Phát Triển Và Đa Dạng Hoá Tập Hợp Hàng Hoá Và Ứng Dụng Nghệ Thuật Trưng Bày Hàng Hoá Tiên Tiến Trong Siêu Thị:

xác định là điểm tới hạn về khách hàng của siêu thị. Cụ thể cần xác định lượng khách hàng tối thiểu để đạt mức hoà vốn cho kinh doanh siêu thị. Trong công thức xác định lượng khách hàng tối thiểu này, cần phải dựa vào tiêu chí như doanh số hoà vốn của siêu thị, thị phần bán lẻ mà siêu thị dự tính chiếm lĩnh trong khu vực dân cư nhất định, số lượng hoá đơn mua hàng cần thiết, trị giá trung bình của mỗi hoá đơn, tần xuất mua hàng của khách hàng qua siêu thị, số lượt khách hàng bình quân tới siêu thị…

Xác định loại đối tượng khách hàng

Xác định phạm vi bao trùm của siêu thị: Bán kính khu vực khách hàng với siêu thị là tâm điểm…


2.2.4 Phát triển và đa dạng hoá tập hợp hàng hoá và ứng dụng nghệ thuật trưng bày hàng hoá tiên tiến trong siêu thị:

Một siêu thị luôn phải cố gắng để có thể cung cấp đủ mọi chủng loại hàng hoá phục vụ mọi nhu cầu tiêu dùng thường nhật của người dân. Đồng thời với phổ hàng hoá phong phú là khung giá với nhiều mức giá từ thấp đến cao, phù hợp với đối tượng khách hàng là quảng đại quần chúng có thu nhập từ trung bình trở lên. Nên dự kiến một tỷ lệ mặt hàng nội chiếm đa số và có xu hướng tăng dần bởi hiện nay, các sản phẩm của Việt Nam đã có mẫu mã đẹp, chất lượng cao. Các siêu thị cần phải chủ động tìm những nguồn hàng mới, điều này nghe có vẻ quá đơn giản và dễ thực hiện nhưng do sự năng động và nhạy bén của các nhà cung cấp đã khiến cho các siêu thị ít chịu tìm kiếm các sản phẩm mới, nhãn hiệu mới. Các giám đốc có thể khai thác thông tin về nguồn hàng ở các hội chợ triển lãm, hay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cũng có thể trực tiếp gặp gỡ các nhà sản xuất và đặt hàng, đưa ra những yêu cầu về tính năng, chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Khi siêu thị đã có vị trí nhất định trên thị trường, có thể áp dụng chính sách nhãn hiệu phân phối của riêng mình cho một số sản phẩm để củng cố thêm hình ảnh của siêu thị.

Mỗi siêu thị cần tập trung vào một tập hợp hàng hoá xác định cho siêu thị mình. Trong đó xác định cốt lõi của tập hợp và sự mở rộng tập hợp đến những hàng hoá khác nhằm đảm bảo có sự lựa chọn tối đa cho các đối tượng là khách hàng mục tiêu của siêu thị.

Phát triển nghệ thuật trưng bày và sắp xếp hàng hoá

Trưng bày hàng hoá được coi là nghệ thuật trong kinh doanh bán lẻ hàng hoá đặc biệt là đối với các siêu thị. Việc trưng bày hàng hoá phải mang lại hiệu quả bán hàng trực tiếp cho các siêu thị. Do vậy, các siêu thị nên thuê những nhà tư vấn chuyên môn để giúp đỡ thiết kế cửa hàng… Việc trưng bày hàng hoá cũng cần một sự sắp xếp hợp lý giữa những hàng hoá có tỷ lệ lợi nhuận cao và hàng đem lại lợi nhuận thấp, giữa những hàng hoá bán cahỵ và hàng khó bán…

2.2.5 Xây dựng và thực thi một chính sách giá cả hợp lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đa phần các siêu thị của Việt Nam hiện này đều có mức giá cao, thiếu tính cạnh tranh so với các siêu thị có yếu tố nước ngoài và các dạng cửa hàng bán lẻ hiện đại khác.

