Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Các Hệ Số Hồi Quy Riêng Phần

Trong đó:

Y: là biến phụ thuộc, “đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch

vụ”, được đo bằng mức độ hài lòng của người được phỏng vấn.

X1: Đón tiếp và hướng dẫn

X2: Giá cả các dịch vụ

X3: Dịch vụ thuyền du lịch

X4: Cảnh quan thiên nhiên hang động

X5: Chất lượng dịch vụ ăn nghỉ

X6: Đường đi lại trong các hang động

X7: Vệ sinh môi trường

X8: An ninh trật tự, dịch vụ hàng lưu niệm ξ: Sai số tổng thể của mô hình

Việc làm sáng tỏ các nhân tố có ảnh hưởng là rất quan trọng để có các giải pháp nâng cao chất lượng các nhóm dịch vụ, từng bước cải thiện mức độ hài lòng của du khách đối với điểm du lịch.

Phân tích hồi quy tương quan theo bước đòi hỏi các biến số độc lập được đưa lần lượt vào mô hình, từ đó thông qua mức độ thay đổi trong R-squared nhiều hay ít mà có thể hiểu biến số này có mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ.

Bước 1: Biến số X1 đưa vào mô hình để đánh giá sự tác động của công tác “đón tiếp hướng dẫn” đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ.

Bước 2: Biến số X2 đánh giá sự tác động của “giá cả các dịch vụ” đến đánh

giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ.

Bước 3: Biến số X3 đánh giá sự tác động của “dịch vụ thuyền du lịch” đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ khi đưa vào mô hình.

Bước 4: Biến số X4 đánh giá tác động của “cảnh quan thiên nhiên hang

động” đến đánh giá chung về chất lượng các dịch vụ khi đưa vào mô hình.

Bước 5: Biến số X5 đưa vào mô hình để đánh giá sự tác động của “chất lượng dịch vụ ăn nghỉ” đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ.

Bước 6: Biến số X6 đánh giá sự tác động của “đường đi lại trong hang động” đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ khi đưa vào mô hình.

Bước 7: Biến số X7 đánh giá sự tác động của vấn đề “vệ sinh môi trường” đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ khi đưa vào mô hình.

Bước 8: Biến số X8 đánh giá sự tác động của “an ninh trật tự, dịch vụ hàng lưu niệm” đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ, khi đưa biến này vào mô hình.

Bằng các thực hiện mô hình hồi quy theo bước như vậy, mỗi lần một biến số mới được đưa vào mô hình, sự thay đổi chỉ số R-squared sẽ cho biết mức độ ảnh hưởng của biến số mới được đưa vào. Nếu R-squared thay đổi càng nhiều thì mức độ ảnh hưởng của biến số đó càng lớn, ngược lại nếu mức độ thay đổi của R- squared là không đáng kể, thì mức độ ảnh hưởng của biến số không đáng kể.

Bảng 21 Kết quả mô hình hồi quy tương quan theo bước

(Stepwise linear regression)


Model R-

Thay đối R-

Thay đổi chỉ

Độ lệch

Độ lệch

Thay đổi

Durbin-


Squared

Squared

số thống kê F

tự do 1

tự do 2

Sig.F

Watson

1

0,027

0,027

4,086

1

149

,045


2

0,108

0,081

13,447

1

148

,000


3

0,279

0,171

34,866

1

147

,000


4

0,318

0,040

8,470

1

146

,004


5

0,353

0,035

7,774

1

145

,006


6

0,381

0,028

6,407

1

144

,012


7

0,407

0,026

6,336

1

143

,013


8

0,434

0,027

6,716

1

142

,011

2,084

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - 10

Nguồn: Số liệu điều tra xử lý trên phần mềm SPSS

Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định lần lượt theo từng bước (được trình bày tại Bảng 21), có thể nhận biết: Sau khi biến số X1 được đưa vào mô hình tại bước 1, chỉ số R-Squared cho thấy 2,7% thay đổi đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ do công tác “đón tiếp và hướng dẫn” gây ra. Nhưng khi biến

số X2 được đưa vào mô hình tại bước 2, thì chỉ số R-Squared cho thấy 10,8% thay đổi đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ do các yếu tố “giá cả các dịch vụ” gây ra. Tương tự bước 2, khi đưa biến số X3 vào mô hình thì chỉ số R- Squared cho thấy 27,9% thay đổi đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ do chất lượng “dịch vụ thuyền du lịch” gây ra. Biến số X4 đưa vào mô hình thì chỉ số R-Squared cho thấy 31,8% thay đổi đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ do yếu tố “cảnh quan thiên nhiên hang động” gây ra. Biến số X5 đưa vào mô hình thì chỉ số R-Squared cho thấy 35,3% thay đổi đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ do yếu tố “chất lượng dịch vụ ăn nghỉ” gây ra. Biến số X6 đưa vào mô hình thì chỉ số R-Squared cho thấy 38,1% thay đổi đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ do mức độ thuận lợi của hệ thống “đường đi lại trong hang động” gây ra. Biến số X7 đưa vào mô hình thì chỉ số R- Squared cho thấy 40,7% thay đổi đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ do “công tác vệ sinh môi trường” gây ra. Và cuối cùng, khi đưa biến số X8 đưa vào mô hình, chỉ số R-Squared cho thấy 43,4% thay đổi biến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ do công tác “an ninh trật tự, dịch vụ hàng lưu niệm” gây ra.

2.7.5.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Trong trường hợp trong mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến thì các kiểm định thống kê sẽ mất ý nghĩa, do đó cần phải kiểm định mô hình có đa cộng tuyến hay không. Để đo lường hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập đa sử dụng nhân tử phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor). VIF thực tế nó là nghịch đảo của độ chấp nhận tức là đối với biến Xj thì có:

VIF

1

j

1 R 2


Khi VIF nhỏ thì độ chấp nhận (Tolerance) lớn. Nếu giá trị VIF > 2 thì mô hình có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Theo các giá trị trên Bảng 20 ta thấy, các nhân tử phóng đại phương sai

đều bằng 1 nghĩa là không xảy ra hiện tượng trong đa cộng tuyến trong mô hình.

2.7.5.3. Kiểm định tự tương quan Durbin - Watson

Nếu trong mô hình có hiện tượng tự tương quan hay tương quan chuỗi thì các kiểm định sẽ mất hiệu lực. Do đó, để xem xét các tham số có ý nghĩa thống kê hay không thì cần phải kiểm định tự tương quan.

Với số quan sát N = 151, số biến độc lập k’ = 8, tra bảng thống kê Durbin - Watson, ta có:

du = 1,841

d = 2,084 => du < d < 4 - du 1,841 < 2,084 < 2,159

Cho nên ta có thể kết luận rằng: Mô hình không có tự tương quan.

2.7.5.4. Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy

Ta có hệ số R-Square sử dụng để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là một phép kiểm định

giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

Trị thống kê F được tính từ giá trị R-Square cuả mô hình đầy đủ bằng 13,592 (bảng phân tích ANOVA phần phụ lục), với mức ý nghĩa Sig rất nhỏ cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với bộ dữ liệu và có thể sử dụng được.

2.7.5.5. Kiểm định độ tin cậy của các hệ số hồi quy riêng phần

Một vấn đề nữa cần xem xét là các hệ số hồi quy riêng phần. Hệ số hồi quy riêng phần k đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi 1 đơn vị, giữ các biến độc lập còn lại không thay đổi. Nói một cách khác, nó cho biết ảnh hưởng “thuần” của các thay đổi 1 đơn vị trong Xk đối với giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y khi loại trừ ảnh hưởng của các biến độc lập khác.

Các hệ số hồi quy riêng phần của tổng thể cũng cần được thực hiện kiểm định giả thuyết j = 0. Các hệ số hồi quy hầu hết đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0,05 (xem Bảng 22).

Mô hình được viết lại là:

Y = 3,238 +0,079X1 + 0,138X2 + 0,201X3 + 0,096X4 + 0,090X5 + 0,080X6

+ 0,078X7 + 0,079X8


Các

Bảng 22 Phân tích hồi quy tương quan theo bước

Hệ số


Chỉ số đa cộng

bước Mô hình hồi quy từng bước

hồi quy

(β)

Giá trị t Sig.

tuyến VIF

1

Hệ số chặn

3,238

82,733

,000



X1 = Đón tiếp và hướng dẫn

0,079

2,021

,045

1,000

2

Hệ số chặn

3,238

86,120

,000



X1 = Đón tiếp và hướng dẫn

0,079

2,104

,037

1,000


X2 = Giá cả các dịch vụ

0,138

3,667

,000

1,000

3

Hệ số chặn

3,238

95,466

,000



X1 = Đón tiếp và hướng dẫn

0,079

2,332

,021

1,000


X2 = Giá cả các dịch vụ

0,138

4,065

,000

1,000


X3 = Dịch vụ thuyền du lịch

0,201

5,905

,000

1,000

4

Hệ số chặn

3,238

97,861

,000



X1 = Đón tiếp và hướng dẫn

0,079

2,391

,018

1,000


X2 = Giá cả các dịch vụ

0,138

4,167

,000

1,000


X3 = Dịch vụ thuyền du lịch

0,201

6,053

,000

1,000


X4 = Cảnh quan hang động

0,096

2,910

,004

1,000

5

Hệ số chặn

3,238

100,106

,000



X1 = Đón tiếp và hướng dẫn

0,079

2,446

,016

1,000


X2 = Giá cả các dịch vụ

0,138

4,263

,000

1,000


X3 = Dịch vụ thuyền du lịch

0,201

6,192

,000

1,000


X4 = Cảnh quan hang động

0,096

2,977

,003

1,000


X5 = Chất lượng dịch vụ ăn nghỉ

0,090

2,788

,006

1,000

6

Hệ số chặn

3,238

101,955

,000



X1 = Đón tiếp và hướng dẫn

0,079

2,491

,014

1,000


X2 = Giá cả các dịch vụ

0,138

4,341

,000

1,000


X3 = Dịch vụ thuyền du lịch

0,201

6,306

,000

1,000


X4 = Cảnh quan hang động

0,096

3,032

,003

1,000


X5 = Chất lượng dịch vụ ăn nghỉ

0,090

2,840

,005

1,000


X6 = Đường đi lại trong hang động

0,080

2,531

,012

1,000

7

Hệ số chặn

3,238

103,827

,000



X1 = Đón tiếp và hướng dẫn

0,079

2,537

,012

1,000


X2 = Giá cả các dịch vụ

0,138

4,421

,000

1,000


X3 = Dịch vụ thuyền du lịch

0,201

6,422

,000

1,000


X4 = Cảnh quan hang động

0,096

3,088

,002

1,000


X5 = Chất lượng dịch vụ ăn nghỉ

0,090

2,892

,004

1,000


X6 = Đường đi lại trong hang động

0,080

2,578

,011

1,000


X7 = Vệ sinh môi trường

0,078

2,517

,013

1,000

8

Hệ số chặn

3,238

105,882

,000



X1 = Đón tiếp và hướng dẫn

0,079

2,587

,011

1,000


X2 = Giá cả các dịch vụ

0,138

4,508

,000

1,000


X3 = Dịch vụ thuyền du lịch

0,201

6,549

,000

1,000


X4 = Cảnh quan hang động

0,096

3,149

,002

1,000


X5 = Chất lượng dịch vụ ăn nghỉ

0,090

2,949

,004

1,000


X6 = Đường đi lại trong hang động

0,080

2,629

,010

1,000


X7 = Vệ sinh môi trường

0,078

2,567

,011

1,000


X8 = An ninh trật tự, dịch vụ hàng lưu niệm

0,079

2,591

,011

1,000

Nguồn: Số liệu điều tra xử lý trên phần mềm SPSS

Căn cứ mô hình hồi quy cho biết: Các yếu tố có mặt trong mô hình đều có ảnh hưởng đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ. Trong đó, đáng quan tâm có hai yếu tố tác động mạnh hơn đó là: Dịch vụ thuyền du lịch có tác động mạnh nhất, khi du khách đánh giá chất lượng “dịch vụ thuyền du lịch” tăng 1 điểm thì đánh giá chung tăng 0,201 điểm và khi “giá cả các dịch vụ” tăng 1 điểm thì “đánh giá chung của du khách” sẽ tăng 0,138 điểm (và ngược lại), các yếu tố khác cũng có tác động nhưng ở mức độ thấp hơn.

