Một Số Khái Niệm Và Khái Quát Về Tình Tình Du Lịch Thế Giới Và Việt Nam


1.1.3.3. Marketing trong du lịch

Sự quan hệ giữa bản chất dịch vụ và du lịch

Ta đã đề cập rằng: bản chất và nội dung của Marketing du lịch cũng là dựa trên nguyên lý bản chất, nội dung của Marketing dịch vụ đồng thời kết hợp với những đặc điểm riêng của du lịch mà xây dựng nên.

Vậy giữa du lịch và dịch vụ có những cái gì chung, có những gì khác biệt. Ta có thể nêu ra dưới đây:

- Bản chất vô hình của dịch vụ: dịch vụ không thể kiểm tra qua các giác quan mà chỉ khi dùng mới biết được, nên việc thông tin, truyền miệng giữa các khách du lịch với nhau, lời khuyên của các chuyên gia du lịch rất quan trọng trong việc tiếp thị...

- Phương thức sản xuất: đối với du lịch cũng là ngành dịch vụ tại chỗ: sản xuất và tiêu thụ tại chỗ. Dịch vụ không được sản xuất hàng loạt (vì đối tượngkhách du lịch, mục đích của khách du lịch ngay trong cùng một tour du lịch, một khách sạn cũng không giống nhau ...

Kiểm tra chất lượng dịch vụ rất khó vì có yếu tố con người nên: khó định lượng được, khó đồng đều, nếu giám sát chặt chẽ trở nên cứng nhắc, máy móc và sẽ làm mất đi tính dịch vụ.

Khách du lịch có thể trực tiếp đến “quá trình sản xuất” của dịch vụ (tức trong tour du lịch ...) nên hành vi của khách du lịch này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của khách du lịch khác trong dịch vụ (trong quá trình tham quan, trong khách sạn

... ) nên ảnh hưởng đến việc thu lại về thời gian và tình cảm trong dịch vụ của công ty đối với khách du lịch và ngược lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

- Khả năng tự tiêu hao: dịch vụ không thể lưu kho, dịch vụ tự tiêu hao theo thời gian. Một địa điểm du lịch, một tour du lịch sẽ lỗi thời, sẽ nhàm chán đối với khách du lịch theo thời gian. Trang thiết bị du lịch cũng sẽ lạc hậu dù có dùng hay không cũng lạc hậu với thời gian do sự phát triển khoa học kỹ thuật và cạnh tranh. Dịch vụ nếu không bán được như nước chảy lãng phí ra ngoài.

- Các kênh phân phối: ngành du lịch không có hệ thống phân phối vật chất như các ngành sản xuất vật chất khác, nên không có thể vận chuyển hàng hoá du lịch đến các nơi. nên ngành du lịch phải có rất nhiều trung gian, môi giới trong lữ

Phát triển khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận thực trạng và giải pháp - 4


hành và khách sạn: tức là phải có các đại lý, các văn phòng đại diện, các tổ chức điều hành du lịch.

Những thứ hàng mà khách du lịch mua được lại không chuyển trực tiếp đến tay khách du lịch được vì chúng là vô hình, cái chuyển đến được chỉ là sự cảm nhận.

- Xác định giá thành: Sản phẩm hàng hoá được ước tính chính xác về các chi phí. Nhưng dịch vụ du lịch vừa có tính không đồng nhất, vừa vô hình. Cùng một khách sạn, cùng một loại phòng ngủ nhưng đối tượng khách du lịch yêu cầu dịch vụ lại khác nhau. Do vậy việc xác định lập kế hoạch, việc xác định chi phí giá thành và giá bán rất khó chính xác và hợp lý.

- Mối liên hệ của dịch vụ với người cung cấp các dịch vụ. Một số dịch vụ gắn liền với những cá nhân tạo ra chúng, vì vậy chất lượng dịch vụ gắn liền với con người. Một tour du lịch có nội dung tốt nhưng hướng dẫn viên tồi sẽ làm giảm cái hay, cái đẹp của tour. Một khách sạn tốt, trang thiết bị nội thất tốt, nhưng nhân viên tiếp tân “không tốt”, nhân viên phục vụ phòng “không lịch sự, vui vẻ” sẽ không tạo được những tình cảm của khách du lịch đối với công ty với khách sạn của mình. đầu bếp giỏi sẽ tạo ra nhiều món ăn lạ, độc đáo cho nhà hàng phục vụ ...

Do vậy trong một công ty du lịch, một khách sạn du lịch, mọi người, mọi bộ phận đều phải làm Marketing, Marketing là của mọi người.

Tính Chất Đặc Trưng Của Sản Phẩm Du Lịch

Trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh du lịch nói riêng, muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, chúng ta cần phải có sản phẩm đa dạng và phong phú về chúng loại, đảm bảo chất lượng cao, giá cả hợp lý. Sản phẩm du lịch chính là dựa trên những nhu cầu của khách du lịch. Do nhu cầu đa dạng của khách du lịch, nên sản phẩm du lịch cũng hết sức phong phú và ngày càng phải được hoàn thiện hơn.

Sản phẩm du lịch là một tổng thể rất phức tạp, gồm các thành phần không đồng nhất (như trong một tour du lịch, một chương trình du lịch) thường bao gồm những thành phần sau:


- Thành phần di sản bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, nghệ thuật, lịch sử hay công nghệ cổ truyền, có khả năng thu hút khách du lịch, thúc đẩy họ đi du lịch.

- Những trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cung cấp điều kiện cho khách đi du lịch: nơi ăn, chốn ở, những trang bị văn hoá, vui chới giải trí kèm theo, các dich vụ bổ sung trong quá trình du lịch.

- Những điều kiện để cho du khách tiếp cận đến chỗ du lịch: phương tiện vận chuyển, các thủ tục xuất nhập cảnh, giao tiếp ...

- Phương pháp quá trình tổ chức, quản lý để tạo nên những sản phẩm, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.

Từ những thành phần trên cho ta thấy ngay rằng: một hãng du lịch, một hội du lịch, một khách sạn du lịch ... không thể tạo thành một sản phẩm du lịch trọn vẹn được.

Từ thành phần sản phẩm du lịch như trên cho ta thêm một nhận xét: sản phẩm du lịch nói chung, chính cũng là “nguồn cung” của kinh doanh du lịch.

“Cung” của du lịch cũng được hiểu là khả năng cung ứng của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch. Nó cũng bao gồm 3 yếu tố: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hàng hoá và dịch vụ du lịch.

Vì vậy khi nói đến sản phẩm du lịch cũng chính là nói đến vấn đề “cung” của du lịch . Và ngược lại nói đến “cung” của du lịch là phải kể đến các sản phẩm du lịch sẽ cung ứng cho du lịch.

1.2. Một số khái niệm và khái quát về tình tình du lịch Thế giới và Việt Nam

1.2.1. Khái niệm du lịch

Trước thế kỷ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du lịch vẫn được xem là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ xem đây là một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích tìm kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được từ nơi khác.


Du lịch là hệ thống tinh thần và vật chất trong đời sống xã hội, là một hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp.

Có nhiều định nghĩa, nhưng theo giáo sư Hangiker và Kraff định nghĩa tại hội nghị lần V của các nhà khoa học trong lĩnh vực du lịch của thế giới thừa nhận là: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể, nơi họ lưu trú không phải là nơi họ ở thường xuyên và là nơi làm việc để kiếm tiền.

Theo luật du lịch Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 định nghĩa: “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Từ khái niệm trên, chúng ta nhận định rằng du lịch không chỉ đơn thuần là một hoạt động mà là tổng hòa nhiều mối quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện và tác động qua lại giữa các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành du lịch. Đối tượng trực tiếp của hành vi du lịch là di tích, cảnh quan và vật mua sắm. Sự tiếp xúc qua lại và tác động lẫn nhau giữa người du lịch và tài nguyên du lịch thông qua một số cơ chế thị trường để tiến hành vận động mới có thể thực hiện.

1.2.2. Khái niệm về khách du lịch

Việc xác định ai là du khách và ai là khách du lịch (tourist) có nhiều quan điểm khác nhau, để phân biệt giữa khách du lịch, khách tham quan (excursionist) và lữ hành (travel) dựa vào 3 tiêu thức: mục đích, thời gian, không gian chuyến đi.

Theo nhà kinh tế học người Anh, ông Ogilvie cho rằng “ Khách du lịch là tất cả những người thỏa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó”. Khái niệm này chưa hoàn chỉnh vì nó chưa làm rõ được mục đích của người đi du lịch và qua đó để phân biệt được với những người cũng rời khỏi nơi cư trú của mình nhưng lại không phải là khách du lịch.

Nhà xã hội học Cohen quan niệm rằng: “ Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều


mới lạ và sự thay đổi thu nhận được từ những chuyến đi khá xa và không thường xuyên.

Năm 1937 Ủy ban Thống kê Liên Hiệp Quốc đưa ra khái niệm về du khách quốc tế như sau: “ Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24 giờ”.

Tuy nhiên, thực tế lượng khách tham quan giải trí trong thời gian ít hơn 24 giờ ngày càng nhiều và không thể tính đến tiêu dùng của họ trong thống k ê du lịch, do đó nảy sinh khái niệm về khách tham quan. Khách tham quan là những người đi thăm và giải trí trong khoảng thời gian dưới 24 giờ.

Từ những khái niệm trên, cho ta nhận định rằng khách du lịch (du khách) là những người đi vì lý do giải trí, lý do sức khỏe, gia đình,… những người đi với mục đích kinh doanh công cụ (tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng…). Những người không được xem là khách du lịch quốc tế là những người đi sang nước khác để hành nghề, những người tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở nước đến (có thu nhập ở nước đến), những người nhập cư, các học sinh – sinh viên đến để học tập, những cư dân vùng biên giới, những người cư trú ở một quốc gia và đi làm ở một quốc gia khác, những người đi thường xuyên qua một quốc gia và không dừng lại cho dù cuộc hành trình kéo dài trên 24 giờ.

Tóm lại, với khái niệm này về mặt thời gian khách du lịch quốc tế là những người có thời gian thăm viếng nước đến ít nhất 24 giờ. Sở dĩ như vậy vì các du khách phải lưu lại qua đêm và phải chi tiêu một khoản tiền nhất định cho việc lưu trú.

1.2.3. Phân loại về du khách

Du khách là chủ thể của hoạt động du lịch, chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động du lịch là đối tượng chủ yếu và xuất phát điểm cơ bản của khai thác kinh doanh, phục vụ của ngành du lịch, đồng thời đây là nơi chủ yếu để ngành du lịch thu được lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích văn hóa và là điều kiện cơ bản và tiền đề để phát triển.


Căn cứ vào phạm vi du lịch, mục đích đi du lịch, hình thức, phương tiện, nguồn chi tiêu của khách du lịch, phương tiện. Hình thức và nguồn chi tiêu của khách du lịch được chia thành các loại sau:

+ Phân theo phạm vi có: du khách quốc tế và du khách trong nước

+ Phân theo mục đích du lịch: du khách tiêu khiển, du khách đi công tác, du khách gia đình

+ Phân loại theo độ tuổi: du khách cao tuổi, du khách trung niên, du khách thanh thiếu niên

+ Phân theo mức chi tiêu: du khách hạng sang, du khách hạng trung

+ Phân theo nội dung hoạt động: gồm du khách tham quan, du khách nghỉ phép, du khách hội nghị, du khách điều dưỡng, du khách thể thao, du khách thám hiểm, du khách giao lưu văn hóa, du khách tôn giáo

+ Phân loại theo hình thức tổ chức gồm: du khách tập thể, du khách cá nhân, du khách trọn gói

+ Phân loại theo phương tiện giao thông: du khách hàng không, du khách đường sắt, du khách ôtô, du khách đường thủy

+ Phân loại theo nguồn chi phí: du khách tự túc, du khách được tổ chức cấp kinh phí, du khách được thưởng.

Phân loại du khách có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xác định rõ chủ thể du lịch để có sự phối hợp nhịp nhàng, khai thác có hiệu quả, phù hợp của khách thể du lịch, môi giới du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút du khách và giúp cho hoạt động du lịch đạt hiệu quả.

1.2.4. Tình hình du lịch trong nước và thế giới

1.2.4.1. Tình hình du lịch trên thế giới

Đánh giá tổng quan tình hình du lịch thế giới năm 2015, cơ quan du lịch của Tổ chức Liên hợp quốc (UNWTO) có trụ sở ở Tây Ban Nha cho biết du lịch thế giới năm 2015 chưa thể khởi sắc và vì thế năm 2016 vẫn còn ảm đạm. Một số nguyên nhân chủ yếu của tình hình đó là kinh tế thế giới suy thoái, thất nghiệp tăng lên (tỉ lệ thất nghiệp của 16 nước EU lên tới 9%; tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ lên tới 10%...), tiền lương giảm sút, vật giá leo thang, tỉ giá thay đổi, thiên


tai, dịch bệnh, hoạt động khủng bố, nợ công ở nhiều nước gia tăng ... đã làm cho cho du lịch ở hầu hết các nước trở nên trầm lắng.

Trong thời gian qua, ngành du lịch các nước đã tích cực đẩy mạnh chiến dịch giới thiệu và đưa ra nhiều gói du lịch rất hấp dẫn và cạnh tranh.

Nhưng nhìn chung, tình hình du lịch thế giới hiện nay vẫn rất nan giải đang hồi phục dần nhưng chưa thể trở lại sống động như nhiều năm trước đây. Theo như công bố mới đây của Tổ chức du lịch thế giới, ngành du lịch thế giới đã có sự phục hồi khá hơn trong năm 2014 và 2015, nhưng lại chỉ xảy ra ở hầu hết các nước có nền kinh tế mới nổi, tốc độ phục hồi ở các nước phát triển chậm hơn.

Có thể nói năm 2015 tình hình du lịch thế giới mặc dù đang trầm lắng nhưng cũng đã có bước lạc quan hơn. Ngành du lịch thế giới bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc và là ngành có tốc độ phục hồi nhanh nhất so với các ngành kinh tế khác.

Theo báo cáo của Tổng cục du lịch thế giới (UNWTO), mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, lượng khách du lịch thế giới trong năm 2014 vẫn cán mốc 1 tỷ lượt người (tăng 4% so với năm 2013).

Báo cáo năm 2015, du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ khoảng 2-3% so với năm 2014. Trong đó Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất với khoảng 8%.

Cũng theo Tổng cục Du lịch thế giới UNWTO, so với thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến du lịch giảm 3.8% trong năm 2012, thì đến năm 2015 dù cũng chịu cảnh suy thoái kinh tế nhưng lại cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành “ công nghiệp không khói” thế giới. Trong năm 2015, số du khách Châu Á tăng 7%, trong khi số du khách thế giới tăng 4% so với năm 2014. Ở các nước đang phát triển và mới nổi, du lịch đã được thừa nhận là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm. Dự kiến đến năm 2030, con số đó sẽ tăng lên 1.8 tỷ lượt người.

Dự báo những điểm đến được khách du lịch quốc tế lựa chọn trong năm 2015, Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA) đánh giá, Việt Nam đứng thứ hai trong số các điểm đến mới nổi sẽ được du khách quốc tế lựa chọn trong năm 2015.


Cộng thêm, do một số biến động chính trị tại một số khu vực trên thế giới sẽ làm du khách tìm đến những điểm đến hấp dẫn và an toàn.

Đây chính là cơ hội cho du lịch Việt Nam thu hút khách quốc tế. Hiện ngành du lịch nước ta đã xác định 8 thị trường trọng điểm (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Úc, Pháp, Nga) để tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá. Mặt khác, Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền những địa phương trọng điểm du lịch để cùng hợp tác ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực như: chèo kéo, ăn xin, trộm cướp, ép khách…, đồng thời từng bước xây đựng các điểm đến” an toàn và thân thiện”

Trong tình hình kinh tế phục hồi còn nhiều yếu tố chưa xác định, nhiều nước đã lấy ngành du lịch làm khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế”. Trong bối cảnh du lịch thế giới như vậy thì điểm rất đáng lưu ý là các nước đang trỗi dậy và đang phát triển vừa là điểm đến mới, vừa là nguồn cung to lớn của ngành du lịch thế giới.

Tiếp đó khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ cũng tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới thu hút du khách. Ngoài ra, các sự kiện thể thao lớn của khu vực và thế giới cũng như các hoạt động văn hoá đều là điểm đến hấp dẫn du khách thế giới. Những hoạt động này đang ngày càng phát triển.

Vì vậy, ngành du lịch 10 năm tới có tương lai phát triển rất sáng sủa. Ngài Taleb Farid còn cho biết thêm điều đáng mừng nữa trong ngành du lịch là không có “rào cản” như hoạt động thương mại. Trái lại, nhiều nước đang đẩy mạnh hợp tác du lịch, tạo ra những “tour du lịch trọn gói xuyên quốc gia”, mở ra cơ hội cho ngành du lịch toàn cầu phát triển mạnh mẽ.

Hiện nay các nước có rất nhiều sáng kiến để giới thiệu, tuyên truyền và cho ra đời nhiều sản phẩm du lịch thích hợp với tất cả các loại du khách, bất kể họ giàu hay nghèo.

1.2.4.2. Tình hình du lịch tại Việt Nam

Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.

Năm 2011, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2012 là 3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước. Năm 2013, số khách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023