Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - 11


rừng ngập mặn hay cỏ biển thì ở những nơi khác con người lại tàn phá lớn hơn gấp nhiều lần như thế.

Qua cuộc điều tra nghiên cứu kết luận được rằng, mặc dù xu thế du lịch hiện nay là du lịch sinh thái vì nó sẽ đảm bảo được rằng việc gây tổn hại đến tài nguyên và môi trường là không đáng kể. Tuy nhiên với thực trạng du lịch hiện nay, khi mức sống cao, nhu cầu tăng nhưng con người lại chưa chuẩn bị đủ những kiến thức về việc bảo vệ môi trường, đồng thời lợi nhuận mà ngành công nghiệp không khói này mang lại khiến các nhà đầu tư chỉ muốn mở rộng, làm mới các công trình và dịch vụ để phục vụ cho du khách tốt nhất, trong khi các công trình vệ sinh lại được ít chú ý đến.

Tuy nhiên, những vấn đề môi trường do du lịch tác động đến môi trường Vịnh Nha Trang trong thời gian gần đây không chỉ do các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mà còn là trách nhiệm thuộc về những người quản lý, của du khách và những người dân địa phương sinh sống tại đây.

Tác giả cũng đồng ý với quan điểm không phải chỉ vì mục đích phải bảo vệ rồi cứ để nguyên sơ đó mà ngắm. Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch của Vịnh Nha Trang nói riêng và của Khánh Hòa nói chung còn rất lớn. Nhưng để việc khai thác, phát triển du lịch đạt hiệu quả cao, tránh ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, xây dựng môi trường du lịch an toàn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – môi trường bền vững thì cần có sự chỉ đạo chặt chẽ, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và giữa các bên liên quan; sự phân công, phân cấp cụ thể về quản lý các hoạt động khai thác kinh doanh, các luật định và chế tài chặt chẽ cho các vi phạm đối với doanh nghiệp, các nhà đầu tư, du khách và người dân địa phương.

Vịnh Nha Trang đã rất may mắn khi được trở thành Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam và được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đồng thời được công nhận là một trong những vịnh đẹp. Chính những công việc hiện nay của Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang là hướng đi đúng của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và của Việt Nam nói chung trong việc giải quyết các vấn đề môi trường đối với hệ thống biển đảo. Những kết quả đạt được tuy chỉ dừng lại ở mức đang tìm tòi, học hỏi, đúc rút thêm


những kinh nghiệm trong quản lý nhưng đó là sự tiến bộ trong tư tưởng công tác của chính quyền địa phương.

Việc bảo vệ hiệu quả môi trường biển chỉ có thể đạt được bằng cách thiết lập nên các chế độ quản lý tổng hợp liên quan tới các hoạt động của con người và các tác động của chúng. Một vỉa san hô chết không thể phát triển trong khi một vỉa san hô khoẻ mạnh là có thể phát triển và đem lại khả năng bảo vệ liên tục chống lại sự gia tăng của mực nước biển. Các chính sách được lập ra nhằm chấm dứt sự suy thoái của san hô đã bị hủy hoại hay nhằm khôi phục lại những hệ san hô đã bị hủy hoại sẽ giúp tăng cường tối đa khả năng ứng phó của các vỉa san hô đối với biến đổi khí hậu và gia tăng mực nước biển. Ngoài ra, các chính sách như vậy còn cung cấp sự sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật có khả năng tái tạo của hệ sinh thái san hô đá ngầm và do đó ngay cả khi không có sự biến đổi khí hậu, các chính sách đó cũng đem lại lợi ích cho thế hệ mai sau.

5.2. Kiến nghị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Với những thành công bước đầu mà ngành du lịch Khánh Hòa đạt được, cùng với sự nổ lực mà các cấp chính quyền tỉnh Khánh Hòa trong việc khai thác đúng mức và bảo vệ tài nguyên, đặc biệt là các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng trong KBTB Vịnh Nha Trang của BQL KBTB Vịnh Nha Trang là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những thiếu sót khó tránh khỏi. Qua đề tài cũng xin kiến nghị một vài ý kiến như sau:

- Các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch nên được khuyến khích cho các dự án thiên về môi trường, thiên về du lịch sinh thái, xây dựng dựa trên các vật liệu tự nhiên như tre, dừa; giảm thiểu các chất liệu bê-tông, cốt thép gây hủy hoại hoặc ô nhiễm; buộc các nhà đầu tư phải chứng minh cho được dự án này thân thiện với môi trường như thế nào? Đồng thời có những hình thức xử phạt công khai đối với các trường hợp vi phạm.

Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - 11

- Có chính sách chế tài thưởng phạt đối với các đối tượng gây ô nhiễm và giữ gìn vệ sinh môi trường chặt chẽ, nghiêm minh và nặng tay.


- Phát động các phong trào về bảo vệ môi trường cho tất cả người dân thành phố đặc biệt là cho giới trẻ, những người có độ tuổi từ 7-35 tuổi như các phong trào: thu gom rác tình nguyện, các cuộc thi tìm hiểu về biển - đại dương, tìm hiểu các nguồn gây ô nhiễm cho Vịnh Nha Trang, và cách phòng hộ… để từ đó hình thành hiểu biết và thói quen cho giới trẻ.

- Mở các lớp tập huấn, cuộc thi về bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cho tài nguyên biển cho các hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp du lịch vì tất cả các du khách khi tham quan vịnh đều cập nhật các thông tin môi trường từ các hướng dẫn viên này.

- Các nhà quản lý nên được gửi học tập và công tác ở nước ngoài học hỏi kinh

nghiệm quý báu từ các vịnh biển của các quốc gia trên thế giới.

- Có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với hành vi xả rác bừa bãi, khạc nhổ của du khách, đồng thời cũng nên có mức thu phạt đối với những trường hợp vi phạm.

5.3. Hướng nghiên cứu trong tương lai

Vịnh Nha Trang với các tính chất phức tạp vốn có của quản lý hệ sinh thái, do đó việc soạn thảo các công cụ quản lý sẽ gặp nhiều phức tạp hơn.

Phân vùng là điều kiện cần thiết nhưng chưa phải là điều kiện đủ, bởi vì vùng được bảo vệ sẽ không được tôn trọng nếu sự bảo vệ và các cơ chế thích hợp không được cung cấp. Để thực hiện bảo vệ hiệu quả (và đảm bảo tiến trình và tính pháp lý của việc làm chính sách), người làm chính sách còn cần phải nghiên cứu nhiều các hướng đi phù hợp với thực trạng của địa phương. Trong thời gian tới, phương pháp quản lý tài nguyên sở hữu cộng đồng (CPR) có thể là hướng nghiên cứu trong tương lai. Quản lý CPR thích hợp với những mô hình hợp tác sử dụng tài nguyên chung (như Vịnh Nha Trang). Phương pháp quản lý CPR dựa trên nguyên tắc cộng đồng đều được hưởng lợi, nhưng đồng thời, dù tổ chức nào đang điều hành vườn quốc gia hay vùng bảo vệ khác, chúng cũng cần nguồn thu chi cho các hoạt động cần thiết và tạo nên những lợi nhuận hợp lý.

Nền kinh tế đóng vai trò chính trong việc dung hòa và tăng cường việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Nếu các biện pháp kinh tế thành công, điều quan trọng là phải nhận ra và luôn luôn ghi nhớ sự hạn chế của nó. Dự đoán và đánh giá kinh tế


chứa đầy những rủi ro vì nhiều mối liên hệ phức tạp trong quản lý tài nguyên. Do đó cần phải có một phương pháp tiếp cận hợp lý của đa cấp, đa ngành và của nhiều khu vực.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT

Tiến sĩ Đặng Thanh Hà. Tài liệu môn học ‘Kinh tế Tài nguyên Môi trường’. Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2003.

Đặng Mộng Lân, Các Công Cụ Quản Lý Môi Trường. Khoa học kỹ thuật. 2001. 199 trang.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa. ‘Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020’.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa. ‘Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch’.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa. ‘Quy họach tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020’.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa. ‘Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và Định hướng đến năm 2020’.

Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang. ‘Khu Bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Mô hình bảo tồn biển Việt Nam’.

Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang. ‘Đề cương tuyên truyền về Vịnh đẹp Nha Trang.

Thành viên của Câu lạc bộ Các vịnh đẹp nhất thế giới’.

San lấp Vịnh Nha Trang. 4/2006. http://www.vnexpress.net/vietnam/xa- hoi/2006/04/3b9e8563/


Khánh Hòa. http://en.wikipedia.org


Du lịch sinh thái. http://en.wikipedia.org


NƯỚC NGOÀI

Gunter Schramm, Jerermy J.Wardford. Environmental Management and Economic Development.


PHỤ LỤC


PHIẾU PHỎNG VẤN: PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN BỀN

VỮNG Ở VỊNH NHA TRANG – KHÁNH HÒA


Họ và tên người được phỏng vấn:................................................................................

Tuổi: .....................................................Nam/Nữ: ..........................................................

Địa chỉ cư trú: .................................................................................................................

Điện thoại liên lạc: ........................................................................................................

Mã số phiếu:....................................................................................................................

Đối tượng phỏng vấn :

 Khách du lịch  Khác:


Xin Ông/Bà bớt chút thời gian vui lòng trả lời các câu hỏi có liên quan đến việc

phát triển du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường Khánh Hòa.


1. Ông/Bà đến Vịnh Nha Trang lần thứ mấy?

 Đến lần đầu

 Đến lần thứ hai

 Đến trên 2 lần

2. Ông/Bà đã tham quan điểm du lịch nào ở Vịnh Nha Trang?

ở Vịnh Nha Trang –

 Bãi tắm Nha Trang

 Đảo Hòn Mun

 Đảo Hòn Tre

 Hòn Tằm

Mấy lần:………(lần) Mấy lần:………(lần) Mấy lần:………(lần) Mấy lần:………..(lần)

 Đảo Hòn Đỏ Mấy lần:………(lần)


 Đảo Hòn Miếu

 Đảo Hòn Rùa

 Đảo Hòn Một

Mấy lần:………(lần) Mấy lần:………(lần) Mấy lần:………(lần)

3. Ông/Bà đến Vịnh Nha Trang để:

 Nghỉ dưỡng

 Tham quan (ngắm cảnh thiên nhiên)

 Ăn uống

 Giải trí (picnic, câu cá, bơi lặn, …)

 Tham gia lễ hội

 Khác: ...............................................................................................................

4. Vì sao Ông/Bà chọn du lịch ở Vịnh Nha Trang?

 Giá rẻ

 Chất lượng phục vụ tốt

 Cảnh quan thiên nhiên

 Đi cùng bạn bè, người thân

 Khác: ...............................................................................................................

5. Ông/Bà có quan tâm đến các vấn đề môi trường tại Vịnh Nha Trang?

 Rất quan tâm  Ít quan tâm

 Quan tâm  Không quan tâm

6. Ông/Bà quan tâm đến các vấn đề môi trường nào nhất?

 Rác thải

 Thoát nước (nước thải, ngập úng, triều cường)

 Sạt lở

 Bụi,

 Tiếng ồn,

 Mùi hôi

 Khác: ...............................................................................................................

7. Ông/Bà có thường xuyên tìm hiểu các thông tin môi trường không?

 Rất thường xuyên  Thỉnh thoảng


 Thường xuyên  Hiếm khi

8. Ông/Bà thu thập, tìm hiểu các thông tin môi trường thông qua:

 Sách, báo chí

 Đài truyền hình, đài truyền thanh

 Mạng internet

 Khác: ...............................................................................................................

9. Trước khi đến đây, Ông/Bà có tìm hiểu các thông tin môi trường ở Vịnh Nha Trang?

 Có  Không

10. Theo Ông/Bà, môi trường có quan trọng không?

 Rất quan trọng

 Quan trọng

 Ít quan trọng

 Không quan trọng

11. Theo Ông/Bà, môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

 Ảnh hưởng nhiều  Ảnh hưởng ít

 Có ảnh hưởng  Không ảnh hưởng

12. Theo Ông/Bà, môi trường xung quanh VỊNH có bị ô nhiễm không?

 Ô nhiễm nặng

 Có ô nhiễm

 Ô nhiễm ít

 Không ô nhiễm

13. Ông/Bà đánh giá chất lượng môi trường ở đây so với các điểm du lịch khác như thế nào?

 Rất tốt

 Tốt

 Chưa tốt

 Không quan tâm

14. Ông/Bà đánh giá chất lượng phục vụ ở đây so với các điểm du lịch khác như thế nào?

 Rất tốt

 Tốt

 Chưa tốt

15. Theo Ông/Bà, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch địa phương: công tác nào cần được quan tâm và thực hiện trước?

 Bảo vệ môi trường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022