

1.1.3. Các điểm đến du lịch và marketing trong du lịch

1.1.3.1. Định nghĩa

Theo nghĩa chung nhất thì điểm đến du lịch là những nơi khách du lịch hướng đến thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí và lưu trú qua đêm. Điểm đến du lịch là nơi tập trung nhiều điểm du lịch và hệ thống lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác nhau, là nơi có xảy ra các hoạt động kinh tế - xã hội do du lịch gây ra. (Tourism: Principle and practise). Vì vậy, điểm đến du lịch là quốc gia, vùng, thành phố lớn.

1.1.3.2. Sản phẩm của điểm đến du lịch

Sản phẩm du lịch – Sản phẩm văn hóa

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và làm thỏa mãn các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Theo Luật Du lịch, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Trong quá


trình đi du lịch, du khách sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch đa dạng đó. Không chỉ thỏa mãn những nhu cầu sinh học, du khách còn mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu văn hóa ngày càng cao. Những nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố quốc gia, dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội, sức khỏe, khả năng tài chính và các yếu tố tâm sinh lý khác… Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách, các sản phẩm du lịch đòi hỏi phải đạt được nhiều tiêu chí hết sức cơ bản. Trên thực tế, hoạt động du lịch mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc. Trên cơ sở nền tảng văn hóa dân tộc - vùng miền, hoạt động du lịch luôn đem đến cho du khách những sản phẩm chứa đựng các giá trị nhân văn đặc sắc mang sắc thái bản địa, đó chính là những sản phẩm du lịch.

Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch”.

Sản phẩm văn hóa chỉ biến thành sản phẩm du lịch khi nó tham gia vào các quá trình hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Không tham gia vào quá trình hoạt động du lịch, không phục vụ các nhu cầu của khách du lịch, không thể coi là sản phẩm du lịch. Tùy thuộc vào chất lượng, giá trị của sản phẩm du lịch và cách thức, biện pháp kinh doanh mà sản phẩm du lịch có giá cả khác nhau. Không phải bao giờ giá cả và giá trị của một sản phẩm du lịch cũng tương đồng. Trong kinh doanh du lịch, những người tổ chức, kinh doanh và quản lý du lịch vừa trực tiếp sản xuất – kinh doanh, vừa đứng vai trò trung gian định hướng, tổ chức cho du khách tiếp cận với các sản phẩm văn hóa. Sự phát triển của du lịch Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy: Mỗi địa phương cần căn cứ vào tiềm năng, điều kiện cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm đặc trưng phục vụ du khách. Tính hấp dẫn của du lịch trên một địa bàn nào đó phụ thuộc vào các sản phẩm du lịch được xây dựng và đưa ra phục vụ du khách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023