Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO - 14


Phụ Lục 1A

Mô tả phương pháp điều tra

Đề tài điều tra xã hội học theo hình thức phát phiếu điều tra – 100 phiếu điều tra “Khả năng cạnh tranh của các siêu thị” (dành cho khách hàng) và 100 phiếu điều tra “Đánh giá khả năng cạnh tranh của các siêu thị” (dành cho nhân viên siêu thị) (xem phụ lục 1B).

Đối với phiếu điều tra dành cho khách hàng, đề tài điều tra theo độ tuổi (dưới 20 tuổi, từ 20 đến 35 tuổi, và trên 35 tuổi với tỷ lệ phần trăm số phiếu tương ứng là 20:40:40) và theo giới tính (nam: 25% số phiếu, nữ : 75% số phiếu)46. Nội dung điều tra chủ yếu là về: giá cả tại các siêu thị (mục 7), lý do khách hàng đến với siêu thị (mục 4), trưng bày hàng hóa trong siêu thị, thái độ nhân viên đối với khách hàng (mục 10), vấn đề khách hàng không hài lòng về siêu thị (mục 11).

Đối với phiếu điều tra dành cho nhân viên siêu thị, đề tài điều tra trong nhóm tuổi trên 20. Nội dung điều tra chủ yếu về: trình độ học vấn của đội ngũ bán hàng (mục 3), hình thức thanh toán (mục 12), số lượng nhân viên trong siêu thị (13), chương trình quảng cáo khuyến mãi (15), yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng (17), sản phẩm chủ đạo của siêu thị (9).

Đề tài tiến hành điều tra trong phạm vi các siêu thị kinh doanh tổng hợp sau: siêu thị Láng Hạ, siêu thị Thái Hà, siêu thị số 5 Nam Bộ, siêu thị Intimex, siêu thị Marko, siêu thị Hồ Gươm, trung tâm thương mại VKO, chuỗi siêu thị Fivimart, siêu thị Sao ở số 2B Phạm Ngọc Thạch, siêu thị trong Trung tâm thương mại Cát Linh, siêu thị trong Trung tâm thương mại Đinh Tiên Hoàng, siêu thị Citimart.


46 Phân theo tỷ lệ trên là dựa trên cơ sở tâm lý và thói quen tiêu dùng.

Phụ Lục 1B

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Mẫu phiếu điều tra dành cho khách hàng mặt 1


Phụ Lục 1C Mẫu phiếu điều tra dành cho khách hàng mặt 2 Phụ Lục 1D Mẫu 1

Phụ Lục 1C

Mẫu phiếu điều tra dành cho khách hàng mặt 2


Phụ Lục 1D Mẫu phiếu điều tra dành cho nhân viên siêu thị mặt 1 Phụ Lục 1E 2


Phụ Lục 1D

Mẫu phiếu điều tra dành cho nhân viên siêu thị mặt 1


Phụ Lục 1E Mẫu phiếu điều tra dành cho nhân viên siêu thị mặt 2 Phụ Lục 2 3

Phụ Lục 1E

Mẫu phiếu điều tra dành cho nhân viên siêu thị mặt 2


Phụ Lục 2 Tình hình hoạt động của mạng lưới chợ ở thành phố Hà Nội 47 4

Phụ Lục 2

Tình hình hoạt động của mạng lưới chợ ở thành phố Hà Nội47

(1) Số lượng, quy mô các chợ:

Tính tới 27/9/2006, toàn thành phố hiện có 133 chợ, trong đó gồm: 10 chợ loại I, 29 chợ loại II, 87 chợ loại III. Số chợ chưa phân loại là 7 chợ, trong đó có 4 chợ tạm, 1 chợ chuyển đổi công năng sử dụng, 2 chợ đang xây dựng. Theo phân cấp quản lý, thành phố hiện đang quản lý các chợ đầu mối, chợ loại I, quận huyện quản lý các chợ loại II, xã phường quản lý các chợ loại III. Có 12 chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng quản lý. Số hộ kinh doanh thường xuyên là 28.622 hộ, số hộ kinh doanh không thường xuyên là 17.518 hộ. Tổng số cán bộ công nhân viên chợ 1.789 người, trong đó 344 cán bộ biên chế, 1.445 hợp đồng. Nộp ngân sách hàng năm 60 tỷ đồng.

(2) Công tác đầu tư xây dựng cải tạo chợ:

Theo kế hoạch các quận, huyện, năm 2006 trên địa bàn thành phố có 30 dự án được triển khai xây dựng, cải tạo nâng cấp với tổng vốn đầu tư 617.850 triệu đồng, trong đó: 12 dự án được chuyển tiếp từ năm 2005 với tổng mức đầu tư 56.590 triệu đồng, ngân sách hỗ trợ 34.008 triệu đồng; 20 dự án được triển khai chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng trong năm 2006, với tổng mức đầu tư 561.260 triệu đồng, đề nghị ngân sách hỗ trợ 27.779 triệu đồng; 13 dự án xây dựng mới với tổng vốn đầu tư 115.126 triệu đồng, đề nghị ngân sách hỗ trợ 31.068 triệu đồng, đã hỗ trợ 9.001 triệu đồng, 9 dự án xây dựng lại với tổng vốn đầu tư 494.557 triệu đồng, đề nghị ngân sách hỗ trợ 30.767 triệu đồng, đã hỗ trợ 2.700 triệu đồng; 8 dự án cải tạo nâng cấp với tổng vốn đầu tư 8.167 triệu đồng, đề nghị ngân sách hỗ trợ 4.337 triệu đồng, đã hỗ trợ 258 triệu đồng.

Theo báo cáo của các quận, huyện, 6 tháng đầu năm đã hoàn thành 04 dự án xây dựng, cải tạo chợ đưa vào sử dụng gồm chợ Dốc Cẩm, chợ Thượng Cát (quận Long Biên), chợ Vàng – xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm) với tổng vốn đầu tư 5.021 triệu đồng

(3) Công tác chuyển đổi mô hình chợ:


47 Nguồn: Sở Thương mại, Phòng quản lý thị trường.

Ban chỉ đạo chương trình phát triển chợ các quận, huyện đã xây dựng đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Trong khi chờ các văn bản hướng dẫn của các Sở Ngành thành phố, một số quận huyện đã chủ động xây dựng phương án chuyển đổi chợ, trong đó 6 tháng đầu năm 2006 đã có 5 chợ được tổ chức giao, đấu thầu đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh chợ, cụ thể 3 chợ thuộc quận Long Biên là chợ phúc lợi do Hợp tác xã thương mại Việt Phương đầu tư xây dựng quản lý, chợ trung tâm thương mại – dịch vụ Thanh Trì – huyện Thanh Trì giao công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà Hà Nội đầu tư xây dựng và quản lý, chợ Vân – huyện Gia Lâm do Hợp tác xã Việt Phương đầu tư xây dựng quản lý.

(4) Công tác giải tỏa chợ tạm, chợ cóc:

Theo kế hoạch, năm 2006 sẽ giải tỏa nốt 39 tụ điểm chợ tạm, chợ cóc, có các biện pháp chông tái họp và phát sinh điểm mới. Tính đến ngày 15/7/2006 toàn thành phố đã giải tỏa trắng được 16 tụ điểm, bao gồm chợ sành sứ phố Gầm Cầu (quận Hoàn Kiếm); chợ tạm phố Kim Hoa , chợ cóc ngõ chợ Khâm Thiên, chợ cóc khu Đại học Thủy Lợi, chợ cóc khu tập thể thú y phường Phương Mai (quận Đống Đa); chợ cóc 3 phường Quảng An (quận Tây Hồ); chợ tạm Khuyến Lương (quận Hoàng Mai); các chợ xanh Nguyễn Sơn, chợ Yên Tân gầm cầu Long Biên (quận Long Biên); các chợ cóc thuộc phố Chính Kinh (quận Thanh Xuân); các chợ cóc thuộc xã Yên Viên (huyện Gia Lâm).

Phụ Lục 3

Giới thiệu một số mô hình cửa hàng tiện lợi điển hình ở Việt Nam.

1. Hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ G7 Mart của công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ G7 (do ông Đặng Lê Nguyên Vũ – giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn cà phê Trung Nguyên làm chủ tịch hội đồng quản trị)48

Dựa trên nền tảng nhân lực, tài lực và giá trị thương hiệu, Trung Nguyên đã thành lập Công ty Cổ phần G7 Mart để xây dựng hệ thống phân phối này. Sau gần 2 năm nghiên cứu, triển khai, hiện Công ty G7 Mart đã có trong tay con số 10.000 cửa hàng bán lẻ tiệm tạp hóa tham gia dự án G7 Mart và đang trong quá trình “lột xác” trở thành các cửa hàng bán lẻ hiện đại. Đây là một mạng lưới phân phối khổng lồ không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước.

Định hướng chiến lược kinh doanh của G7 Mart là: phát triển nhanh chóng mạng lưới phân phối dựa trên nền tảng hệ thống nhà phân phối, đại lý và các cửa hàng sẵn có trên thị trường; xây dựng hệ thống quản lý và hậu cần vững mạnh để vận hành hệ thống;sắp xếp các ngành hàng nhằm phát huy năng lực hoạt động của từng nhà phân phối; hợp sức với nhà sản xuất khả năng giao hàng và lưu kho

G7 Mart xác định ngành hàng kinh doanh chính là sản phẩm, gồm thực phẩm ngọt, thực phẩm mặn, hoá mỹ phẩm, rượu bia nước giải khát, thuốc lá; phi thực phẩm đặc biệt: thuốc không kê toa, báo chí, thẻ điện thoại trả trước... và dịch vụ chính: gồm quảng cáo, tư vấn, dịch vụ thanh toán hoá đơn, máy ATM, điện thoại công cộng...

Đến nay, Trung Nguyên cho biết đã chọn được đủ số lượng các nhà phân phối, đại lý sỉ lẻ trên toàn quốc đủ tiêu chuẩn và cho họ đăng ký tham gia trở thành thành viên của hệ thống phân phối G7 Mart. Tháng 7/2006 vừa qua, mạng lưới phân phối G7 Mart đã hoàn thành và sẵn sàng đi vào hoạt động với 120 nhà cung cấp, 500 cửa hiệu tiện lợi G7 Mart, 9.500 cửa hiệu thành viên, 100 trung tâm phân phối trên 64 tỉnh thành. Dự kiến, đến năm 2008, chuỗi 10.000 cửa hàng tiện lợi, các trung tâm thương mại, các tổng kho, các nhà phân phối của G7 Mart sẽ đi vào hoạt động.


48 Nguồn: Thời báo Kinh Tế Việt Nam, “Trung Nguyên với dự án G7 Mart”, www.vneconomy.com.vn, 08/02/2006.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí