Điểm thu hút du khách của chùa Tiên châu hiện nay ngoài việc tâm linh, thờ cúng thần linh, truyền thuyết tiên nữ hạ trần mà còn vì đây là một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, họa tiết hoa văn chạm trổ một cách công phu khuôn viên thoáng mát làm tâm hồn con người thoải mái. Hiện nay chùa trở thành điểm du lịch văn hóa tinh thần nổi bật của cù lao An Bình luôn được các công ty du lịch đưa vào tuor và sẽ tiếp tục phát triển thu hút sự quan tâm của du khách trong thời gian tới.
Chùa Tiên Châu được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1994 (Quyết định số 3211-QĐ, ngày 12/12/1994).
* Lăng ông Thống Chế Điều Bát
Hàng năm, vào ngày mồng ba và mồng bốn tháng Giêng, bà con các nơi về Trà Ôn vui Tết và tham dự lễ giỗ quan Tiền quân Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn (1763 - 1820) tại xã Thiện Mỹ-huyện Trà Ôn-tỉnh Vĩnh Long.
Hiện nay, Lăng và mộ phần quan Thống chế điều bát tại giồng Thanh Bạch, ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ, cách thị trấn Trà Ôn khoảng hai cây số. Toàn khu vực này ở trên khu đất trống trải, xung quanh có nhiều cây cao bóng mát và hoa quả tươi đẹp. Khu miếu thờ có ba ngôi : chính điện, võ ca và nhà khách. Tất cả các công trình kiến trúc đều làm bằng gỗ. Trong Lăng thờ vợ chồng Thống chế điều bát và các danh nhân như Tả quân Lê Văn Duyệt, Bình Tây Tướng quânTrương Định, Bình Tây Phó tướng Nguyễn An (Phó tướng Trương Định, sau khi thất bại ở Gò Công, trở về tiếp tục nổi dậy và hi sinh tại Trà Ôn). Anh hùng Nguyễn Trung Trực, quan Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn được nhà Nguyễn phong Trung đẳng Thần vào năm 1944.
Hàng năm, tại Lăng Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn có các ngày lễ :
- Giỗ Tiền quân phu nhân : 16 và 17 tháng hai âm lịch.
- Giỗ Phó soái Nguyễn An, giỗTiền hiền và Hậu hiền : 20 tháng 12.
Nhưng ngày lễ quan trọng nhất là ngày giỗ quan Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn vào ngày mồng ba và mồng bốn tháng Giêng âm lịch. Trong các ngày này, hàng ngàn người Việt, Hoa, Khmer ở vùng Trà Ôn, Cầu Kè,Trà Vinh, Sóc Trăng… về tham dự. Lễ giỗ quan Thống chế mang ý nghĩa là lễ cầu phước vào những ngày
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Giao Thông Vận Tải
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long Giai Đoạn 2000-2010.
- Tốc Độ Tăng Trưởng Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long Qua Các Năm 2004 – 2011
- Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Sản Phẩm Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long.
- Mức Độ Hiểu Biết Sản Phẩm Du Lịch Đặc Trưng Của Vĩnh Long
- Định Hướng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long Đến Năm 2020
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
đầu xuân. Quan Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn trở thành vị phúc thần của ba dân tộc Việt, Hoa và Khmer tại Trà Ôn. Hiện nay, nơi đây là điểm du lịch thu hút đông đảo khách nội địa vào các ngày tết. Tuy nhiên do hạn chế về sản phẩm du lịch nên nơi đây vẫn chưa phát triển mạnh về du lịch, chưa thể khai thác theo các tuor du lịch.
Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định xếp hạng Lăng Ông là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia ngày 13 tháng 2 năm 1996. (Quyết định số 310-QĐ ngày 13/2/1996).
* Di tích Cây đa Cửa Hửu
Theo Đại Nam nhất thống chí và Gia Định thành thông chí, vào tháng hai năm Quý Dậu, đời Gia Long thứ 12 (1813), triều đình Huế lệnh cho quan Khâm mạng trấn thủ Lưu Phước Tường của Vĩnh Thanh trấn xây dựng thành. Thành tọa lạc tại Phường 1, thành phố Vĩnh Long ngày nay. Thành đắp bằng đất, cửa chính hướng Đông Nam, lưng quay hướng Tây Bắc. Chu vi thành rộng 750 trượng (một trượng bằng 3 thước), cao một trượng, dày 2,5 trượng. Quanh thành có hào rộng, sông sâu. Qua cơn tàn phá, rất may, trước cửa Hữu thành Vĩnh Long còn cây da sống sót. Nhân dân giữ gìn, bảo vệ cây da, gọi tên cây da cửa Hữu để lưu dấu và hoài niệm về thành Vĩnh Long xưa.
Vào thập niên 50, cây đa mẹ – dấu vết duy nhất của thành Vĩnh Long xưa – bị lụi tàn. Từ thân cây mẹ mọc lên cây đa con vươn mình phát triển tươi tốt, tồn tại đến ngày nay. Đây chính là điểm nổi bật mà du khách đến Vĩnh Long đều muốn tới nhìn tận mắt đều kì diệu của tự nhiên. Tuy nhiên nơi đây cũng chỉ là 1 điểm để nhân dân trong tỉnh cũng như du khách đến tham quan chứ chưa tổ chức các tuor du lịch cũng như chưa có các sản phẩm du lịch phong phú để thu hút du khách.
Ngày 1/12/2000, UBND tỉnh ra quyết định công nhận Cây da cửa Hữu là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.
* Đình Long Thanh
Đình Long Thanh hiện nay ở Khóm B, Phường 5 – thành phố Vĩnh Long, cách trung tâm thành phố khoảng ba cây số, bên bờ sông Long Hồ.
Hàng năm, tại đình Long Thanh có hai ngày lễ lớn : lễ Hạ Điền ngày 14 và 15 tháng ba âm lịch và lễ Thượng Điền ngày 16 và 17 tháng 10 âm lịch. So hai ngày lễ thì lễ Hạ Điền có quy mô trọng thể hơn lễ Thượng Điền. Trong ngày lễ này, đình Long Thanh thu hút đông đảo bà con ở địa phương và các nơi về tham dự. Đặc biệt, đình Long Thanh hiện còn lưu giữ được những nghi lễ truyền thống như lễ tế Túc Yết, Chánh Tế, tế Tiền Hiền, Hậu Hiền, xây chầu, đại bội, hồi chầu. Bài văn tế đình, gốc của ông Lê Quang Nguyên, nguyên là Tuần Phủ Hà Tiên (thời Tự Đức) đặt, nay vẫn còn sử dụng. Tuy nhiên do hạn chế về diện tích nên Đình chỉ thu hút đông đảo du khách nội địa vào các ngày lễ lớn chứ chưa tạo được nhiều sản phẩm nhằm thu hút khách thường xuyên.
Đình Long Thanh được Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia ngày 25 tháng 3 năm 1991 (Quyết định số 457 QĐ ngày 25/3/1991).
* Đình Tân Hòa
Đình Tân Hòa xưa thuộc huyện Vĩnh Bình, Phủ Định Viễn, nay ở tại ấp Tân Hưng, xã Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long. Đình Tân Hòa nằm bên bờ sông Tiền, ngó mặt ra vàm rạch Cái Đôi nên dân thường gọi là đình Cái Đôi. Ngày nay, ngôi đình này đối diện với cầu Mỹ Thuận, là một vị trí thích hợp cho khách du lịch nhìn ngắm danh lam thắng cảnh.
Đáng chú ý nhất là bộ giàn trò bằng gỗ quý, cột đình to, một người ôm không xuể. Lòng căn đình rất rộng, từ ba đến bốn thước. Đặc biệt, các bộ phận vừa kể ở tại võ qui, nơi tập trung đông người thường xuyên được chạm khắc theo những họa tiết mỹ thuật. Thí dụ như bốn cây kèo đùi ếch võ đậu thông thường thì được đục đẽo thành hình những con rồng. Thân kèo là thân rồng. Những lá dung đỡ cây đòn tay cuối tầng mái biến thành những đầu rồng. Có thể nói, đây là nét lạ về kỹ thuật, đẹp về thẩm mỹ mà khả năng chịu lực không hề suy giảm.
Đình Tân Hoa là một công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật, minh chứng cho một giai đoạn lịch sử khá dài. Trải bao thăng trầm từ khi cha ông chúng ta bắt đầu khai hoang lập ấp, thành lập xóm làng, thế nhưng, mặc dù trong hoàn cảnh nào, cha
ông chúng ta vẫn cố gắng bảo tồn di sản văn hóa. Do đó, đình Tân Hoa được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử– văn hóa cấp quốc gia năm 1998.
