Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Sinh Thái Trong Các Vườn

tồn biễn, 126 khu rừng đặc dụng, trong đó có 30 VQG, 46 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo vệ loài và sinh cảnh, 39 khu bảo vệ cảnh quan. VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên là nơi tập trung nhiều giá trị tự nhiên, giá trị lịch sử nhân văn, và đặc biệt là đa dạng sinh học, có thể khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch nói chung và du lịch VHST nói riêng.

1.2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TRONG CÁC VƯỜN

QUỐC GIA VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1.2.1. Thực trạng du lịch sinh thái trong các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn

Mặc dù có tiềm năng rất lớn nhưng việc phát triển du lịch sinh thái tại các VQG và Khu bảo tồn ở Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Một trong những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển du lịch sinh thái này là do thiếu sự phối kết hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc xây dựng các chính sách và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái; Các hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có sự đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái. Xét về nội dung và cách thức tổ chức thì hoạt động du lịch ở các VQG và Khu bảo tồn thiện nhiên hiện nay thuộc loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên có định hướng du lịch sinh thái.

Một số VQG đã thành lập Ban du lịch hoặc Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường để điều hành các hoạt động du lịch. Công tác nghiên cứu, quy hoạch phát triển du lịch sinh thái đã bắt đầu được tiến hành ở một số VQG như Cúc Phương, VQG Ba Bể, VQG Ba Vì, VQG Tam Đảo, VQG Bạch Mã, VQG Cát Tiên, VQG Tràm Chim, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ..., Trước kia, việc đầu tư kinh phí cho cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch ở các VQG chủ yếu là từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thời gian gần đây, Tổng cục du lịch, các tỉnh và nhiều Công ty du lịch cũng đã tập trung nguồn kinh phí để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở các VQG. Năm 2002, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng cục du lịch đã đầu tư 11 tỷ đồng làm đường cáp điện ngầm lên đỉnh núi để tránh tàn phá 50ha rừng và phá vỡ cảnh quan tại VQG Bạch Mã. Sau đó, Vườn lại tiếp tục huy động các nguồn vốn để làm đường mòn thiên nhiên, cải tạo thác nước, xây dựng hệ thống cung cấp nước

sạch cho khu du lịch. Tại VQG Ba Vì, nhiều Công ty du lịch của tư nhân đã được hình thành và đã nhận hàng trăm ha rừng để quản lý, bảo vệ phục vụ cho việc phát triển du lịch. Do được đầu tư kinh phí và bảo vệ tốt nên sau một thời gian rừng đã phục hồi và phát triển tốt hơn các khu vực nằm ngoài khu du lịch [20].

Hiện tại du khách đến các VQG mới chỉ tiếp cận được các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật và một số loài côn trùng, chỉ có VQG Cát Tiên du khách có thể quan sát được một số thú lớn như Hươu, Nai, Lợn rừng, Cầy, Chồn, vv....vào ban đêm. Tại Cúc Phương và Ba Vì, Phong Nha - Kẻ Bàng đã xây dựng khu nuôi thú bán hoang dã để bảo tồn và phục vụ khách tham quan. Khu cứu hộ động vật hoang dã, các loài Linh trưởng, Cầy vằn … tại VQG Cúc Phương và VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là những điểm tham quan lý thú [21].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

VQG đất ngập nước Xuân Thủy, với hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi cư trú của nhiều loài tôm, cua, cá và hàng trăm loài chim quý, nỗi tiếng là loài Cò thìa. Khu bảo tồn ngập nước Vân Long (Ninh Bình) bao gồm cả hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Tại đây, du khách có thể ngắm nhìn bầy Vọoc mông trắng và quan sát nhiều loài thủy sinh và các loài chim nước như Sâm cầm. VQG Tràm chim là nơi bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên Đồng Tháp Mười với loài đặc hữu là Sếu đầu đỏ đã thu hút hàng trăm nghìn du khách mỗi năm.

Các VQG ven Biển nổi tiếng như Cát Bà, Hạ Long, Hòn Mun, Côn Đảo, Phú Quốc đã và đang có kế hoạch sử dụng tài nguyên sinh vật biển để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.

Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - 3

Căn cứ vào các tiêu chí của du lịch sinh thái ta có thể nhận thấy rằng:

- Mặc dù đã có những tuyến du lịch mang tính chất du lịch sinh thái nhưng

trên thực tế chỉ là du lịch thiên nhiên hay du lịch liên quan đến thiên nhiên.

- Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường là một yếu tố rất cơ bản để phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác chưa được triển khai, nhiều vấn đề chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực mới mẻ này. Trên các tuyến tham quan, đường mòn thiên nhiên còn thiếu nhiều biển chỉ dẫn, một số Vườn đã có một số tờ gấp và biển chỉ dẫn nhưng nội dung thông tin quá nghèo nàn, sơ sài.

Hầu hết các hướng dẫn viên mới chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường mà họ chưa có đủ kiến

thức để thực hiện nhiệm vụ hết sức quan trọng là giáo dục và diễn giải môi trường.

- Lợi ích từ hoạt động du lịch còn ít, chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương. Nhân dân địa phương chưa được thu hút nhiều vào hoạt dộng du lịch.

Nguyên nhân vì sao du lịch sinh thái tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng của nó thì khá nhiều. Nhưng nhìn chung nó có một vài nguyên nhân chính.

- Sự ít hiểu biết về khái niệm du lịch sinh thái là một hạn chế cho việc phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá mới mẻ cả về khái niệm, tổ chức hoạt động, quy hoạch, chính sách đầu tư khai thác. Vấn đề phổ cập kiến thức du lịch sinh thái chưa được các ngành liên quan quan tâm đúng mức.

- Một nguyên nhân quan trọng nữa là do lực lượng quản lý tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên thiếu cả về số lượng lẫn kiến thức chuyên môn về bảo tồn cũng như du lịch sinh thái. Mặc dù du lịch là một trong những chức năng, nhiệm vụ của VQG nhưng thực tế các Vườn mới chỉ chú trọng đến bảo vệ rừng mà chưa quan tâm tới việc quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái. Các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu những phương tiện cung cấp các thông tin giáo dục, diễn giải môi trường và chưa có được những hướng dẫn viên du lịch sinh thái chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ, tường tận các tài nguyên du lịch của chính mình.

- Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái chưa được quan tâm, đây là một trở ngại lớn cho việc phát triển của loại hình du lịch này. Hầu hết các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên chưa có phân vùng dành cho du lịch sinh thái. Không có các nguyên tắc chỉ đạo để dựa vào đó các đối tượng biết mình đang tiến hành du lịch sinh thái hay một hình thức du lịch nào khác

- Sự thiếu tiếp thị quảng cáo cho du lịch sinh thái cũng là một nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của du lịch sinh thái, đồng thời thiếu động lực thúc đẩy các cơ quan chức trách có thẩm quyền và các nhà đầu tư để họ quan tâm hơn đến việc ưu tiên đầu tư cho bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái.

- Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Tuy khách du lịch sinh thái không chú trọng lắm tới sự hiện đại của cơ sở vật chất, nhưng cũng cần có sự đầu tư hạ tầng để phục vụ những nhu cầu tối thiểu của khách du lịch.

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa sinh thái ở trong nước

* Đối với loại hình du lịch văn hóa

Trong những năm qua, trên khắp đất nước ta, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm văn hóa vùng miền như Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng đồng bằng nam bộ), Lễ hội Du lịch Điên Biên (lễ hội văn hóa các dân tộc vùng Tây bắc kết hợp sự kiện 50 năm chiến thắng Điện biên phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những Di sản văn hóa được UNESCO công nhận) và Lễ hội du lịch Festival Huế là những hoạt động của du lịch văn hóa thu hút rất nhiều khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.

Trong số các lễ hội đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam hiện nay. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp. Thông qua Festival Huế Việt Nam đã giới thiệu cho du khách Quốc tế những lễ hội dân gian của miền Trung, những nét văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận, Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội Vương triều của Triều đình Nhà Nguyễn đã có nguy cơ thất truyền từ hàng chục năm nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa lễ hội nói chung và Festival Huế nói riêng đối với việc phát triển du lịch, tăng cường sức hấp dẫn và đa dạng hóa các sản phẩm, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã quan tâm tập trung cho việc đầu tư, khai thác một số lễ hội truyền thống hiện có nhằm thu hút du khách như: Lễ hội vật cổ làng Sình, Lễ hội điện Hòn Chén, Lễ hội Phật Đản, Lễ hội đua thuyền trên sông Hương và đặc biệt hơn là Lễ hội Festival Huế mà khởi đầu là Festival văn hóa Việt Pháp năm 1992 do thành phố Huế tổ chức, với sự giúp đỡ của nước Cộng hòa Pháp. Lễ hội ban đầu mang tầm vóc địa phương, quy mô nhỏ với sự tham gia

của một số đoàn Nghệ thuật Huế và Cộng hòa Pháp nhưng đã gây được tiếng vang lớn, để lại ấn tượng sâu sắc đối với khách du lịch và nhân dân trong tỉnh. Cũng từ đó ý tưởng biến thành Festival của Việt Nam đã được hình thành và cụ thể hóa vào năm 1998 khi được Chính phủ và các Bộ ngành ủng hộ. Từ đây Festival - Huế đã mang tầm vóc Quốc tế. Festival-Huế có ý nghĩa to lớn về tăng cường đối ngoại và văn hóa thông qua giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam nói chung và văn hóa đặc trưng Thừa Thiên-Huế nói riêng với các nền văn hóa của các Quốc gia tham gia lễ hội. Được tổ chức 2 năm một lần, Festival-Huế không chỉ đơn thuần là một lễ hội giao lưu văn hóa, hướng đến việc xây dựng Huế trở thành “Thành phố Festival” của Việt Nam, mà còn là một sự kiện du lịch lớn góp phần quan trọng trong việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của Huế.

Xây dựng Festival-Huế trở thành “Thương hiệu du lịch hàng đầu của Việt Nam” để tăng cường thu hút khách trong và ngoài nước, kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách, nâng cao sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, tạo động lực cho Thừa Thiên - Huế phát triển du lịch lên một tầm cao mới, xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của Miền Trung và của cả nước, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Có thể nói, từ những thành công của các kỳ tổ chức, Festival-Huế đã trở thu hút được sự quan tâm của nhiều Quốc gia trên thế giới, hiện đã có hàng chục nước đề nghị được gửi các đoàn Nghệ thuật tham gia trong lễ hội, Festival-Huế không còn đơn thuần là một lễ hội giao lưu văn hóa, hướng đến việc xây dựng Huế trở thành “Thành phố Festival của Việt Nam” mà còn là một sự kiện văn hóa, du lịch lớn của Quốc gia, khu vực và Quốc tế. Thu hút rất lớn khách du lịch trong khu vực và trên thế giới đến với Việt Nam. Thông qua Festival, Huế đã trở thành diễn đàn để khuyếch trương quảng bá sản phẩm hàng hóa, bằng chứng là hàng chục sản phẩm với tên gọi kèm Festival-Huế ra đời, lễ hội đã góp phần khai thác tốt hơn hiệu quả các nguồn tài nguyên văn hóa du lịch hiện có của Thừa Thiên - Huế và Việt Nam. Đây là nguồn tài nguyên được đánh giá là hết sức hấp dẫn, phong phú có giá trị cao.

Qua các kỳ Festival-Huế, chúng ta đã học hỏi được kinh nghiệm và công tác tổ chức các lễ hội Quốc tế lớn, hiện đại. Việc tổ chức thành công Festival-Huế

không chỉ có lợi cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế và khu vực Miền Trung mà còn cho cả ngành du lịch Việt Nam. Thông qua du lịch lễ hội và sự kiện Festival-Huế, công tác xã hội hóa các hoạt động dịch vụ du lịch phát triển thu hút đông đảo cộng đồng dân cư tham gia tích cực vào lễ hội từ các hoạt động như lưu trú trong nhà dân, du lịch nhà vườn, tham quan cố đô bằng xích lô du lịch, xe ngựa du lịch, tham gia trực tiếp vào các lễ hội văn hóa dân gian, đặc biệt đã thúc đẩy công tác xuất khẩu tại chổ đối với ngành hành thủ công mỹ nghệ, hàng hóa phục vụ tiêu dùng.

Nhờ có Festival-Huế, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã có thêm nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư tôn tạo nâng cấp mở rộng hơn, đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ; sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng hấp dẫn hơn, lượng khách đến với Huế ngày càng tăng mạnh, thu nhập từ du lịch tăng rõ rệt, dự kiến Festival-Huế 2010 sẽ đón 2,5 triệu lượt khách trong đó 50% là khách nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP [12].

* Đối với loại hình du lịch sinh thái

Điều đáng mừng là những năm gần đây nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã hưởng ứng tích cực loại hình du lịch sinh thái. Với sự hỗ trợ tích cực của nhiều tổ chức Quốc tế, điển hình là Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) đã phối hợp với Tổng cục Du lịch và nhiều địa phương xây dựng các mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, đồng thời qua đó cũng góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo, thu hút được sự quan tâm của du khách và bước đầu phát triển thành công ở một số địa phương như Sapa, Ba Bể, Vĩnh Long vv... Tại VQG Ba Bể, nếu như năm 1996 chỉ có 3 hộ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ này thì đến năm 2006 đã lên đến trên 200 hộ.

Trong định hướng phát triển du lịch và Du lịch sinh thái ở nhiều địa phương nơi có các VQG, Khu bảo tồn thiên nhiên với các giá trị đa dạng sinh học cao, những điểm đến hấp dẫn khách quan trọng như Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai... đã rất chú

trọng trong việc lập quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo tồn phát triển đa dạng

sinh học với sự tham gia tích cực của cộng đồng.

Việc ưu tiên phát triển một số loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng không chỉ với mục đích có thêm một sản phẩm du lịch mới mà còn tạo cơ hội để cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động phát triển du lịch, qua đó góp phần tích cực vào nỗ lực bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở những khu vực này.

Đặc biệt, ví dụ điển hình đối với những mô hình này có thể thấy ở VQG Ba Bể - Bắc Kạn, VQG Xuân Thủy - Nam Định, Khu bảo tồn biển Hòn Mun - Khánh Hòa, VQG Tràm Chim - Đồng Tháp vv...

Bên cạnh đó, loại hình du lịch này bước đầu đã được chú ý đầu tư để thu hút nhiều khách tham quan, đồng thời hình thành và phát huy chất lượng phục vụ của các tour du lịch làm cho du khách thấy thoải mái, chủ động.

Nhìn chung, hoạt động du lịch sinh thái đã góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc là cho người dân bản địa, đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách các địa phương, thúc đẫy ngành du lịch ngày càng phát triển.

1.2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa sinh thái của một số nước

* Phát triển du lịch văn hóa của Malaysia

Malaysia là đất nước giàu tiềm năng du lịch, với nguồn tài nguyên thiên phong phú, các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc, hấp dẫn. Lịch sử đất nước Malaysia đã ghi nhận sự tồn tại của các nền văn hóa của các Quốc gia đã từng xâm chiếm Quốc gia này như Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Chiêm Thành, Thái lan, Nhật bản và văn hóa Malay bản địa. Tất cả các dân tộc trên đều đã lưu lại các dấu ấn văn hóa để hình thành nên nền văn hóa Malaysia ngày nay. Các giá trị văn hóa bản địa kết hợp với các giá trị văn hóa ngoại lai đã được nội địa hóa đã tạo thành một sản phẩm du lịch độc đáo khác của Malaysia - Du lịch văn hóa bản địa. Tất cả các yếu tố trên tạo thành một điểm độc đáo trong các sản phẩm du lịch văn hóa của Malaysia [24].

Với những lợi thế trên, Bộ Văn hóa - Nghệ thuật và Du lich của Malaysia đã xác định mục tiêu phát triển chỉ đạo của ngành du lịch là hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở phát huy bản sắc văn hóa Malay truyền thống, không phủ nhận sự pha trộn của các dòng văn hóa ngoại lai nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa bền vững, độc đáo.

Bắt đầu từ năm 1988, chương trình du lịch về nghỉ tại nhà dân đã được Bộ Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch phê duyệt và tiến hành tại 5 làng: Desa Murni Sanggang, Desa Murni Sonsang, Desa Murni Kerdau, Desa Murni Ketam và Desa Murni Persngap. Mục đích chính của chương trình du lịch tại nhà dân nhằm giúp cho du khách có điều kiện tiếp xúc, trao đổi và trực tiếp tham gia vào đời sống sinh hoạt của công đồng người Malaysia bản địa và nhằm tạo điều kiện duy trì và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân Malay cũng như góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương.

Trong năm đầu tiên, dự án nghỉ tại nhà dân ở 5 làng này chỉ thu hút được 10 người khách, tuy nhiên chỉ 10 năm sau số lượng các gia đình trực tiếp tham gia đón tiếp khách đã tăng lên hơn 100 gia đình đón tiếp một năm khoảng 3000 đến 4000 khách. Ban đầu, cơ cấu khách đến khu vực này chủ yếu là người Nhật, những người đã có thời gian dài đô hộ tại mảnh đất này, ngày ngày số lượng du khách đến từ Châu Âu, Châu Mỹ cũng bắt đầu tăng dần.

Khách du lịch đến đây được tham gia trực tiếp vào lễ cưới cổ truyền của người dân bản xứ trong vai trò của người làm chứng hoặc chủ hôn, tham gia vào các chương trình dả ngoại ngoài trời như cắm trại, câu cá…của học sinh phổ thông, tham gia vào các trò chơi cổ truyền của người bản xứ, hoặc tham gia vào chế biến các món ăn với các thành viên trong gia đình.

Theo lời của ông Hamandan - một thành viên trong số 100 hộ gia đình đăng ký đón du khách về nghỉ tại nhà, sau hơn 2 năm tham gia chương trình này thu nhập của gia đình đã tăng mạnh, nhưng cao hơn và hiệu quả kinh tế hơn là việc tham gia chương trình đón khách nghỉ tại gia đình đã góp phần củng cố nền văn hóa truyền thống của dân tộc, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của các Di sản văn hóa [24].

Chương trình đón khách du lịch văn hóa về nghỉ tại nhà dân tại khu làng Desa Murni được xây dựng đã góp phần đẩy nhanh tốc độ việc phát triển kinh tế xã hội của các địa phương này, đồng thời góp phần bảo tồn các gía trị văn hóa truyền thống của Malaysia [22].

* Phát triển du lịch văn hóa của Philippine

Thị trấn Vigan thủ phủ của tỉnh Ilocos Sur nằm trên bờ biển phía Tây Bắc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2024