Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 10


Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (Development Bank of Japan – DBJ). DBJ được thành lập tháng 10 /2008.Đây là mô hình tổ chức tài chính do Chính phủ Nhật bản sở hữu 100% vốn. DBJ là tổ chức tài chính có quy mô lớn, đến cuối năm 2013 DBJ có Tổng tài sản khoảng 172 tỷ USD, Vốn chủ sở hữu đạt mức trên 15 tỷ USD, tổng thu nhập đạt 3.645 tỷ USD. DBJ thực hiện hai nhiệm vụ chính là: Đầu tư phát triển trong nước; Đầu tư phát triển nước ngoài.

Chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách tín dụng đầu tư của Chính phủ Nhật Bản, DBJ thực hiện để thúc đẩy và tăng cường cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đồng thời DBJ còn cung cấp tín dụng xuât khẩu cho các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước, mà chủ yếu là tín dụng trung dài hạn để xuất khẩu máy móc thiết bị ra nước ngoài. DBJ còn cung cấp tín dụng cho các ngân hàng nước ngoài để ngân hàng này tái tài trợ cho các tổ chức kinh tế khi nhập khẩu hàng hóa tại Nhật Bản.

• Cho vay nhà xuất khẩu

Cho vay xuất khẩu được DBJ cung cấp cho cả nhà xuất khẩu trong nước và cho các nhà nhập khẩu nước ngoài và các tổ chức tài chính để hỗ trợ xuất khẩu của Nhật Bản. Các loại máy móc, thiết bị và công nghệ chủ yếu là cho các nước đang phát triển, các loại sản phẩm điện tử, xe hơi v.v. Đặc biệt, các sản phẩm như tàu biển, các cơ sở sản xuất điện và các loại thiết bị nhà máy kết hợp một số lượng lớn các công nghệ tiên tiến, và xuất khẩu của họ góp phần nâng cao các cơ sở công nghệ của ngành công nghiệp Nhật Bản. Hơn nữa, nhà máy đóng tàu và các cơ sở công nghiệp của Nhật Bản có một loạt các ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm doanh nghiệp nhỏ sản xuất các bộ phận và linh kiện. Cho vay xuất khẩu của DBJ đã góp phần tích cực vào việc kinh doanh của các công ty Nhật Bản và đẩy mạnh xuất khẩu của Nhật Bản. Các tổ chức tài chính trong khu vực cũng được DBJ sẵn sàng cung cấp tín dụng nếu đủ điều kiện.

Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan Bank International Cooperation - JBIC) JBIC được thành lập vào tháng 9/1999. Đây là ngân hàng do Chính phủ Nhật Bản sở hữu 100% vốn. JBIC là tổ chức đầu mối và quản lý nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản cho các nước trên thế giới. “ JBIC là một tổ chức tài chính của chính phủ Nhật Bản, hoạt động nhằm mục đích (i) Phát triển ổn định và tự chủ của nền kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới, và (ii)


Giải quyết các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ và mạnh mẽ giữa Nhật Bản và phần còn lại của thế giới” [85]

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Sự can thiệp hay hỗ trợ của Chính phủ các nước vào tài trợ xuất khẩu không hoàn toàn giống nhau, mà có những mức độ khác nhau. Dù ở mức độ nào, vấn đề tài trợ cho xuất khẩu được coi là một điểm nhấn trong chiến luợc phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Phần lớn chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoặc trợ cấp xuất khẩu của Chính phủ các nước ít nhiều vẫn có sự né tránh các quy định ràng buộc về mặt pháp lý của Hiệp định tổng quan về mậu dịch và thuế quan (General Agreement Tariffs anf Trade – GATT) và các quy định ràng buộc khác của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO). Điều này cũng đồng nghĩa với sự can thiệp của các Chính phủ các nước đều vượt quá giới hạn quy định. Tuy nhiên, vì lợi ích quốc gia, Chính phủ các nước đều chấp nhận và sẵn sàng áp dụng chính sách can thiệp trong mức độ có thể chấp nhận được.

Để tạo điều kiện cho các DN về vốn và bảo hiểm để thúc đẩy xuất khẩu, hầu hết các nước trên thế giới đều thành lập những ngân hàng chuyên doanh để phục vụ cho chính sách tín dụng xuất khẩu, thông qua ngân hàng chuyên doanh này để triển khai các biện pháp cụ thể để tài trợ hoạt dộng xuất khẩu, dặc biệt là tài trợ cho những ngành nghề có lợi thế và khả năng cạnh ranh cao trên thị trường thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Qua việc nghiên chính sách tín dụng xuất khẩu của một số nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật bản, NCS tổng hợp và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong chính sách tín dụng xuất khẩu như sau:

Thứ nhất, về chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 10

Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là công cụ điều tiết của Nhà nước và là công cụ hỗ trợ then chốt nhằm kích thích nền kinh tế phát triển cũng như thúc đẩy, hỗ trợ xuất khẩu và sự phát triển của một nhóm đối tượng được chính sách hướng tới. Qua thực tiễn triển khai nguồn vốn này ở một số quốc gia châu Á, bài viết liên hệ tới tình hình triển khai chính sách này tại Việt Nam.

Theo góc độ kinh tế, các chương trình tín dụng chính sách được thiết kế để khắc phục

vấn đề ngoại ứng hay thông tin bất cân xứng, khiến thị trường tự thân không có khả


năng phân bổ nguồn lực tối ưu đến các đối tượng hay khu vực kinh tế. Hiện nay, chương trình tín dụng ưu đãi đang được triển khai phổ biến tại các nước phát triển và đang phát triển trong vai trò là công cụ hỗ trợ phát triển then chốt. Tại khu vực châu Á, các chương trình tín dụng chính sách đã được triển khai từ thập niên 1960 và 1970, góp phần vào hỗ trợ phát triển công nghiệp hóa, mở rộng xuất khẩu… Hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của hệ thống tài chính các nước trong khu vực và chủ yếu hướng vào hỗ trợ phát triển các lĩnh vực xuất khẩu và công nghiệp quan trọng. Cụ thể như:

Nhật Bản: tổng dư nợ của các chương trình tín dụng trực tiếp không vượt quá 15% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống tài chính, tính cả nguồn tái cấp vốn qua ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại cũng không quá 20%. Nguồn vốn này được huy động từ tiết kiệm bưu điện và chủ yếu được thực hiện trực tiếp bởi các định chế tài chính thuộc Chính phủ. Các ngân hàng thương mại Nhật Bản cung cấp tín dụng cho xuất khẩu đặc biệt thông qua sổ tái cấp vốn của ngân hàng trung ương theo các hướng dẫn của Chính phủ. Việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn cũng được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Theo đó, các khoản vay chính sách thẩm định độc lập theo một quy trình được thiết kế chi tiết và cẩn trọng; việc kiểm soát sử dụng vốn được thực hiện nghiêm ngặt và quá trình giải ngân dựa trên việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Nhờ vào việc kiểm soát chặt chẽ quy trình cho vay chính sách cùng với việc đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ mất vốn trong cho vay ở Nhật Bản ở mức thấp, thậm chí thấp hơn cả khu vực ngân hàng thương mại.

Hàn Quốc: các chương trình tín dụng của nước này trực tiếp tập trung mạnh mẽ vào lĩnh vực xuất khẩu và các tập đoàn công nghiệp lớn. Khác với Nhật Bản, chương trình cho vay ưu đãi của Hàn Quốc có quy mô lớn (trên 50%, sau này giảm xuống còn khoảng 30%); tỷ trọng lớn nguồn vốn này được tài trợ bởi ngân hàng trung ương. Bên cạnh các ngân hàng chuyên biệt cho vay chính sách, các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước của Hàn Quốc cũng tham gia mạnh mẽ vào cung ứng tín dụng chính sách. Không chỉ vậy, Chính phủ Hàn Quốc còn chủ trương khuyến khích vay nợ nước ngoài để làm giàu nguồn vốn cho vay chính sách. Về vấn đề kiểm soát hoạt động


phân bổ và sử dụng nguồn vốn, tương tự như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng thực hiện

quy trình kiểm tra, việc phân bổ và sử dụng vốn vay chặt chẽ, nghiêm ngặt.

Ấn Độ và Trung Quốc: hai nước này cũng sử dụng nguồn vốn tiết kiệm bưu điện và các nguồn tiết kiệm dài hạn khác để tạo nguồn cho tín dụng chính sách, tuy nhiên, do tỷ trọng vốn tài trợ từ ngân hàng trung ương cho chương trình quá lớn, dẫn tới tỷ lệ lạm phát trong nước tăng cao. Hơn nữa, quy trình kiểm tra, giám sát ở hai nước này lại không được thực hiện một cách chặt chẽ, lỏng lẻo trong giải ngân vốn cho vay và sử dụng nguồn vốn phân tán, khiến cho hiệu quả đạt được từ chương trình thấp. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu của chương trình này rất cao. Tại khu vực châu Á, các chương trình tín dụng chính sách chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động của hệ thống tài chính các nước trong khu vực và chủ yếu hướng vào hỗ trợ phát triển các lĩnh vực xuất khẩu và công nghiệp quan trọng.

Thứ hai, về hình thức tổ chức, mục đích trong chính sách TDXK của Nhà nước

• Xây dựng mô hình tổ chức TDXK của Nhà nước

Hầu hết các nước đều thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu (Exporter Importer Bank

- EIB) của nuớc mình và đây là loại hình ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước, hoặc thành lập ngân hàng chính sách trực thuộc Chính phủ ( Ngân hàng Phát triển) để trực tiếp thực hiện chính sách tín dụng của Chính phủ. Với mô hình tổ chức như vậy, việc triển khai và thực hiện các biện pháp để thực thi chính sách tín dụng xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn, nhất quán hơn, đồng thời phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả với các chính sách khác của Chính phủ.

Đối chiếu với tình hình thực tế tại Việt Nam, chúng ta nhận thấy việc thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam độc quyền tài trợ ngoại thương, không khác gì Eximbank ở các nước để thực thi chính sách TDXK của Nhà nước. Kế theo đó, việc thành lập Quỹ hỗ trợ Phát triển năm 1999 và chuyển đổi mô hình Quỹ để thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam vào năm 2006 để các tổ chức tài chính này giữ vai trò chủ lực trong việc thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam. Như vậy, có thể nói Việt Nam đã học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới để vận dụng thành công mô hình tổ chức để thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu của mình.


• Xác định mục đích trong chính sách TDXK của Nhà nước

Chính sách TDXK của các nước, không có sự đồng nhất và có thể có sự khác nhau trong từng chính sách và biện pháp cụ thể, nhưng dù có sự khác biệt nhất định, nhưng chính sách tín dụng xuất khẩu của các nước đều hướng đến các mục tiêu sau đây:

• Khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, tăng cường hợp tác kinh tế với các

nước, từ đó tạo điều kiện để ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;

• Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, mở rộng quy mô để sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có chất lượng cao, tăng cường lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần trên thị trường quốc tế;

• Tạo việc làm và ổn định cuộc sống cho người lao động;

• Phát triển các quan hệ tài chính ngân hàng, mở rộng tầm ảnh hưởng trên phạm vi khu vực và thế giới, tạo nền tảng để thực hiện đường lối chính sách về kinh tế, chính trị.

Chính sách TDXK của Việt Nam cũng hướng đến các mục tiêu như nói ở trên. Có thể nói, việc ban hành các văn bản và tổ chức thực hiện chính sách TDXK của Chính phủ Việt Nam, đã có kết quả tích cực: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt am đã gia tăng đáng kể qua các năm, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tiềm lực và khả năng kinh tế tài chính của Việt Nam còn có giới hạn so với nhiều nước trên thế giới, do đó, các mục tiêu cần có sự ưu tiên và lựa chọn cho phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Thứ ba, về hình thức hỗ trợ trong tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu được các tổ chức tài chính của các nước trên thế giới cung cấp rất phong phú. Có thể học hỏi một số hình thức phổ biến sau:

• Cấp tín dụng cho người xuất khẩu

Ngân hàng sẽ tài trợ ngắn hạn trước khi giao hàng, nhằm cung cấp các các khoản vay vốn lưu động cho các DN sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu; Cung cấp tín dụng trung dài hạn giúp các DN đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô để sản xuất hàng hóa xuất khẩu với chất lượng cao, số lượng lớn; Cung cấp tín dụng


xuất khẩu sau khi giao hàng giúp các DN xuất khẩu duy trì chu kỳ kinh doanh ổn định liên tục. Hình thức tài trợ này đã được áp dụng phổ biến tại Việt Nam.

• Cấp tín dụng cho người nhập khẩu nuớc ngoài

Ngân hàng bản địa sẽ tài trợ ngắn hạn, trung dài hạn cho người nhập khẩu ớ nước ngoài để họ nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển do các DN trong nước sản xuất.

Hình thức tài trợ cho người nhập khẩu như nói ở trên chưa được thực hiện tại Việt Nam, do tiềm lực tài chính và kinh nghiệm của ngân hàng Việt Nam còn hạn chế, rủi ro tiềm ẩn khá lớn.

• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Bảo hiểm TDXK là một hình thức được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Những loại hình rủi ro về thương mại và rủi ro chính trị luôn được quan tâm và xem xét khi thực hiện bảo hiểm TDXK. Nói cách khác bảo hiểm rủi ro TDXK không chỉ bảo hiểm những rủi ro trong giao dịch thương mại mà còn bảo hiểm cả những rủi ro về chính trị (chiến tranh, thay đổi thể chế chính trị, v.v) Nhờ hình thức bảo hiểm này mà các ngân hàng tuy rất cẩn trọng trong việc thẩm định hồ sơ dự án vay vốn, nhưng vẫn cố gắng để mở rộng việc cung cấp TDXK cho khách hàng trong và ngoài nước.