Hiện nay đình luôn mở của cho khách thăm viếng tham quan tìm hiểu kiến trúc điêu khắc cổ xưa kết hợp với nhìn cầu Mỹ Thuận từ bờ sông nên cũng là điểm sẽ tiếp tục thu hút du khách trong tương lai.
* Đình Long Hồ
Di tích tọa lạc tại Khóm 4 – Phường 4 – thành phố Vĩnh Long.
Nét hấp dẫn ở đây là cảnh sắc bên trong cũng như bên ngoài đình, vào năm 1852 đình long Hồ được vua Tự Đức sắc phong “Bổn Cảnh Thành Hoàng”.
Ngày nay tuy đình không phải khai thác phục vụ mục đích du lịch nhưng vào các ngày lễ hội đông đảo bà con, du khách xa gần đến chiêm bái.
Đình Long Hồ được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh theo quyết định số 3438/QĐ-UBT ngày 20 tháng 12 năm 2000.
* Chùa Tòa Sen
Chùa Toà Sen toạ lạc tại ấp Hoá Thành, xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích của chùa là 17.780 mét vuông. Chùa có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, có vườn cây cổ thụ và cây ăn trái. Các công trình kiến trúc được xây dựng bằng bê-tông cốt thép, đây là nét nổi bật của chùa tòa sen mà khó có một ngôi chùa nào trong khu vục có được. Ngày nay chùa tòa sen không những là nơi thờ cúng thần linh của bà con trong khu vực mà còn được các cấp chính quyền huyện Bình Minh chú trọng đầu tư nhằm góp phần thu hút du khách về với Bình Minh.
Chùa Toà Sen được UBND tỉnh công nhận di tích cấp tỉnh (Quyết định số 892/QĐ-UB, ngày 08/4/2004).
* Thất phủ Miếu
Thất Phủ hội quán (Vĩnh An cung) ở địa chỉ Khu A, phường 5, thành phố Vĩnh Long ngày nay. Đây là công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn tỉnh, đứng đầu là công trình sư Hà Tạo.
Các bộ phận xây dựng ở đây được chạm trổ tinh vi, vừa mang tính hiện thực, vừa cách điệu, lại được sơn ngũ sắc hoặc thiếp vàng. Thỉnh thoảng một vài nơi giữa những bộ phận chạm trổ tinh tế ấy cũng có những khoảng trống, là chỗ để các họa sĩ đặt lên những bức tranh nhân vật cố sử. Do đó, khu vực này cầu kỳ nhưng không nhàm chán. Có thể nói, đây là công trình mỹ thuật xuất sắc chẳng những đối với các công trình của người Việt, mà còn của người Hoa nữa.
Nội cung Vĩnh An cung trang trí tuyệt đẹp. Có thể nói, không đâu có đến mấy chục bộ bao lam, câu đối, hoành phi chạm lộng tinh tế, sơn son thiếp vàng chói lọi như ở đây.Hàng năm, tại miếu Thất Phủ vào các ngày lễ cúng có hàng ngàn người đến chiêm bái, chẳng những đã thu hút bà con người Hoa, mà còn người Việt ở địa phương nữa.
Thất Phủ miếu được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia (Quyết định số 152 QĐ/BT, ngày 25/1/1994) đây là yếu tố thuận lợi để thu hút mạnh mẽ đầu tư phát triển cũng như đảm bảo sự trường tồn của miếu.
* Công Thần Miếu
Theo Đại Nam nhất thống chí, công Thần Miếu (miếu Hội Đồng) Vĩnh Long xây dựng năm Minh Mạng thứ 17 (1837) tại thôn Thanh Mỹ Đông, huyện Vĩnh Bình. Dân gian thường gọi ngôi miếu này là Đình Khao do tương truyền các quan cựu trào thường chọn nơi này để yến ẩm, khao thưởng. Từ khi tái thiết, miếu có tên chính thức là “Công thần Linh miếu”, trở thành nơi thờ phượng dân gian.
Đây là hệ thống thần linh ở địa phương, gồm có những biểu tượng văn hóa, những biểu tượng khí thiêng sông núi. Có thể nói, miếu Công Thần Vĩnh Long là một “tượng đài” kỷ niệm 300 năm văn hóa vùng đất này. Do đó, ngày 31 tháng 8 năm 1998, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra Quyết định số 1811-QĐ công nhận miếu Công thần là di tích văn hóa cấp quốc gia.
2.2.2.2. Các khu du lịch
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có khá nhiều khu du lịch đang hoạt động mạnh và thu hút đông đảo du khách, các khu du lịch ở đây cũng đa dạng hình thức hoạt động như: Khu du lịch sinh thái, khu du lịch trang trại, khu du lịch với các hoạt
động vui chơi giải trí, hay tổ chức sự kiện...các khu du lịch hoạt động mạnh tạo tiền đề quan trọng giúp vĩnh Long phát triển thương hiệu du lịch, các sản phẩm du lịch đặc trưng trong tỉnh. Các khu du lịch tiêu biểu như: Khu du lịch Trang trại Vinh Sang, Khu du lịch Mekong-Đồng Phú, Khu du lịch sinh thái An Bình, Khu du lịch Trường An.
a. Khu du lịch Trang trại Vinh Sang
Khu du lịch Vinh Sang có diện tích 2,2 ha nằm ngay đầu Cù lao An Bình thuộc ấp An Thuận-xã An Bình-huyện Long Hồ, khu vực này như một khu vườn thiên nhiên rộng lớn với nhiều loại cây ăn trái và kênh rạch liên thông nhau.
Tại Vinh Sang, du khách có thể tham gia trò chơi cảm giác mạnh đó là câu cá sấu từ 05 năm tuổi trở lên, du khách tự mình nhử mồi và câu cá sấu.
Tại đây còn có một đàn đà điểu Châu Phi với hơn 60 con trưởng thành. Giữa thiên nhiên tươi mát của miền Tây Nam Bộ du khách thoả thích cưỡi đà điểu chạy tung tăng trên bãi cát. Đây là loài chim to lớn nhất thế giới được nuôi dưỡng và phát triển ngay giữa Đồng bằng châu thổ sông Mêkong, đây còn là một dịch vụ rất được ưa chuộng tại nơi này.
Ngoài những trò chơi hấp dẫn, cảm giác mạnh đó, quý khách còn có thể tham gia chèo xuồng, giăng lưới, chài cá hoặc be mương tát cá...những con cá nước ngọt tươi rói sẽ càng hấp dẫn hơn khi du khách tự tay mình chế biến món cá nướng thưởng thức ngay tại vườn cùng với rượu nếp nguyên chất hoặc rượu Đào Tiên, hoà mình vào nếp sông dân dã của người dân miền sông nước, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà qua loại hình Đờn ca tài tử, chắc chắn sẽ mang lại cho du khách cảm giác thoải mái giữa một không gian thật an bình.
Nếu có thêm thời gian du khách hãy nghỉ qua đêm tại Vinh Sang với các phòng ngủ ven sông. Vật liệu nhà nghỉ được làm từ gỗ dừa, phòng đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn ngay giữa khung cảnh thiên nhiên thuần tuý.
Tại du lịch Vinh Sang, du khách còn có thể tham gia vào các hoạt động khác như: tắm sông - trượt nước, các bạn trẻ có thể đi xe đạp dạo quanh đường làng xuyên qua những vườn cây trái trên Cù lao An Bình... chắc chắn sẽ mang đến cho du khách
những cảm giác thật khó quên trong những ngày nghỉ giữa miền quê sông nước Cữu Long. Từ du lịch Vinh Sang, du khách đi bằng tàu du lịch vào sâu trong các con rạch nhỏ, tham quan những làng nghề truyền thống nổi tiếng của miệt vườn Nam Bộ nằm ven sông. Du khách được thưởng ngoạn nghề làm kẹo dừa truyền thống của người dân cù lao An Bình tại khu du lịch Vinh Sang, thưởng thức những viên kẹo dừa thơm ngọt. Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan lò sản xuất gốm đỏ - một làng nghề truyền thống, nổi tiếng và đặc thù chỉ có ở Vĩnh Long.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho du khách mới đây khu du lịch đã đầu tư xây dựng hệ thống trượt cỏ hai chiều, đây là trò chơi vui nhộn thu hút rất đông đảo du khách tham gia.
Các hoạt động quảng bá của khu du lịch cũng được đẩy mạnh: xây dựng trang web riêng, là khu du lịch luôn nằm trong tuor tất cả các công ty du lịch ở Vĩnh Long và một số công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh nên nơi đây trở thành khu du lịch khá nổi tiếng trong khu vực ĐBSCL và tương lai chắc chắn sẽ ngày càng phát triển mạnh hơn.
b. Khu du lịch Mekong-Đồng Phú
Cách thành phố Vĩnh Long 7 km đường thủy là khu du dịch Mekong- Đồng Phú, thuộc xã Đồng Phú- huyện Long Hồ. Điểm đặc biệt và duy nhất cho đến thời điểm hiện nay là mô hình này có sự kết hợp giữa du lịch sinh thái và tham quan ao nuôi cá tra, ba sa. Nằm giữa sông Tiền nên phương tiện đến đây duy nhất là bằng ca-nô hoặc tàu thủy, tạo nên một nét đặc trưng riêng của khu du lịch.
Nhìn từ xa, cồn Đồng Phú giống như bãi bồi có một số đụn cát mịn, màu hơi sáng chứng tỏ bãi cát có nhiều cát hơn bùn. Ít có nơi nào dọc hai bên sông Hậu có bãi cát tốt vì sông mang nhiều phù sa quá nên đa số các bãi bồi đều là bãi bùn. Với diện tích rộng hơn 2 ha nằm xen với hàng chục ao nuôi cá tra, cá basa, khu du lịch sinh thái Mekong - Đồng Phú thích hợp cho các kỳ nghỉ dã ngoại với các trò chơi trên mặt nước và tham gia các hoạt động dã ngoại khác. Du khách có thể tham gia các hoạt động trên sông nước bằng ca-nô, mô-tô nước, phao chèo, phao chuối cho nhóm khách từ 4 đến hơn 10 người. Đặc biệt, nơi đây còn có khu vực bảo tồn các loài
thủy sản nước ngọt tự nhiên của dòng sông Mekong. Nhiều loài cá tụ tập về đây để ăn thức ăn thừa trong quá trình nuôi cá tra, basa. Do vậy, khách có thể tự mình câu cá trên sông, trong đó có các loài thủy sản nước ngọt vào loại đặc sản ĐBSCL như cá ngát, cá bông lau, tôm càng v.v... tạo nên sự thích thú cho du khách, nhất là du khách thành thị. Vào buổi chiều, khách du lịch đến từ nhiều hướng đổ về cồn để tắm sông trên bãi bồi, chơi ca-nô kéo bè chuối, tự lái mô tô nước... Các dịch vụ ở đây khá chuẩn và vệ sinh tương đối tốt.
Với số vốn đầu tư 6 tỷ đồng, khu du lịch sinh thái Mekong - Đồng Phú là một mô hình xã hội hóa các hoạt động du lịch nhằm thu hút du khách đến với Vĩnh Long. Từ chỗ được biết đến như là tỉnh có thế mạnh du lịch sinh thái vườn, khu du lịch sinh thái Mekong - Đồng Phú mở ra nhiều triển vọng trong việc phá bỏ thế đơn điệu, trùng lắp của ngành du lịch các tỉnh trong khu vực hiện nay.
Tháng 10/2009 vừa qua, được sự hỗ trợ của tỉnh, lưới điện quốc gia cũng đã vượt ngầm 200 mét qua sông đến khu du lịch này. Đây là cơ sở để Công ty TNHH Thương mại Thủy sản Vĩnh Long triển khai xây dựng giai đoạn 2, gồm 30 resort dành cho du khách ngủ qua đêm. Khu du lịch sinh thái Mekong - Đồng Phú sẽ là một địa chỉ mới trong tuyến du lịch của du khách trong hành trình khám phá ĐBSCL.
c. Khu du lịch sinh thái An Bình
Nhờ địa thế thuận lợi ở ngã ba sông Cổ Chiên và gần thị xã Vĩnh Long, khu du lịch sinh thái An Bình tọa lạc tại xã An Bình-huyện Long Hồ hiện là điểm thu hút đông đảo khách tham quan ở miệt cù lao này.
Trong khu du lịch với nhiều loại cây ăn trái như: nhãn, xoài, chôm chôm... không những cho trái, bổ sung vào khẩu phần thực đơn tráng miệng phục vụ du lịch mà còn là khu nghỉ mát lý tưởng để khách tham quan, ngơi nghĩ yên tĩnh.
Đến khu du lịch này, khách cũng được thư giãn bằng hình thức câu cá, nghe đờn ca tài tử, và có dịp thưởng thức những món ăn bình dân miệt vườn hấp dẫn, đa dạng.