Kết luận chương 2: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng mức độ đưa vào khai thác phát triển du lịch VHST trong thời gian qua còn rất ít, hiện nay khách du lịch đến với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ được tham quan động Phong Nha và động Tiên Sơn mà chưa có thêm điểm tham quan nào khác. Tình hình triển khai quy hoạch và thu hút vốn đầu tư diễn ra quá chậm, đã qua sáu năm thực hiện việc thu hút đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa có điểm du lịch nào được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh để phục vụ du khách, vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triển du lịch VHST đạt mức tăng trưởng cao nhưng giá trị đầu tư cũng đang ở mức độ khiêm tốn. Số lượng khách đến tham quan tăng cao sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới, nhưng mấy năm sau đó biến động thất thường, có những năm giảm nhiều nên tính chung cả giai đoạn tăng không đáng kể, đồng thời nặng tính mùa vụ. Các dịch vụ thuyền du lịch, dịch vụ ăn uống, lưu trú, hàng lưu niệm đã phát triển về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu của du khách. Đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ hiện nay chỉ đạt ở mức độ trên trung bình (3,24 điểm). Tuy nhiên, việc phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong mấy năm vừa qua đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách Nhà nước, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội cơ bản giữ gìn.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TẠI VQG PHONG NHA-KẺ BÀNG


3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015

3.1.1. Cơ sở đề xuất các định hướng

* Định hướng phát triển du lịch của Quốc gia

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định mục tiêu tổng quát là: “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Phấn đấu đến năm 2010 đón 5,5 triệu lượt khách Quốc tế, tăng 3 lần so với năm 2000; nhịp độ tăng trưởng bình quân là 11,4% năm, và đón 25 triệu lượt khách nội địa, tăng hơn hai lần so với năm 2000. Nâng cao thu nhập từ du lịch, dự tính thu nhập từ du lịch năm 2010 đạt từ 4 đến 4,5 tỷ USD, đưa tổng sản phẩm du lịch (GDP) năm 2010 đạt 6,4 tổng GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân dự kiến từ 11- 11,5%năm; xây dựng mới 4 khu du lịch tổng hợp của Quốc gia và 16 khu du lịch chuyên đề của Quốc gia và Quốc tế. Xây mới cho thời kỳ 2006-2010 là 50.000 phòng nghỉ, dự kiến đến năm 2010 toàn quốc có 130.000 phòng khách sạn, tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội, trong đó có 350.000 người làm việc trực tiếp trong ngành du lịch [10].

* Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình

Để thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà ngày càng phát triển, tỉnh Quảng Bình đã xác định quan điểm: “Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch hang động, du lịch biển, du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh để phát triển du lịch, biến du lịch thành một ngành kinh tế mủi nhọn của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy KT-XH, gắn du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2005-2010 cũng đã chỉ rõ: Phát triển mạnh du lịch, thương mại, dịch vụ, bằng nhiều loại hình du lịch sinh thái, du lịch lữ hành, nghĩ dưỡng, tắm biển, tham quan các di tích lịch sử danh

thắng. Đầu tư các cơ sở giải trí, các khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại có chất lượng cao để phuc vụ khách du lịch và người tiêu dùng. Tập trung đầu tư khai thác và phát huy hiệu quả các khu du lịch trọng điểm khác của tỉnh. Gắn du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng với con đường Di sản Miền Trung.

Tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch giai đoạn 2005-2010 dự kiến đạt 12- 14%, tăng cao hơn so với tốc độ tăng GDP của tỉnh (11-12%) [11].

Chương trình phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2006-2010, cũng đã xác định mục tiêu tổng quát là:

“Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ trong GDP, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo tiền đề cho các ngành nghề khác phát triển;

- Phát triển du lịch theo hướng bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch.

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch; tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch. Nâng cao vị thế của du lịch Quảng Bình trong cả nước và Quốc tế; dần dần xây dựng Quảng Bình không chỉ là điểm dừng chân của du khách trong và ngoài nước mà trở thành điểm đến hấp dẫn, độc đáo và mến khách” [33].

Trên cơ sở mục tiêu và định hướng vĩ mô của Nhà nước và của tỉnh Quảng Bình, sau khi tham khảo ý kiến một số chuyên gia và các nhà quản lý, tác giả đề xuất những mục tiêu và định hướng phát triển du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2009-2015 như sau:

3.1.2. Mục tiêu, định hướng

Mục tiêu

Tập trung khai thác có hiệu quả các giá trị đặc hữu của Di sản để phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch VHST, đóng góp một phần thu cho ngân sách địa

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 27/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí