Bình phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 4/5/2009. Hiện nay, dự án đang trong thời gian triển khai xây dựng các hạng mục đầu tư .
- Dự án đầu tư xây dựng điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc của Công ty TNHH TM-DL Đại Cát (Quảng Bình) được chấp nhận chủ trương đầu tư tháng 5 năm 2008. Tháng 9 năm 2008, Công ty TNHH TM-DL Đại Cát đã hoàn thành thiết kế quy hoạch chi tiết trình UBND tỉnh Quảng Bình, nhưng đến thời điểm này, quy hoạch vẫn chưa được thẩm định và phê duyệt để triển khai dự án.
* Tình hình giải ngân vốn đầu tư của các dự án
Do tình hình triển khai thủ tục đầu tư gặp nhiều khó khăn như đã nêu trên nên đến nay chỉ có 2 dự án đã và đang triển khai giải ngân vốn đầu tư xây dựng các hạng mục công trình, Công ty TNHH CIVIDEC giải ngân 22,3 tỷ đồng (cả 2 dự án), Công ty TNHH Đông Dương 4,4 tỷđồng.
Bảng 5 Tình hình đầu tư vốn của các doanh nghiệp từ 2004-2008
Tính theo từng năm
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |||
1.Số tiền | triệu đồng | 850 | 5.500 | 6.500 | 8.120 | 1.300 | 3.712 |
2.TĐPT liên hoàn | % | - | 647,1 | 118,2 | 124,9 | 16,0 | - |
3.TĐPT định gốc | % | 100 | 647,1 | 764,7 | 955,3 | 152,9 | - |
4.TĐPTBQ 2004-2008 | % | - | - | - | - | - | 111,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch Sử Phát Triển Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Lịch Sử Phát Triển Du Lịch Của Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Tình Hình Khai Thác Tài Nguyên Vào Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Sinh Thái
- Kết Quả Doanh Thu Và Nộp Ngân Sách Của Các Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Từ 2003-2008
- Đánh Giá Của Du Khách Về Chất Lượng Các Dịch Vụ, Sản Phẩm Du Lịch Văn Hóa Sinh Thái Hiện Nay
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Các Hệ Số Hồi Quy Riêng Phần
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Chỉ tiêu ĐVT BQ
Nguồn: Công ty TNHH Đông Dương và Cty TNHH CIVIDEC, 2008
Theo kết quả Bảng 5, tình hình giải ngân vốn đầu tư của các doanh nghiệp tăng mạnh trong 2005, đạt 547,1%. Tốc độ tăng thời điểm này đạt cao là do Công ty TNHH Phát triển Văn minh đô thị (CIVIDEC - Hà Nội) bắt đầu khởi động dự án, tiến hành đền bù giải tỏa mặt bằng. Năm 2006, đơn vị tiếp tục triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng nên vốn đầu tư tăng 18,2%. Đến năm 2007, Công ty CIVIDEC triển khai dự án chậm do gặp khó khăn về tài chính. Cũng trong năm 2007, Công ty Đông Dương bắt đầu giải ngân để triển khai dự án xây dựng Khu du lịch Thung lũng Di sản Phong Nha, vì thế nên tốc độ tăng vốn đầu tư đạt 24,9%. Năm 2008, Công ty CIVIDEC dừng hẳn việc triển khai dự án nên vốn đầu tư giảm 84%. Tốc độ tăng vốn đầu tư giai đoạn 2004-2008 chỉ đạt 11,2%.
Nhìn chung, tình hình thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng thời gian qua diễn ra quá chậm, số lượng vốn đã giải ngân quá nhỏ so với tổng mức đầu tư của các dự án (26,6 tỷ/280 tỷ, chưa đến 10%). Theo nhận định của một số chuyên gia và các nhà quản lý, các dự án của Công ty TNHH CIVIDEC (2 dự án) và dự án của Công ty TNHH Minh Tân chỉ là những dự án xin cấp phép đầu tư để giữ đất, giữ tài nguyên, chờ cơ hội đầu tư.