Các siêu thị cần xây dựng và duy trì quan hệ tốt với các nhà cung cấp trong một kênh phân phói liên kết dọc vững chắc. Trong quan hệ với các nhà cung cấp, sự thiếu chuyên nghiệp của một số nhà quản lý siêu thị hiện nay cùng với thái độ ưu đãi quá mức của các nhà cung cấp đã dẫn tới tình trạng một số siêu thị chưa coi trọng các nhà cung cấp. Một số siêu thị lại mới chỉ tập trung vào khách hàng mà quên hẳn việc làm marketing với nhà cung cấp của mình. Các siêu thị cần phải xây dựng mối quan hệ gắn bó, mật thiết với các nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để đảm bảo nguồn cung cấp hàng ổn định, phong phú với giá cả cạnh tranh. Quan hệ với các nhà cung cấp cần được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ đối tác chiến lược, bình đẳng, cùng có lợi, cùng chia sẻ rủi ro, trách nhiệm và quyền lợi. Các siêu thị nên thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, sự phát triển, và các dự án của siêu thị. Có thể thực hiện việc này thông qua hội nghị các nhà cung cấp hoặc thông qua các bản báo cáo. Thậm chí có thể lập một đường dây thông tin liên tục tới tận phòng làm việc của người cung cấp qua mạng máy tính hay đơn giản là qua điện thoại. Sao nhãng trong việc giữ gìn mối quan hệ với các nhà cung cấp sẽ gây ra sự thiếu thiện cảm, thậm chí gây hiểu lầm, làm mất uy tín của siêu thị…

Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO - 13

Khi mạng lưới đã đủ để thành lập một trung tâm cung cấp riêng cho hệ thống siêu thị của mình thì việc thành lập một trung tâm cung ứng hàng hoá là một sự cần thiết khách quan. Với việc thành lập trung tâm hàng chung cho hệ thống nhằm nâng cao quyền lực thị trường của các siêu thị. Bởi vì khi mua hàng qua trung tâm này các siêu thị có thể cùng mua hàng với khối lượng lớn, mua trực tiếp từ nhà sản xuất do đó sẽ giảm được chi phí mua hàng và giá hàng hoá. Ngoài ra với một trung tâm

mua hàng hoá hoạt động chuyên nghiệp hoàn toàn có khả năng áp dụng kỹ thuật cao vào quản lý tồn kho, đặt hàng… một cách khoa học và hiệu quả.

2.2.6 Phát triển dịch vụ khách hàng và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại

Cần phát triển và đa dạng hoá đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ khách hàng như kéo dài và linh hoạt hơn về thời gian mở cửa tới 20-21h, gói tặng miễn phí, bãi gửi xe không mất tiền, có nhân viên đón tiếp khách hàng ở cửa ra vào, giúp khách gói đồ, thực hiện bán hàng qua điện thoại, giao hàng tại nhà, dịch vụ gói hàng quà tặng, dịch vụ thanh toán thẻ…

Các siêu thị nên chủ động tổ chức các đợt khuyến mại và vận động các nhà cung cấp cùng tham gia. Như vậy sẽ có một đợt tổng khuyến mại rầm rộ hơn và lôi cuốn hơn đối với khách hàng chứ không nên chỉ trông chờ vào các chương trình khuyến mại của nhà cung cấp. Cần áp dụng những biện pháp khuyến mại khác như phiếu mua hàng ưu đãi, tổ chức các cuộc thi và trò chơi trí tuệ… một cách đa dạng và linh hoạt. Những biện pháp này vừa giúp nâng cao doanh số, vừa tạo ra được nhiều khách hàng trung thành.

2.2.7 Có chính sách quản trị và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.

Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển của các siêu thị. Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cần xây dựng cho mình các chương trình tuyển chọn, huấn luyện, nâng cao kỹ năng và tinh thần làm việc cho nhân viên. Cần đặt tiêu chuẩn rõ ràng và tiến hành tuyển chọn nghiêm túc. Công tác huấn luyện nhân viên phải do cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm đảm nhiệm, mời chuyên gia giảng dạy cho một khoá đào tạo. Tạo bầu không khí thoải mái nhưng nghiêm túc trong khi làm việc. Tạo tâm lý yên tâm có người lao động, giảm áp lực lĩnh vực và chú ý đến chế độ lao động. Các siêu thị cũng cần chú ý đặc biệt đến việc tuyển chọn cán bộ và chuyên viên có trình độ, có kinh nghiệm được đào tạo bài bản về chuyên môn. Hơn nữa, cần chuyên môn hoá trong công việc, tránh chồng chéo, ôm đồm.

Nhân viên siêu thị cần nhiều nghiệp vụ khác nhau vì vậy cần xây dựng tiêu chuẩn cho từng loại nhân viên theo từng loại vị trí công tác từ đó giúp cho công tác tuyển dụng và đào tạo thuận lợi cho chương trình đào tạo nhân viên. Đây là vấn đề

tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Bán hàng trong siêu thị khác hẳn với hình thức bán hàng theo hình thức truyền thống. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mới đòi hỏi phải được đào tạo cơ bản như những ngành nghề khác. Hiện nay, tại Hà Nội có các trường đào tạo cơ bản nhân viên kinh doanh siêu thị như Trường Trung cấp thương mại, Trường đào tạo cán bộ của Bộ thương mại, chúng ta có thể thu hút lực lượng lao động từ nguồn này.

Tóm lại, trong chương 3, với mục đích đưa ra các đề xuất giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam, đề tài đã căn cứ vào thực trạng hoạt động của hệ thống phân phối với những vấn đề đặt ra được nêu ở chương 2, có tính đến các bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa và xu thế phát triển chung của thương mại nước ta hiện nay trong điều kiện hội nhập WTO, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể đối với công tác quản lý nhà nước về hệ thống phân phối hàng hóa và nhóm giải pháp cụ thể phát triển hoạt động phân phối của các doanh nghiệp phân phối trong nước tới năm 2010, định hướng tới năm 2020.


Kết Luận

Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Hệ thống phân phối hiện nay ở nước ta đã phát triển thành một ngành dịch vụ phân phối và ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước, tác động tích cực đến quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường;

Trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là việc Việt Nam chuẩn bị gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO hiện nay, thì việc mở cửa hệ thống phân phối hàng hóa là cần thiết và tất yếu. Nhưng việc mở cửa hệ thống phân phối như thế nào phải được Chính phủ cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở các bài học kinh nghiệm từ một số nước (có thể kể tới như Thái Lan, Trung Quốc…) và ứng dụng phù hợp vào điều kiện phát triển kinh tế đất nước;

Hiện nay, hệ thống phân phối ở nước ta phát triển với nhiều loại hình phân phối nhưng còn mang tính tự phát, rời rạc, vừa thiếu định hướng phát triển, vừa thiếu các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chúng, dẫn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối thấp, tính cạnh tranh kém, đặt hệ thống phân phối nước ta trước nguy cơ bị thâu tóm bởi một số các tập đoàn phân phối nước ngoài trong điều kiện mở cửa thị trường phân phối;

Trước vấn đề đáng quan tâm trên của thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa nước ta hiện nay, tác giả đề tài xin khuyến nghị và đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống phân phối của Việt Nam thời gian tới năm 2010 như sau:

Đối với hoạt động quản lý của nhà nước

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi trường thuận lợi và ổn định cho phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong điều kiện cạnh tranh công bằng và tạo điều kiện để các nhà phân phối Việt Nam có được cơ sở để cạnh tranh cân sức thông qua việc sớm ban hành một đạo luật về kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam;

Đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển thị trường nội địa nói chung và các loại hình dịch vụ phân phối nói

riêng để định hướng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông phân phối;

Tăng cường năng lực thể chế và chuyên môn của các cơ quan giám sát, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, lưu thông hàng hóa, kinh doanh siêu thị;

Xây dựng các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh doanh các loại hình dịch vụ phân phối trong nước: chính sách tài chính, đầu tư, tín dụng; phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại, mặt bằng kinh doanh; khuyến khích hỗ trợ hình thành các hiệp hội phân phối Việt Nam và xây dựng năng lực chuyên môn cho Hiệp hội; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực…

Đối với các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần thực hiện liên doanh, liên kết giữa nhà phân phối với nhà sản xuất, giữa nhà phân phối với nhà phân phối tạo thành các chuỗi liên kết bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường phân phối;

Các doanh nghiệp cần phát triển các hình thức bán lẻ mới (siêu thị chuyên ngành như thực phẩm, điện máy, dụng cụ gia đình, cửa hàng tiện lợi…); các phương thức bán hàng tiến bộ thông qua hình thức tổng kinh tiêu và tổng đại lý trong chế biến, gia công, dự trữ và áp dụng thương mại điện tử;

Đối với doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cần thay đổi nhận thức và tư duy, xây dựng phong cách của nhà quản lý và điều hành một dạng cửa hàng văn minh, hiện đại; cần có sự am hiểu sâu sắc về siêu thị và năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng hiện đại; xây dựng chiến lược kinh doanh siêu thị mang tính bền vững, phù hợp cơ chế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ nên chắc chắn khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, các cô để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.


Tài Liệu Tham Khảo

1. Bộ Thương mại (2004), Quy chế Siêu thị, trung tâm thương mại.

2. Bộ Thương mại (2006), Đề án “phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020”.

3. Bộ Thương mại (2004), Kỷ yếu hội thảo quốc tế Quản lý nhà nước về lưu thông hàng hóa trên thị trường nội địa, Hà Nội.

4. Bộ Thương mại (2004), Kỷ yếu hội thảo quốc tế Chính sách phát triển các mô hình phân phối hàng hóa hiện đại, Hà Nội.

5. Lê Trịnh Minh Châu và các đồng tác giả (2004), Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lý Luận Chính Trị, Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện hội nghị lần thứ chín Ban chấp hànhTrung ương khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

7. Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

8. Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Hà Nội (2005), Hội nghị tổng kết 10 năm phong trào tổ chức quản lý chợ an toàn – văn minh – hiệu quả giai đoạn 1994 – 2004, Sở Thương mại, Hà Nội.

9. Nghị định Chính Phủ “Về phát triển và quản lý chợ”, số 02/2003/NĐ-CP.

10. Quỳnh Nga – Thanh Tùng (2005), Kỹ năng bán hàng, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Nhiễu và những người khác (2002), Nghệ thuật kinh doanh bán lẻ hiện đại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

12. Philip Kotler (2005), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.

13. Sở Thương mại Hà Nội (2006), Báo cáo “Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và phương hướng triển khai 6 tháng cuối năm 2006 về công tác phát triển chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.

14. Sở Thương mại Hà Nội (2006), Báo cáo “Tình hình đầu tư, xây dựng chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.

15. Hoàng Thọ Xuân (2005), Tham luận “Về phương hướng và nhiệm vụ tổ chức thị trường, củng cố và phát triển các doanh nghiệp phân phối trong nước, góp phần bình ổn thị trường giá cả chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường nội địa”, Bộ Thương mại.

16. World Bank, Global Economics Prospects, 2005.

Tài liệu thu thập từ các trang web

17. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, “Giải pháp phát triển thương mại nội địa”,

www.mpi.gov.vn, 31/10/2006.

18. Sài Gòn tiếp thị, “Hình thành chuỗi cửa hàng tiện ích”, www.sgtt.com.vn, 25/03/2006.

19. Thời báo Kinh Tế Việt Nam, “Diện mạo siêu thị Việt Nam”,

www.vneconomy.com.vn, 16/08/2006.

20. Thời báo Kinh Tế Việt Nam, “Ba điểm yếu lớn của hệ thống bán lẻ Việt Nam”, www.vneconomy.com.vn, 16/06/2006.

21. Thời báo Kinh Tế Việt Nam, “Hiện đại hóa hệ thống phân phối trước sức ép cạnh tranh”, www.vneconomy.com.vn, 28/02/2006.

22. Thời báo Kinh Tế Việt Nam, “Trung Nguyên với dự án G7 Mart”,

www.vneconomy.com.vn, 08/02/2006.

23. Thời báo Kinh Tế Việt Nam, “Saigon Co.op - Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam năm 2005”, www.vneconomy.com.vn, 01/08/2005.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí