Đảo Luzon thuộc nước cộng hòa Philippine được thừa hưởng một nền văn hóa truyền thống độc đáo đặc sắc, là một thị trấn có nền kinh tế đang phát triển và có mối quan hệ xã hội chặt chẽ giữa các cộng đồng người sinh sống. Trải qua thời kỳ thuộc địa của hai đế quốc Tây Ban Nha và Mehico đã để lại cho Thị trấn Vigan này những dấu ấn văn hóa đặc sắc của hai nền văn minh vào loại bậc nhất của thời kỳ phong kiến trung cổ. Với các giá trị văn hóa độc đáo này, năm 1978 tổ chức UNESCO đã công nhận Vigan là Di sản Văn hóa Thế giới. Từ đó trở đi ở đây hàng năm đã đón hàng triệu lượt khách Quốc tế đến tham quan. Để định hướng phát triển du lịch bền vững Bộ du lịch Philippine đã ban hành một loạt các bộ luật nhằm bảo tồn các địa danh văn hóa, lịch sử cho phát triển du lịch; đáng chú ý hơn cả là bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Philippine, trong đó đã xác định rõ Vigan là điểm du lịch văn hóa quan trọng. Vào năm 1993, bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng phía Bắc đảo Luzon cũng đã đưa ra những định hướng phát triển du lịch văn hóa, trong đó chỉ rõ đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa góp phần bảo tồn và khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống của người Philippine.
Năm 1993, Bộ Du lịch Philippine đã tổ chức thành công lễ hội Nghệ thuật Vigan và hoạt động này đã trở thành một sự kiện đặc biệt được diễn ra hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch trên toàn Thế giới. Năm 1994, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về lượng khách du lịch đến khu vực này kéo theo sự tăng trưởng doanh thu về du lịch, các hoạt động tái đầu tư được chính quyền thị trấn Vigan rất chú trọng, đánh dấu bằng việc thành lập hội đồng Tổng Giám mục về bảo tồn các Di sản nghệ thuật và lịch sử của nhà thờ Thiên Chúa Giáo ở Nueva Segovia. Với việc thành lập hội đồng này, các hoạt động phát triển du lịch đã đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc bảo tồn và khôi phục các Di sản tôn giáo.
Hoạt động du lịch văn hóa phát triển không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các Di sản văn hóa truyền thống của Vigan phục vụ cho mục đích phát triển bền vững mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc phục hồi và tái phát triển các ngành công nghiệp và nghề thủ công truyền thống trong khu vực. Các ngành công nghiệp và nghề thủ công truyền thống tại khu vực Vigan được khôi phục ngoài mục đích cung cấp cho thị trường, khách du lịch những món hàng lưu niệm đặc sắc còn phục vụ cho mục đích xuất khẩu của Philippine.
Thông qua hoạt động du lịch văn hóa, các sản phẩm như “gạch Vigan cổ”, sản phẩm dệt thủ công của người dân Vigan cũng được khôi phục lại, đặc biệt là nghề dệt và nhuộm vải thủ công, các họa tiết hoa văn cổ đã được người dân Vigan khôi phục lại trên bề mặt sản phẩm vải dệt thủ công đã trở thành món hàng lưu niệm rất hấp dẫn du khách; các nghề truyền thống khác như làm muối và rèn cũng được khôi phục tại một số làng lân cận như San Vicente và Santa Maria.
Mô hình phát triển du lịch văn hóa tại thị trấn Vigan là một ví dụ điển hình trong việc phát triển du lịch và bảo tồn các công trình kiến trúc, các Di sản văn hóa- lịch sử đặc trưng của một làng quê nông thôn, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của cộng đồng dân cư, đóng góp rất lớn cho ngành du lịch Philippine phát triển rất nhanh trong những năm qua [21].
* Phát triển du lịch sinh thái ở Khu dự trử sinh quyển Budongo Uganda
Khu rừng dự trử sinh quyển Budongo của Uganda được xác định là khu dự trử rừng Trung ương từ năm 1932, đây là khu rừng nhiệt đới hỗn hợp với một quần thể lớn cây Dái Ngựa, đất đồng cỏ Xavan và đất rừng, là khu rừng dự trử lớn nhất Uganda. Năm 1988, Cục kiểm lâm Quốc gia này đã bắt đầu đánh giá lại hoạt động quản lý các tài nguyên rừng của Uganda và khởi xướng chương trình Phục hồi rừng, trong đó có dự án “Du lịch sinh thái rừng Budogo”.
Theo các căn cứ của dự án này, các nhà quy hoạch tiến hành gặp gỡ và thảo luận với người dân địa phương nhằm kiểm định lại việc phát triển du lịch sinh thái tại khu vực này có được người dân khu vực này chấp nhận hay không và nguyện vọng của họ như thế nào về việc tham gia vào dự án này. Bước đầu, cuộc tiếp xúc được diển ra tại 5 xã có đường ranh giới gần nhất với khu vực dự kiến quy hoạch, trao đổi với khoảng 3 đến 4 ngàn người. Quá trình tham khảo này kéo dài khoảng 4 tháng và với sự tham gia tích cực của cộng đồng “Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái Rừng Bugong” đã được dự thảo với các mục tiêu và nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt định hướng cho mọi sửa đổi phát triển sau này.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - 1
- Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - 2
- Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Sinh Thái Trong Các Vườn
- Lịch Sử Phát Triển Du Lịch Của Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Tình Hình Khai Thác Tài Nguyên Vào Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Sinh Thái
- Tình Hình Đầu Tư Vốn Của Các Doanh Nghiệp Từ 2004-2008
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Trong một năm đầu tiên tiến hành thực hiện dự án hầu hết người dân dịa phương tham gia dự án, trực tiếp đóng góp ý kiến xây dựng, một số người có trình độ được tuyển vào làm trực tiếp cho dự án, trong vai trò là những người trực tiếp
hướng dẫn và giám sát tại khu vực Budongo, đã được cán bộ và cố vấn phát triển du lịch do Cục kiểm lâm chỉ định đào tạo. Hiện nay dự án đã được điều hành bỡi đa số là người dân địa phương và một số ít là cán bộ Cục kiểm lâm và chuyên gia giữ vai trò giám sát hướng dẫn.
Trên cơ sở sự tham gia của cộng đồng, Chính phủ Uganda quyết định cho phép chính quyền tại khu vực này thành lập Quỹ phát triển cộng đồng giúp người dân địa phương có cơ hội hưởng lợi từ dự án phát triển này. Phụ nữ địa phương sản xuất hành thủ công để bán, và hai nhóm phụ nữ đã bày tỏ mối quan tâm tới việc điều hành một trung tâm phục vụ du khách ở các khu vực khách tới. Các hội nông dân trong vùng thì triển khai phong trào đa dạng hóa việc trồng các loại rau màu và nuôi ong do dự án đào tạo hướng dẫn. Rau màu và nông sản thực phẩm của nhân dân trong vùng đã được tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn trong khu vực, phục vụ nhu cầu của khách du lịch khi đến tham quan ở đây.
Dự án còn tiến hành một chương trình giáo dục môi trường đặc biệt nhằm vào trẻ em địa phương. Nó được thiết kế thông qua chia sẽ thông tin về những thành tựu của Budongo để tăng cường cho bức thông điệp tích cực về rừng mà người dân đang dần hiểu ra qua thấy được những lợi ích vật chất mà rừng đem lại. Trẻ em các trường tiểu học trong vùng được tham quan rừng và thấy được những chỉ dẫn thông qua các trò chơi hay khám phá được từ tham quan. Sau đó cán bộ dự án tới các trường và nhà dân để giúp các học sinh hệ thống hóa những gì đã học được và xây dựng các hoạt động bảo tồn trong các cộng đồng chung của họ.
Đến nay, khu vực rừng Budongo đã phát triển thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách đến với Uganda với các sản phẩm du lịch độc đáo như đi bộ trong rừng, xem chim và chiêm ngưỡng tài nguyên rừng nhiệt đới, cắm trại… Lượng khách đến với khu vực này tăng lên nhanh chóng sau một thời gian ngắn. Các công trình trong khu vực này đều do người dân ở đây đảm nhiệm và sử dụng các vât liệu sẵn có của địa phương. Sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và cộng đồng địa phương, việc mạnh dạn giao cho cộng đồng địa phương quyết định sự phát triển của cộng đồng là nguyên nhân chính giúp cho dự án phát triển du lịch sinh thái rừng Budongo thành công.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA
SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm về phía Tây-Bắc tỉnh Quảng Bình, dọc biên giới Việt - Lào; giới hạn trong toạ độ: Từ 17020' đến17048' vĩ độ Bắc; 105046' đến 106024' kinh độ Đông.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cách Thành phố Đồng Hới 40Km theo hướng Tây Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 500Km về phía Nam. Phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Bắc giáp xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, phía Đông và Đông Nam giáp xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, có chung ranh giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của nước bạn Lào với chiều dài khoảng 50 km, đây cũng là Khu bảo tồn thiên nhiên đang được đề cử là Di sản Thiên nhiên Thế giới ( phụ lục 1).
Chiều dọc (theo hướng Tây Bắc-Đông Nam) của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nơi dài nhất là 70 km từ đèo Mụ Giạ đến núi U Bò; chiều ngang (theo hướng Đông Bắc-Tây Nam) nơi rộng nhất là 31 km từ Thôn Khe Gát xã Xuân Trạch đến biên giới Việt - Lào [37].
* Diện tích
Tổng diện tích VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là 85.754 ha, được phân bố trên địa phận 5 xã Xuân Trạch, Thượng Trạch, Tân Trạch, Phúc trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch và Phú Định - huyện Bố Trạch; các xã Thượng Hoá, Trung Hóa - huyện Minh Hoá và xã Trường Sơn - huyện Quảng Ninh (xem phụ lục 2).
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được quy hoạch thành ba phân khu chức năng, bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ - hành chính (xem phụ lục 3).
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 64.894 ha, được chia thành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1 và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.
+ Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 17.449 ha.
+ Phân khu dịch vụ - hành chính: Diện tích 4.311 ha (xem phụ lục 4).
-Thổ nhưỡng: Kết quả của quá trình vận động địa chất đã hình thành sự đa dạng của các loại đất ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, trong đó các loại đất chủ yếu như sau: Đất đen Macgalit - Feralit phát triển trên núi đá vôi (MgFv), Đất Feralit màu đỏ, đỏ nâu trên núi đá vôi (Fv), Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét (Fs), Đất Feralit vàng đỏ trên đá Macma acid (Fa), Đất Feralit vàng nhạt trên đá Sa thạch (Fq), Đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi (Tv) và trong thung lũng hay máng trũng (T1, T2), Núi đá vôi dạng khối uốn nếp có quá trình Karst và một phần là đất khác (xem phụ lục 5) [13].
* Khí hậu, thủy văn
Kết quả quan sát các yếu tố khí hậu ở các trạm khí tượng trong khu vực được
tổng kết như sau.
+ Chế độ nhiệt. Nhiệt độ bình quân hàng năm biến động từ 230C đến 250C. Do ảnh hưởng của khối núi đá vôi rộng lớn nên nhiệt độ dao động khá lớn, cực đại vào tháng 7 (trên 400C), cực tiểu vào tháng 1 (5-70C)
Thời tiết lạnh nhất trong năm vào các tháng 12,1, 2. Các tháng nóng nhất trong năm vào các tháng 6,7,8, có nhiệt độ trung bình cao trên 280C. Nhiệt độ mùa hè đã cao lại thường chịu ảnh hưởng của gió "Lào" khô và nóng. Nhiệt độ cao tuyệt đối nhiều lần đạt trên 400C.
Là một vùng núi đá vôi rộng lớn, ảnh hưởng đến sự giao động giữa ngày và đêm, biên độ nhiệt trong ngày rất lớn. Đặc biệt vào những ngày hè nóng bức, biên độ thường trên 100C. Mùa đông sự dao động nhiệt vẫn trên 80C.
+ Chế độ mưa ẩm. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ 2000m đến 2500mm/năm. Khu vực núi cao giáp biên giới Việt Lào lượng mưa còn lên tới 3000mm/năm (Minh Hoá). Tổng lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 12) rất cao, chiếm tới 88% tổng lượng mưa năm. Số ngày mưa vùng ven biển chỉ có 135 ngày, lên miền núi số ngày mưa tăng dần hơn 160 ngày.
Biến trình mưa năm có 2 cực đại: Chính vào tháng 10 (500-600mm) và Phụ vào tháng 5 hoặc tháng 6 (trên 100mm); một cực tiểu vào tháng 2 hoặc tháng 3 (30-40mm). Các tháng mùa khô tuy có lượng mưa thấp về trị số, nhưng số ngày mưa bình quân tháng tối thiểu là 10 ngày (mưa tiểu mãn). Lượng mưa lớn số lượng ngày mưa nhiều và rải đều trong năm đã tạo điều kiện ẩm ướt lý tưởng cho một khu hệ rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình có giá trị mang tính toàn cầu. Lượng bốc hơi khá cao, biến động từ 1000 đến 1300mm/n. Lượng bốc hơi lớn nhất vào các tháng 5,6,7,8 vì thời gian này chịu ảnh hưởng của gió "Lào" khô nóng.
Độ ẩm không khí ở mức trung bình (83-84%). Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ còn ở mức 66-68%, cá biệt có ngày xuống tới 28%. Đây là những ngày gió lào thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, những ngày này có thể đe doạ cháy rừng và hoả hoạn.
+ Chế độ gió. Có 2 mùa gió chính là mùa đông và mùa hè. Gió mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thịnh hành hướng gió Đông Bắc xen giữa các đợt gió Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông Nam.
Gió mùa hè: Do yếu tố địa hình nên các ngọn núi cao ngăn chặn hướng gió Tây Nam và đổi hướng thành gió Tây Bắc từ tháng 5 đến tháng 8. Gió này khô nóng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và công tác bảo vệ rừng.
Ngoài ra còn gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, thường thổi đan xen với gió mùa Đông Bắc. Nhìn chung gió Đông Nam có tốc độ thấp, trừ trường hợp giông bão, sức gió mạnh nhất có thể lên tới cấp 10,11.
+ Chế độ thủy văn. Khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm gọn trong lưu vực của các dòng sông suối trong vùng: Rào Thương, sông Chày, sông Troóc, sông Son... đều là thượng nguồn của sông Gianh. VQG bao gồm một vùng đá vôi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến.
Trên bản đồ không thấy các sông suối lớn. Trên mặt đất có một số khe suối nhỏ đổ vào suối Rào Thương, chảy lộ thiên nhưng bị ngắt quãng khi chảy ngầm qua các hang động, sau khi quy tụ lại chảy về sông Chày, sông Troóc và hợp lưu vào sông Son và đổ vào thượng nguồn sông Gianh. Mùa mưa, các suối cạn có nước
dâng cao, tạo dòng chảy lớn, tạo lũ cục bộ, nhưng sau cơn mưa nước rút rất nhanh qua các “mắt hút”. Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 trùng vào những tháng mưa lớn nhất. Lũ lớn thường xuất hiện vào giữa tháng 9 và tháng 10.
Ngoài mùa mưa lũ chính, sông Son còn chịu ảnh hưởng của đợt mưa phụ (Mưa tiểu mãn) vào tháng 5, tháng 6. Mưa tiểu mãn đôi khi gây lũ lụt lớn. Khi lũ lụt đến nước sông Son mang nhiều phù sa, bồi đắp cho các dải đất ven bờ và làm biến dạng dòng sông do hiện tượng “bồi, lở”(xem phụ lục 6) [15].
* Đặc điểm giao thông
+ Giao thông ngoại tuyến. Để đến với Quảng Bình, đến với VQG Phong Nha
- Kẻ Bàng, du khách trong và ngoài nước có thể đi bằng đường bộ theo quốc lộ 1A, bằng đường sắt đến Ga Đồng Hới. Đặc biệt, hiện nay Cảng hàng không Đồng Hới đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 9/2008, vì vậy du khách có thể đến Quảng Bình bằng đường hàng không. Từ thành phố Đồng Hới đi theo đường HCM nhánh Đông khoảng 50 km, hoặc từ ngã ba thị trấn Hoàn Lão, huyện lỵ Bố Trạch theo đường tỉnh lộ 2 khoảng 35 km thì du khách sẽ đến với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Quý khách còn có thể đến VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bằng đường sông, từ Cảng sông Gianh theo sông Son lên bến Phà Xuân Sơn, chiều dài khoảng 40 km.
+ Giao thông nội tuyến. Du khách có thể tiếp cận và khám phá các giá trị của
Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bằng 2 hướng.
- Hướng 1: Xuất phát từ km0 đường 20 tại thôn Phong Nha xã Sơn Trạch qua Cổng VQG ở K6 quốc lộ 20, cắt ngang VQG theo hướng Tây - Nam qua cửa khẩu Karoong là đến bản Noong Ma, huyện Bulupha, tỉnh Khăm muộn, nước bạn Lào (khoảng 68 km). Đây là con đường duy nhất nối liền miền xuôi và miền ngược, vận chuyển hàng hóa qua lại giữa các xã Thượng Trạch, Tân Trạch với vùng đồng bằng của huyện Bố Trạch.
Hướng 2: Theo đường HCM bắt đầu từ Thượng Hóa huyện Minh Hóa qua
Đèo Đá Đẽo tới ngã ba Khe Gát, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch rẽ theo nhánh Tây
đi sâu vào VQG Phong Nha - Kẻ Bàng theo hướng Đông - Nam tới đỉnh UBò (có độ cao trên 1.000m), rồi tiếp giáp Lâm trường Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, chiều dài đoạn đường này khoảng 55km
Ngoài 2 tuyến giao thông chính, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng còn có tuyến giao thông đường thủy bằng thuyền trên Sông Son và Sông Chày.
2.1.2. Lịch sử phát triển Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
2.1.2.1. Quá trình hình thành Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Rừng Phong Nha được xếp vào danh sách Khu rừng cấm Quốc gia với diện tích 5.000 ha theo Quyết định số 194/CP ngày 9/9/1986 của Chính phủ.
- Ngày 18/11/1993 UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 941-QĐ/UB về việc thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Nha, đây là đơn vị có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ Khu rừng đặc dụng Phong Nha với diện tích là 41.132 ha.
- Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Chính phủ đã có Quyết định số 189/QĐ-CP về việc nâng hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Nha thành VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với diện tích 85.754 ha.
Phó giám đốc
Hạt kiểm lâm
Trung tâm NCKH
Phó giám đốc
Giám đốc
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
Phòng KH-TC
Phòng HC-TC
TT Du lịch VH và ST
- Ngày 20/3/2002, UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 24/2002/QĐ- UB về việc thành lập Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.