Bảo hiểm TDXK sẽ cho phép chuyển rủi ro trong TDXK sang tổ chức bảo hiểm được Chính phủ chỉ định và xử lý bằng nguồn tài chính của ngân sách, nhờ đó đã có tác động rất lớn đến việc thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước. Đây là bài học rất quan trọng đối với Việt Nam ! Cần nghiên cứu để triển khai hình thức bảo hiểm TDXK càng sớm càng tốt. Vấn đề này sẽ được trình bày trong chương 3 của luận án Thứ tư, về đối tượng, danh mục hàng hóa hưởng chính sách TDXK của Nhà

nước

Đối tượng khách hàng được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu

Kinh nghiệm cho thấy, tất cả các loại hình DN đều được hưởng chính sách TDXK của Nhà nước, miễn là có tham gia quá trình sản xuất, khai thác, chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu, không phân biệt loại hình sở hữu. Tuy vậy, những DN thuộc


quy mô nhỏ và vừa được ưu tiên hơn. Về vấn đề này, Việt Nam cũng đã học hỏi kinh nghiệm và thực hiện tương đối phù hợp.

• Danh mục sản phẩm hàng hóa được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu

Chính sách TDXK của Chính phủ các nước, hầu hết có sự đồng nhất trong việc xác định sản phẩm hàng hóa được hưởng chính sách TDXK của Nhà nước, đó là những sản phẩm hàng hóa có tỷ lệ nội địa hóa cao càng có điều kiện tiếp cận TDXK của Nhà nước. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm hàng hóa có phân biệt theo từng nhóm hàng. Nếu là hàng nông sản, thủy hải sản tỷ lệ nội địa hóa từ 80 - 100 %, nếu là hàng thủ công mỹ nghệ, tỷ lệ nội địa hóa từ 70- 80 %; nếu sản phẩm công nghiệp, máy tính v.v tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu phải 55%.

Thứ năm, về thời hạn và hạn mức tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Hoạt dộng TDXK rất đa dạng, cho vay cả ngắn, trung và dài hạn với các hạn mức tín dụng cung khác nhau, nhưng do dặc trung về loại hình tín dụng này nên chủ yếu các khoản TDXK là những khoản tín dụng ngắn hạn, với hạn mức tín dụng lên đến 80% nhu cầu của DN. Tuy nhiên, với các nuớc có nền kinh tế phát triển, tiềm lực tài chính mạnh nhu Hoa Kỳ thì hoạt dộng TDXK chủ yếu cho vay trung và dài hạn, với hạn mức tín dụng lên dến 90% trị giá hợp đồng xuất khẩu. Ðây là một lợi thế rất lớn dối với các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ. Ðối với các nuớc công nghiệp phát triển và đang phát triển, hạn mức tín dụng không quá 85% , phổ biến từ 60% - 80% giá trị hợp đồng xuất khẩu.

Tại Việt Nam, tỷ lệ hạn mức tín dụng không vượt quá 85% giá trị HĐXK hoặc giá trị L/C đã mở cho người xuất khẩu, nhưng không được vượt quá 15% Vốn điều lệ của VDB. Thời hạn cho vay tối đa không quá 12 tháng, một số trường hợp có thể cho vay với thời hạn tối đa lên đến 36 tháng (tín dụng trung hạn) đối với đối tượng có phương án nuôi thuỷ sản phục vụ xuất khẩu. Quy định này của Việt Nam phù hợp với quy định hiện hành của WTO, cũng như các điều khoản của OECD về TDXK của Nhà nước.

Thứ sáu, về lãi suất tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Với điều kiện của các nuớc khác nhau, quy dịnh về mức lãi suất cũng khác nhau.


• Đối với các nuớc phát triển, lãi suất đuợc cố định trong suốt thời hạn khoản vay và dựa trên lãi suất thấp nhất của OECD dành cho nhóm nuớc nhập khẩu theo thời hạn.

• Đối với các nuớc đang phát triển, lãi suất đuợc tính trên cơ sở (Lãi suất thương mại tham chiếu - Commercial Interest Rate Reference - CIRR) do OECD công bố từng thời kỳ và theo lãi suất trần cho từng hình thức và từng thời điểm.

Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển, do đó lãi suất TDXK của Nhà nước được tính toán trên cơ sở trần “ lãi suất thương mại tham chiếu” do OECD công bố. Cụ thể là Bộ Tài chính Việt Nam sẽ căn cứ vào mức trần CIRR do OECD công bố trong từng thời điểm, theo từng hình thức tín dụng để công bố lãi suất TDXK, với tần suất công bố tối đa 2 lần cho một năm. Mức lãi suất này thấp hơn lãi suất bình quân trên thị trường ở mọi thời điểm áp dụng, Tuy nhiên, lãi suất sẽ có xu hướng giảm dần về khoảng cách chênh lệch để vừa giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vừa từng bước tăng cường tự chủ tài chính cho tổ chức tài chính thực thi nhiệm vụ TDXK.

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí