Bảng 11 Kết quả thu hút khách tham quan từ 2003-2008
Tính theo từng năm
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |||
1.Số lượng khách | 1.000 lượt | 198 | 332 | 256 | 258 | 241 | 262 | 257 |
2.TĐPT liên hoàn | % | - | 168,5 | 77,1 | 100,0 | 93,8 | 109,2 | - |
3.TĐPT định gốc | % | 100.0 | 168.5 | 129.9 | 129.9 | 121.8 | 133.0 | - |
4.TĐPTBQ 2004-2008 | % | - | - | - | - | - | - | 105.9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch Sử Phát Triển Du Lịch Của Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Tình Hình Khai Thác Tài Nguyên Vào Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Sinh Thái
- Tình Hình Đầu Tư Vốn Của Các Doanh Nghiệp Từ 2004-2008
- Đánh Giá Của Du Khách Về Chất Lượng Các Dịch Vụ, Sản Phẩm Du Lịch Văn Hóa Sinh Thái Hiện Nay
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Các Hệ Số Hồi Quy Riêng Phần
- Các Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Vhst Tại Vqg Phong Nha- Kẻ Bàng Đến Năm 2015
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Chỉ tiêu ĐVT BQ
Nguồn: Trung tâm Du lịch VHST, 2008
Tác giả đồng tình với nhận định của các chuyên gia rằng, một trong những nguyên nhân làm cho số lượng khách đến Phong Nha trong năm 2008 tăng là do tháng 7/2008, tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ hội kỷ niệm 5 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới, đây là lễ hội được tổ chức khá quy mô, truyền hình trực tiếp trên sóng VTV3 và VTV4, nên đã có sức thu hút đối với khách du lịch trong nước. Tính bình quân cả giai đoạn từ năm 2003 đến 2008, lượng khách đến tham quan tăng không đáng kể, chỉ đạt 5,9%.
* Biến động khách nước ngoài đến VQG Phong Nha-Kẻ Bàng từ 2003-2008
Kết quả tính toán Bảng 12 cho biết số, mặc dù số lượng khách trong nước đến với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng không đều, nhưng số lượng khách nước ngoài đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tăng đều và rất nhanh trong giai đoạn từ 2003 đến 2008, bình quân giai đoạn này tăng 54,4%. Trong đó, có một số năm tăng cao như: Năm 2004 tăng 73,6%, năm 2005 tăng 90,4%, năm 2006 và năm 2007 tiếp tục duy trì tốc độ tăng 67,8% và 67,3%. Tín hiệu này cho thấy, sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới đã có sức thu hút mạnh đối với khách nước ngoài. Tuy nhiên, năm 2008 lượng khách nước ngoài giảm 5,3%, nguyên nhân có lẽ do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2007 đến nay đã làm cho số lượng khách nước ngoài đi tham quan giảm.
Bảng 12 Kết quả thu hút khách nước ngoài từ 2003-2008
Tính theo từng năm
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 2008 | ||||
1.Số lượng khách lượt | 1.291 | 2.241 | 4.266 | 7.158 | 11.975 11.346 | 6.380 | ||
2.TĐPT liên hoàn | % | - | 173,6 | 190,4 | 167,8 | 167,3 | 94,7 | - |
3.TĐPT định gốc | % | 100.0 | 173,6 | 330,4 | 554,5 | 927,6 | 878,9 | - |
4.TĐPTBQ 2004-2008 | % | - | - | - | - | - | - | 154,4 |
Chỉ tiêu ĐVT BQ
Nguồn: Trung tâm Du lịch VHST, 2008
*Về phân bố lượng khách trong năm
Biểu đồ 1 Phân bố lượng khách theo tháng từ 2004-2008
Nguồn: Trung tâm Du lịch VHST, 2008
Căn cứ kết quả Biểu đồ 1, lượng khách đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8, còn từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau lượng khách giảm rất nhiều. Đặc biệt, từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau lượng khách đến tham quan ở đây rất ít, chỉ 2.000 đến
6.000 khách/tháng.
2.5.2. Kết quả doanh thu và nộp ngân sách của các hoạt động dịch vụ du lịch từ 2003-2008
2.5.2.1. Doanh thu từ các dịch vụ
Bảng 13 Kết quả doanh thu của các hoạt động dịch vụ du lịch từ 2003-2008
Tính theo từng năm
Chỉ tiêu ĐVT
BQ
2003 2004 2005 2006 2007 2008
1.Tổng doanh thu triệu đồng 9.453 17.072 17.423 21.186 21.874 24.978 18.664
- | 180,6 | 102,1 | 121,6 | 103,2 | 114,2 | - | |
3.TĐPT định gốc % | 100,0 | 180,6 | 184,3 | 224,1 | 231,4 | 264,2 | - |
4.TĐPTBQ 2003-2008 % | - | - | - | - | - | - | 121,5 |
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch, 2008
Kết quả Bảng 13 cho biết, doanh thu từ các dịch vụ du lịch (bao gồm doanh thu vé tham quan và thuyền du lịch, kinh doanh hàng lưu niệm, ăn uống lưu trú trên địa bàn Sơn Trạch) trong những năm vừa qua rất ấn tượng, năm 2003 tổng doanh thu từ các dịch vụ chỉ đạt 9 tỷ 453 triệu đồng đã tăng lên 18 tỷ 664 triệu đồng năm 2008. Tăng cao nhất vẫn là năm 2004, tăng 80,6%, năm 2006 tăng 21,6%. Trong hai năm 2005 và 2007, doanh thu tăng không đáng kể nhưng năm 2008 doanh thu từ các hoạt động dịch vụ tăng 14,2%. Bình quân giai đoạn từ 2003 đến 2008 tăng 21,5%.
2.5.2.2. Kết quả thu nộp ngân sách
Thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã đóng góp nguồn thu khá lớn cho ngân sách địa phương. Theo số liệu Bảng 14, năm 2003 nguồn thu ngân sách từ hoạt động du lịch được 5.511 triệu đồng nhưng đến năm 2008 con số này là 9.866 triệu đồng. Trong đó, năm 2004 có số thu tăng mạnh nhất, tăng 77,1%. Nguyên nhân làm cho nguồn thu ngân sách tăng là do năm 2004 lượng khách đến tham quan tăng đột biến đã làm cho doanh thu từ các hoạt động bán vé, dịch vụ tăng, thông qua nộp thuế đã làm tăng nguồn thu ngân sách. Năm 2005, lượng khách giảm nên phần thu nộp ngân sách cũng giảm theo, giảm 11,1%,
năm 2006 thu ngân sách tăng 32,3% nhưng đến năm 2007 giảm 2,5%. Mặc dù nguồn thu nộp ngân sách biến động lên xuống thất thường, nhưng nhờ năm 2004 tăng mạnh nên tính chung cả giai đoạn từ 2003 đến 2008 tăng bình quân 17,9%.
Bảng 14 Kết quả nộp ngân sách của các dịch vụ du lịch từ 2003 - 2008.
Tính theo từng năm
2003 | 2004 | 2005 | 2006 2007 2008 | |||||
1.Tổng nộp ngân sách | triệu đồng | 5.511 | 9.762 | 8.681 | 11.487 11.201 12.552 | 9.866 | ||
2.TĐPT liên hoàn | % | - | 177,1 | 88,9 | 132,3 | 97,5 | 112,1 | - |
3.TĐPT định gốc | % | 100,0 | 177,1 | 157,5 | 208,4 | 203,2 | 227,8 | - |
4.TĐPTBQ 2003-2008 | % | - | - | - | - | - | - | 117,9 |
Chỉ tiêu ĐVT BQ
Nguồn Niên giám thống kê huyện Bố Trạch, 2008
Đối với nguồn thu vé tham quan động Phong Nha, động Tiên Sơn, sau khi nộp 100% vào ngân sách Nhà nước, Trung tâm Du lịch VHST được UBND tỉnh trích 45% tổng thu cấp lại cho đơn vị chi các hoạt động tổ chức đón tiếp và phục vụ khách tham quan (đây là đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ 100% chi phí); trích 3% cho UBND huyện Bố Trạch và 2% cho UBND xã Sơn Trạch để chi cho công tác quản lý các hoạt động dịch vụ, quản lý an ninh trật tự trên địa bàn; trích 1% cho Công ty TNHH Tràng An làm công tác vệ sinh môi trường tại khu vực Trung tâm đón khách Phong Nha.
2.6. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TẠI VQG PHONG NHA - KẺ BÀNG ĐẾN NỀN KTXH CỦA ĐỊA PHƯƠNG
2.6.1. Tác động đến nền kinh tế
Số liệu Bảng 15 cho thấy tốc độ phát triển lực lượng lao động tăng lên đáng kể trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008, nếu so năm 2008 với 2003 tăng 80,5%. Các năm có tốc độ tăng cao là năm 2005 tăng 21,7%, năm 2006 tăng 14,9% và năm 2007 tăng 16,4%. Tuy nhiên, năm 2008 tăng chậm và chỉ đạt 3%; tăng bình quân cả giai đoạn 2003 -2008 là 11,7%.
Kết quả Bảng 15 cũng nói lên rằng, thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong những năm vừa qua đã giải quyết công ăn việc
làm cho một lượng lớn lao động của các xã vùng đệm, từ 961 người năm 2003 đã tăng lên 1.668 năm 2008. Một số lao động trước đây là lâm tặc, chuyên sống bằng nghề khai thác lâm sản hiện nay đã bỏ nghề chuyển sang các hoạt động dịch vụ thuyền du lịch, chụp ảnh lưu niệm, kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng.
Bảng 15 Kết quả sử dụng lao động trong hoạt động du lịch VHST từ 2003-2008
ĐVT: người
Lĩnh vực hoạt động | BQ | ||||||
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | ||
Trung tâm DLVHST | 77 | 83 | 101 | 116 | 135 | 139 | 108 |
Đội thuyền du lịch | 460 | 558 | 582 | 610 | 618 | 622 | 575 |
Dịch vụ lưu trú, nhà hàng | 257 | 339 | 412 | 440 | 502 | 512 | 410 |
Dvụ chụp ảnh, bán lưu niệm | 167 | 237 | 320 | 355 | 375 | 395 | 308 |
Cộng | 961 | 1.217 | 1.415 | 1.521 | 1.630 | 1.668 | 1.402 |
Biến động lực lượng lao động (%) | |||||||
Tốc độ phát triển liên hoàn | 107,8 | 121,7 | 114,9 | 116,4 | 103,0 | ||
Tốc độ phát triển định gốc | 100 107,8 | 131,2 | 150,6 | 175,3 | 180,5 | ||
Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2003-2008 | 111,7 |
Tính theo từng năm
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, 2008
Theo kết quả tìm hiểu tại Trung tâm Du lịch VHST cho biết, thu nhập bình quân của cán bộ Trung tâm hiện nay khoảng 1.450.000đ/tháng, thu nhập của lực lượng đội thuyền khoảng 1.150.000đ/tháng (tháng 12-2008). Đối với lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh doanh các dịch vụ khác, tuy chưa điều kiện để điều tra cụ thể nhưng qua phỏng vấn sơ bộ, các đối tượng này có thu nhập bình quân khoảng 1.000.000 đồng/tháng. Mặc dù thu nhập chưa cao nhưng mức thu nhập này đã góp phần xóa đói giảm nghèo và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các xã vùng đệm, giảm áp cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Ngoài những tác động trực tiếp và gián tiếp đến xã Sơn Trạch và các xã vùng đệm, việc phát triển du lịch VHST của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cũng đã có những tác động đến nền KTXH của huyện Bố Trạch và của tỉnh Quảng Bình. Ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có những phát triển đáng kể nhằm cung cấp lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động của các xã lân cận; việc tiêu thụ vật liệu xây dựng đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển.
Bảng 16 Cơ cấu kinh tế của huyện Bố Trạch từ 2003-2007
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Nông lâm - TS | 51,5 | 49,1 | 45,6 | 43,7 | 41,1 |
Công nghiệp - XD | 21,7 | 22,6 | 24,1 | 24,5 | 24,8 |
Dịch vụ | 26,8 | 28,3 | 30,3 | 31,8 | 34,0 |
100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Khu vực
Tính theo từng năm
ĐVT: %
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch, 2007 Như đã đánh giá ở phần trên, do hệ thống cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí tại Phong Nha hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu ở lại qua đêm của du khách, nên hầu
hết khách đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng xong đi về thị trấn Hoàn lão, bãi biển Đá Nhảy và Thanh Khê (Bố Trạch) hoặc thành phố Đồng Hới ăn uống, ở lại qua đêm, đã tạo điều kiện cho nhóm ngành dịch vụ ở các địa phương này có những chuyển biến tích cực. Phát triển du lịch VHST tại Phong Nha - Kẻ Bàng thời gian qua đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Bố Trạch và của tỉnh Quảng Bình theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ. Tỷ trọng dịch vụ huyện Bố Trạch tăng từ 26,8% năm 2003 tăng lên 34% năm 2007; tỷ trọng Công nghiệp xây dựng tăng từ 21,7% năm 2003 lên 24,8% năm 2007. Tỷ trọng dịch vụ của tỉnh Quảng Bình tăng từ 37,4% năm 2003 tăng lên 38,9 năm 2007 (xem Bảng 16, Bảng17).
Bảng 17 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình từ 2003-2007
Năm
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Nông lâm - TS | 33,7 | 32,5 | 29,7 | 27,9 | 25,8 |
Công nghiệp - XD | 28,9 | 29,9 | 32,1 | 33,6 | 35,3 |
Dịch vụ | 37,4 | 37,6 | 38,2 | 38,5 | 38,9 |
100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Khu vực
ĐVT: %
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2007
2.6.2. Tác động đến môi trường xã hội và nhân văn
Phát triển du lịch thường đi kèm với việc tồn tại và gia tăng các vấn đề phức tạp như nạn mại dậm, ma túy, tội phạm. Qua trao đổi với một số chuyên gia và các nhà quản lý, tác giả đồng tình nhận định rằng: Hiện nay ở khu vực xã Sơn Trạch và các xã lân cận tệ nạn xã hội không có chiều hướng gia tăng. Trong khi ở các khu du lịch khác các tệ nạn này đang diễn biến phức tạp thì hiện nay Sơn Trạch vẫn được đánh giá là địa phương “sạch” về các tệ nạn này. Một mặt, nhờ chính quyền địa phương đã làm tốt công tác quản lý, mặt khác, do hiện nay số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú tại Phong Nha - Sơn Trạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu, các khu vui chơi giải trí về ban đêm chưa được đầu tư nên hầu như du khách đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ đi về trong ngày mà không ở lại qua đêm, vì thế các tệ nạn này chưa có điều kiện gia tăng. Các hiện tượng chèo kéo, ăn xin, cò mồi cũng đã diễn ra đôi lúc, đôi nơi nhưng đều được Trung tâm Du lịch VHST phối hợp với chính quyền địa phương và đồn Công an địa bàn chấn chỉnh kịp thời.
Do hiện nay tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ mới khai thác loại hình du lịch VHST tham quan động Phong Nha và động Tiên Sơn, các sản phẩm, loại hình du lịch VHST khác chưa được đầu tư khai thác; các dịch vụ bổ trợ chỉ phát triển mạnh ở khu vực Sơn Trạch, các xã vùng đệm khác dịch vụ du lịch chưa phát triển, chưa có sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, vì thế bản sắc văn hóa của các địa
phương, đặc biệt là giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người trong khu vực vùng lõi của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cơ bản vẫn được giữ gìn, chưa bị pha tạp bởi các nét văn hóa bên ngoài.
2.6.3. Tác động đến môi trường tự nhiên
Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với những khu du lịch. Trong mấy năm vừa qua, việc phát triển các dịch vụ du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã bắt đầu tạo ra những áp lực về môi trường trong khu vực, hiện tượng ô nhiễm nhiên liệu động cơ thuyền du lịch xuống sông Son, ô nhiễm rác thải rắn do du khách vứt chai lọ đựng đồ uống và bao bì khác có chiều hướng gia tăng, rác thải của các cơ sở kinh doanh ăn uống và lưu trú cũng tăng dần. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm chưa trầm trọng. Trong phạm vi quản lý của mình, Trung tâm Du lịch VHST đã tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, khu vực bãi đỗ xe, trên các thuyền du lịch và trong các hang động đều có biển nội quy để nhắc nhở và nâng cao ý thức tự giác của du khách; đồng thời, Trung tâm cũng đã bố trí một tổ công tác chuyên thu gom và nhặt rác ngay sau khi du khách vô ý để lại. Trên phạm vi toàn bộ khu Trung tâm Phong Nha xã Sơn Trạch vấn đề môi trường đã được tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư và tăng cường quản lý, bãi thu gom rác đã được xây dựng (chỉ chứa rác mà chưa có công nghệ xử lý), việc thu gom rác thải đã được giao cho Công ty TNHH Tràng An, một đơn vị tư nhân trên địa bàn đảm nhận. Hàng năm, tỉnh Quảng Bình trích 1% từ nguồn thu vé tham quan động Phong Nha để cấp cho đơn vị này chi phí thu gom rác thải.
Tài nguyên môi trường rừng, cảnh quan thiên nhiên được quản lý rất tốt. Do hiện nay các sản phẩm loại hình du lịch khác trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chưa được đầu tư khai thác nên cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học hầu như chưa bị tác động xấu. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (trực tiếp là Hạt kiểm lâm, đơn vị trực thuộc VQG) cũng đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan thường xuyên triển khai công tác tuần tra canh gác, kiểm soát chặt chẽ các hiện tượng khai thác, buôn bán và vận chuyển trái phép lâm sản. Vì vậy, số lượng các vụ vi phạm lâm luật giảm nhiều, giá trị đa dạng sinh học và tài nguyên rừng của VQG ngày càng được khôi phục. Hiện tượng các nhà hàng buôn bán, tàng trữ động vật hoang giã làm đặc sản phục vụ khách du lịch hầu như không xảy ra.