Hệ Thống Giao Thông Vận Tải‌


- Thành phần động vật không được phong phú, nhưng cũng có đủ các thành phần động vật cả trên cạn như: Gà, vịt, heo, bò, trâu, dê,…và các loài dưới nước: cá lóc, cá trê, cá rô, cá điêu hồng, tôm…Cũng là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập người dân, đồng thời cũng tạo ra món ăn đặc sản để phát triển du lịch miền sông nước như tát ao bắt cá, cá lóc nướng trui.

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn‌

a. Di tích lịch sử - văn hoá

Tuy không phải là tỉnh nổi bật về truyền thống văn hóa-lịch sử nhưng Vĩnh Long cũng có tương đối nhiều di tích văn hóa lịch sử phục vụ du lịch như: Văn thánh miếu, Lăng ông Thống Chế Điều Bát, khu tưởng niệm cố chủ tịch hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng, di tích cây đa cửa hữu thành Long Hồ...

b. Lễ hội truyền thống

- Lễ hội Kỳ Yên

Lễ Kỳ Yên thường kéo dài hai ngày một đêm, gồm có các nghi lễ chính là: lễ thỉnh sắc thần; lễ tế Thần Nông, cúng Miếu, liệt sĩ; lễ Túc yết; lễ Chánh tế; lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, Hội viên quá vãng; lễ đưa sắc thần. Mục đích của lễ Kỳ Yên là tế thần thành hoàng để cầu quốc thái dân an, xóm làng thịnh vượng, no ấm.

Các đình đều thờ Tiền hiền, Hậu hiền là những người có công quy dân lập làng hoặc bỏ tiền của xây dựng các công trình phúc lợi công cộng đầu tiên để lại gương soi cho đời sau. Cho nên nói chung, lễ kỳ yên mang ý nghĩa là ngày giỗ hội của làng.

- Lễ Cúng Miếu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Lễ cúng miếu mang tính dân dã, cả nam nữ, già trẻ đều có thể đến cúng lạy. Ban tổ chức cúng kiến có thể là một bô lão, một trùm ấp, một nông dân, một phụ nữ. Lễ vật cúng kiến biểu hiện cho tấm lòng của bà con trong xóm.

Chương trình lễ cúng miếu là chương trình lễ Kỳ Yên thu gọn. Tùy theo đối tượng của miếu thờ phụng, có thể chia ra làm ba loại lễ cúng miếu: lễ cúng miếu Ông, lễ cúng miếu Cô Hồn, lễ cúng miếu Bà.

Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - 8

Các lễ hội ở đình, miếu thu hút nhiều khách đến hành hương lễ bái hàng năm.


- Lễ Chol Chnam Thmay

Là lễ mừng năm mới của người Khơme, được tổ chức vào giữa tháng ba âm lịch hàng năm. Đây cũng chính là lúc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa, thời điểm bắt đầu vụ sản xuất nông nghiệp theo nông lịch cổ truyền của người Khơme nên lễ Chol Chnam Thmay còn đồng nghĩa với việc mừng vụ mùa mới trong năm. Lễ Chol Chnam Thmay là một trong những lễ quan trọng nhất trong năm, được tổ chức tại chùa và trong từng gia đình.

- Lễ Oc Oom Boc

Còn gọi lễ cúng trăng của đồng bào Khmer Vĩnh Long. Lễ Oc Oom Boc được tổ chức ở 02 huyện Trà Ôn và Vũng Liêm, nơi có nhiều đồng bào Khmer sinh sống. Diễn ra vào ngày 15/10 (âm lịch) hàng năm.

c. Các làng nghề thủ công truyền thống

Tỉnh hiện có 17 làng nghề đạt tiêu chí (trong đó có 4 làng nghề truyền thống) gồm: 07 làng nghề truyền thống sản xuất gạch - gốm và 01 làng nghề truyền thống hoa kiểng – cây giống; 03 làng nghề đan thảm lục bình; 04 làng nghề trồng lát và se lõi lát; 01 làng nghế bánh tráng giấy; 01 làng nghề bánh tráng nem. Các làng nghề, nghề truyền thống này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Phát triển làng nghề gắn với du lịch nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của vùng du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước, kết hợp tham quan làng nghề ngành nghề truyền thống, liên doanh, liên kết với các tỉnh trong khu vực. Từ đó, xây dựng những tour du lịch dài ngày liên tỉnh phục vụ cả khách trong nước và khách nước ngoài trên cơ sở bảo vệ phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển nhiều hình thức, nhiều mô hình du lịch ở cả hai loại hình du lịch tham quan và du lịch nghĩ dưỡng.

* Các tài nguyên nhân văn khác

-Văn hoá văn nghệ dân gian

Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này.


Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương...

-Dân cư và dân tộc

+ Dân cư: Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh Vĩnh Long năm 2010 là 1.031.994 người, tăng hơn 30 ngàn người so với 10 năm trước hay tương đương dân số của 2 xã hiện nay. Mật độ dân số trung bình là 698 người/km2, đứng hàng thứ 2 ở ĐBSCL sau thành phố Cần Thơ, gấp 1,7 lần mật độ trung bình của ĐBSCL và 2,8 lần mật độ trung bình của cả nước.

+ Dân tộc: Cũng như nhiều tỉnh ĐBSCL, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài người Kinh, các dân tộc khác chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh, trong đó người Khơmer chiếm gần 2,1%, người Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,6%. Nếu như người Kinh phân bố đều ở các nơi thì người Khơmer tập trung ở một số xã vùng xa thuộc các huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn, người Hoa tập trung ở thành phố và các thị trấn.

- Ẩm thực đặc trưng

+ Món cá cháy Vĩnh Long: Cá cháy là đặc sản của riêng vùng đất nhỏ nằm bên sông Hậu, xã Tích Thiện (Trà ôn - Vĩnh Long), vùng gặp nhau giữa nước trong và nước lợ.

+ Ẩm thực và sản vật xứ Trà Ôn: Trà Ôn là vùng đất màu mỡ, trù phú của tỉnh Vĩnh Long, với sông sâu nước chảy, nhân dân lao động cần cù chịu khó, nên nơi đây có nhiều sản vật, đặc sản cũng như những làng nghề truyền thống nổi tiếng gopa phần thu hút du khách và cũng là món quà có ý nghĩa du khách có thể làm quà biếu người thân, bạn bè.

Bánh tráng nem ở cù lao Lục Sĩ Thành là sản phẩm mà du khách hay mua mang về làm quà. Sản xuất bánh tráng nem trước kia người ta chỉ dùng gạo lúa mùa, hiện nay được thay thế bằng loại gạo chất lượng cao.

Các loại mắm như mắm cá trèn, cá linh, cá sặt, ngon nhất là mắm cá trèn sông Hậu cũng được du khách chú ý quan tâm.


2.1.3. Cơ sở hạ tầng‌

2.1.3.1. Hệ thống giao thông vận tải‌

a. Giao thông vận tải đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh long bao gồm các Quốc lộ, các Đường tỉnh (ĐT), đường đô thị (ĐĐT), đường huyện (ĐH) và đường xã (ĐX) hình thành một mạng lưới giao thông đường bộ đều khắp, phân bố hợp lý. Vĩnh Long hiện có 5 tuyến quốc lộ (QL) là: QL1A, QL53, QL57, QL54 và QL80. Các đường Quốc lộ 1A, quốc lộ 53, 54, với tổng chiều dài là 131 km, trong đó Quốc lộ 1A là con đường huyết mạch của cả đồng bằng sông Cửu Long với chiều dài gần 35,36km. Các tuyến tỉnh lộ: 31, 32, 33, 38, 39, với tổng chiều dài là 139 km và 100,2km huyện lộ. Ngoài ra còn có 2061 km đường giao thông nông thôn. Hiện 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã và hơn 90% số ấp có đường chạy xe 2 bánh thông suốt, cơ bản xoá xong cầu khỉ. Đây là điều kiện quan trọng thu hút du khách về tận các vùng nông thôn, có thể đi lại trong cả hai mùa mưa nắng.

b. Giao thông vận tải đường thủy: Cùng với phát triển giao thông đường bộ, hiện nay việc phát triển giao thông đường thủy nội địa đang là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giao thông Vận tải. Trong tương lai, hệ thống các cảng đường thủy sẽ trở thành trung tâm kết nối với các phương thức vận tải khác góp phần quan trọng phát triển du lịch ở các địa phương.

Theo khảo sát đánh giá của ngành giao thông vận tải, Vĩnh Long cũng là một trong những tỉnh có hệ thống sông và mật độ sông lớn nhất của nước ta. Tuy nhiên hiện nay, đầu tư cho giao thông thủy còn rất hạn chế nên đã không phát huy hết được tiềm năng về du lịch thủy nội địa.

Vĩnh Long vốn có ưu thế về giao thông thủy bởi Sông Hậu, sông Cổ Chiên và mạng lưới kênh rạch chằng chịt giao lưu với nhiều địa phương và các tỉnh khác. Mạng lưới đường thủy ở Vĩnh Long có trên 170 km đang khai thác vận tải, trong đó tuyến quốc gia hơn 40 km chạy qua. Đặc biệt, tuyến đường Trà Ôn – Mang Thít nối các tỉnh miền Tây với TP. Hồ Chí Minh là tuyến giao thông huyết mạch có ý nghĩa lớn đối với giao thông thủy trong tỉnh.


2.1.3.2. Thông tin liên lạc.‌

Ngành thông tin và truyền thông tập trung đẩy mạnh khôi phục, củng cố, cải tạo, xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông để đưa vào khai thác phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành của tỉnh, hệ thống liên lạc được kết nối với các tỉnh, các huyện. Du khách đứng nơi đâu trên lãnh thổ Vĩnh Long đều có thể thông tin với các địa bàn khác một cách nhanh chóng và thuận lợi.

a. Lĩnh vực báo chí

Toàn tỉnh hiện có 3 cơ quan báo chí, số hình thức báo chí hiện nay là 4 bao gồm: Báo in; báo nói; báo hình; báo điện tử, số báo in trên tuần tăng hơn 5 lần; lượng báo phát hành tăng hơn 10 lần; số kênh truyền hình tăng thêm 01 kênh; thời lượng truyền hình tăng hơn 8 lần; báo điện tử tăng hơn 2 cơ quan; lượng người truy cập trên ngày gần 100.000 lượt, đây là 2 kênh thông tin thông tin và quảng bá du lịch có hiệu quả của tỉnh.

b. Lĩnh vực bưu chính viễn thông

Tổng số bưu cục đến năm 2011: 19 bưu cục (trong đó 01 bưu cục cấp I, 07 bưu cục cấp II và 11 bưu cục cấp III, bán kính phục vụ 1,83điểm/1km. Do đó khi cần liên lạc du khách có thể di chuyển chỉ 1km là có bưu cục phục vụ liên lạc cho du khách.

2.1.3.3. Hệ thống cấp, thoát nước:‌

- Hệ thống cấp nước: Ngoài việc đầu tư phát triển hệ thống cấp nước tại các khu vực đô thị, việc cấp nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân khu vực nông thôn cũng được quan tâm. Đến năm 2010 tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ các trạm cấp nước tập trung khu vực thành thị đạt 78% và 32% hộ khu vực nông thôn.

- Vấn đề xây dựng hệ thống thoát nước: Ngoài hệ thống thoát nước đã xây dựng trong năm 2011 Vĩnh Long đầu tư hơn 18 tỉ đồng để xây dựng và sữa chữa hệ thống thoát nước khu vực thành phố Vĩnh Long, việc đầu tư xây dựng công trình này nhằm giải quyết tốt vấn đề thoát nước thải và nước mặt, đảm bảo vệ sinh môi


trường và sức khoẻ của người dân, góp phần chỉnh trang đô thị, đồng thời góp phần thuận lợi cho phát triển du lịch nhất là khu vực thành phố Vĩnh Long.

2.1.3.4. Các công trình dịch vụ khác‌

a. Các cơ sở y tế

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2010, tỉnh Vĩnh Long có 117 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 9 bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 102 trạm y tế phường xã; tổng số giường bệnh là 1800 giường, trong đó các bệnh viện có 1220 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 70 giường, trạm y tế có 510 giường. Đầu năm 2010, toàn tỉnh có 87/107 trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt 10 chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Y tế, chiếm tỷ lệ trên 81%. Đảm bảo chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như du khách tham quan du lịch trên toàn tỉnh một cách nhanh chóng, hiệu quả.

b. Công trình thông tin văn hóa

Để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa thông tin cũng như nhằm lưu giữ và phát huy truyền thống lịch sử của tỉnh nhà, trong năm 2010-2011 tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện nhiều công trình văn hóa thông tin, lịch sử truyền thống trọng điểm mang nhiều ý nghĩa với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Đây cũng được xem là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Long được bình chọn trong năm 2011. Các công trình lớn có ý nghĩa tiêu biểu như: Công trình Nhà Truyền thống Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long; Công trình công viên tượng đài chiến thắng Mậu Thân; công trình khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại thị trấn Vũng Liêm. Bên cạnh đó, còn các công trình văn hóa thông tin tuyến xã cũng được chú ý quan tâm,hiện toàn tỉnh có khoảng 35 nhà văn hóa xã với các phòng chức năng như: phòng đọc sách, hội trường, phòng truyền thống, phòng thông tin truyền thanh… các công trình xây dựng nhà văn hóa thông tin cấp xã, phường trãi rộng trên phạm vi cả tỉnh góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin, tạo điều kiện sinh hoạt văn hóa xã hội cho dân cư lẫn du khách khi có nhu cầu tại tất cả các điểm trên.