Từ tình hình thực tế nêu trên, đã qua sáu năm thực hiện việc thu hút đầu tư, nhằm phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, loại hình du lịch nhưng đến nay tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn chưa có thêm điểm du lịch nào được đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác, du khách đến với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn chỉ có tham quan động Phong Nha và động Tiên Sơn.
2.4. TỔ CHỨC CÁC DỊCH VỤ BỔ TRỢ
2.4.1. Dịch vụ thuyền vận chuyển khách du lịch
* Về tổ chức quản lý
Để phục vụ khách tham quan động Phong Nha, Trung tâm Du lịch VHST đã phối hợp UBND xã Sơn Trạch thành lập Đội Thuyền du lịch. Phương tiện thuyền do các chủ thuyền tự đầu tư mua sắm, trang bị phao cứu sinh, đăng kiểm kỹ thuật an toàn giao thông. Định kỳ 6 tháng 1 lần Sở Giao thông và Công an Tỉnh kiểm tra 1 lần, nếu thuyền nào không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông sẽ đình chỉ hoạt động. Đội thuyền tham gia vận chuyển khách du lịch thông qua hợp đồng kinh tế với Trung tâm Du lịch VHST.
* Về điều hành hoạt động chở khách
Việc bố trí thuyền vận chuyển khách du lịch do Trung tâm Du lịch VHST đảm nhiệm. Khách du lịch đến đây chỉ mua vé tham quan và vé thuyền một chổ, sau khi nghe thuyết minh xong các đoàn khách sẽ được bố trí, sắp sếp lên thuyền đi tham quan động Phong Nha, động Tiên Sơn. Thuyền chở đoàn nào đi có trách nhiệm đón đoàn đó về. Chính nhờ cách quản lý và điều hành như thế nên tại điểm du lịch VHST động Phong Nha, động Tiên Sơn không có hiện tượng tranh giành, chèo kéo, mặc cả giữa chủ thuyền và khách du lịch như một số điểm du lịch khác, giá vé thuyền do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình quy định.
* Về phát triển đội thuyền
Bảng 6 Tình hình biến động đội thuyền du lịch từ 2003-2008
Chỉ tiêu | ĐVT | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | BQ |
1.Số lượng thuyền | chiếc | 230 | 279 | 291 | 305 | 309 | 311 | 288 |
2.TĐPT liên hoàn | % | - | 121,3 | 104,3 | 104,8 | 101,3 | 100,6 | - |
3.TĐPT định gốc | % | 100,0 | 121,3 | 126,5 | 132,6 | 134,3 | 135,2 | - |
4.TĐPTBQ 2004-2008 | % | - | - | - | - | - | - | 106,2 |
Tính theo từng năm
Nguồn: Trung tâm Du lịch VHST, 2008
Kết quả Bảng 6 cho thấy số lượng thuyền du lịch tăng nhanh vào thời điểm năm 2004, tăng 21,3%, (năm 2005 tăng 4,3% và 2006 chỉ tăng 4,8%). Đến giai đoạn 2007 - 2008 số lượng thuyền hầu như không tăng. Nếu so sánh năm 2008 với năm 2003 thì số lượng thuyền tăng 35,2%, nhưng tính bình quân cả giai đoạn từ 2003 đến 2008 lượng thuyền chỉ tăng 6,2%. Theo quan sát của tác giả, số lượng thuyền tăng mạnh năm 2004 xuất phát từ sự kiện tháng 7 năm 2003 VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới và tháng 2 năm 2004 tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới đã có sức thu hút mạnh làm cho lượng khách tăng đột biến. Nhân dân trong vùng đã đua nhau mua sắm, cải tiến thuyền vận tải tham gia đội thuyền du lịch phục vụ khách tham quan.
Mặc dù số lượng thuyền lớn nhưng chất lượng thuyền không cao, hầu như thuyền du lịch ở đây đều được cải tiến từ thuyền vận tải, hình thức kém, nội thất và tiếng ồn đang là vấn đề cần được xem xét để cải tiến, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách.
2.4.2. Dịch vụ chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, giải khát
Bên cạnh dịch vụ thuyền vận chuyển, hiện nay tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng còn có một số dịch vụ khác như: Chụp ảnh lưu niệm, kinh doanh giải khát và bán hàng lưu niệm.
+ Về dịch vụ chụp ảnh lưu niệm: Để phục vụ nhu cầu chụp ảnh lưu niệm của khách tham quan, Trung tâm Du lịch VHST đã phối hợp với UBND xã Sơn Trạch thành lập đội nhiếp ảnh lưu niệm. Số lượng thợ ảnh hiện nay là 395 người, phương tiện máy móc các thợ ảnh tự mua sắm.Việc bố trí thợ ảnh đi cùng các đoàn để phục vụ cũng theo thứ tự vòng tròn của thuyền du lịch, không có sự chèo kéo, tranh giành khách giữa các thợ ảnh, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng mặc cả giá chụp ảnh giữa thợ ảnh và khách du lịch.
+ Về dịch vụ bán hàng lưu niệm, giải khát.
Cũng xuất phát từ hiệu ứng lượng khách tham quan tăng đột biến trong năm 2004, các dịch vụ bán hàng lưu niệm, ăn uống và lưu trú đã phát triển mạnh trong những năm vừa qua.
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |||
1.Số quày hàng lưu niệm | cái | 12 | 16 | 21 | 25 | 26 | 28 | 21 |
2.TĐPT liên hoàn | % | 133,3 | 131,3 | 119,0 | 104,0 | 107,7 | ||
3.TĐPT định gốc | % | 100 | 133,3 | 175,0 | 208,3 | 216,7 | 233,3 |
Bảng 7 Tình hình biến động quày hàng lưu niệm, giải khát từ 2003-2008 Chỉ tiêu ĐVT Tính theo từng năm BQ
4.TĐPTBQ 2004-2008 %118,5
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, 2008
Theo kết quả Bảng 7 cho biết, số lượng các quày hàng lưu niệm và giải khát đã tăng từ 12 quày năm 2003 lên 28 quày năm 2008 (tăng 16 quày), nếu so năm 2008 với năm 2003 tăng 133,3%, bình quân cả giai đoạn tăng 18,5%. Dịch vụ này phát triển nhanh đã góp phần làm sôi động thêm tình hình kinh doanh dịch vụ bổ trợ tại điểm du lịch. Các quày hàng trong điểm du lịch được xây dựng, bố trí khá ngăn nắp và khang trang, vừa đáp ứng nhu cầu của du khách, vừa tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cộng đồng. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm hàng lưu niệm rất nghèo nàn, chủ yếu là hàng của các tỉnh, thành phố khác như: Mây tre đan của Thanh Hóa, Dừa mỹ nghệ Bến Tre, Đá mỹ nghệ của Đà Nẵng, áo quần, mủ mão được sản xuất từ các tỉnh, thành phố khác và rất nhiều mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Các mặt hàng lưu niệm là sản phẩm của địa phương, mang giá trị truyền thống đặc trưng của Quảng Bình rất ít, tính hấp dẫn không cao.
2.4.3. Dịch vụ ăn uống, lưu trú
* Dịch vụ ăn uống
Bảng 8 Tình hình biến động số lượng nhà hàng từ 2003-2008
Tính theo từng năm
2003 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | ||||
1.Số lượng nhà hàng | nhà hàng | 7 | 13 | 14 | 15 | 19 | 21 | 15 |
2.TĐPT liên hoàn | % | 185,7 | 107,7 | 107,1 | 126,7 | 110,5 | ||
3.TĐPT định gốc 4.TĐPTBQ 2004-2008 | % % | 100 | 185,7 | 200,0 | 214,3 | 271,4 | 300,0 | 124,6 |
Chỉ tiêu ĐVT BQ
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, 2008
Trước năm 2003, ở Trung tâm Phong Nha chỉ có 7 nhà hàng, thực chất là các quán xây dựng tạm bằng vật liệu thô sơ. Từ năm 2004 đến nay, đã có nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng kiên cố và rộng rải hơn, từng bước cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách. Số liệu Bảng 8 cho ta thấy, số lượng nhà hàng năm 2003 là 7 đã tăng lên 21 trong năm 2008, tốc độ phát triển 2008 so với năm 2003 tăng 200%. Tốc độ phát triển liên hoàn tăng cao nhất là năm 2004 đạt 85,7%. Bình quân cả giai đoạn 2003-2008 tăng 24,6%. Tuy số lượng nhà hàng tăng lên đáng kể nhưng hệ thống các nhà hàng tại Phong Nha hiện nay vẫn tổ chức kinh doanh theo kiểu gia đình, chất lượng món ăn thấp, chỉ dừng ở mức độ bình dân; phong cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát, đang là vấn đề đáng lo ngại của du khách.
* Dịch vụ lưu trú
Năm 2003 chỉ có 4 cơ sở lưu trú, nhưng hiện nay tại Trung tâm Phong Nha đã có 15 cơ sở lưu trú (1 khách sạn của Công ty du lịch Sài Gòn - Quảng Bình xây dựng năm 2003 và 14 nhà nghỉ của tư nhân). Nếu so năm 2008 với năm 2003 số cơ sở lưu trú đã tăng 275%, trong đó năm 2004 tăng 50%, năm 2005 tăng 33,3% và năm 2006 tăng 37,5%. Bình quân giai đoạn 2003 - 2008 tăng 30,3%. Điều đáng lưu ý là chỉ tăng số nhà nghỉ mà không có thêm một khách sạn nào được đầu tư xây dựng thêm trong giai đoạn này.
Bảng 9 Tình hình biến động cơ sở lưu trú từ 2003-2008
Chỉ tiêu ĐVT
Tính theo từng năm
BQ
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Biến động số cơ sở lưu trú (%)
cơ sở | 4 | 6 | 8 | 11 | 13 | 15 | 10 | |
2.TĐPT liên hoàn | % | 150,0 | 133,3 | 137,5 | 118,2 | 115,4 | ||
3.TĐPT định gốc | % | 100 | 150,0 | 200,0 | 275,0 | 325,0 | 375,0 | |
4.TĐPTBQ 2004-2008 | % | 130,3 | ||||||
Biến động số phòng ngủ (%) | ||||||||
1.Số phòng ngủ | phòng | 52 | 75 | 87 | 104 | 116 | 132 | 94 |
2.TĐPT liên hoàn | % | 144,2 | 116,0 | 119,5 | 111,5 | 113,8 | ||
3.TĐPT định gốc | % | 100 | 144,2 | 167,3 | 200,0 | 223,1 | 253,8 | |
4.TĐPTBQ 2004-2008 | % | 120,5 | ||||||
Biến động số giường ngủ (%) | ||||||||
1.Số giường ngủ | giường | 149 | 184 | 204 | 243 | 271 | 312 | 227 |
2.TĐPT liên hoàn | % | 123,5 | 110,9 | 119,1 | 111,5 | 115,1 | ||
3.TĐPT định gốc | % | 100 | 123,5 | 136,9 | 163,1 | 181,9 | 209,4 | |
4.TĐPTBQ 2004-2008 | % | 115,9 |
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, 2008
Thông qua số cơ sở lưu trú tăng, số phòng nghỉ đã tăng từ 52 lên 132 phòng.
So năm 2008 với năm 2003 đã tăng lên 153,8%, bình quân cả giai đoạn tăng 20,5%.
Kết quả Bảng 9 cũng cho thấy, số giường nghỉ tại Trung tâm Phong Nha tăng từ 149 giường lên 312 giường năm 2008, bình quân trong giai đoạn 2003 đến 2008 đạt 15,9%, trong đó có một số năm tăng cao như năm 2004 tăng 23,5%, năm 2006 tăng 19,1% và năm 2007 tăng 15,1%.
Bảng 10 Khả năng đáp ứng về cơ sở lưu trú từ 2003-2008
Tiêu chí | ĐVT | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Số khách BQ | khách/ngày | 548 | 921 | 710 | 715 | 668 | 728 | 715 |
Số giường nghỉ | giường | 149 | 184 | 204 | 243 | 271 | 312 | 227 |
C.suất đáp ứng | (%) | 27,1 | 19,9 | 28,7 | 32,7 | 40,5 | 42,8 | 31,7 |
BQ
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của tác giả
Mặc dù có mức tăng cao nhưng theo kết quả ở Bảng 10 cho thấy, số lượng giường ngủ của các cơ sở lưu trú hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu nghỉ lại của du khách. Nếu phát huy hết công suất sử dụng thì hệ thống cơ sở khách sạn và nhà nghỉ tại Phong Nha chỉ đáp ứng được 27,1% lượng khách năm 2003, 19,9% năm 2004, 28,7% năm 2005, 32,7% năm 2006, 40,5% năm 2007 và 42,8% năm 2008,
bình quân cả giai đoạn chỉ đáp ứng được 31,7%. Chưa tính những tháng cao điểm về mùa hè (tháng 5 đến tháng 8), lượng khách đến tham quan Phong Nha có khi lên đến 6.000 khách, với số lượng giường ngủ hiện nay (312 giường) thì chỉ đáp ứng được khoảng 5%, nếu tất cả du khách có nhu cầu ở lại qua đêm.
Về tổ chức kinh doanh. Hiện nay, chỉ có Khách sạn liên danh Sài Gòn - Quảng Bình (công suất 13 phòng) là đơn vị tổ chức kinh doanh có bài bản, còn lại các nhà nghỉ của tư nhân có quy mô nhỏ, quản lý theo kiểu gia đình. Chất lượng phòng nghỉ không cao, chỉ đáp ứng cho các đối tượng khách bình dân với số lượng ít, đây chính là nguyên nhân làm cho khách du lịch đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ đi về trong ngày mà không ngủ lại qua đêm tại Sơn Trạch, thường phải về nghỉ tại Đá Nhảy, Thanh Khê, Hoàn Lão (Bố Trạch) hoặc về nghỉ tại Đồng Hới.
* Trình độ lao động của các dịch vụ
Tuy chưa có cuộc điều tra để đánh giá chính xác nhưng theo nhận định của các nhà quản lý cho biết, đại đa số lực lượng lao động kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát và lưu trú tại xã Sơn Trạch chưa được đào tạo chuyên môn, kể cả lực lương lao động của Khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình cũng có trình độ chuyên môn thấp, trong 11 cán bộ của Khách sạn chỉ 1 cán bộ trình độ Cao đẵng, 4 cán bộ Trung cấp và 6 cán bộ tốt nghiệp Phổ thông trung học. Lực lượng lái thuyền đã được Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Bình mở lớp đào tạo và cấp Bằng điều khiển phương tiện thủy nội địa, số lao động hành nghề chụp ảnh lưu niệm đã được Trung tâm du lịch VHST phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch), Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Quảng Bình mở lớp bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ Nhiếp ảnh. Nhưng do trình độ văn hóa của lực lượng lao động này thấp nên khả năng ứng xử, giao tiếp với khách du lịch rất hạn chế.
2.5. NHỮNG KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA SINH
THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG
2.5.1. Kết quả thu hút khách tham quan
* Biến động lượng khách đến VQG Phong Nha - Kẻ Bàng từ 2003 đến 2008
Kết quả Bảng 11 cho thấy, lượng khách đến tham quan tăng đột biến trong năm 2004, tăng 68,5%. Tuy nhiên, từ sau năm 2004 lượng khách đến tham quan ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng lại có xu hướng giảm xuống, từ 332 ngàn lượt khách năm 2004 xuống còn 256 ngàn lượt khách năm 2005, giảm 22,9%. Nguyên nhân lượng khách trong hai năm 2005 và năm 2007 giảm có lẽ do ảnh hưởng của dịch Sát và Cúm gia cầm, xu thế đi du lịch của người dân giảm nên lượng khách đến tham quan Phong Nha giảm (năm 2005 giảm 22,9% và năm 2007 6,2%). Năm 2008, mặc dù nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng bị suy giảm nhưng lượng khách đã tăng trở lại, tăng 9,2%.