2.1.4. Chính sách phát triển du lịch‌

- Ổn định bộ máy tổ chức Ban Chỉ đạo phát triển du lịch, bổ sung tổ chuyên viên và sửa đổi quy chế làm việc nhằm phát huy hiệu quả của Ban chỉ đạo.

- Phối hợp các ngành có liên quan tổ chức triển khai định hướng phát triển du lịch tạo điều kiện tốt cho các hoạt động của các công ty du lịch, điểm du lịch, khu du lịch.

- Thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến du lịch nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, đúng luật.

- Phối hợp tốt trong việc đưa các định hướng, chương trình phát triển du lịch có liên quan đến các ngành, các địa phương vào chương trình, kế hoạch của ngành.

- Đầu tư vốn phát triển hạ tầng đến các khu quy hoạch du lịch với chương trình giao thông nông thôn trên địa phương có quy hoạch phát triển du lịch.

- Từng bước thiết lập hệ thống báo cáo, thông tin qua mạng giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện tiếp cận nhanh các thông tin và nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát triển.

- Hình thành Hiệp hội Du lịch Vĩnh Long đã sớm đi vào hoạt động nhằm phát huy tác dụng, phát triển mạnh hơn nữa tình hình chất lượng hoạt động, năng lực hoạt động và quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Long.

2.1.5. Đánh giá chung‌

a. Những thế mạnh

- Vĩnh Long có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho phát triển du lịch, nằm ngay trung tâm ĐBSCL là điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh lân cận.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên khá thuận lợi về mặt du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, các hoạt động du lịch tại nhà dân. Nếu khai thác một cách triệt để và biết vận dụng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng sẽ mang lại hiệu quả đáng kể cho quá trình phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long.


Các hệ sinh thái thực vật, hệ sinh thái vườn trên đất cù lao hiện nay rất được du khách cả trong và ngoài nước chú ý, đặc biệt thích hợp cho các hoạt động dã ngoại, hoạt động cắm trại cũng như các hoạt động phiêu lưu khám phá thiên nhiên...do đó, Vĩnh Long có nhiều điều kiện phát triển xung quanh các hoạt động này.

- Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú và đa dạng với các di tích văn hóa lịch sử xếp hạng cấp quốc gia, di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh thuận lợi phát triển du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa lịch sử.

Vĩnh Long còn là nơi lưu giữ và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống: làng gốm đỏ, làng đan se lõi lát, bánh tráng...và trong hoàn cảnh ngày nay cũng góp phần phục vụ đắc lực cho phát triển du lịch.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nhìn chung khá hoàn thiện, hệ thống giao thông phát triển rộng khắp từ đường bộ đến đường thủy; thông tin liên lạc phát triển mạnh, sóng điện thoại được phủ kín khắp tỉnh phục vụ tốt nhất nhu cầu liên lạc của du khách; hệ thống điện nước và dịch vụ y tế trãi rộng từ khu vực trung tâm đến tận xã, phường đảm bảo phục vụ tốt nhất trong việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân và kể cả du khách.

b. Những khó khăn và hạn chế

- Tài nguyên du lịch tự nhiên còn ít và chưa phát triển mạnh, chưa khai thác hết được tiềm năng phục vụ cho các hoạt động du lịch.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tuy khá phát triển nhưng chưa thật sự hoàn thiện, hệ thống giao thông tuy trải khắp toàn tỉnh nhưng chất lượng hệ thống giao thông còn yếu, chưa đảm bảo được tất cả các tuyến đường đều có thể tham gia giao thông bằng xe 4 bánh.

- Các làng nghề thủ công truyền thống tuy có phát triển nhưng chưa tạo ra tính đặc thù giúp cho hoạt động du lịch phát triển, chưa xây dựng được thương hiệu du lịch cho một làng nghề riêng biệt.

- Hệ thống y tế tuy phát triển rộng khắp nhưng chưa đảm bảo số bác sĩ, chưa đảm bảo đủ số giường cho công tác khám chữa bệnh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023